Luận văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Gía Thành Tại Công Ty CP Nguyên Liệu Giấy và Gỗ Tân Thành

52 357 0
Luận văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Gía Thành Tại Công Ty CP Nguyên Liệu Giấy và Gỗ Tân Thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

iii LỜI CẢM ƠN Được sự giới thiệu của trường Đại Học Sài Gòn và được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Công Ty CP Nguyên liệu Giấy và Gỗ Tân Thành đã tạo cho em cơ hội tiếp cận với thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các thầy cô trong trường Đại Học Sài Gòn đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn nghành kế toán. Được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô đã giúp em lĩnh hội được rất nhiều kiến thức trong thời gian học vừa qua. Trong thời gian này em đã vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế tại Công ty CP Nguyên liệu Giấy và Gỗ Tân Thành. Sau quá trình thực tập tại công ty, bây giờ là lúc em xin phép tổng hợp những kiến thức mà mình đã vận dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị. Và để hoàn thành báo cáo này em cũng xin cám ơn BGĐ công ty CP Nguyên Liệu Giấy và Gỗ Tân Thành đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn của Th.s Hồ Xuân Hữu. Sau cùng em xin gửi đến Quý Thầy Cô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty lời chúc sức khỏe, và thành công trong công tác. Với kiến thức còn hạn chế, nên đề tài còn chưa sâu, mong được sự quan tâm của Ban Giám Đốc và quý thầy cô để em làm tốt công tác của mình. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày 10 tháng 01 năm 2014 i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. TP Hồ Chí Minh, ngày……….tháng………năm 2014 v DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.2 – Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.3 – Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.4 – Quy trình hạch toán chi phí sản xuất cuối kỳ theo phương pháp KKTX Sơ đồ 1.5 – Quy trình hạch toán chi phí sản xuất cuối kỳ theo phương pháp KKĐK Sơ đồ 2.1 – Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý 1/2012 Sơ đồ 2.2 – Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp quý 1/2012 Sơ đồ 2.3 – Tập hợp chi phí sản xuất chung quý 1/2012 Sơ đồ 2.4 – Kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm iv CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG - NVL Nguyên vật liệu - CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp - CPSXC Chi phí sản xuất chung - BHXH Bảo hiểm xã hội - BHYT Bảo hiểm y tế - KPCĐ kinh phí công đoàn - KKTX Kê khai thường xuyên - KKĐK Kiểm kê định kỳ - SPDD Sản phẩm dở dang - SPHTTĐ Sản Phẩm hoàn thành tương đương - SPHT Sản Phẩm hoàn thành - CPCBĐK Chi phí chế biên đầu kỳ - CPVLDD Chi phí vật liệu dở dang - CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang - CPSXPS Chi phí sản xuất phát sinh - TNHH Trách nhiệm hữu hạn - SX Sản xuất - CPCBTSPDD Chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang - TLHT Tỷ lệ hoàn thành 1 PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài. Bất cứ một doanh nghiệp nào “ra đời” đều mong muốn tồn tại lâu dài và đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Và lợi nhuận là mục tiêu phổ biến nhất cho những doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 11/2006, sự kiện này đã mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội mới đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức mới.Vậy làm sao để luôn đạt được mục tiêu mà mình đề ra? Câu hỏi được đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy đối với doanh nghiệp sản xuất nên có sự kiểm soát tốt chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vì đó là phương pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận. Kế toán chi phí không những chỉ thu thâp, phân loại, ghi chép số liệu kế toán một cách chính xác mà còn giúp các nhà quản trị phân tích sự biến động về các khoản mục chi phí để tìm ra nguyên nhân khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế trong quy trình sản xuất. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát chí phí trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Gía Thành Tại Công Ty CP Nguyên Liệu Giấy và Gỗ Tân Thành”. - Tên đề tài: Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Gía Thành Tại Công Ty CP Nguyên Liệu Giấy và Gỗ Tân Thành - Phương Pháp nghiên cứu: Tìm hiểu và tham khaỏ các tài liệu ( sổ sách, bảng biểu, chứng từ…) của công ty trong năm cũ và năm hiện hành. 2 Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên kế toán tại phòng tài chính. Xác minh những thông tin tự tìm hiểu được bằng cách hỏi lại nhân viên kế toán - Giới hạn đề tài: - Đề tài này nghiên cứu việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Số liệu dùng để nghiên cứu hạch toán là quý 1/2012 Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Khái niệm 1.1.1. Chi phí sản xuất 3 Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí (về nguyên vật liệu, về công nhân, khấu hao máy móc thiết bị…) mà Doanh nghiệp đã bỏ ra cho quá trình sản xuất. 1.1.2 Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng những hao phí (về nguyên vật liệu, về công nhân, khấu hao máy móc thiết bị…)mà Doanh nghiệp đã bỏ ra cho một kết quả sản xuất nhất định (sản phẩm, lao vụ hoàn thành). 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giống nhau : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều biểu hiện bằng tiền của các hao phí về loa động sống và lao động vật hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm. Khác nhau : - Chi phí sản xuất luôn luôn gắn liền với kỳ phát sinh chi phí. - Trong khi đó Giá thành sản phẩm luân gắn liền với số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. - Sự khác biệt này chúng ta có thể nhận biết rất rõ theo cách phân loại chi phí theo cách phân loại chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua công thức : Giá thành SPHT trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ 1.2. Chi phí sản xuất - Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất và hạch toán chi phí sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất và hạch toán chi phí sản xuất cần phải tiến hành phân loại chi phí. - Có nhiều tiêu thức phân loại cơ bản: Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế và phân loại chi phí sản xuất theo công dụng. 1.2.1 Phân loại theo nội dung – tính chất kinh tế của chi phí 4 Căn cứ vào nội dung – tính chất kinh tế của chi phí sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp được chia làm 6 yếu tố: - Chi phí nguyên liệu – vật liệu: Chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí công cụ dụng cụ: Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ - Chi phí nhân công: Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp,…các khoản trích theo lương của công nhân viên,sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định Là chi phí khấu hao tài sản của tất cả các loại tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ muc ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm điện, nứơc, điện thoại, internet,…,các loại dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất chưa được nêu ở trên. - Ưu điểm: Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý chi phí, kết cấu của từng yếu tố chi phí sản xuất để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lương - Nhược điểm: Cách phân loại này không thể phân định chi phí cho từng loại sản phẩm hoặc từng loại công dụng cụ thể, do đó không thể xác định được giá thành của từng loại sản phẩm riêng biệt (trừ những doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm) 1.2.2 Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí 5 Cách phân loại này là căn cứ vào mục đích và công dụng cụ thể của chi phí để sắp xếp chi phí vào các khoản mục tính giá thành. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chia làm ba khoản mục: a. Chi phí nguyên – vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. b. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. c. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung có liên quan đến việc tổ chức và quản lý ở phân xưởng bao gồm: + Chi phí nhân viên gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, thủ kho, vận chuyển, sửa chửa… + Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng. + Chi phí KHTSCĐ là các khoản trích khấu hao máy móc, tài sản cố định phát sinh tại doanh nghiệp phát sinh trong tháng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện thoại, điện nước, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài. + Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí bằng tiền ngoài các khoản trên. - Ưu điểm: Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức. Cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm chính xác. Phân định chi phí cho từng loại sản phẩm và có thể xác định được giá thành của nhiều loại sản phẩm sản xuất trong kỳ một cách riêng biệt. - Nhược điểm: Cách phân loại này buộc doanh nghiệp này phải có một bộ phận kế toán linh hoạt và tính toán khá phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao. 6 1.2.3 Phân loại giá thành sản phẩm. - Giá thành sản xuất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các nhà sản xuất. Để dáp ứng yêu cầu về lập kế hoạch giá thành và xây dựng giá bán sản phẩm, người ta thường tiến hành phân loại giá thành theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường, người ta căn cứ vào thời điểm tính giá thành và căn cứ vào phạm vi các chi phí tính nhập vào giá thành. 1.2.3.1. Căn cứ vào thời điểm tính giá thành Theo phương pháp này thì chỉ tiêu tính giá thành được phân ra làm ba loại: + Giá thành kế hoạch: Là giá thành tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất của kỳ kế toán trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế toán. + Giá thành định mức: Là giá thành cũng bắt đầu tính khi bắt đầu sản xuất dựa trên cơ sở định mức hiện tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm trên cơ sở thực tế phát sinh. 1.2.3.2. Căn cứ phạm vi các chi phí nhập vào tính giá thành: Theo phương pháp này thì chỉ tiêu giá thành được phân ra làm hai loại: + Giá thành sản xuất: Là giá thành được tính toán trên cơ sở các chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đó là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán. + Giá thành toàn bộ: Là giá thành được tính toán dựa trên cơ sở toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giá thành toàn bộ = Giá thành SX + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp [...]...1.3 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.1 Hạch toán chi phí sản xuất - Hạch toán chi phí sản xuất là công việc của kế toán nhằm theo dõi, phân loại và tập hợp chi phí sản xuất khi có phát sinh - Tác dụng: Làm căn cứ số liệu để tính giá thành sản phẩm 1.3.2 Tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là công việc của kế toán dựa theo số liệu của hạch toán chi phí sản xuất để... kết quả sản xuất nhất định Như vậy hạch toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm là hai giai đoạn của một quá trình: Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và quá trình tính giá thành sản phẩm 1.4 Nhiệm vụ cơ bản của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất - Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời tình hình chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành. .. hàng Kế toán thường chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hay các sản phẩm trong đơn đặt hàng Giá thành của đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ GỖ TÂN THÀNH... 7 xuất được tập hợp theo các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung 1.5.1 Tập hợp chi phí sản xuất 1.5.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm b Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu. .. Trong đó: CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang CPVLDD: Chi phí vật liệu dở dang CPCBDD: Chi phí chế biến dở dang - Chi phí vật liệu bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất: CPVLDD cuối kỳ = CPVLDD đầu kỳ + CPVL phát sinh trong kỳ x Số lượng SPHT + Số lượng SPDD Trong đó: CPVLDD: Chi phí vật liệu dở dang CPVL : Chi phí vật liệu SPHT : Sản phẩm hoàn thành SPDD : Sản phẩm dở dang - Chi phí chế biến được bỏ dần vào quá... trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu đựơc sản phẩm phụ, mà sản phẩm phụ thu được là do tát yếu khách quan của quy trình ( Ví dụ tại Công ty Nguyên liệu Giấy và Gỗ Tân Thành, sau quá trình sản xuất người ta thu được sản phẩm chính là nguyên liệu giấy và sản phẩm phụ là vỏ và xơ làm chất đốt…) Công thức tính: Zgt = CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ - Giá trị sản phẩm... thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ - Lập báo cáo về tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm - Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 1.5 Tổ chức tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Tổ chức tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm thường có ba bước: Bước 1: Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí, theo... toán chi phí sản xuất TK 154 - Tập hợp chi phí sản xuất - Các khoản giảm trừ ( phế sản phẩm phẩm thu hồi, giá trị sản xuất sản phẩm hỏng không thu hồi được) - Số dư nợ: chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang (1) Kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154: Có TK 621: (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: Có TK 622: (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ... Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là sản phẩm - Công thức tính: Zgt = CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ Trong đó: Zgt : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang CPSXPS : Chi phí sản xuất phát sinh Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị = Số lượng SPHT 1.6.2.Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 25 - Phương... kỳ kế toán kết chuyển chi phí thực tế của sản xuất kinh doanh dở dang: Nợ TK 631: Giá thành sản phẩm Có TK 154 :Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154: Có TK 621: (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: Có TK 622: (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 Có TK 627 (4) Kết chuyển chi phí để tịnh giá thành: Nợ TK 631: Có TK

Ngày đăng: 14/01/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan