giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh

127 775 0
giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân, Khoa Triết học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ khóa học. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các phòng ban Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ khóa học. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Cụm từ viết tắt Diễn giải CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐC Đối chứng ĐNGV Đội ngũ giảng viên GDĐĐ Giáo dục đạo đức GV Giảng viên GS Giáo sư HCM Hồ Chí Minh PPDH Phương pháp dạy học PGS Phó giáo sư NXB Nhà xuất bản SL Số lượng STT Số thứ tự SV Sinh viên TL Tỷ lệ TN Thực nghiệm TT Tư tưởng TTHCM Tư tưởng Hồ Chí Minh TS Tiến sỹ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Kết cấu của luận văn 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 9 1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 9 1.1.1. Đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 9 1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên 19 1.1.3. Vai trò của dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên 22 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 26 1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc 26 1.2.2. Thực trạng và sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 28 1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 32 Kết luận chương 1 39 Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 40 2.1. Kế hoạch thực nghiệm 40 2.1.1. Mục đích thực nghiệm 40 2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm 40 2.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng 40 2.1.4. Nội dung thực nghiệm 41 2.2. Các bước tiến hành thực nghiệm 41 2.2.1. Khảo sát trước thực nghiệm 41 2.2.2. Thiết kế các bài giảng thực nghiệm 44 2.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm 66 2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 66 2.3.1. Kết quả sau khi dạy thực nghiệm 66 2.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 69 Kết luận chương 2 70 Chƣơng 3: QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 72 3.1. Quy trình thực hiện 72 3.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng 72 3.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp 78 3.1.3. Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên 81 3.2. Điều kiện thực hiện 84 3.2.1. Điều kiện thực hiện đối với giảng viên 84 3.2.2. Điều kiện thực hiện đối với sinh viên 87 3.2.3. Điều kiện thực hiện đối với Nhà trường và các cấp quản lý 88 3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Trường Đại học 89 3.3.1. Nâng cao nhận thức của Nhà trường, của ngành Giáo dục - Đào tạo và của toàn xã hội đối với bộ môn TTHCM và việc giáo dục đạo đức 89 3.3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của sinh viên 90 3.3.3. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình dạy và học 91 3.3.4. Cần kết hợp với các tổ chức khác để giáo dục đạo đức cho sinh viên . 92 Kết luận chương 3 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2 lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [32, 185]. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [510, 39]. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu và khẳng định mình. Song tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của một bộ phận thanh niên, trong đó có sinh viên. Trong các Trường Đại học nói chung, Trường Đại học Tây Bắc nói riêng đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp… Đây là những biểu hiện không thể coi thường. Vì vậy, giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên, trong đó có sinh viên, là một vấn đề quan trọng trong chiến lược con 2 người của Đảng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật nhất là trong thế hệ trẻ” [23, 126] Nhận thức được vấn đề trên, Trường Đại học Tây Bắc đã chú trọng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua một số môn học và các phong trào hành động cách mạng của thanh niên. Tiêu biểu là các phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, gây quỹ từ thiện, ủng hộ người nghèo… Giáo dục đạo đức cho sinh viên chủ yếu được lồng ghép trong chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng sinh viên chuyên ngành Lý luận Chính trị được học thêm môn Đạo đức học và SV chuyên ngành Văn - GDCD được học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức. Trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, có thuận lợi cơ bản đây là môn học có nội dung bổ ích, gần gũi, dễ hiểu. Tuy nhiên, khó khăn trong dạy học môn học này ở Trường Đại học Tây Bắc cũng không ít. Hiện nay, đội ngũ giảng viên dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh còn thiếu, đa phần là giảng viên trẻ nên chưa nhiều kinh nghiệm, lại phải dạy quá nhiều giờ nên có ít thời gian nghiên cứu khoa học, chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp. Thêm vào đó đội ngũ giảng viên đa phần còn hạn chế về ngoại ngữ, nắm bắt các phương tiện giáo dục hiện đại… nên ít áp dụng phương pháp mới mà chủ yếu là cách dạy truyền thống, giảng viên đọc, sinh viên ghi, không nghiên cứu tài liệu trước. Nội dung phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” giáo trình trình bày bố cục rất ngắn gọn, rõ ràng nhưng còn nặng về lý luận mà chưa gắn với thực tiễn nên với cách dạy học truyền thống hiện đang được áp dụng thì không kích thích được tính tích cực của sinh viên dẫn đến kết quả là sinh viên chưa liên hệ được nhiều với cuộc sống của bản thân các em và tác dụng giáo dục đạo đức cho sinh viên chưa cao. 3 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng xây dựng quy trình, tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy học môn TTHCM rất cần thiết, nên tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh”, làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu Đạo đức và các biện pháp giáo dục đạo đức là những vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đã có rất nhiều công trình, sách báo, bài viết nghiên cứu đề cập đến. Cách tiếp cận vấn đề này cũng ở các góc độ khác nhau. Trên thế giới: Nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức đã được các nhà sư phạm quan tâm từ rất sớm. Khổng Tử (551-479 TCN), người sáng lập ra Nho giáo, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc cổ đại đã nghiên cứu về con người, về đạo đức. Ông hướng triết học của mình vào mục đích tối thượng là GDĐĐ cho con người: “cũng như viên ngọc dù nó là một sản vật quý hiếm nhưng cũng phải mài dũa thì mới trở thành đồ dùng có giá trị. Con người nếu không được giáo dục thì cũng không biết được đạo lí làm người” (Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo) [7, 11]. Theo ông, người quân tử phải là người có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà xã hội (nhà vua và triều đình phong kiến) phải chú trọng giáo dục những đức tính đó cho con người. Thông qua những nguyên tắc chặt chẽ trong mọi quan hệ xã hội, đạo đức Nho giáo có sức sống lâu dài cả hàng ngàn năm lịch sử. Theo giáo sư Vũ Khiêu thì: “Xưa nay chưa có một học thuyết đạo đức nào lại có tác dụng lâu bền như thế” [71, 26]. Phật giáo không đề cập đến khái niệm đạo đức, song triết thuyết Phật giáo hướng con người đến việc tu thân, tích đức, diệt khổ nhằm đạt đến trạng thái niết bàn, hạnh phúc. Triết lí nhân sinh của Phật giáo thể hiện qua thuyết “Tứ diệu đế” (4 nỗi khổ) gồm khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Trong đó, đạo đế chủ yếu đề cập đến con đường tu hành để hoàn thiện đạo đức cá nhân. Phật 4 giáo đưa ra tám con đường chân chính để tu thân gọi là “Bát chính đạo”, bao gồm: chính kiến (hiểu tứ diệu đế); chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn); chính ngữ (nói năng đúng đắn); chính nghiệp (giữ nghiệp đúng đắn); chính mệnh (giữ ngăn dục vọng đúng đắn); chính tinh tiến (nỗ lực đúng đắn); chính niệm (tâm niệm vững chắc); chính định (kiên định, tư tưởng tập trung cao độ). Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra năm điều răn để giúp con người giữ mình: không sát sinh (bất sát); không tà dâm (bất dâm); không nói dối (bất vọng ngữ); không uống rượu (bất ẩm tửu); không trộm cướp (bất đạo chích). Ở phương Tây, từ rất sớm các nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức cũng đã được đề cập đến, đặc biệt là trong giai đoạn cận đại và hiện đại, tiêu biểu như Cômenxky (1592-1670) nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp khắc (cũ), đã bằng cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng. Đóng góp lớn của ông cho nhân loại chính là tấm gương về đạo đức của cuộc đời mình và những phương pháp giáo dục đạo đức cho người thầy giáo mà ông đã khẳng định: “Nếu anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy” [9, 85]. A.X Makarenco (1888-1939) nhà giáo dục vĩ đại người Nga, trong tác phẩm “Bài ca sư phạm” và các tác phẩm khác, ông đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức, của biện pháp giáo dục đúng đắn. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của một nền giáo dục sớm đề cao uy quyền và dựa vào sự nêu gương. Nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể của ông được nhiều nhà sư phạm trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua chú ý và đã áp dụng thành công trong công tác giáo dục của mình. Trong nước: sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức. Bác đánh giá cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách của con người: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Một số tác giả cũng nghiên cứu giáo dục đạo đức ở các góc độ khác nhau: 5 Nguyễn Minh Đức nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lí – giáo dục học của giáo dục đạo đức. Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức. Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lí học để khảo sát hành vi và hoạt động; nghiên cứu đạo đức, thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọng nhất để đạt được chất lượng giáo dục. Nguyễn Nghĩa Dân đã nghiên cứu và đánh giá cao phương pháp dạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân bằng hành động, kết hợp giữa học với hành, cũng như coi trọng việc tự học, trong cuốn: “Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân”. Tác giả Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương tập trung tới việc GDĐĐ mới cho HS phổ thông trong cuốn “Đạo đức học”. Theo tác giả: “Đạo đức là một hình thái ý thức thường xuyên biến đổi, thường xuyên có những yếu tố mới nảy sinh và phát triển cùng với các điều kiện kinh tế, vật chất của xã hội. Theo quan điểm đó thì đạo đức trong gia đình, đạo đức trong học tập, trong tình bạn, tình yêu…cũng có những nội dung mới” [10, 76]. Tác giả Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ đề cập đến ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho công dân trong giai đoạn mới hiện nay, cũng như các hình thức giáo dục đạo đức cơ bản khác. Theo tác giả: “Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của cộng đồng và lối sống thực dụng, ích kỉ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền bất chính…” [58, 164]. [...]... việc dạy - học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay 5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn 5.1 Những luận điểm cơ bản + Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên + Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học phần Tư tưởng... khoa học giáo dục, khoa học đạo đức hoặc gợi ý cho việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất, các mặt đạo đức, hoặc các biện pháp GDĐĐ cho học sinh 6 THCS, THPT, sinh viên Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học thông qua dạy học, đặc biệt thông qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh thì chưa được đề cập nhiều Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua. .. trình và điều kiện tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tư ng nghiên cứu Nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 4.2 Phạm vi nghiên cứu... kết luận rằng: Giáo dục tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung cơ bản của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Cao đẳng, Đại học, góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Giáo dục đạo đức qua bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần tập trung vào 2 nội dung chính sau: Một là, giáo dục lẽ sống cách mạng cho sinh viên qua tư tưởng và cuộc đời... thực tiễn Kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn TTHCM: 29 Kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn TTHCM chưa thực sự đạt hiệu quả Tiến hành khảo sát trên 248 sinh viên K51 hệ đại học, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của môn TTHCM Nhận thức về môn học Môn học quan trọng Môn học bình thường Môn học vô ích Số lượng... pháp dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 5.2 Những đóng góp của luận văn Về mặt khoa học, luận văn góp phần cung cấp cơ sở lí luận cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cũng như hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên. .. chương) của chương trình giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể coi đây là trục cốt lõi trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua môn học này Hai là, giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong Chương VII của chương trình và giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ tới việc Bác Hồ đã thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng như thế nào trong... Trường Đại học Tây Bắc nói riêng và các Trường Đại học trên cả nước nói chung Về mặt thực tiễn, luận văn xây dựng quy trình và phương pháp vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới trong dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên, luận văn có thể hỗ trợ cho các giảng viên và sinh viên học tập phần Tư. .. Đảng ta đã lựa chọn 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc Trường Đại học Tây Bắc được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch... qua dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó khẳng định sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên 7 + Đổi mới PPDH phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên, thể hiện thông qua tiến trình thực nghiệm và đối . KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 9 1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn Tư tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên. + Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức . việc giáo dục đạo đức cho sinh viên 22 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 26 1.2.1. Khái quát về Trường Đại

Ngày đăng: 12/01/2015, 13:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan