ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO TÒA NHÀ BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

45 1.7K 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO TÒA NHÀ BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ @ & ? LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO TÒA NHÀ BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Văn Dũng Lê Thanh Toàn (MSSV: 1010907) Ngành: Kỹ Thuật Điện - Khóa: 27 Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Công Nghệ Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc Bộ môn Kỹ Thuật Điện o0o Cần Thơ, ngày 11 tháng 07 năm 2005 PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC: 2005 - 2006 1. Họ và tên sinh viên: LÊ THANH TOÀN MSSV: 1010907 Lớp: Kỹ Thuật Điện Khóa: 27 2. Tên đề tài: THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN 3. Địa điểm thực hiện: Bộ môn Kỹ thuật điện - Khoa Công Nghệ 4. Tên và họ của cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN DŨNG 5. Mục đích của đề tài: Thiết kế chống sét cho tòa nhà Bộ môn Kỹ Thuật Điện nhằm đảm bảo sự an toàn cho công trình, tránh hiện tượng quá điện áp tự nhiên. 6. Các nội dung chính của đề tài: - Thiết kế chống sét bằng phương pháp B.Franklin. - Thiết kế chống sét bằng phương pháp hiện đại - sử dụng đầu thu ESE. - Tính toán hệ thống nối đất. 7. Các yêu cầu hổ trợ cho sinh viên thực hiện đề tài: Chi phí trong quá trình thu thập số liệu và tính toán thiết kế. 8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 350.000 VNĐ. Sinh viên đề nghị LÊ THANH TOÀN DUYỆT CỦA BỘ MÔN CÁN BỘ RA ĐỀ TÀI NGUYỄN VĂN DŨNG Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Công Nghệ Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc Bộ môn Kỹ Thuật Điện o0o NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN DŨNG 2. Đề tài: THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN 3. Sinh viên thực hiện: LÊ THANH TOÀN (MSSV: 1010907) 4. Lớp: Kỹ Thuật Điện - K27 5. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức của LVTN: b. Nhận xét về nội dung của LVTN: • Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: • Những vấn đề còn hạn chế: c. Kết luận, đề nghị và điểm: Cần thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2005 Cán bộ chấm hướng dẫn NGUYỄN VĂN DŨNG Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Công Nghệ Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc Bộ môn Kỹ Thuật Điện o0o NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN 1. Cán bộ chấm phản biện: ĐÀO NGỌC LIỄN 2. Đề tài: THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN 3. Sinh viên thực hiện: LÊ THANH TOÀN (MSSV: 1010907) 4. Lớp: Kỹ Thuật Điện - K27 5. Nội dung nhận xét : a. Nhận xét về hình thức của LVTN: b. Nhận xét về nội dung của LVTN: • Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: • Những vấn đề còn hạn chế: c. Kết luận, đề nghị và điểm: Cần thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2005 Cán bộ chấm phản biện ĐÀO NGỌC LIỄN Lời nói đầu SVTH: Lê Thanh Toàn (1010907) Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Sét là một hiện tượng tự nhiên đã xuất hiện, tồn tại rất lâu trong quá trình hình thành và phát triển của con người. Nó gây ra không ít tác hại cho con người và thiên nhiên, đặc biệt là các công trình xây dựng. Vì vậy công tác phòng chống sét cho công trình xây dựng đã được đề cập từ nhiều năm nay. Đây là một vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xây dựng như: quy hoạch, thiết kế, thi công… Tuy nhiên, sét là một hiện tượng khí tượng phức tạp nên chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ để hạn chế những ảnh hưởng của nó đến con người, cũng như những tài vật của con người và môi trường. Từ những yêu cầu thực tiễn đó, nhiều người đã bỏ rất nhiều thời gian quý báu của mình cho công tác nghiên cứu này và họ cũng gặt hái được không ít thành công. Điển hình là sự thành công từ rất sớm của B.Franklin (năm 1750), sau đó là hàng loạt các đầu thu tiên đạo sớm tiện ích và hiệu quả lần lượt ra đời. Kế thừa thành quả của những người đi trước và từ hoàn cảnh Bộ môn Kỹ Thuật Điện đang xây dựng nên tôi chọn nội dung “Thiết kế chống sét cho Bộ môn Kỹ Thuật Điện – Khoa Công Nghệ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. Đây là một đề tài lý thú và mang tín thực tế cao. Qua đó, tôi sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và mở rộng thêm sự hiểu biết của mình nhờ tham khảo tài liệu cũng như từ sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn. Do thời gian có hạn và nguồn tài liệu ít nên phần trình bày trong quyển luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các Thầy. Xin chân thành cảm ơn! LÊ THANH TOÀN Chương I: Giới thiệu SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Hiện tượng sét đánh Sét là một dạng phóng tia lửa điện trong không khí với khoảng cách rất lớn. Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất. Ở đây ta chỉ xét sự phóng điện giữa mây và đất. Sau khi đạt độ cao nhất định (khoảng vài kilômet trở lên, vùng nhiệt độ âm) luồng không khí ẩm này bị lạnh đi, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước li ti hoặc thành các tinh thể băng và tạo thành các đám mây giông. Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây với đất, hay giữa các đám mây mang điện tích khác dấu. Trước khi có sự phóng điện của sét đã có sự phân chia và tích lũy rất mạnh điện tích trong các đám mây do tác động của các luồng không khí nóng bốc lên và ngưng tụ trong đám mây. Các đám mây mang điện Hình 1 - 1: Hình 1-1: Quá trình hình thành sét a) Hình thành mây giông với những vùng mang điện tích trái dấu b) Dòng tiên đạo phát triển Chương I: Giới thiệu SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 3 là kết quả của sự phân chia điện tích trái dấu và tập trung chúng trong các phần khác nhau của đám mây. Phần dưới của đám mây giông thường có điện tích âm, các đám mây cùng với đất tạo thành các tụ điện mây – đất, phần trên của các đám mây thường tích điện dương. Thông thường, điện tích âm tập trung trong một khu vực hẹp với mật độ cao hơn, còn điện tích dương phân bố rải rác ở xung quanh, chủ yếu ở phía trên khu vực có điện tích âm. Quá trình tập trung điện tích sẽ làm cho cường độ điện trường của tụ điện mây – đất tăng dần và nếu tại điểm nào đó đạt tới trị số tới hạn 25 ÷ 30 kV/cm thì không khí bị ion hoá và bắt đầu trở nên dẫn điện. * Sự phóng điện của sét chia làm 3 giai đoạn: + Phóng điện giữa các đám mây giông và đất được bắt đầu bằng sự xuất hiện của một dòng tiên đạo phát triển xuống đất và chuyển động thành từng đợt với tốc độ 100 ÷ 1000 km/s. Dòng này mang phần lớn điện tích của đám mây, tạo nên ở đầu cực một điện thế rất cao, có thể đạt hàng triệu vôn. Giai đoạn này được gọi là phóng điện tiên đạo từng bậc. + Khi dòng tiên đạo vừa phát triển xuống tới đất hay các vật dẫn điện nối với đất thì giai đoạn hai bắt đầu, đó là giai đoạn phóng điện chủ yếu của sét. Trong giai đoạn này, các điện tích dương của đất di chuyển có hướng từ đất theo dòng tiên đạo với tốc độ lớn 6.10 4 ÷ 10 5 km/s chạy lên trung hòa các điện tích âm của dòng tiên đạo. Sự phóng điện chủ yếu này được đặc trưng bằng dòng điện lớn qua chỗ sét đánh gọi là dòng điện sét và sự lóe sáng mãnh liệt của dòng phóng điện. Không khí trong vùng phóng điện được đốt nóng đến nhiệt độ 10000 O C và dãn nở rất nhanh tạo nên sóng âm thanh. + Trong giai đoạn phóng điện thứ ba của sét sẽ kết thúc sự di chuyển các điện tích của mây mà từ đó bắt đầu phóng điện và sự lóe sáng dần dần biến mất. Thông thường, phóng điện của sét bao gồm một loạt phóng điện liên tiếp nhau do sự dịch chuyển điện tích từ các phần khác nhau của đám mây. Tiên đạo của những lần phóng sau đi theo dòng đã bị ion hóa ban đầu vì vậy chúng phát triển liên tục và được gọi là tiên đạo dạng mũi tên. Biên độ của dòng điện sét không vượt quá 200 ÷ 300 kA, rất hiếm trường hợp dòng điện sét bằng và lớn hơn 100 kA. Do đó theo tầm quan trọng của vật được bảo vệ, trong tính toán thường lấy giá trị dòng điện sét từ 50 ÷ 100 kA. Độ dốc cực đại của đầu sóng dòng điện sét thường không vượt quá 50 kA/μs. Biên độ dòng điện sét lớn thì độ dốc đầu sóng cũng lớn, do đó với dòng điện tính toán 100 kA và lớn hơn thường lấy độ dốc đầu sóng trung bình là 30 kA/μs, còn khi dòng điện sét tính toán nhỏ hơn 100 kA thường lấy độ dốc đầu sóng là 10 kA/μs. Chương I: Giới thiệu SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 4 Hiện tượng quá điện áp khí quyển phát sinh khi sét đánh trực tiếp vào các vật đặt ngoài trời (đường dây tải điện, thiết bị phân phối ngoài trời) cũng như khi sét đánh gần các công trình điện. Quá điện áp do bị sét đánh trực tiếp là nguy hiểm nhất. Đặc điểm của quá điện áp khí quyển là tính chất ngắn hạn của nó. Phóng điện của sét chỉ kéo dài trong vài chục μs và điện áp tăng cao có đặc tính xung. Mỗi cấp điện áp có mức cách điện của nó, dùng mức cách điện cao một cách quá mức sẽ làm tăng giá thành thiết bị, còn nếu hạ thấp mức cách điện có thể dẫn đến sự cố nặng. Do đó mức cách điện phải được xác định tùy theo đặc tính và trị số quá điện áp có thể có, các tham số của thiết bị dùng để hạn chế điện áp. Khả năng của cách điện chịu được quá điện áp khí quyển được xác định theo điện áp thí nghiệm xung kích. Các thiết bị điện được bảo vệ quá điện áp khí quyển bằng hệ thống cột và dây chống sét, giữ cho đối tượng được bảo vệ không bị sét đánh trực tiếp, còn các thiết bị chống sét khác có tác dụng hạ thấp quá điện áp phát sinh trong thiết bị đến trị số thấp hơn điện áp thí nghiệm. Những nguyên tắc bảo vệ thiết bị nhờ cột thu sét (hay còn gọi là cột thu lôi) đó hầu như không thay đổi từ những năm 1750 khi Bejanmin Franklin kiến nghị thực hiện bằng một cột cao đỉnh nhọn bằng kim loại được nối với hệ thống nối đất. Trong quá trình thực hiện, người ta đã nghiên cứu và đưa đến những kiến thức khá chính xác về hướng đánh trực tiếp của sét, về bảo vệ cột thu sét và thực hiện hệ thống nối đất. Khi có một đám mây mang điện tích đi qua trên đỉnh một kim thu sét (có chiều cao tương đối so với mặt đất và có điện thế bằng điện thế đất, xem như bằng không) nhờ có cảm ứng tĩnh điện thì đỉnh cột kim thu lôi sẽ nạp đầy điện tích dương. Do đỉnh cột thu lôi nhọn nên cường độ điện trường trong vùng này khá lớn. Điều này dễ dàng tạo nên một kênh phóng điện từ đầu cột thu lôi đến đám mây điện tích trái dấu (âm) do đó sẽ có dòng điện phóng từ đám mây xuống đất. Sét đánh theo qui luật xác suất và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do vậy việc xác định chính xác hướng đánh của sét hết sức khó khăn và không thể đảm bảo chính xác 100 % được. Những nghiên cứu tỉ mỉ về chống sét cho thấy rằng điều quan trọng là chiều cao của thu lôi chống sét và hệ thống nối đất đảm bảo. 1.2 Các tác hại do sét gây ra Khi sét đánh trực tiếp, do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó cũng rất lớn. Khi một công trình bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ học, cơ khí của các thiết bị trong công trình, nó có thể phá hủy công trình, gây cháy nổ… trong đó: Chương I: Giới thiệu SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 5 + Biên độ dòng sét ảnh hưởng đến quá điện áp xung quanh và ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của các thiết bị trong công trình. + Thời gian xung sét ảnh hưởng đến vấn đề quá điện áp xung trên các thiết bị, ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị hay công trình bị sét đánh. + Ngoài ra khả năng bị cháy nổ cũng xảy ra rất cao đối với công trình bị sét đánh trực tiếp. Đối với người và các súc vật, sét nguy hiểm trước hết như một nguồn điện cao áp và dòng lớn. Như chúng ta đã biết, chỉ cần một dòng điện rất nhỏ khoảng vài chục mA đi qua cũng có thể gây chết người. Vì thế, dễ hiểu tại sao khi bị sét đánh trực tiếp người thường bị chết ngay. Nhiều khi sét không phóng trực tiếp cũng gây nguy hiểm. Lý do là khi dòng điện sét đi qua một vật nối đất, nó gây nên một sự chênh lệch điện thế khá lớn tại những vùng đất gần nhau. Khi người hoặc gia súc trú mưa khi có giông dưới các cây cao ngoài cánh đồng, nếu cây bị sét đánh thì có thể điện áp bước sẽ gây ra nguy hiểm cho người hoặc gia súc. Trong thực tế đã có những trường hợp hàng trăm con bò bị chết vì sét đánh. Dòng sét có nhiệt độ rất lớn, khi phóng vào các vật cháy được như mái nhà tranh, gỗ khô… nó có thể gây nên đám cháy lớn. Điểm này cần đặc biệt chú ý đối với việc bảo vệ các kho nhiên liệu và các vật liệu dễ nổ. Sét còn có thể phá hủy về mặt cơ học, đã có nhiều trường hợp các tháp cao, cây cối bị nổ tung. Vì khi dòng sét đi qua nung nóng phần lõi, hơi nước bốc ra quá nhanh và phá vỡ tháp, thân cây. Nếu các công trình nối liền với các vật dẫn điện kéo dài như: đường dây điện, dây điện thoại, đường ray, ống nước,… những vật dẫn ấy có thể mang điện thế cao từ xa tới (khi chúng bị sét đánh) và gây nguy hiểm cho người hoặc các vật dễ cháy nổ. Cần chú ý là điện áp có thể cảm ứng trên các vật dẫn (cảm ứng tĩnh điện, hoặc các dây dài tạo thành những mạch vòng cảm ứng điện từ) khi có phóng điện sét ở gần. Điện áp này có thể lên đến hàng chục kV và do đó rất nguy hiểm. Ảnh hưởng do sự lan truyền sóng điện từ gây bởi dòng điện sét: khi xảy ra phóng điện sét sẽ gây ra một sóng điện từ tỏa ra xung quanh với tốc độ rất lớn, trong không khí tốc độ của nó tương đương với tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ truyền vào công trình theo các đường dây điện lực, thông tin… gây quá điện áp tác dụng lên các thiết bị trong công trình, gây hư hỏng đặc biệt đối với các thiết bị nhạy cảm, thiết bị điện tử, máy tính cũng như mạng máy tính… gây ra thiệt hại rất lớn. Như vậy, sét có thể gây nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp nên chúng ta cần phải nghiên cứu cách bảo vệ trực tiếp và gián tiếp đối với sét. Chương I: Giới thiệu SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 6 1.3 Tiêu chuẩn Việt Nam về thực hiện bảo vệ chống sét Đối với các công trình không cao hơn 16 m, không rộng hơn 20 m, không có các phòng có nguy cơ cháy nổ, không tập trung đông người và xây dựng tại vùng có mật độ sét đáng thẳng không cao, áp dụng phương thức bảo vệ trọng điểm như sau: + Đối với công trình mái bằng, chỉ cần bảo vệ cho các góc nhà và dọc theo chu vi của đường viền tường chân mái. + Đối với các công trình mái dốc, mái răng cưa, mái chồng diêm, chỉ cần bảo vệ cho các góc nhà, góc diềm mái, dọc theo bờ nóc và diềm mái. Nhưng nếu chiều dài của công trình không quá 30 m thì không cần bảo vệ bờ nóc, và nếu độ dốc mái lớn hơn 28 O thì cũng không cần bảo vệ diềm mái. Bảo vệ cho những bộ phận kết cấu nhô cao lên khỏi mặt mái phải bố trí các kim hoặc đai thu sét. Những kim hoặc đai này phải được nối với bộ phận thu sét của công trình. Đối với những công trình có mái kim loại được phép sử dụng mái làm bộ phận thu và dẫn sét nếu bề dày của mái: + Lớn hơn 4 mm: đối với công trình có một số phòng có nguy cơ cháy nổ. + Lớn hơn 3,5 mm: đối với công trình không có nguy cơ cháy, nổ. + Khi sử dụng mái làm bộ phận thu và dẫn sét phải đảm bảo được sự dẫn điện liên tục của mái. Nếu không, phải hàn nối các bộ phận riêng rẽ của mái với nhau, mỗi bộ phận ít nhất phải có hai mối nối. Dọc theo chu vi mái cứ cách nhau 20 đến 30 m phải đặt một dây xuống đất, công trình nhỏ ít nhất có hai dây xuống đất. Trường hợp bề dày mái kim loại nhỏ hơn các trị số qui định trên, phải đặt bộ phận thu sét riêng để bảo vệ, chỉ được sử dụng mái để dẫn sét và cũng phải đảm bảo yêu cầu dẫn điện liên tục như trên. Đối với các công trình bằng tranh, tre, nứa, lá… phải bố trí thiết bị chống sét ngay trên công trình. Nếu xung quanh công trình có các cây xanh, tốt nhất là sử dụng cây xanh đó để đặt thiết bị chống sét, nhưng cũng phải bảo đảm các khoảng cách an toàn như quy định. Trường hợp có lợi nhiều về kinh tế - kỹ thuật thì được phép đặt thiết bị chống sét ngay trên công trình, nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: + Phải sử dụng kim thu sét lắp trên cột cách điện (gỗ, tre…) khoảng cách từ các phần dẫn điện của kim đến mái công trình không được nhỏ hơn 400 mm. + Dây xuống phải bố trí trên các chân đỡ không dẫn điện và cách mái từ 150 mm trở lên. + Dây xuống không được xuyên mái. Trường hợp đặc biệt phải xuyên qua mái thì phải luồn trong ống sành hoặc sứ cách điện. [...]... với kim thu sét cao 6,05 m đặt tại điểm góc còn lại của công trình Phạm vi bảo của kim cao 6,05 m Phạm vi bảo của kim cao 3,46 m Tòa nhà Bộ môn Kỹ Thuật Điện Hình 2-8: Phạm vi bảo vệ của kim thu sét đã thiết kế Nếu bố trí 5 kim thu sét tại các vị trí như hình 2-9 thì chiều cao của kim thu sét sẽ giảm xuống do thu ngắn khoảng cách giữa các kim Trong trường hợp này, toà nhà Bộ môn Kỹ Thuật Điện vẫn được... 2ho/3, thỏa điều kiện đã đặt ra Suy ra chiều cao thực của kim thu sét là: ha = h – hx = 32,98 – 14,63 = 18,35 m Nếu chỉ sử dụng một kim thu sét để bảo vệ cho tòa nhà Bộ môn Kỹ Thuật Điện thì không thẩm mỹ và bất hợp lý, do kim quá cao Hình 2-7: Phạm vi bảo vệ của 3 kim thu sét bố trí bảo vệ cho Bộ môn Kỹ Thuật Điện Giả sử bố trí 3 kim thu sét tại các vị trí như hình 2-7 Để xác định chiều cao cột giả tưởng... dàn trạm biến áp hay dây chống sét treo trên cột điện Nhưng khi có sét đánh, dòng điện sét sinh ra điện áp rơi trên điện trở nối đất và gây sự phóng điện ngược Bởi vậy từ hệ thống thu sét đến các công trình phải có một khoảng cách đủ để không bị ảnh hưởng của sự phóng điện ngược Ngoài ra, cách điện của các công trình phải cao và điện trở tản của điện trở nối đất phải nhỏ Cột thu sét có thể đặt độc lập... có điện trở thấp làm tiêu tán năng lượng sét vào trong đất dễ dàng Những vật liệu dùng cho hệ thống nối đất có điện trở thấp là phần rất quan trọng làm cho hệ thống bảo vệ chống sét có hiệu quả Hệ thống nối đất có điện trở càng thấp làm cho sự tiêu tán năng lượng của sét vào trong đất càng nhanh, dễ dàng Theo tiêu chuẩn của Úc thì mức điện trở tối đa cho phép là 10 Ω đối với hệ thống nối đất chống sét. .. vì vật liệu cách điện bố trí như hình 1-4 có thể không chịu nỗi điện áp cao do phóng điện của sét Thế nhưng qua thử nghiệm cho thấy rằng việc kết hợp khả năng giữa cấu trúc của các lớp bọc với dây đồng dẫn dòng điện sét là nguyên nhân tạo điều kiện cho dòng điện di chuyển trên bề mặt dây dẫn đồng một cách dễ dàng và cũng tạo điều kiện làm giảm sự chênh lệch điện áp Dây dẫn dòng điện sét đi xuống đất... 10 Sét đánh trực tiếp vào đường dây điện lực 11 Đường dây truyền tải điện cao áp trên không 12 Trạm biến áp 13 Hệ thống nối đất làm việc của trạm biến áp 14 Con nối T.E.C (Transient Earth Clamp) 15 Trang thiết bị đo lường từ xa và vô tuyến 16 Bộ chỉnh lưu điện 17 Bộ đổi điện inverter 18 Bình ắc quy 19 Máy in 20 Vi tính 21 Bộ dịch vụ tập tin 22 Đường dây điện thoại 1.6 Các phương pháp thiết kế chống sét. .. dẫn cần được sơn hoặc tráng kẽm Điểm cuối cùng đáng nhớ là phải định kỳ kiểm tra mạng lưới chống sét, nhất là vào những kỳ trước mùa mưa Kinh nghiệm cho thấy người kỹ sư thiết kế phải nghiên cứu nội dung 6 điểm này để hoàn tất công việc bảo vệ toàn bộ 1.5.1 Đón bắt sét đánh trên những đầu thu sét đặt trong không trung Vai trò của đầu thu trong không trung là khi có dấu hiệu sét đánh thì nó sẽ phóng một... những tập quán kiểu Franklin Một hoặc nhiều đầu thu kiểu đón bắt sét như vậy đã được đặt phía trên cấu trúc để các thể tích tập hợp của chúng phủ chồng lên trên những thể tích bé nhỏ tự nhiên của hình thể cấu trúc Phương pháp này rõ ràng hấp dẫn hơn và rất thuận lợi cho việc áp dụng để thiết kế bảo vệ chống sét * So sánh phương pháp tính toán thiết kế theo thể tích tập hợp với tính toán thiết kế theo quả... quanh diềm mái Bảo vệ cho những trọng điểm trên đây có thể đặt các kim thu sét ngắn (200 ÷ 300 mm) cách nhau khoảng 5 ÷ 6 m tại những trọng điểm bảo vệ hoặc tại những đai thu sét diềm lên những trọng điểm bảo vệ đó SVTH: Lê Thanh Toàn Trang 8 Chương I: Giới thiệu 1.5 Các yêu cầu thiết kế chống sét Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế các hệ thống chống sét đánh trực tiếp: + Phải đo điện trở suất của đất... 6 m tại những trọng điểm bảo vệ hoặc đặt những đai thu sét diềm lên những trọng điểm đó Kim thu sét Thân đở Dây dẫn sét Hình 2-2: Phạm vi bảo vệ của cột thu lôi Hình 2-1: Cấu trúc của cột thu sét sử dụng kim Cột chống sét sử dụng kim thu sét Để bảo đảm chống sét đánh trực tiếp vào các công trình, thường dùng cột chống sét hay còn gọi là cột thu sét (hình 2-1) Đây là một cột hoặc tháp có độ cao lớn hơn . Kỹ Thuật Điện - K27 5. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức của LVTN: b. Nhận xét về nội dung của LVTN: • Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: • Những vấn đề còn. Thuật Điện - K27 5. Nội dung nhận xét : a. Nhận xét về hình thức của LVTN: b. Nhận xét về nội dung của LVTN: • Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: • Những vấn đề còn

Ngày đăng: 14/01/2015, 08:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan