hướng dẫn giảng dạy tiếng nhập cho tu nghiệp sinh trước khi đến nhật

17 1.4K 2
hướng dẫn giảng dạy tiếng nhập cho tu nghiệp sinh trước khi đến nhật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng Dẫn Giảng Dạy Tiếng Nhật Cho Tu Nghiệp Sinh Trước Khi Đến Nhật Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế Nhật Bản (JITCO) MỤC LỤC 1 Mục đích 1 ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・ ・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・ 2 Mục tiêu hướng tới trong việc học tiếng Nhật của tu nghiệp sinh 1 3 Phạm vi tiếng Nhật cần học 2 (1) Hiểu được chữ viết 2 (2) Hiểu các từ vựng dùng trong giao tiếp 2 4 Vị trí của giáo viên tiếng Nhật 3 5 Soạn và sử dụng tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy tiếng Nhật 3 6 Những điểm cần lưu ý khi dạy 4 7 Thời gian, số giờ học tiếng Nhật 4 8 Lập chương trình giảng dạy tiếng Nhật 5 9 Khuyến khích tu nghiệp sinh tự học 5 10 Tổ chức thi kiểm tra trình độ tiếng Nhật và cấp chứng chỉ 5 11 Liên lạc với cơ quan tiếp nhận 5 12 Giảng dạy tiếng Nhật sau khi tu nghiệp sinh đến Nhật 6 13 Thông báo từ cơ quan tiếp nhận tới các cơ quan phái cử 6 (Tài liệu tham khảo 1) Các giáo trình giảng dạy tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng 7 (Tài liệu tham khảo 2) Hướng dẫn về hỗ trợ học tiếng Nhật của JITCO 13 1. Mục đích Tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng sẽ phải sinh sống và làm việc tại Nhật trong một thời gian dài để nắm bắt được các kỹ năng, kỹ thuật, và kiến thức chuyên môn. Tu nghiệp sinh và thực tập sinh trong thời gian ở Nhật cần phải duy trì được trạng thái khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để nỗ lực, chuyên tâm vào việc học tập các kỹ thuật, kỹ năng cần thiết. Vì thế tiếng Nhật là không thể thiếu. Từ lý do đó, theo điều lệ cơ bản của chế độ tu nghiệp, thực tập kỹ năng (quy định trong Luật quản lý xuất nhập cảnh và công nhận tị nạn), sau khi tu nghiệp sinh nhập cảnh cơ quan tiếp nhận có nhiệm vụ phải đào tạo tiếng Nhật song song với các chương trình giảng dạy khác (như về xã hội, luật lệ giao thông, pháp luật). Mặt khác, về việc đào tạo trong đó có đào tạo tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh trước khi đến Nhật không có quy định đặc biệt mà hoàn toàn phụ thuộc vào phán đoán và hợp đồng của các bên liên quan như tu nghiệp sinh, cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận. Tuy nhiên, để đạt được mục đích học tập kỹ thuật thì việc học tiếng Nhật trước khi đến Nhật là rất có ích, và trên thực tế thường tiến hành đào tạo tiếng Nhật trước khi đi. Vì vậy, JITCO phát hành bản “Hướng dẫn giảng dạy tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh trước khi đến Nhật” với mục đích phát huy hơn nữa hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Nhật trước khi đi. Đây được xem là một tiêu chuẩn về việc giảng dạy tiếng Nhật trước khi đến Nhật nhằm mục đích làm cho cuộc sống, học tập và làm việc tại Nhật được trôi chảy, thuận lợi. 2. Mục tiêu hướng tới trong việc học tiếng Nhật của tu nghiệp sinh Trong các phương pháp học tiếng Nhật thông thường từ trước tới nay, đa phần là phương pháp chú trọng ngữ pháp, trong đó học liên tục và có hệ thống trong một thời gian dài để đạt được một trình độ tiếng Nhật nhất định (nhiều khi là khá cao). Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là học viên mất nhiều thời gian vào việc đọc, viết nhiều từ không cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng. Đối với tu nghiệp sinh, thời gian học tập trước khi sang Nhật rất ngắn nên phạm vi đào tạo tiếng Nhật cần tập trung vào các kiến thức cần thiết cho việc tu nghiệp, thực tập tại Nhật, và phải đặt ra mục tiêu cuối cùng là giúp học viên hiểu và sử dụng được các từ vựng cơ bản cần thiết cho việc học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật. Các cơ quan tiếp nhận có nhiệm vụ phải tổ chức việc tu nghiệp tập trung (1 tháng khoảng 160 tiếng) ngay sau khi tu nghiệp sinh đến Nhật và trên nguyên tắc, trong thời gian tu nghiệp phải tổ chức trên 1/3 nội dung tu nghiệp là tu nghiệp phi nghiệp vụ. Trong đó, việc học tiếng Nhật chiếm một vị trí quan trọng. Để cho việc học tập được liên tục, cần phải định trình độ tiếng Nhật cần có trước khi đến Nhật, về việc này hai bên, cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận cần thảo luận đầy đủ trước đó. − 1 − 3. Phạm vi tiếng Nhật cần học (1) Hiểu được chữ viết ① HIRAGANA Là chữ viết cơ sở trong tiếng Nhật, cần phải biết đọc biết viết trước khi đến Nhật. ② KATAKANA Cũng là chữ viết cơ sở trong tiếng Nhật, tối thiểu cần phải biết đọc trước khi đến Nhật (nếu có điều kiện cần đặt cả mục tiêu phải biết viết ). Đặc biệt, cần phải đọc (hiểu) được những từ viết bằng KATAKANA liên quan tới nội dung tu nghiệp, thực tập kỹ năng . (Ví dụ: ペンチ(dao cắt), ドリル(khoan)…) ③ KANJI (Chữ Hán) Không nhất thiết phải biết trước khi đến Nhật. Tuy nhiên, dù không viết được nhưng cũng cần phải nhớ và hiểu được các từ có chữ Hán liên quan đến vệ sinh an toàn , an toàn giao thông là những vấn đề liên quan trực tiếp tới sức khỏe, an toàn của tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Ví dụ như các từ dưới đây: 危ない(nguy hiểm), 危険(nguy hiểm), 注意(chú ý), 立(ち)入(り)禁止(cấm vào), 非常口(cửa thoát hiểm), 火気厳禁(cấm lửa), 禁煙(cấm hút thuốc), 消火器( b ình xịt chữa cháy), 触るな(không được chạm vào), 病院(bệnh viện), 医者(bác sỹ), 痛 い(đau), 左側通行(đi phía bên trái), 横断禁止(cấm sang đường) ④ Số Số xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như giờ giấc, thời gian, ngày tháng, cách đếm, khoảng cách…, và cách thể hiện cũng rất phong phú. Đặc biệt, về số đếm, cần tham khảo loại hình công việc của học viên để dạy cách đếm phù hợp cần thiết. Ngoài ra, cho dù là loại chữ nào (HIRAGANA, KATAKANA hay KANJI) cũng cần dậy và tạo cho học viên thói quen viết đúng “thứ tự nét” và viết “cẩn thận”. (2) Hiểu các từ vựng dùng trong giao tiếp Nghe, nói tiếng Nhật là phương tiện chính để tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng giao tiếp với cơ quan tiếp nhận. Trước khi sang Nhật, tu nghiệp sinh, thực tập sinh cần phải nghe, hiểu và nói được (đối đáp được) những từ ngữ về tự giới thiệu, chào hỏi đơn giản hàng ngày. Ngoài ra, cũng cần phải nghe hiểu − 2 − được những từ về phòng tránh tai nạn. Và không chỉ những từ này, nếu đươc, tu nghiệp sinh còn cần phải nghe hiểu được một lượng tối thiểu các từ được dùng thường xuyên trong sinh hoạt, tại nơi làm việc ở Nhật. Tuy nhiên, từ ngữ cần thiết cho mỗi ngành nghề, tu nghiệp, thực tập lại khác vì thế điều quan trọng là phải lựa chọn các từ phù hợp với từng ngành nghề cụ thể để học. Về thông tin liên quan tới vấn đề này, đề nghị bàn bạc, trao đổi với các cơ quan tiếp nhận phía Nhật. Những việc làm này sẽ giúp tu nghiệp sinh nhanh chóng làm quen được với cuộc sống ở Nhật hơn. 4. Vị trí của giáo viên tiếng Nhật Để việc học tiếng Nhật trong một thời gian ngắn đạt được hiệu quả cao nhất không thể thiếu vai trò của người giáo viên giảng dậy. Vậy ai là người phù hợp? Đó là người phải có những năng lực, kiến thức của người dậy tiếng Nhật, thông hiểu về tình hình kinh tế, xã hội của Nhật và giải thích được những hiểu biết đó cho học viên bằng tiếng mẹ đẻ. Có thể nêu ra vài ví dụ như: giảng viên các trường tiếng Nhật, những người đã học tiếng Nhật tại các trường đại học, những người có bằng cấp, giấy phép làm giáo viên tiếng Nhật. 5. Soạn và sử dụng tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy tiếng Nhật Cho đến nay đã có rất nhiều các loại sách dạy tiếng Nhật. Ngoài ra cơ quan phái cử cũng có thể tự soạn riêng sách cho mình. JITCO đã nghiên cứu và xuất bản nhiều loại tài liệu và sách dạy tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi sát với công việc tu nghiệp và thực tập kỹ năng, như ghi trong phần Tài liệu tham khảo 1. Đặc biệt, bộ giáo trình “どうぞ よろしく(来日前研修編) - Rất vui được làm quen với ông (Học trước khi đến Nhật)” do JITCO xuất bản sau 2 năm dài nghiên cứu được đánh giá là giáo trình giảng dạy tiếng Nhật thích hợp nhất cho tu nghiệp sinh được phái cử sang Nhật. Các giáo trình giảng dạy tiếng Nhật từ trước đến nay hầu hết là giáo trình dành cho lưu học sinh, giúp họ nắm bắt được các kiến thức tiếng Nhật cần thiết để nghiên cứu, nghe giảng tại các trường cao đẳng, trung học chuyên môn, tức là tiếng Nhật bao gồm cả đọc viết, và đòi hỏi phải học liên tục, có hệ thống trong thời gian 1 năm trở lên. Còn giáo trình mới này không dành cho những người chuyên đi học mà dành cho những người dùng tiếng Nhật trong cuộc sống và công việc thực tế. Dựa trên suy nghĩ này, bộ giáo trình đã được soạn với trọng tâm là “xây dựng nền móng cho năng lực giao tiếp”. Cụ thể có 4 nội dung sau: Làm quen với phát âm tiếng Nhật tự nhiên, đào tạo năng lực ban đầu về nghe hiểu tiếng Nhật. • • Đọc được các từ viết bằng chữ HIRAGANA, KATAKANA. − 3 − Hiểu và nhớ được lượng từ vựng cần thiết tối thiểu dùng trong sinh hoạt hàng ngày. • • • • • Nghe, hiểu và sử dụng được những câu cần thiết tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, điểm đặc biệt của bộ giáo trình này là sử dụng rất nhiều tranh vẽ, hình vẽ đi kèm đĩa CD có giải thích bằng tiếng mẹ đẻ. Bộ sách có những ưu điểm như sau: Truyền đạt tới giáo viên kỹ thuật giảng dạy tiếng Nhật, giúp giáo viên nâng hiệu quả giảng dạy khi dạy theo trình tự. Không phải là giáo viên người Nhật cũng có thể hướng dẫn tốt việc học bằng cách dùng đĩa CD. Giúp tu nghiệp sinh có thể tự học. Bộ giáo trình này được soạn với mục đích giúp tu nghiệp sinh học tập trước khi tới Nhật, song trong trường hợp trước khi đi không học hết được, sau khi tới Nhật tu nghiệp sinh vẫn có thể tiếp tục sử dụng giáo trình này để học tiếng Nhật. 6. Những điểm cần lưu ý khi dạy Không chỉ với tiếng Nhật mà đối với bất cứ ngoại ngữ nào, để đạt được một trình độ nhất định cần phải thường xuyên ôn luyện. Ngoài ra, hội thoại được hình thành qua âm thanh nên việc đọc to thành tiếng để luyện âm luyện giọng cũng rất quan trọng. Cần thực hiện triệt để công việc này. Ngoài ra, tuy cùng học trong một điều kiện nhưng đương nhiên là khả năng tiếp thu tiếng Nhật của mỗi người mỗi khác. Tùy năng lực của học viên, có thể sẽ có những học viên tiếp thu bài kém, vì vậy giáo viên phải thường xuyên nắm bắt được khả năng của từng học viên, cho họ những lời khuyên phù hợp về phương pháp học. Ví dụ, một tuần kiểm tra một lần, với những học viên học yếu sẽ cho luyện bổ trợ thêm. Hãy đi sát và động viên, hướng dẫn cách học phù hợp với trình độ của từng học viên. Cần làm sao cho đến khi được phái cử sang Nhật, mọi học viên đều đạt được trình độ mà các bên liên quan đã đề ra. 7. Thời gian, số giờ học tiếng Nhật Qua điều tra tình hình đào tạo tiếng Nhật ở các cơ quan tiếp nhận cũng như qua tiếp thu ý kiến của các nhà chuyên môn, JITCO thấy rằng để tu nghiệp sinh đạt được mục tiêu trình độ tiếng Nhật đã đề ra, cần phải được học từ 1~3 tháng, hoặc tối thiểu phải học tổng cộng là 200 giờ học. − 4 − 8. Lập chương trình giảng dạy tiếng Nhật Để việc đào tạo trong thời gian ngắn đạt hiệu quả tốt nhất, cơ quan phái cử tu nghiệp sinh cần phải lập chương trình đào tạo tiếng Nhật cụ thể về nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, cơ chế đào tạo, giáo trình sử dụng, lịch học Chương trình này phải tính đến khả năng tiếp thu tiếng Nhật của các tu nghiệp sinh nói chung. Việc tiếp thu tiếng Nhật không thể là một sớm một chiều vì thế cần soạn thảo một chương trình giảng dạy sao cho học viên có thể tiếp xúc với tiếng Nhật hàng ngày, phương pháp đào tạo như thế sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu học trong 3 tháng với lịch học một ngày 3 tiếng, từ thứ hai đến thứ sáu (tổng cộng 13 tuần), là có thể học được khoảng 200 giờ. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh không để xảy ra tình trạng nhồi nhét kiến thức quá mức. 9. Khuyến khích tu nghiệp sinh tự học Đối với người đi học, tiếp thu ngoại ngữ không phải là chuyện đơn giản. Cần phải bỏ ra nhiều thời gian và sự cố gắng hết mình. Có thể chỉ cần học tại lớp do cơ quan phái cử tổ chức cũng đạt được một trình độ nhất định nào đó, nhưng nếu chăm chỉ tự học, tự luyện, đọc to thành tiếng thường xuyên thì sẽ còn tiến bộ nhanh hơn. Người phụ trách việc đào tạo phía cơ quan phái cử nên khuyến khích tu nghiệp sinh tự học. 10. Tổ chức thi kiểm tra trình độ tiếng Nhật và cấp chứng chỉ Sau khi kết thúc khoá học tiếng Nhật, các cơ quan phái cử nên tổ chức thi kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ cho các học viên đủ điểm đỗ. Việc cấp chứng chỉ không những tạo cho học viên sự tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, thúc đẩy ham muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật sau khi đến Nhật, mà đồng thời còn là cơ sở hữu ích giúp cơ quan tiếp nhận đánh giá được trình độ tiếng Nhật của từng tu nghiệp sinh. 11. Liên lạc với cơ quan tiếp nhận Việc đào tạo tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh sau khi đến Nhật sẽ do cơ quan tiếp nhận đảm nhiệm. Cần phải kiểm tra để nắm được trình độ tiếng Nhật của tu nghiệp sinh ngay từ khi nhập cảnh. Vì mục đích này, cùng với việc cấp chứng chỉ, cơ quan phái cử còn cần phải thông báo cho cơ quan tiếp nhận biết tu nghiệp sinh đã “học cái gì”, học trong “bao lâu”, học “như thế nào”, và kết quả đạt đã được tới”trình độ nào”. Gửi cho cơ quan tiếp nhận danh sách học viên kết thúc khóa học có ghi rõ nhận xét về khả − 5 − năng tiếp thu tiếng Nhật sẽ rất có ích cho việc đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản, vì thế hai cơ quan phái cử và tiếp nhận nên thảo luận bàn bạc trước những nội dung cụ thể liên quan tới vấn đề này. 12. Giảng dạy tiếng Nhật sau khi tu nghiệp sinh tới Nhật Cơ quan tiếp nhận dựa trên các thông tin về trình độ tiếng Nhật của tu nghiệp sinh do cơ quan phái cử cung cấp, lập một chương trình đào tạo thích hợp, sau đó tổ chức đào tạo tập trung tiếng Nhật trong thời gian tu nghiệp tập trung sau khi đến Nhật. Làm như vậy sẽ giúp nâng cao trình độ của tu nghiệp sinh. Hiện JITCO có tiến hành các hình thức hỗ trợ học tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh, thực tập sinh như có ghi ở phần tài liệu tham khảo 2. 13. Thông báo từ cơ quan tiếp nhận tới cơ quan phái cử Xin nhắc lại thêm lần cuối về sự cần thiết của mối liên hệ hợp tác giữa cơ quan tiếp nhận và cơ quan phái cử. Cơ quan tiếp nhận nên cung cấp các thông tin về tình hình lớp học tại Nhật, đặc biệt là về trình độ tiếp thu tiếng Nhật của từng tu nghiệp sinh cho cơ quan phái cử. Xin nhấn mạnh thêm điều này vì việc trao đổi thông tin giữa hai bên sẽ rất có ích cho việc đào tạo tiếng Nhật trước khi sang Nhật cho các khóa tiếp theo trong tương lai của cơ quan phái cử. Hết − 6 − Phần Tài Liệu (Tài liệu tham khảo 1) Các Giáo Trình Giảng Dạy Tiếng Nhật Cho Tu Nghiệp Sinh, Thực Tập Sinh Kỹ Năng 1. どうぞよろしく(来日前研修編) Rất Vui Được Làm Quen Với Ông (Học Trước Khi Đến Nhật) Đối tượng: Tu nghiệp sinh trước khi đến Nhật (Có thể sử dụng trong thời gian học tiếng Nhật tập trung sau khi đến Nhật) Nội dung: Được biên soạn để giúp tu nghiệp sinh có thể dùng giáo trình này để tự học. Là giáo trình gồm các nội dung giúp cho tu nghiệp sinh có được năng lực cơ bản về giao tiếp và chữ viết tiếng Nhật trước khi sang Nhật. Giáo trình bao gồm 2 phần, phần đầu là học chữ Hiragana và Katakana, phần sau là học những nội dung cơ bản để giao tiếp. Ngoài ra, nhờ việc sử dụng đĩa CD kèm theo, học viên có thể làm quen với phát âm tiếng Nhật chuẩn. Ngôn ngữ: Giáo trình chính bằng tiếng Nhật. Tài liệu kèm theo cũng như CD có 4 thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Indonesia, tiếng Việt). 2. 外国人研修生のための日本語 Tiếng Nhật Dành Cho Tu Nghiệp Sinh Nước Ngoài Đối tượng: Tu nghiệp sinh Nội dung: Là sách giáo khoa dạy tiếng Nhật (chỉ bằng tiếng Nhật) chú trọng đến việc trang bị cho học viên năng lực tiếng Nhật cần thiết trong nhiều tình huống khác nhau, gồm 5 phần như sau. (1) Phần Cơ bản về sinh hoạt (2) Phần Sinh hoạt hàng ngày (3) Phần Tại nơi tu nghiệp (4) Phần Vệ sinh an toàn (5) Phần Tại nơi làm việc Các cuốn (1) ~ (5) đều có bán riêng từng cuốn. Ngoài ra, còn có các phụ lục kèm theo là các cuốn “Từ vựng” (bằng 4 thứ tiếng: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Indonesia) và “Cấu trúc và cách sử dụng (dành cho giáo viên)”. ●Tập hợp từ thông dụng Là sách song ngữ (của hai loại tiếng Nhật-Hoa, Nhật-Indonesia) tập hợp khoảng − 7 − 1000 từ thông dụng có minh họa bằng hình vẽ. [...]... Tiếng Hoa, tiếng Indonesia Tuy nhiên, *1chỉ có tiếng Hoa, *2 chỉ có tiếng Indonesia − 8 − 4. 外国人研修における日本語指導のガイドライン Sách Hướng Dẫn Giảng Dậy Tiếng Nhật Cho Tu Nghiệp Sinh Nước Ngoài Đối tượng: Giáo viên giảng dậy tiếng Nhật Nội dung: Tập hợp những điểm cần lưu ý và các chương trình giảng dạy cơ bản trong việc đào tạo tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh • Khái quát về công tác tiếp nhận tu. .. hướng dẫn giảng dạy Hết − 12 − (Tài liệu tham khảo 2) Hướng Dẫn Về Hỗ Trợ Học Tiếng Nhật Của JITCO 1 Cuộc thi Làm văn bằng tiếng Nhật Nhằm mục đích nâng cao năng lực tiếng Nhật của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng, hàng năm JITCO tổ chức cuộc thi Làm văn bằng tiếng Nhật Nếu là tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng thì ai cũng có thể tham gia Chủ đề tự chọn Cho đến nay, các bài dự thi của tu. .. 247 của Bộ tư pháp) khi tiếp nhận tu nghiệp sinh thông qua các đoàn thể công ty vừa và nhỏ 3 Hội thảo về giảng dạy tiếng Nhật Là hội thảo đào tạo về kỹ thuật cũng như các kiến thức về giảng dạy tiếng Nhật cho các giáo viên đảm nhiệm công tác giảng dạy tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc tại Nhật Tại buổi hội thảo này các giáo viên tiếng Nhật cũng sẽ trao đổi... yếu> • Khái quát về công tác tiếp nhận tu nghiệp sinh người nước ngoài • Sự cần thiết của việc đào tạo tiếng Nhật • Vị trí của việc đào tạo tiếng Nhật • Khái quát về lập chương trình giảng dạy tiêu chuẩn • Thực hành việc đào tạo tiếng Nhật • Đánh giá năng lực tiếng Nhật • Môi trường giảng dạy tiếng Nhật • Đề cương bài giảng tiêu chuẩn • Chương trình giảng dạy tiêu chuẩn • Ví dụ mẫu 5. 外国人研修生のための日本語運用能力確認シート(基礎編)... Vận Dụng Tiếng Nhật Dành Cho Tu Nghiệp Sinh Người Nước Ngoài (Phần Cơ Sở) Đối tượng: Giáo viên giảng dậy tiếng Nhật Nội dung: Là giáo trình phục vụ việc đánh giá trình độ tiếng Nhật của tu nghiệp sinh một cách đơn giản tại bất cứ đâu, bất kể lúc nào, với bất cứ ai thông qua phương pháp phỏng vấn Qua phỏng vấn có thể đánh giá được một cách cụ thể và tổng hợp trình độ tiếng Nhật của tu nghiệp sinh, từ... 外国人研修生のための専門用語対訳集 Sổ Tay Từ Chuyên Môn Dành Cho Tu Nghiệp Sinh Nước Ngoài Đối tượng: Tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng Nội dung: Tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng khi làm việc về chuyên môn cần học và nắm bắt các từ chuyên ngành được sử dụng trong công việc của mình Dây là việc làm không thể thiếu Giáo trình này gồm 2 cuốn sử dụng chung cho mọi đối tượng tu nghiệp sinh và 17 cuốn theo chủ đề các loại... giảng dạy của mình Hội thảo được tổ chức 1 năm 3 lần tại các địa phương trên toàn nước Nhật 4 Nghiên cứu và soạn thảo giáo trình giảng dạy tiếng Nhật Như đã đề cập, chúng tôi đã, đang và sẽ nghiên cứu, xuất bản giáo trình, sách giáo khoa tiếng Nhật cần thiết cho việc học tập tiếng Nhật của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng Hết − 13 − Trường hợp có vấn đề về dịch thuật văn bản thì sẽ lấy bản tiếng. .. tập tiếng Nhật Các cơ quan tiếp nhận tu nghiệp sinh là công ty vừa và nhỏ nếu đáp ứng được những yêu cầu nhất định khi tổ chức dạy tiếng Nhật tập trung cho tu nghiệp sinh sẽ được JITCO hỗ trợ một phần chi phí như tiền sách giáo khoa, tài liệu, lương giáo viên v.v Việc này nhằm thúc đẩy việc học tập tiếng Nhật của tu nghiệp sinh Ngoài ra, việc học tập tiếng Nhật nhận được sự hỗ trợ này sẽ được coi là... nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng chủ yếu về các đề tài: "Điều tôi học được tại Nhật" , "Một ngày trong cuộc sống tu nghiệp và thực tập của tôi", " Tôi học tiếng Nhật" , "Người Nhật mà tôi đã gặp", "Tu nghiệp, thực tập kỹ năng và ước mơ của tôi" Sau 3 vòng chấm thi, những bài hay và xuất sắc sẽ được trao bằng khen và quà lưu niệm 2 Công tác hỗ trợ việc học tập tiếng Nhật Các cơ quan tiếp nhận tu nghiệp. .. học tập nghiệp vụ và sinh hoạt hàng ngày, mục đích là trang bị cho tu nghiệp sinh người nước ngoài có "năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật" tối thiểu để không gặp khó khăn sau khi đến Nhật • Có thể học tiếng Nhật cần thiết dùng ở nơi làm việc • Sau 100 giờ học sẽ có được năng lực tiếng Nhật cơ bản • Có nhiều tranh vẽ, dễ hiểu • Có thể học được cả từ ngữ chuyên môn, vệ sinh an toàn dùng ở nơi . vậy, JITCO phát hành bản Hướng dẫn giảng dạy tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh trước khi đến Nhật với mục đích phát huy hơn nữa hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Nhật trước khi đi. Đây được xem là. Trình Giảng Dạy Tiếng Nhật Cho Tu Nghiệp Sinh, Thực Tập Sinh Kỹ Năng 1. どうぞよろしく(来日前研修編) Rất Vui Được Làm Quen Với Ông (Học Trước Khi Đến Nhật) Đối tượng: Tu nghiệp sinh trước khi đến Nhật. Hướng Dẫn Giảng Dạy Tiếng Nhật Cho Tu Nghiệp Sinh Trước Khi Đến Nhật Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế Nhật Bản (JITCO)

Ngày đăng: 14/01/2015, 15:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • C? Quan H?p Tac Tu Nghi?p Qu?c T? Nh?t B?n

  • M?C L?C

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan