quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay

7 622 1
quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay Đặng Thị Kim Tuyến Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Tháp Năm bảo vệ: 2013 100 tr . Abstract. Cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. Các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. Keywords.Quản lý giáo dục; Giáo dục thường xuyên; Hoạt động đào tạo Content. 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu Đảng ta đã sớm thấy rõ vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, coi “Giáo dục- Đào tạo và Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Cùng với giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên) có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu để đi trước, đón đầu cho việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.”. Đồng thời phải “Phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện các nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề.” Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, là nơi chung sống của đồng bào nhiều dân tộc, kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mặt bằng dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Trong những năm vừa qua cùng với nỗ lực chung của toàn ngành, giáo dục thường xuyên đã không ngừng lớn mạnh, có những chuyển biến tích cực về chất, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động với hầu hết các trung tâm giáo dục thường xuyên trong đó có trung tâm giáo dục thường xuyên Cao Lộc đó là việc thực hiện chưa đúng và trúng nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên bởi hoạt động trọng tâm của Trung tâm chỉ là dạy chương trình GDTX cấp THPT còn các hoạt động khác hết sức nghèo nàn. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi quy mô các trường trung học phổ thông trên và ngoài địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, có đủ điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập của hầu hết học sinh trong độ tuổi. Trong khi đó trình độ dân trí chưa đủ để đáp ứng những đòi hỏi về nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay. Bởi lẽ đó mà mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp, nhiều khu vực còn chìm trong nghèo nàn, lạc hậu. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho mọi người có một cái nghề trong tay để giúp họ tiếp cận gần hơn với cơ hội tự tạo và tìm kiếm công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống trong khi trung tâm mới chỉ chú trọng vào dạy bổ túc văn hoá. Chính câu hỏi này đã thôi thúc tôi đi tìm hướng phát triển phù hợp hơn và đúng chức năng, nhiệm vụ hơn cho trung tâm giáo dục thường xuyên Cao Lộc qua đề tài: “Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay.” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực trạng về giáo dục và đào tạo ở trung tâm GDTX Cao Lộc - Lạng Sơn, đề xuất và vận dụng các biện pháp nhằm quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm Giáo dục Thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX. 3.2. Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. 3.3. Các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Việc đề xuất và thực thi từng bước các biện pháp quản lý trên cơ sở khoa học quản lý giáo dục hiện đại, phù hợp với thực tiễn địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về không gian: trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. 6.2. Về thời gian: Từ năm học 2008-2009 đến nay. 6.3. Về nội dung: Công tác quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn của Giám đốc Trung tâm. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hoá các tri thức về việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp phù hợp với thực tế và có tính khả thi góp phần thực hiện có hiệu quả việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. 8. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nhóm các phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu lý luận và pháp lý về GDTX để xác định các khái niệm công cụ và hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX Cao Lộc, nhằm có những thông tin thực tế để đánh giá đúng thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Báo cáo sơ kết học kỳ; Báo cáo tổng kết năm học; Kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường; Kế hoạch nhiệm vụ năm học; Kế hoạch hoạt động ngoài giờ , nhằm nắm bắt được thực tế về các sản phẩm hoạt động của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX Cao Lộc. 8.2.3. Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến CBQL thuộc sở Giáo dục - Đào tạo; giáo viên và CBQL của trung tâm GDTX Cao Lộc nhằm thu thập các số liệu thực tế để đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc. 8.2.4. Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý để xem xét, nhìn nhận, trên cơ sở đó rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. 8.2.5. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện với đội ngũ giáo viên giỏi và các CBQLGD có kinh nghiệm về vấn đề quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp này được sử dụng nhằm hỗ trợ cho cho phương pháp điều tra và phương pháp chuyên gia. 8.3. Nhóm phương pháp bổ trợ Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu đã thu được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học và những nhận xét mang tính khái quát. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX. Chương 2: Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. Chương 3: Biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/1/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ GDTX (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Giáo dục thường xuyên. Nxb Giáo dục Việt Nam 3. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI. 6. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Bá Lãm - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. 7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội . 8. Jacques Delor, Học tập, một kho báu tiềm ẩn. Người dịch Trịnh Đức Thắng. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2002. 9. Phạm Tất Dong, Giáo dục thường xuyên trong xã hội học tập. Website Unescovietnam.vn. 10. Phạm Tất Dong (2000), Xây dựng xã hội học tập- một cuộc cách mạng về giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học và kỹ thuật. 12. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam. 13. Nguyễn Công Giáp (1996), Giáo dục thường xuyên - Hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội. 14. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia. 15. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam. 16. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo. 17. Hà Nhật Thăng - Trần Hữu Hoan (2011), Xu thế phát triển giáo dục. Giáo trình đào tạo thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Tài liệu Hội nghị câu lạc bộ Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố. Điện Biên Phủ, ngày 17/3/2013. 19. Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Giáo dục học 20. Thư viện UNESCO Việt Nam, Hợp tuyển tạp chí thông tin, số kỉ niệm 40 năm UNESCO Paris, 6/1986. 21. UNESCO, Hội thảo “Chương trình giáo dục cho mọi người ở Châu Á-Thái Bình Dương”, Australia tháng 11/1987. 22. Viện Khoa học Giáo dục (2001), Giáo dục thường xuyên, thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam. . lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. 3.3. Các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. . xuyên (GDTX). Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. Các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn. vụ hơn cho trung tâm giáo dục thường xuyên Cao Lộc qua đề tài: Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay. ” 2. Mục

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan