xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh hải dương

13 831 2
xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn : TS. Triệu Thế Việt Năm bảo vệ: 2014 111 tr . Abstract. Để giải quyết các vấn đề được đặt ra, luận văn đã lần lượt làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa tâm linh và tuyến điểm du lịch. Luận văn đã đề cập đến các giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử và thực trạng khai thác giá trị của các di tích tiêu biểu đó vào hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Hải Dương. Chỉ ra được một số tuyến điểm có khả năng khai thác hoạt động du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời đã đưa ra được một số giải pháp khai thác hiệu quả tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Hải Dương. Keywords. Du lịch văn hóa tâm linh; Du lịch; Hải dương Content. 1.Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế của đất nước đã phát triển, sự nhận thức và trình độ dân trí của con người đã được nâng cao, việc đi du lịch là nhu cầu không thể thiếu, nó dường như đã trở thành một tiêu chí trong cuộc sống. Chính vì vậy du lịch ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích cho mỗi con người và mỗi quốc gia với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa… gần đây người ta hay nhắc tới một loại hình mới đó là loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Trên thế giới, từ lâu du lịch văn hóa tâm linh là một loại hình du lịch khá phát triển đặc biệt ở những quốc gia châu Á theo đạo Phật như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Ở Việt Nam loại hình du lịch văn hóa tâm linh này vẫn còn khá mới lạ tuy nhiên nó đã có sức thu hút mạnh. Trong những năm gần đây văn hóa tâm linh đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và được nhắc đến nhiều hơn. Văn hóa tâm linh được coi là một mặt của hoạt động văn hóa xã hội trong đời sống con người, nó được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang lại những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người. Loại hình du lịch văn hóa tâm linh mới đang dần thực sự được quan tâm đúng mực tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi trong vấn đề tâm linh này. Thông thường du lịch văn hóa tâm linh gắn với lịch sử dân tộc, gắn với đức tin và hướng thiện. Việc phát triển đúng hướng loại hình du lịch văn hóa tâm linh ngoài mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển còn mang lại nhiều giá trị truyền thống, những giá trị tinh thần, những giá trị lịch sử xã hội. Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực đồng bằng Bắc bộ, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hải Dương chứa đựng chiều sâu văn hóa lịch sử của một vùng đất thành Đông. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, giàu bản sắc văn hóa có thể khai thác, phát triển được nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch văn hóa nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch cuối tuần… Đặc biệt Hải Dương có tiềm năng khai thác một loại hình du mới đó là du lịch văn hóa tâm linh bởi hiện nay trên địa bàn tỉnh có số lượng di tích lịch sử, văn hóa tương đối lớn với hơn 1089 di tích lớn nhỏ, trong đó có hơn 175 di tích được xếp hạng quốc gia bao gồm: đền, chùa, đình, miếu, các văn chỉ, các di tích cách mạng… cùng với các lễ hội phong phú, đặc sắc mang đậm đà bản sắc dân tộc tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Văn miếu Mao Điền, khu di tích và danh thắng An Phụ- Kinh Môn, đền Tranh – Ninh Giang Gắn liền với các di tích và danh thắng ấy là tên tuổi của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam từ xa xưa như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, cùng với những nét đặc biệt trong tín ngưỡng, tôn giáo nơi đây. Thực tế các điểm du lịch văn hóa tâm linh của Hải Dương phát triển một cách đơn lẻ chưa có sự quy hoạch gắn kết với nhau tạo thành các tuyến điểm du lịch có giá trị hoạt động du lịch của Hải Dương lại chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh.Nói đến du lịch Hải Dương du khách mới chỉ thực sự biết đến hai di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia là Côn Sơn và Kiếp Bạc còn rất nhiều những di tích khác của tỉnh mới chỉ có số lượng ít du khách biết đến. Hình ảnh du lịch Hải Dương nhìn chung còn mờ nhạt, chưa thực sự tạo được dấu ấn và sự quan tâm trong lòng du khách bởi một số lí do như sau: - Sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa đặc sắc, còn đơn điệu. - Chất lượng nguồn khách chưa cao, thời gian lưu trú tại Hải Dương còn ngắn dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. - Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế về quy mô, hình thức và nội dung. - Phát triển du lịch chưa thực sự gắn với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên và chưa thực sự đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng… Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Hải Dương nói riêng và toàn tỉnh nói chung là làm thế nào để khách du lịch biết đến Hải Dương nhiều hơn, để hoạt động du lịch được phát triển nhiều hơn cũng như khai thác được tối đa các giá trị sinh thái, giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị tâm linh của các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa? Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài:“Xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Hải Dương” làm luận văn của mình, góp phần nhỏ bé vào trong việc phát triển du lịch tỉnh nhà trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về xây dựng tuyến điểm du lịch, du lịch văn hóa và du lịch văn hóa tâm linh, mục đích chính của đề tài là nghiên cứu xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh, thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của Hải Dương; Các giá trị của một số di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu và ý nghĩa tâm linh của các di tích để từ đó đề xuất một số tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh nhằm phát triển loại hình du lịch mới của tỉnh Hải Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tác giả tập trung đi vào nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về xây dựng tuyến điểm du lịch và du lịch văn hóa tâm linh - Tập trung phân tích, đánh giá các giá trị và ý nghĩa một số di tích tiêu biểu của tỉnh Hải Dương; hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh. - Đề xuất một số tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh và một số giải pháp xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hóa tâm linh. 3. Lược sử vấn đề nghiên cứu Về vấn đề văn hóa tâm linh gần đây cũng được nhiều tác giả chú ý quan tâm và nghiên cứu, trong đó nổi bật là cuốn sách “Văn hóa tâm linh” của tác giả Nguyễn Đăng Duy (2011), Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Trong cuốn sách này tác giả cũng đã đưa ra khái niệm về tâm linh, văn hóa tâm linh đồng thời tác giả cũng trình bày rõ về tâm linh trong mọi mặt của đời sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng làng xã, với tổ quốc giang sơn đất nước, trong văn hóa nghệ thuật, tâm linh với tín ngưỡng, tôn giáo và với mê tín dị đoan. GS - TS Cao Ngọc Lân – tác giả cuốn “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt”, trong cuốn sách này tác giả chủ yếu đề cập đến văn hóa tâm linh trong đời sống hàng ngày như nghi lễ thờ cúng trong gia đình; Phong tục lễ tết; Nghi lễ của cuộc đời; Nghi lễ ma chay cúng giỗ, cưới hỏi. Ngoài ra cuốn sách đã trình bày hơn 100 bài văn cúng để người đọc có thể tìm hiểu thêm về nghi lễ thờ cúng. Trong luận văn tốt nghiệp năm 2012 “Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang cũng đã đưa ra một số vấn đề lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh nói chung. Ngoài ra tác giả cũng nêu ra được thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội và một số giải pháp đối với hoạt động văn hóa tâm linh của người Hà Nội. Tuy nhiên tác giả cũng chưa đưa ra được các tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh của Hà Nội. Về tuyến điểm du lịch, Th.s Bùi Thị Hải Yến có cuốn sách “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”. Nội dung của cuốn sách giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đi sâu vào việc khai thác các tuyến điểm của các vùng du lịch trong cả nước. Luận văn tốt nghiệp của Phùng Thị Hằng năm 2008 là “Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở khu vực phía tây Hà Nội trong tiến trình hội nhập”, với đề tài này tác giả nghiên cứu chuyên sâu về khoa học địa lý với các phương pháp nghiên cứu thế mạnh như phương pháp bản đồ, phương pháp thang điểm tổng hợp, đề tài đã khoanh vùng nghiên cứu xây dựng tuyến điểm du lịch của tỉnh Hà Tây cũ. Ngoài ra phải kể đến luận văn tốt nghiệp năm 2012 “Xây dựng một số tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới” của Đinh Nhật Lê, với đề tài này tác giả cũng đã đưa ra được cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới. Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu việc xây dựng một số tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tuyến điểm đó. Đề tài cấp nhà nước về tuyến điểm du lịch phải kể đến đề tài khoa học cấp bộ của PGS.TS Phạm Trung Lương và nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát triển du lịch “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch”. Có thể nói đây là một đề tài nghiên cứu đạt được nhiều thành công, có tính ứng dụng cao, là cơ sở quan trong cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng về xây dựng các tuyến điểm du lịch. Nhìn chung đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa tâm linh và xây dựng tuyến điểm du lịch với những nội dung phong phú, đa dạng. Tuy nhiên về xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh còn là vấn đề khá mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thực trạng phát triển du lịch và tuyến điểm du lịch tỉnh Hải Dương, một số di tích tiêu biểu cùng với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Hải Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Nghiên cứu việc xây dựng tuyến điểm du lịch và hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu các giá trị văn hóa tâm linh của các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Hải Dương, chủ yếu là các di tích lịch sử văn hóa tập trung tại thị xã Chí Linh. * Về thời gian: - Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2006 – đến hết năm 2012. - Với các di tích: Nghiên cứu từ khi được hình thành đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin nhằm thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh nói chung, các nghi lễ, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam… thực trạng của các di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương (chủ yếu là các huyện, thị xã như Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng và Ninh Giang), các tài liệu phục vụ cho việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, các vấn đề về chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu các vấn đề về khai thác tuyến, điểm văn hóa tâm linh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương; các tài liệu có tính chất nghiên cứu khác như Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020. Dựa vào các nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm mục đích khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa tâm linh, đánh giá đúng tiềm năng và hiện trạng phát huy các giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng của tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất đưa ra một số tuyến, điểm du lịch phù hợp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Hải Dương. 5.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa Khảo sát và điều tra thực địa là một phương pháp quan sát để thu thập các thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, đây là một trong những phương pháp truyền thống, đặc trưng quan trọng nhất của ngành Địa lí học và Du lịch học. Để hoàn thành luận văn tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại các di tích trọng điểm có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Hải Dương cụ thể là khu danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, đền Sinh – đền Hóa, chùa Thanh Mai, cụm di tích đền Cao, Văn miếu Mao Điền, đền Tranh, đền Cao – An Phụ Thời gian khảo sát, thực địa vào mùa lễ hội của các di tích và tháng 7 dương lịch (tháng nghỉ hè và cũng là thời điểm các di tích thường vắng khách). Các hoạt động tác giả tiến hành khi đi khảo sát, điều tra thực địa là quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm tại các điểm cần nghiên cứu; Đồng thời tác giả đã tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các nhà quản lý các khu di tích và danh thắng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên (ban quản lí các di tích, phòng quản lí di sản - Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương), cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại (Phòng Nghiệp vụ du lịch- Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hải Dương). Việc khảo sát, điều tra thực địa giúp tác giả tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Ngoài ra còn giúp cho việc so sánh, đánh giá và kiểm tra độ chính xác của những tư liệu đã có, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lý số liệu trong phòng. 5.3. Phương pháp bản đồ - GIS Phương pháp này có mặt ngay từ khi Địa lý du lịch ra đời với tư cách như một khoa học. Bản đồ là một phương tiện không những phản ánh những đặc điểm về không gian, về nguồn tài nguyên, các luồng khách, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý cho phép kết hợp các thông tin với các đối tượng của bản đồ và tạo ra các mối quan hệ mới có thể được sử dụng cho nhiều mục đích ứng dụng như: đánh giá tài nguyên, xác định vị trí thuận lợi cho phát triển các tuyến du lịch, đánh giá các tác động đến môi trường. Từ quá trình nghiên cứu, tích luỹ thêm kiến thức về thực tế về các di tích ở Hải Dương tác giả dự kiến trong luận văn tác giả sẽ xây dựng 2 bản đồ tài nguyên nhân văn, tỉnh Hải Dương và bản đồ tuyến, điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Hải Dương thể hiện kết quả nghiên cứu. 5.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đưa ra các kết luận, kiến nghị và lựa chọn các phương án phát triển với những thông tin lượng hoá chính xác.Việc tranh thủ trao đổi ý kiến với lãnh đạo các cấp của địa phương nghiên cứu, các ngành - lĩnh vực có liên quan, cùng với đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu trong các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch, địa lí… Ngoài việc sử dụng các phương pháp trên vào quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp giải mã văn hóa (khi tiếp cận các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử), phương pháp miêu thuật để miêu tả, lại các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng và thuật lại diễn trình các lễ hội tiêu biểu. 6. Những đóng góp của luận văn - Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn về tuyến điểm du lịch, du lịch văn hóa và du lịch văn hóa tâm linh. - Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh và việc xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh ở Hải Dương. - Khẳng định vai trò, vị trí của các di tích trong đời sống cộng đồng cư dân Hải Dương. - Đề xuất một số tuyến điểm và một số giải pháp xây dựng, khai thác một cách có hiệu quả tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Hải Dương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh Chương 2: Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh và xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Hải Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh (1996), Lịch sử đảng bộ Chí Linh, Tập I. 3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh (2000), Lịch sử đảng bộ Chí Linh, Tập II. 4. Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Sao Đỏ (2003), Lịch sử đảng bộ và nhân dân thị trấn Sao Đỏ 5. Ban quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006), Hồ sơ khoa học khu di tích lịch sử Kiếp Bạc. 6. Ban quản lý Di tích Chu Văn An (2004), Hồ sơ khoa học khu di tích đền Chu Văn An 7. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2006), Đền Kiếp Bạc sự tích – truyền thuyết – giai thoại 8. Ban quản lý di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc (2003), Sự tích đức Thánh Trần 9. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2001), Côn Sơn sự tích và truyền thuyết 10. Bảo tàng Hải Dương, Hồ sơ khoa học khu di tích Kiếp Bạc, BQL Di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc. 11. Bảo tàng Hải Dương (1998), Hồ sơ khoa học khu di tích lịch sử và danh thắng Phượng Hoàng 12. Nguyễn Tuệ Chân (2012), Toàn tập giải thích các thủ ấn Phật giáo, NXB Tôn giáo 13. Chí Linh phong vật chí (1976), Tài liệu Thư viện Hải Dương 14. Nguyễn Thế Chỉnh (1995) - Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến điểm du lịch Nghệ An. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Địa lý - Địa chất, ĐHSPHN. 15. Hoàng Đạo Chúc (2009), Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, NXB Văn hóa thông tin 16. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia. 17. Danh nhân Việt Nam qua các đời (Thời Trần), Nxb. Hội nhà văn. 18. Nguyễn Đăng Duy (2011), Văn hóa tâm linh, NXB Văn Hóa thông tin 19. Nguyễn Đăng Duy (2004), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội) 20. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Hải Dương. 21. Tăng Bá Hoành (1999), Hải Dương di tích và danh thắng – tập 1, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hải Dương [...]... – Phượng Hoàng, NXB Chính trị quốc gia 39 Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Hải Dương di tích và danh thắng (tập 2), (2010) 40 Trần Duy Phương (2004), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, NXB Văn Hoá dân tộc 41 Văn Quảng, (2009), Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội, NXB Lao động 42 Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương, tập I, II, III Nxb Chính trị Quốc gia... Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 53 Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo hiện nay (tái bản lần thứ 3), Nhà xuất bản Chính trị - Quốc gia, Hà Nội 54 Viện nghiên cứu phát triển du lịch, (2004), Quy hoạch tổng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 55 Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục 56 Bachkhoatrithuc.vn... (2005), Nhập môn khoa học Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 44 Trần Ngọc Thêm, (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục 45 Trần Ngọc Thêm, (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 46 Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, Hà Nội) 47 Tổng cục Du lịch – Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, (2002), Non nước... Phật, NXB Hồng Đức 34 Nhiều tác giả (2011), Chu Văn An với di tích Phượng Hoàng, NXB Văn học 35 Nhiều tác giả (2008), Phượng Hoàng với nhà giáo Chu Văn An, NXB Văn hoá thông tin 36 Trần Xuân Sinh (2003), Thuyết Trần – sử nhà Trần, NXB Hải Phòng 37 Nguyễn Văn Sông (Sưu tầm và biên soạn), Chí Linh di tích lịch sử và danh thắng 38 Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Dương, Ban quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc,... giáo học nhập môn, NXB Tôn giáo, 2009, T33) 23 Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và truyền thông 24 GS-TS Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt (2013), NXB Lao động 25 Mạc Chấn Lương (2009), Tạc tượng phật và kiến trúc chùa, NXB Mỹ thuật 26 NXB Tư Pháp (2007) – Luật du lịch 27 Morgan Scot Peck M.D (Lê Công Đức dịch), (1980), Con đường chẳng... mấy ai đi- tập 2, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội 28 Vũ Ngọc Khánh (2012), Tục thờ Thánh – Mẫu ở Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin 29 Lê Phúc (2008), Côn Sơn những điều cần biết, NXB Lao động 30 Lê Phúc (2009), Sự tích bà chúa Sao Sa và Chí Linh bát cổ, NXB Văn học 31 Nguyễn Vinh Phúc, (2003), Du lịch Hà Nội và phụ cận, NXB Giao thông vận tải 32 Thuận Phước, (2011), Phong tục dân gian- Nghi lễ thờ mẫu,... tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, Hà Nội) 47 Tổng cục Du lịch – Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, (2002), Non nước Việt Nam 48 Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, Uỷ ban nhân dân huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định (2010), Phủ Quảng Cung trong hệ thống đạo Mẫu Việt Nam, NXB Tôn giáo 49 Chu Quang Trứ, (2012), Mỹ thuật Lý – Trần mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ Thuật . về du lịch văn hóa tâm linh và xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh Chương 2: Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh và xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Hải. xây dựng tuyến điểm du lịch, du lịch văn hóa và du lịch văn hóa tâm linh, mục đích chính của đề tài là nghiên cứu xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh, thực trạng hoạt động du lịch văn. luận văn - Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn về tuyến điểm du lịch, du lịch văn hóa và du lịch văn hóa tâm linh. - Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh và việc xây dựng

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan