minh bạch trong wto và việc thực thi của việt nam

11 363 0
minh bạch trong wto và việc thực thi của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam Nguyễn Văn Huê Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Người hướng dẫn : TS. Trần Văn Thắng Năm bảo vệ: 2013 116 tr . Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về WTO và các quy định về minh bạch. Nghiên cứu quá trình đàm phán gia nhập WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch khi gia nhập WTO. Trình bày việc thực thi các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ minh bạch của Việt Nam trong WTO Keywords. Luật Quốc tế; Tổ chức thương mại thế giới; Pháp luật Việt Nam; Luật thương mại Content. 1. Sự cần thiết của đề tài Minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách pháp luật là yêu cầu đòi hỏi tự thân của nhà nước pháp quyền, là mục tiêu hướng tới của các nhà nước dân chủ, là điều kiện quan trọng đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong những giai đoạn khác nhau, yêu cầu về minh bạch có những đòi hỏi khác nhau về nội dung, mức độ, phạm vi và trách nhiệm. Ban đầu, yêu cầu về minh bạch được xem là việc đòi hỏi nhà nước phải đăng tải công khai, nhanh chóng, đầy đủ các văn bản pháp luật trên các ấn phẩm chính thức (trừ những văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước). Tiếp đó, yêu cầu về minh bạch đặt ra là phải đăng tải công khai các dự thảo văn bản pháp luật trên các tạp chí chính thức, tạo điều kiện cho công chúng có thể tiếp cận, tham gia, bình luận, góp ý kiến. Cao hơn nữa là phải đảm bảo để hệ thống pháp luật ổn định, rõ ràng, dễ dự đoán và phải minh bạch quá trình thực thi pháp luật. Đó là những mức độ khác nhau trong từng giai đoạn, thời kỳ về yêu cầu minh bạch. Ngày nay, toàn cầu hóa đã trở lên mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã hội nhập ở mức độ khác nhau vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Yêu cầu về minh bạch trong việc xây dựng và thực thi chính sách thương mại không còn chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà đòi hỏi phải mở rộng ra phạm vi thế giới, khu vực nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế. Với mục tiêu chung đó, các nhà nước đã cam kết minh bạch quá trình ban hành và thực thi chính sách pháp luật để các bên tham gia cũng như các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường, cạnh tranh bình đẳng. Minh bạch trong việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật dần trở thành ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia là thành viên của một số tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế. Được thành lập năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 (GATT 1947), với số lượng thành viên hiện nay là 154 quốc gia, vùng lãnh thổ (tính đến tháng 05 năm 2012), Tổ chức thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Với mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế, trên cơ sở thỏa thuận của các thành viên, WTO đòi hỏi mỗi thành viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về minh bạch trong ban hành và thực thi chính sách pháp luật có liên quan hoặc tác động đến thương mại nhằm hạn chế sự bất bình đẳng về điều kiện kinh doanh và tránh rủi ro cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động ngoại thương. Minh bạch trong việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật là nguyên tắc quan trọng của WTO và là một trong những đòi hỏi hàng đầu đối với bất cứ quốc gia nào muốn gia nhập. Đối với nước ta, việc nghiên cứu các quy định của WTO về minh bạch đã được đặt ra từ khá sớm, khi chúng ta chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập Tổ chức này. Suốt trong gần 12 năm, kể từ khi nộp đơn xin gia nhập đến khi được kết nạp, trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã nỗ lực trong cả hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật về thương mại, nhằm đáp ứng các yêu cầu về minh bạch của WTO. Cùng với sự nỗ lực chung trên mọi lĩnh vực, những nỗ lực của Việt Nam về minh bạch đã được các nước thành viên WTO thừa nhận bằng việc nhất trí để Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức này. Tuy nhiên, khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, với việc cam kết thực hiện “trọn gói” các quy định của WTO về minh bạch, nước ta còn cần phải tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình thực hiện các quy định và cam kết về vấn đề này. Trong đó, có thể thấy một số yêu cầu, như: phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, ổn định, dễ dự đoán, từng bước loại bỏ các rào cản thương mại, đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO; thường xuyên rà soát chính sách pháp luật thương mại; thực hiện có hiệu quả cơ chế đăng tải công khai hệ thống pháp luật; thực hiện nghĩa vụ thông báo; xây dựng mạng lưới thông tin, giải đáp chính sách pháp luật thương mại theo yêu cầu của WTO; và, đảm bảo minh bạch quá trình thực thi pháp luật (như: hoàn thiện bộ máy hành chính trong sạch, hệ thống tòa án độc lập, công bằng, đảm bảo thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước minh bạch, không tạo ra những bất bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác),… Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội; song, cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn trên nhiều mặt đối với nước ta mà một trong những thách thức đã được Chính phủ chỉ ra là: Yêu cầu cao về minh bạch của WTO sẽ đặt ra thách thức lớn cho nền hành chính quốc gia. Nền hành chính quốc gia sẽ phải thay đổi theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi công dân và doanh nghiệp, lấy công dân và doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ, khắc phục toàn bộ các biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy, sẽ không thể tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng đem lại [13]. Nhận định trên chỉ ra rằng, song song với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ trong nước nhằm đáp ứng, thích nghi với luật chơi chung của các tổ chức quốc tế. Đây là công việc đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ, nếu không sẽ khó vượt qua được những thách thức to lớn của quá trình toàn cầu hoá. Và, điều chắc chắn là sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu do quá trình hội nhập mang lại, không thể thu được những kết quả như mong muốn. Nhận định trên hết sức đúng đối với nền hành chính nước ta đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi, còn nhiều hạn chế, yếu kém. Thực tế thương mại quốc tế thời gian qua đã có một số vụ kiện giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO liên quan đến minh bạch chính sách pháp luật. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu các quy định của WTO về minh bạch có ý nghĩa về mặt thực tế, hạn chế tối đa những tranh chấp tương tự như đã nêu. Hơn nữa, một trong vấn đề luôn được các quốc gia đề cập khi xem xét để công nhận nền kinh tế của một quốc gia khác có phải là thị trường hay không là yếu tố minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách. Cho đến nay, mới có 28 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường [28]. Đây là con số còn rất khiêm tốn mà chúng ta cần phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, tiến tới để tất cả các nước công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường. Việc chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường có nhiều bất lợi cho ta khi doanh nghiệp nước ngoài kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu của ta vào thị trường đó hay các vụ kiện của các bên về chống trợ cấp, Những lý do trên đây cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu các nội dung về minh bạch trong WTO nhằm góp phần đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và kiến nghị biện pháp thực hiện, là hết sức cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế của nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Minh bạch là yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại. Quá trình nghiên cứu về minh bạch trên thế giới gắn liền với quá trình đàm phán, thỏa thuận, xây dựng các thiết chế thương mại quốc tế và khu vực. Vì vậy, có thể nói, đây là vấn đề không mới về khái niệm. Tuy nhiên, nó lại có nội hàm không giống nhau đối với từng thiết chế, tổ chức thương mại quốc tế. Nói cách khác, cũng là nghĩa vụ về minh bạch nhưng mỗi một thiết chế lại có những yêu cầu cụ thể đối với vấn đề này. Và, theo lộ trình, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thương mại quốc tế, các quốc gia có thể tiếp tục đàm phán, thoả thuận để thực hiện sâu hơn trách nhiệm về minh bạch. Có thể thấy rõ hơn điều này trong vòng đàm phán Doha đang diễn ra. Trong vòng đàm phán này, mặc dù không phải là vấn đề đàm phán độc lập nhưng minh bạch được đề cập trong nhiều lĩnh vực như: mua sắm chính phủ, trợ cấp,… Tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ, vấn đề minh bạch được đặt ra và đã được nghiên cứu từ khá sớm và gắn liền với quá trình đàm phán, thúc đẩy tự do hóa thương mại trong các diễn đàn khác nhau. Chính vì vậy, cho đến nay, vấn đề này thường được nghiên cứu dưới góc độ sâu hơn: đảm bảo minh bạch quá trình thực thi pháp luật trong điều kiện hội nhập quốc tế, đặc biệt là những vấn đề ít có sự minh bạch nhất, như trợ cấp, mua sắm chính phủ. Đối với nước ta, minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật là chủ trương lớn của Nhà nước ta trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập kinh tế quốc tế. Minh bạch vừa được xem là yêu cầu của quá trình hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, vừa là yêu cầu tự thân của quá trình chuyển đổi một cách căn bản nền kinh tế và những cải cách tương ứng đối với bộ phận kiến trúc thượng tầng. Có thể nói, cam kết của Việt Nam về minh bạch trong quá trình gia nhập WTO phù hợp với xu thế chung của quá trình phát triển của nước ta. Minh bạch, nếu hiểu theo nghĩa thực thi cam kết của WTO thì thấy dường như nó mang tính bị động, nhưng nếu hiểu theo nghĩa là yêu cầu tự thân của quá trình phát triển thì rõ ràng nó mang tính chủ động. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề thực thi các cam kết của WTO về minh bạch không nên dừng lại ở nghĩa thứ nhất. Trong thời gian qua, vấn đề minh bạch đã được nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, cả theo những yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, cả theo những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng trong thời gian qua, một số dự án nước ngoài đã hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ sở cho việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hoặc tổ chức các hội thảo chuyên đề về minh bạch, như Dự án Star Hoa Kỳ đã hỗ trợ xây dựng phần mềm Công báo điện tử ở Văn phòng Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cộng đồng Châu Âu hỗ trợ xây dựng mạng lưới hỏi đáp chính sách về hàng rào kỹ thuật (TBT) và rà soát chính sách pháp luật; Vì thế, những khía cạnh cụ thể của vấn đề minh bạch đã được đề cập, nghiên cứu; trong đó, có một số bài viết liên quan trong các hội thảo, tọa đàm. Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào từng khía cạnh của vấn đề minh bạch, ví dụ: có nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề lấy ý kiến các dự thảo văn bản, có nghiên cứu tập trung vào việc đăng tải công khai các văn bản pháp luật, có nghiên cứu tập trung vào vấn đề rà soát, pháp điển hóa các quy định về thương mại. Ngoài ra, có một số ít bài viết đề cập toàn bộ các khía cạnh của vấn đề minh bạch nhưng những bài viết này chưa có những đánh giá cụ thể về quá trình thực thi và chưa đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc thực hiện,… Ví dụ như: - Bài “Giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO và các yêu cầu về tính minh bạch, công khai chính sách và pháp luật thương mại” của tác gủa Đặng Hoàng Oanh, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Tư pháp, 2006 - Bài “Quy định về minh bạch hóa trong quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu của WTO” của tác giả Nguyễn Minh Quân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về hội nhập quốc tế, năm 2007. Nhìn chung, có thể nói, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này và mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành trong quá trình thực hiện. 3. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích các quy định của WTO, cam kết của Việt Nam về minh bạch, đề tài tập trung làm rõ hơn kết quả đã đạt được, những tổn tại, hạn chế và kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn yêu cầu minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách thương mại ở nước ta đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh,… để làm rõ các luận điểm khoa học và yêu cầu thực tiễn được đề cập. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp thực thi các nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của WTO. 5. Nội dung chính của Luận văn Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1. WTO và các quy định về minh bạch. Chương 2. Quá trình đàm phán gia nhập WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch. Chương 3. Thực thi các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp (1998), Thông tin khoa học pháp lý tháng 11-1998, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2008), Hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 3. Chính phủ, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế 4. Chính phủ, Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 về Công báo. 5. Chính phủ, Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. 6. Chính phủ, Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2004 về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Chính phủ, Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002. 8. Chính phủ, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 9. Chính phủ, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 10. Chính phủ, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. 11. Chính phủ, Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 12. Chính phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. 13. Chính phủ, Tờ trình số 150/TTr-CP ngày 06 tháng 11 năm 2006 về việc Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO. 14. Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Về pháp luật tự vệ của Việt Nam và WTO, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. 15. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 16. Đại hoc Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 22. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 23. http://www.mpi.gov.vn 24. http://www.mof.gov.vn 25. http://www.chinhphu.vn 26. http://www.moj.gov.vn 27. http://www.nciec.gov.vn 28. http://www.trungtamwto.vn 29. Quốc hội, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 30. Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. 31. Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. 32. Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 33. Quốc hội, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. 34. Quốc hội, Luật Sở hữu trí tuệ. 35. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. 36. Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ (2001). 37. Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội (2001). 38. Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002). 39. Quốc hội, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (2002). 40. Quốc hội, Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. 41. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 144/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 về việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động mạng lưới thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. 42. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007- 2010 (Gọi tắt là Đề án 30). 43. Văn phòng Chính phủ (2009), Tài liệu hội thảo về Pháp điển hóa và rà soát pháp luật. 44. Văn phòng chính phủ, Báo cáo số 888/BC-VPCP ngày 06 tháng 02 năm 2011 đánh giá kết quả thực hiện Đề án 30 về Kiểm soát thủ tục hành chính. 45. Võ Trí Thành, Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết của WTO và ASEAN (2012), Hội nhập kinh tế quốc tế và những thay đổi thể chế, Tài liệu hội thảo 2012. 46. WTO, Hiệp định về Mua sắm Chính phủ. [...]...47 WTO, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO 48 WTO, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 49 WTO, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) 50 WTO, Hiệp định Nông nghiệp 51 WTO, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế 52 WTO, Hiệp định về Áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật 53 WTO, Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 54 WTO, ... vệ 55 WTO, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 56 WTO, Hiệp định về Chống bán phá giá 57 WTO, Hiệp định về Cơ chế rà soát chính sách thương mại 58 WTO, Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI) 59 WTO, Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại 60 WTO, Hiệp định về Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU)... thương mại 60 WTO, Hiệp định về Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU) 61 WTO, Hiệp định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa 62 WTO, Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu 63 WTO, Hiệp định về Thương mại máy bay dân dụng 64 WTO, Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 65 WTO, Hiệp định về Xác định trị giá tính thuế hải quan . luận và thực tiễn về WTO và các quy định về minh bạch. Nghiên cứu quá trình đàm phán gia nhập WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch khi gia nhập WTO. Trình bày việc thực thi các quy định của. việc thực thi các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ minh bạch của Việt Nam trong WTO Keywords. Luật Quốc tế;. quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này và mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành trong quá

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan