thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ - thành phố hà nội

7 845 14
thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ - thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Ngô Thị Liên Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Tâm lý học Người hướng dẫn : TS. Đỗ Ngọc Khanh Năm bảo vệ: 2013 71 tr . Abstract. Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu. Tìm hiểu về khái niệm học sinh Trung học phổ thông (THPT) và đặc điểm tâm lý của học sinh THPT có liên quan đến rối loạn lo âu. Khảo sát thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh 4 trường THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời. Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Keywords.Rối loạn tinh thần; Lo âu; Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học trẻ em Content. 1. Lý do chọn đề tài Xã hội phát triển làm cho đời sống của con người ngày một tốt đẹp hơn, nhưng cũng phức tạp hơn. Con người phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình, các mối quan hệ v.v…chính những áp lực cuộc sống là những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, nó làm nảy sinh các vấn đề có liên quan đến căn nguyên tâm lý, trong đó có rối loạn lo âu. Lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con người khi họ gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Các nhà khoa học cho rằng có một chút (10%) lo âu là cần thiết cho một người bình thường. Nhưng vấn đề lại ở chỗ, không phải lúc nào người ta cũng có một chút lo âu, rất nhiều người lo âu đã trở nên thái quá và thành bệnh lí. Người mắc rối loạn lo âu có khó khăn trong việc thực hiện chức năng của mình, cuộc sống cá nhân của họ bị đảo lộn, họ mất ăn, mất ngủ, hay ăn không ngon, ngủ không yên, tâm thần bất an. Nghiên cứu thực nghiệm tác động cho thấy, có thể làm giảm mức độ rối loạn lo âu bằng những biện pháp hỗ trợ tâm lý thích hợp (biện pháp trị liệu hành vi - nhận thức của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh, trong luận văn “Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp”. Kết quả cho thấy các em đều giảm lo âu rõ rệt và có được công cụ để đương đầu với lo âu trong tương lai). Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em từ 4 đến 18 tuổi tương đối cao. Theo một báo cáo của Hoàng Cẩm Tú, ở hai phường Kim Liên và Trung Tự (Hà Nội) rối loạn lo âu - trầm cảm ở lứa tuổi 4 đến 18 chiếm 2,22% [10, tr.106]. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em tại khoa Tâm thần Viện Nhi chiếm 30% các rối loạn tâm thần, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi vị thành niên (75,29%) [17]. Khi nghiên cứu trên 600 học sinh trung học phổ thông chuyên Quảng Bình, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có RLLA chiếm 21,66 % [16, tr.59]. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí. Những thay đổi cơ thể ở lứa tuổi dậy thì gây ra cho các em không ít những vướng mắc, bận tâm. Các em quan tâm và lo lắng nhiều hơn đến các việc lớn trong gia đình, về các mối quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, các mối quan hệ xã hội khác. Hơn nữa, sự lo lắng của các em về học tập, về trường thi, khối thi, về tương lai đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm và suy nghĩ của các em. Việc nghiên cứu về lo âu nhất là các biểu hiện lo âu ở học sinh THPT là vô cùng cần thiết. Qua các nghiên cứu, các tác giả sẽ chỉ ra các biểu hiện đặc trưng ở học sinh có rối loạn lo âu từ đó các bậc phụ huynh dễ dàng nhận thấy rối loạn lo âu ở con em mình để hỗ trợ các em kịp thời. Song việc nghiên cứu theo hướng này lại chưa nhiều, chưa có các nghiên cứu điển hình. Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam của thành phố Hà Nội. Đây là khu vực tập trung nhiều trường THPT với số lượng học sinh rất lớn. Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề lo âu của học sinh THPT tại khu vực này còn khá mới mẻ. Vì thế tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội” để tìm hiểu thực trạng các biểu hiện lo âu của lứa tuổi học sinh THPT. Đồng thời, qua đây, chúng tôi có thể đưa ra được một vài khuyến nghị cho các ngành, các cấp và đặc biệt là với các bậc phụ huynh trong cách quan tâm, dạy dỗ con cái mình nhằm giảm thiểu nguy cơ rối loạn lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 240 học sinh THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện lo âu của học sinh THPT. 4. Giả thuyết khoa học - Tỉ lệ lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ là rất đáng kể. Tuy nhiên mức độ lo âu nghiêm trọng sẽ không chiếm phần nhiều. - Một số yếu tố như lớp học, giới tính, gia đình, nhà trường có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ học sinh mắc lo âu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu. - Tìm hiểu về khái niệm học sinh THPT và đặc điểm tâm lý của học sinh THPT có liên quan đến rối loạn lo âu - Khảo sát thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh 4 trường THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. - Chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời. - Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 6. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khách quan và chủ quan, tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. - Khách thể nghiên cứu: học sinh của 4 trường THPT trong huyện Chương Mỹ (60 học sinh ở mỗi trường. Tổng cộng là 240 em). 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu về các dạng lo âu, biểu hiện lo âu ở học sinh THPT. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn. - Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong một số tiết học ngoài giờ lên lớp, thể dục… để tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện lo âu ở các em. - Phương pháp làm trắc nghiệm tâm lý: Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Zung để chẩn đoán biểu hiện RLLA của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 và Excel để xử lý những kết quả thu được. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1 Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), Tác động của trị liệu Hành vi - Nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp, luận văn thạc sĩ tâm lý - Đại Học giáo dục, Đại Học Quốc gia Hà Nội. 2 Đặng Hoàng Hải (2010), Giáo trình bài giảng Dịch tễ học tâm thần. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, 3 Đinh Đăng Hòe (1997), Tập tài liệu tâm bệnh học. Nxb Y học. 4 Ngô Thanh Hồi và cộng sự (2007), Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện các vấn đề sức khoẻ tâm thần của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Hội thảo Quốc tế “Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) trẻ em ở Việt Nam”, Hà nội 13,14/12/2007. 5 Huỳnh Minh Như Hương (2013), Tâm Lý học đại cương – tài liệu giảng dạy, NXB Trường Đại Học Trà Vinh. 6 Lê Văn Hồng (chủ biên) (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb ĐHQGHN. 7 Nguyễn Công Khanh (2000), “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và khó khăn học đường”, Hội thảo Việt Pháp về tâm lý học Hà Nội. 8 Đặng Phương Kiệt, Tuổi vị thành niên: những vấn đề tâm lý xã hội (Tài liệu giảng dạy lớp Chuyên khoa Tâm lý lâm sàng của Trung tâm NT Hà Nội, lưu hành nội bộ) 9 Hoàng Khải Lập (2005), Giáo trình Dịch tễ học y học. Nhà xuất bản Y hoc. 10 Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, 2009, trang106-112. 11 Trần Viết Nghị (2009), “Stress và các rối loạn liên quan đến stress trong lâm sàng tâm thần học’’, “Rối loạn lo âu lan tỏa”, Bài giảng chuyên đề tâm thần học, Bộ môn tâm thần – Đại học Y Hà Nội 1,3,5. 12 Trần Viết Nghị (biên dịch) (2000), Cơ sở của lâm sang tâm thần học, Nxb Y học. 13 Trần Viết Nghị (chủ biên) (2003), Các rối loạn lo âu liên quan tới stress và điều trị học trong tâm thần. Nxb ĐH Y Hà Nội. 14 Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hướng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lí người. Nxb ĐHSP, Hà Nội, tr. 123. 15 Nguyễn Thị Nho (1999), Tâm lí học phát triển, Nxb ĐHQG Hà nội. 16 Nguyễn Hằng Phương (2008), “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”. luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội. 17 Hoàng Cẩm Tú (1997), “Một số nhận xét rối loạn lo âu trẻ em điều trị tại khoa tâm bệnh - Viện sức khỏe trẻ em”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em. 18 Nguyễn Minh Tuấn, (1995), Bệnh học tâm thành thực hành. Nxb Y học. 19 Nguyễn Hồng Thúy (2003), “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội. 20 Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh (2007) "Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cho trẻ em có rối loạn lo âu" Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Hà Nội. Nxb ĐHQG 21 Nguyễn Khắc Viện, (2001), Từ điểm tâm lí. Nxb VHTT. Tài liệu tham khảo tiếng anh: 22 Alan Kazdin, Encyclopedia of psychology Volume 3, Oxford University Press, 2000. 23 Andrew R. Getzfeld (2006), Essentials of Abnormal Psychology. John Wiley & Sons, Inc. Hoboken, New Jersey, USA. 24 Dan J.Stein (2003), Serotonergic neurocircuitry in mood and anxiety disorders, Taylor & Francis, USA, pp. 9,18-20. 25 DSM-IV TM (1996), Diagnostic Cristeria American psychiatric Association Washington DC. 26 Jitender Sareen et al (2005), “Anxiety Disorders Associated With Suicidal Ideation and Suicide Attempts in the National Comorbidity Survey”, The Journal of Nervous and Mental Disease • Volume 193, Number 7, July 2005, Lippincott Williams & Wilkins, USA. 27 Julie Schulz et al (2005), The Diagnosis and Treatment of Generalized Anxiety Disorder, Clinical Focus, Primary Psychiatry 2005. 28 Martin M. Antony (2002), Practictione’s guide to empirically based measures of anxiety, Kluwer Academic/Plenum Publishers, New York, pp. 186. 29 Mike Nichols (2008), Normal Worry vs Generalized Anxiety Disorder Helpguide.Org, August 12. 30 Peter Tyrer et al (2006), Generalised anxiety disorder, Lancet 2006; Department of Psychological Medicine, Division of Neuroscience & Mental Health, Imperial College, London W6 8RP, UK. 31 Vladan Starcevic (2010), Anxiety Disorders in Adults, Oxford University Press, 198 Madison Avenue, New York, 32 World health Organization (WHO) (1992), The ICD 10, Geneva. Tài liệu trên trang web: 33 http://en.wikipedia.org/wiki/Special:Search?search=THPT&go=Go 34 http://tintuconline.com.vn/vn/print/song/128474/Thái Hà . lựa chọn đề tài: Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội để tìm hiểu thực trạng các biểu hiện lo âu của lứa tuổi học sinh THPT. Đồng thời,. cơ rối lo n lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Trên. 240 học sinh THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện lo âu của học sinh THPT. 4. Giả thuyết khoa học - Tỉ lệ lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan