đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư hà nội giai đoạn 2001-2005

172 757 0
đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư hà nội giai đoạn 2001-2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình kép, trong đó song song với các bệnh lây nhiễm của các nước đang phát triển như tả, đậu mùa, sốt rét từng bước được đẩy lùi thì các bệnh không lây nhiễm bao gồm ung thư (UT), tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng giống với mô hình bệnh tật của các nước phát triển [4]; [11]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 11 triệu người mới mắc và 6 triệu người chết do UT, trong đó trên 60% là ở các nước đang phát triển [5], [6], [17], [109]. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch ở các nước phát triển và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lây nhiễm và bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển [1], [2], [13], [30], [34]. Tuổi thọ được tăng lên nhờ các tiến bộ của y học hiện đại; công nghiệp hóa để tạo đà cho xã hội phát triển nhưng kèm theo là các sản phẩm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, lối sống thiếu lành mạnh (hút thuốc, dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không an toàn), bảo hộ lao động chưa được thỏa đáng, nguồn nước bị ô nhiễm, cùng hậu quả của chiến tranh với các chất độc màu da cam, bom nguyên tử là các lý do giải thích vì sao tỷ lệ mắc bệnh UT ngày càng tăng lên [9], [15], [26], [29], [35], [40], [45], [59]. Ở các nước phát triển và trong khu vực đều đã có Chương trình quốc gia về phòng chống ung thư (PCUT) với 4 nội dung là: phòng bệnh UT; sàng lọc phát hiện sớm bệnh UT; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị UT và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân UT [3], [7], [24], [53], [60], [73], [75], [77], [80]. Để xây dựng một chương trình PCUT hiệu quả, có thể nói ghi nhận ung thư (GNUT) đóng vai trò hết sức quan trọng [14], [41], [58], [61], [67], 1 [84], [92], [98], [103], [109]. Kết quả của GNUT giúp đánh giá được gánh nặng của bệnh UT lên cộng đồng và tình hình, đặc điểm, xu hướng mắc UT, qua đó xác định được các hướng ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia [18], [21], [32], [37], [43], [74], [86], [87], [95], [105]. Đây cũng là phương tiện để giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình PCUT và các can thiệp khác vào cộng đồng [18], [86], [102]. Các số liệu nghiên cứu cơ bản này là cơ sở cho việc đặt giả thiết cho các nghiên cứu dịch tễ học phân tích về UT để tìm hiểu nguyên nhân bệnh và giải thích một cách khoa học lý do sự khác biệt nguy cơ giữa các cộng đồng [14], [106], [107]. Hai chỉ số quan trọng trong đánh giá tình hình UT là tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong [104]. Tỷ lệ mới mắc UT chỉ có được từ những ghi nhận dựa vào quần thể [94]. Tỷ lệ tử vong do UT ở các Quốc gia đều dựa vào các thống kê tử vong theo nguyên nhân bệnh tật. Loại thống kê này có ở hầu hết các nước phát triển và một số các nước đang phát triển [20], [47], [69]. Tại một số quốc gia đang phát triển khác, các chứng nhận tử vong thường không có xác nhận của thầy thuốc về nguyên nhân tử vong [14]. Do đó, tại những nơi này không thể tính được tỷ lệ tử vong do UT hoặc những số liệu đưa ra thấp hơn nhiều so với thực tế [14], [19], [38], [48]. Tại Việt Nam, công tác PCUT cũng ngày càng được quan tâm, đặc biệt ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động PCUT đều tập trung vào các nội dung chính là nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, sàng lọc phát hiện bệnh sớm, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân UT [6], [8], [22], [25]. Các nghiên cứu về dịch tễ học UT còn Ýt được quan tâm. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn theo tuổi các loại ung thư 2 trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005. 2. Lập biểu đồ diễn tả xu hướng mắc bệnh ung thư tại Hà Nội. Chương 1 tổng quan 1.1. Ghi nhận ung thư 1.1.1. Định nghĩa bệnh ung thư Ung thư là bệnh lý của tế bào, vì một nguyên nhân nào đó có thể chỉ là một yếu tè, thậm chí một nhóm các yếu tố nguy kích thích hoặc làm rối loạn quá trình sinh sản của tế bào mà các tế bào trở nên sinh sản vô hạn độ không chịu sự kiểm soát của cơ thể, tế bào không chết theo chương trình định sẵn (appotosis) mà trở nên bất tử. Các tế bào này ác tính vì xâm lấn các mô lân cận đồng thời dễ dàng rời khỏi u nguyên phát theo đường bạch mạch, hệ thống tuần hoàn chung hoặc “nhảy dù” trong các khoang ảo để đến các cơ quan xa khác nhau tiếp tục phát sinh, phát triển. Cho đến nay người ta đã ghi nhận được trên 200 loại bệnh ung thư khác nhau. Về nguyên nhân thực sự vẫn chưa có một loại bệnh ung thư nào tìm được nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, có một số bệnh ung thư liên quan đến một số yếu tố tương đối khăng khít: ví dụ ung thư vòm mũi họng liên quan đến virus Epstain-Bar, ung thư cổ tử cung liên quan mật thiết đến virus gây u nhú ở người (HPV), ung thư dạ dày 1/3 dưới liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylory), 1/3 các ung thư khác liên quan đến thuốc lá và hút thuốc lá: ung thư phổi, ung thư tâm phình vị, ung thư tuỵ, ung thư tiền liệt tuyến [3], [10], [38], [39], [51]. 1.1.2. Định nghĩa Ghi nhận Ung thư 3 - Ghi nhận Ung thư (GNUT) là quá trình thu thập một cách có hệ thống và liên tục số liệu về tình hình mắc và đặc điểm của những loại ung thư được ghi nhận [17]. - Một cơ sở GNUT là cơ quan làm nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích và lý giải số liệu về những ca ung thư [17]. 1.1.2.1. Các loại hình ghi nhận Ghi nhận ung thư là một bộ phận của hệ thống thu nhận thông tin, lưu trữ, phân tích, phiên giải và báo cáo. Có hai loại ghi nhận ung thư: ghi nhận ung thư tại bệnh viện và ghi nhận ung thư tại quần thể. Ghi nhận ung thư tại bệnh viện là ghi nhận những trường hợp ung thư dựa trên bệnh án được điều trị và lưu giữ tại bệnh viện. Mục đích chính của ghi nhận ung thư tại bệnh viện là góp phần đánh giá được sự tiếp cận các thông tin chăm sóc điều trị bệnh nhân và kết quả điều trị. Nguồn số liệu sử dụng chính là từ hồ sơ bệnh án khám chữa bệnh. Những số liệu ghi nhận từ bệnh viện không cho phép đo lường được tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể vì nó không cho phép xác định được quần thể của những người bị ung thư đã có những bệnh nhân ung thư này [19]. Ghi nhận ung thư tại quần thể là thu thập được tất cả các trường hợp mới mắc ung thư trong một quần thể đã được xác định. Thường thường, quần thể mà các đối tượng ung thư sinh sống ở trong các vùng địa lý đặc biệt. Kết quả thường là trái ngược với kết quả ghi nhận tại bệnh viện, mục tiêu chính của ghi nhận ung thư này là thống kê được các trường hợp ung thư đã được xác định trong quần thể và cung cấp cho chóng ta cách tiếp cập và kiểm soát được tác động của ung thư rtong cộng đồng, vì vậy, nó có vai trò quan trọng dịch tễ học và y tế công cộng [19], [76], [78]. 4 1.1.3.2. Các điểm khác nhau cơ bản của hai loại hình ghi nhận chính [17] Ghi nhận bệnh viện Ghi nhận quần thể Mục đích Nghiên cứu lâm sàng và hoạt động của bệnh viện Nghiên cứu tình hình mắc của quần thể Bản chất Thu thập các ca trong một bệnh viện Thu thập các ca trong một quần thể xác định Nhất thiết phải hiểu biết về quần thể dân cư Không Có Vai trò đối với nghiên cứu lâm sàng Cung cấp thông tin khá đầy đủ Thử nghiệm lâm sàng Thông tin hạn chế Sống thêm Vai trò đối với nghiên cứu dịch tễ Tần xuất tương đối Không cho phép đánh giá tỷ lệ mắc. Tạo nguồn cho các nghiên cứu ca chứng. Tỷ lệ mắc và biến thiên theo thời gian, không gian nhằm đưa ra các giả thiết dịch tễ. Tạo nguồn cho các nghiên cứu ca chứng và nghiên cứu thuần tập. Ví dô Ghi nhận Bệnh viện của Bệnh viện K Ghi Nhận Ung Thư Hà Nội 1.1.3. Lịch sử ghi nhận ung thư Với một loạt các cố gắng ban đầu ở một số nước châu Âu đã cho phép ước lượng được số ca mới mắc và số ca hiện mắc ở trong quần thể ở những năm của thể kỷ thứ 18. Ở nước Đức việc ghi nhận ung thư đã bắt đầu từ năm 1900, ghi nhận tất cả các trường hợp bị ung thư đã được điều trị. Bộ câu hỏi đã gửi đến tận tay các thày thuốc lâm sàng để ghi lại tất cả các trường hợp ung thư vào ngày 15 tháng 10 năm 1900. Một bộ câu hỏi nh thế đã được thông qua vào giữa năm 1902 và 1908 ở Đức, Hungary, Iceland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Tuy nhiên, những cố gắng trong ghi 5 nhận ung thư đã không thành công, do sự không hợp tác của các thầy thuốc ở các bệnh viện. Một số nghiên cứu tương tự nh vậy đã được tiến hành ở Mỹ. Ghi nhận ung thư quần thể đầu tiên được thực hiện ở Hamburg (Đức) năm 1926. Ba nữ y tá đã đến các bệnh viện và các phòng khám ở thành phố đều đặn. Họ đã ghi lại tên của các bệnh nhân mới mắc ung thư và nhập số liệu vào phòng thống kê. Những số liệu này được so sánh một lần một tuần với nơi cấp giấy chứng tử. Một số ghi nhận quần thể khác cũng được thực hiện vào những năm trước năm 1955. Hiện nay, có hơn 200 tổ chức ghi nhận ung thư quần thể ở các nước và các vùng khác nhau trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% dân số thế giới, nhưng ghi nhận ung thư quần thể thực hiện nhiều ở các nước phát triển hơn các nước đang phát triển. Vả lại, ở các nước đang phát triển, việc ghi nhận ung thư thường chỉ thực hiện ở vùng thành thị, nơi mà việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất. Hệ thống ghi nhận ung thư quần thể thực hiện rộng rãi ở các nước nh Anh, Sø Wale, Scotland, các nước ở Bắc Âu, Canada, Óc, New Zealand, Israel, Cuba, Giambia. Đan Mạch là nước ghi nhận ung thư phủ khắp toàn quốc từ những năm 1942. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước, ghi nhận ung thư quần thể mới chỉ thực hiện được ở một tỷ lệ nhỏ (nh Colombia, Ên Độ, Ý, Mỹ). Một số ghi nhận đặc biệt chỉ ghi nhận ung thư ở những nhóm tuổi nhất định (ung thư trẻ em ở Oxford, Anh) hoặc vị trí đặc biệt (ung thư dạ dày ruột ở Dijon, Pháp). Và ghi nhận ung thư ở bệnh viện được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Hội ghi nhận ung thư thế giới (IACR) được thành lập từ năm 1966. Mục tiêu chính của Hội là phát triển và chuẩn hoá phương pháp thu thập thông tin qua ghi nhận. 6 1.1.4. Vai trò của Ghi nhận Ung thư * Trong dịch tễ học 1.1.4.1. Đánh giá gánh nặng bệnh ung thư trên cộng đồng - Đánh giá quy mô của bệnh ung thư: cung cấp số liệu về số trường hợp ung thư mới mắc trên cộng đồng. NÕu có số liệu về dân số có thể ước tính tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ tử vong và thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư trong cộng đồng đó [17]. - Phân tích các đặc điểm ung thư trong cộng đồng theo thời gian, các đặc điểm khác nhau giữa các nhóm dân cư (tuổi, giới tính, chủng tộc, đặc điểm kinh tế xã hội) [17], [88], [89], [91]. - Từ các số liệu của ghi nhận ung thư trên các quần thể riêng biệt có thể ước tính gánh nặng bệnh ung thư trong cộng đồng lớn hơn [17], [93]. 1.1.4.2. Đưa ra các giả thiết về nguyên nhân - Việc so sánh các ung thư theo thời gian và không gian là những thông tin quan trọng cho việc xây dựng các giả thiết về nguyên nhân đặc biệt là tìm hiểu vai trò các yếu tố sinh ung thư là cơ sở cho các hoạt động phòng ngừa [14]. - Sù so sánh theo không gian: Có thể là giữa các nước, giữa các vùng trên cùng một quốc gia, giữa các nhóm dân cư có đặc điểm khác nhau trong cùng quần thể (giới, tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc, hoàn cảnh kinh tế xã hội) [70]. - Nghiên cứu trên những nhóm người di cư là việc so sánh những cá thể có cùng nguồn gốc, sống ở những vùng khác nhau với những khoảng thời gian khác nhau. Các nghiên cứu này giúp Ých cho việc đánh giá vai trò riêng biệt của yếu tố di truyền và môi trường lên bệnh ung thư. Các nghiên cứu 7 cũng cho thấy khả năng có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách chỉ ra rằng nếu thay đổi môi trường sống thì nguy cơ mắc bệnh cũng thay đổi [17]. 8 1.1.4.3. Hỗ trợ cho các nghiên cứu dịch tễ học phân tích - Trong các nghiên cứu thuần tập: GNUT cung cấp các thông tin về số trường hợp ung thư xuất hiện trong các nhóm phơi nhiễm khác nhau [14]. - Trong các nghiên cứu bệnh chứng: GNUT là nguồn cung cấp ca cho các nghiên cứu bệnh chứng, đặc biệt trong các nghiên cứu dựa vào quần thể và cung cấp số liệu trong việc lập kế hoạch và đánh giá chất lượng của nghiên cứu [17]. - Trong các nghiên cứu tương quan hay nghiên cứu sinh thái học: Người ta so sánh tỷ lệ mắc ung thư trong các nhóm dân cư với số liệu về tình hình phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ của các nhóm dân cư đó. Các nhóm dân cư ở đây có thể là các quốc gia, các vùng khác nhau, các nghề nghiệp khác nhau [78]. 1.1.4.4. Hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng trong việc theo dõi sống thêm của các bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm  Trong chương trình phòng chống ung thư - PCUT bao gồm tất cả các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do ung thư. Các biện pháp đó bao gồm: phòng ngừa bước 1, sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị, phục hồi chức năng và chống đau/ chăm sóc triệu chứng. GNUT cung cấp số liệu về tỷ lệ mắc các ung thư trong cộng đồng để chọn các ưu tiên cho chương trình PCUT có hiệu quả. Các số liệu của GNUT cho phép dự báo tình hình và đặc điểm bệnh ung thư trong tương lai để các chương trình PCUT có thể điều chỉnh cho phù hợp [4], [26]. - Đánh giá hiệu quả của các chương trình phòng ngừa, ví dụ như Chương trình Phòng chống Tác hại Thuốc lá tác động lên bệnh ung thư phổi, 9 hay chương trình tiêm phòng viêm gan B tác động lên tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát như thế nào [28]. - Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc phát hiện sớm. Việc đánh giá này có thể thông qua các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học khác nhau: mô tả, phân tích, thử nghiệm có so sánh (kinh phí cao, không phù hợp với các nước nghèo) [1]. - Xu hướng bệnh ung thư theo thời gian sẽ cung cấp thông tin về hiệu quả của các chương trình sàng lọc lên tỷ lệ mắc/ chết do một loại UT [26]. - Các nghiên cứu phân tích (bệnh chứng, thuần tập) so sánh hiệu quả của việc sàng lọc/ không sàng lọc [26]. - Các chỉ số đánh giá khác: + Tỷ lệ mắc UT của quần thể trong thời gian sàng lọc. + Phân bè giai đoạn lâm sàng của các UT được phát hiện sớm trong quá trình sàng lọc. + Tỷ lệ mắc UT giai đoạn muộn so với trước sàng lọc [17].  Trong lập kế hoạch và giám sát công tác chăm sóc y tế - Hiểu biết xu thế bệnh UT cho phép dự báo tình hình bệnh trong tương lai, phục vụ cho việc lập kế hoạch đầu tư về chăm sóc y tế (giường bệnh, cán bộ) [1]. - GNUT cung cấp thông tin về cách thức và quá trình luân chuyển bệnh nhân trước khi đến được nơi điều trị. Những thông tin này cần thiết phải được xem xét trong quá trình xây dựng chương trình chẩn đoán sớm bệnh ung thư [6]. 1.2. Tình hình ung thư trên thế giới và việt nam 10 [...]... ung thư và 10.907 nữ giới, tỷ lệ mắc thô đối với nam là 94,4/100.000 và nữ là 111,0/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 117,4/100.000, nữ giới là 116/100.000 Những bệnh ung thư gặp nhiều nhất ở nam giới là ung thư phổi - phế quản, ung gan, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, lympho non-hodgkin, ung thư trực tràng; ở phụ nữ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư. .. có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư gan (95,7/100.000), ung thư phổi (44,0/100.000), ung thư dạ dày (37,8/100.000), ung thư thực quản (13,2/100.000), ung thư trực tràng (8,8/100.000); ở nữ là những bệnh ung 29 thư gan (29,6/100.000), ung thư dạ dày (19,0/100.000), ung thư phổi (11,6/100.000) và ung thư vú (10,0/100.000) Ở Thư ng Hải, tỷ lệ mắc thô của tất cả các ung thư ở nam là 308,2/100.000, nữ... những ung thư phổ biến nhất ở nam giới Ung thư vú, cổ tử cung và dạ dày là những ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam Có sự khác biệt lớn về tình hình ung thư giữa các vùng khác nhau, đặc biệt là ung thư gan và ung thư cổ tử cung là những ung thư gặp nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc, trong khi ung thư dạ dày và vòm họng lại gặp nhiều hơn ở miền Bắc Nhưng nếu chỉ dựa vào số liệu của hai ghi nhận (Hà Nội. .. thân tử cung, các ung thư này chiếm 60% tổng số ca ung thư mới mắc trong giai đoạn này Ung thư vú chiếm 29% tổng số các trường hợp mới mắc ung thư đã được chẩn đoán trong giai đoạn 2001 - 2005 Trong giai đoạn 2001 2005, tỷ lệ mới mắc chuẩn theo tuổi thế giới đối với ung thư vú là 134,2/100.000, phổi - phế quản là 63,3/100.000, đại/trực tràng là 48,4/100.000 và thân tử cung là 28,6/100.000 Các ung thư khác... 200,3/100.000 Những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất là ung thư phổi - phế quản khí quản (67,5/100.000), ung thư gan (35,0/100.000), ung thư đại tràng (23,5/100.000), ung thư mũi - họng (21,4/100.000), ung thư dạ dày (16,1/100.000), ung thư trực tràng (14,9/100.000), thực quản (11,7/100.000); ở nữ giới những ung thư mắc nhiều nhất là ung thư vú (36,2/100.000), ung thư phổi - phế quản -... kỳ này dân số phụ nữ tuổi từ 65 trở lên tăng từ 13% lên đến 19% và của nam giới từ 11% lên 16%, đồng thời các nguyên nhân tử vong do ung thư chiếm khoảng 1,5% sè ca tử vong trong toàn quốc Và theo ghi nhận, một số ung thư ở nam giới tăng hàng năm nh ung thư tiền liệt tuyến hàng năm tăng 7%, ung thư thận tăng 4%, ung thư hắc tố tăng 4%, ung thư hạch hệ thống tăng 2%; đối với nữ ung thư thận hàng năm... rất lâu Trong một nghiên cứu tiến hành trên 3.000 ca ung thư ở Viện Ung thư Hà Nội (nay là Bệnh viện K) năm 1950, các tác giả đã nhận thấy ung thư đường sinh dục chiếm tỷ lệ rất cao ở cả nam và nữ cũng như các ung thư khoang miệng, các ung thư có nguồn gốc từ bào thai và tế bào nuôi, trong khi những ung thư khác như ung thư phổi, đường tiết niệu và tiêu hoá, các ung thư có nguồn gốc phần mềm, xương,... giới là ung thư dương vật (13,6%), dạ dày (13,5%), vòm họng (12,6%), trong khi ở nữ giới đứng đầu là ung thư cổ tử cung (22,8%), tiếp đó là ung thư dạ dày (14,6%), vòm họng (4,8%) Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1976-1981 cho thấy loại ung thư gặp nhiều nhất ở nam giới là ung thư phổi, miệng, vòm họng, trong khi ở nữ giới là ung thư cổ tử cung, vú... chuẩn theo tuổi chung cho tất cả ung thư ở nam là 160,7/100.000 và ở nữ là 148,9/100.000 Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở cả hai giới: ở nam là 53/100.000 và ở nữ là 27,6/100.000 Đứng thứ hai sau ung thư phổi ở nam là ung gan (32,9/100.000), thứ ba là ung thư đại tràng (7,9/100.000) Ở nữ giới, sau ung thư phổi là ung thư cổ tử cung (22,3/100.000), ung thư vú (20,8/100.000), ung thư gan (14,7/100.000)... Và nhìn chung tỷ lệ mới mắc ung thư của năm 2003 thấp hơn so với năm 2002 Tuổi mắc ung thư được chẩn đoán ở Malaysia đối với nam là 59 tuổi, đối với nữ là 53 tuổi Có 5 ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em (0 - 14 tuổi), đó là bệnh bạch cầu cấp, ung thư não, u ác tính phympho, ung thư tổ chức liên kết và ung thư thận Ung thư ở nhóm tuổi trưởng thành (15 - 49 tuổi) gặp chủ yếu ở nam giới là ung thu mũi . [25]. Các nghiên cứu về dịch tễ học UT còn Ýt được quan tâm. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005 với các mục. loại ung thư 2 trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005. 2. Lập biểu đồ diễn tả xu hướng mắc bệnh ung thư tại Hà Nội. Chương 1 tổng quan 1.1. Ghi nhận ung thư 1.1.1. Định nghĩa bệnh ung thư Ung thư. năm tăng 7%, ung thư thận tăng 4%, ung thư hắc tố tăng 4%, ung thư hạch hệ thống tăng 2%; đối với nữ ung thư thận hàng năm tăng 4%, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi hàng năm mỗi

Ngày đăng: 13/01/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cung cấp thông tin khá đầy đủ

  • Thông tin hạn chế

  • Tần xuất tương đối

  • Tạo nguồn cho các nghiên cứu ca chứng.

  • Tỷ lệ mắc và biến thiên theo thời gian, không gian nhằm đưa ra các giả thiết dịch tễ.

  • Tạo nguồn cho các nghiên cứu ca chứng và nghiên cứu thuần tập.

  • Ví dô

  • Ghi nhận Bệnh viện của Bệnh viện K

  • Ghi Nhận Ung Thư Hà Nội

  • Các thông tin dân số và văn hoá:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan