đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày

43 2.2K 6
đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ ĂN BẰNG ỐNG THÔNG DẠ DÀY Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Bình Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Hằng Mã sinh viên: B00016 Chuyên ngành: Điều dưỡng hệ Đa khoa Hà Nội, 2010 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Bình người thầy đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu để hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Phạm Minh Đức - Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long, cùng các thầy cô giáo trong khoa. Các bác sỹ, điều dưỡng và toàn thể cán bộ nhân viên công tác ở khoa Cấp cứu A9 nơi tôi làm việc và một số Khoa trong bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bệnh nhân, gia đình bệnh nhân những người đã tham gia vào nghiên cứu và trực tiếp tạo nên thành công của nghiên cứu này. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã sát cánh, động viên để tôi có thể hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Lệ Hằng Thang Long University Library ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ của người điều dưỡng ở tại bệnh viện cũng như ở cộng đồng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Nhờ dinh dưỡng tốt cơ thể mới tồn tại, phát triển và có khả năng chống đỡ với các yếu tố bất lợi xung quanh. Đối với bệnh nhân hôn mê, vấn đề dinh dưỡng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì nó không chỉ đóng vai trò duy trì năng lượng cho sự sống mà đôi khi còn quyết định sự thành công hay thất bại của điều trị. Song song với các biện pháp điều trị thì dinh dưỡng cũng rất cần thiết để chống đỡ với bệnh tật, để bù đắp những lượng Kcalo bị tiêu hao bởi bệnh lý (sốt, nhiễm khuẩn, thở nhanh, bỏng, mất máu ). Dinh dưỡng cho người bệnh hôn mê đủ sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh, giảm đi những biến chứng và tỷ lệ tử vong, giảm ngày nằm điều trị tại bệnh viện, giảm chi phí tốn kém cho người ốm. Trong các khoa chăm sóc đặc biệt, dinh dưỡng có tầm quan trọng hơn, giúp cho bệnh nhân sớm thoát khỏi hiểm nghèo hoặc loét mục, nhanh bỏ máy thở. Do đặc điểm của những bệnh nhân nặng, hôn mê không ăn được đường miệng, việc nuôi dưỡng như thế nào là vấn đề cấp thiết bởi người cán bộ y tế. Nuôi dưỡng người bệnh ăn bằng ống thông là phương pháp đơn giản, phù hợp với sinh lý của con người và dễ thực hiện được bởi người điều dưỡng để người bệnh duy trì sự sống của họ, kỹ thuật đặt ống thông, thời gian lưu ống thông và các theo dõi chăm sóc khác cho người bệnh nặng là trách nhiệm và công việc hàng ngày của người điều dưỡng. Tại khoa Thần kinh, khoa cấp cứu và trung tâm chống độc, hàng ngày có nhiều bệnh nhân nặng, hôn mê hoặc người bệnh có rối loạn nuốt không tự ăn được đường miệng, cần phải ăn bằng ống thông. Việc đánh giá tổng kết kinh nghiệm để tìm ra biện pháp có hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân nuôi dưỡng bằng ống thông là quan trọng và cần thiết, chính vì những lý do trên đề tài “Đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày” nhằm mục tiêu sau: Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày bằng thức ăn tự nấu và chế biến sẵn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sơ lược giải phẫu bộ máy tiêu hóa: Hệ tiêu hóa bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến phụ thuộc (các tuyến nước bọt, gan và tụy) 1.1.1. Miệng: Ổ miệng là phần đầu của hệ tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và tiếp nhận dịch tiết của các tuyến nước bọt lớn và nhỏ đổ vào ổ miệng. Ba đôi tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nặng khoảng 26g, nằm dưới ống tai ngoài, giữa ngành xương hàm dưới và cơ ức - đòn - chũm. Tuyến dưới hàm nằm trong hố dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới. Tuyến dưới lưỡi là tuyến nhỏ nhất trong ba đôi tuyến, nằm ngay dưới niêm mạc ở hai bên nền miệng, sát mặt trong xương hàm dưới [9, tr.201] 1.1.2. Thực quản: Thực quản là một ống cơ dài khoảng 25cm, đi từ chỗ tiếp nối với hầu tới chỗ tiếp nối với dạ dày. Từ cổ, thực quản đi xuống qua ngực và lỗ thực quản cơ hoành vào bụng. [9, tr.207] 1.1.3. Dạ dày: Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, ngay dưới hoành trái. Hình thể của dạ dày thường thay đổi. Dung tích dạ dày khoảng 1000 ml. Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau hai bờ cong bé và lớn và hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới là phần tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị. Phần tâm vị là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị. Đáy vị làm phần phình to hình chỏm cầu ở bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi khuyết tâm vị. Thân vị nằm giữa đáy vị và phần môn vị. Thân vị được giới hạn ở trên bởi một mặt phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị, ở dưới bởi một mặt phẳng ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ. Phần môn vị nằm ngang, gồm hang môn vị, ống môn vi. Môn vị là đoạn tiếp theo ống môn vị, là đầu dưới của dạ dày, nơi dạ dày thông với tá tràng qua lỗ môn vị. [9, tr.208] 1.1.4. Ruột non Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị tới góc tá - hỗng tràng. Gồm ba phần liên tiếp là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Các tuyến tiêu hóa lớn là gan và tụy. Tá tràng là phần đầu của ruột non dài khoảng 25cm, đi từ môn vị tới góc tá - Thang Long University Library hỗng tràng, ở ngang sườn trái đốt thắt lưng II. Tá tràng đặc biệt quan trọng vì là nơi dịch từ ống mật và ống tụy đổ vào.[9, tr.212] 1.1.5. Ruột già: Ruột già chạy tiếp theo ruột non cho đến hậu môn và gồm 4 phần: manh tràng, đại tràng, trực tràng và ống hậu môn. Các phần của ruột già nằm ở ngoại vi của phần ổ bụng dưới gan và dạ dày. Chúng sắp xếp thành một hình chữ U lộn ngược vây lấy khối ruột non. Ruột già dài từ 1,4 - 1,8m và có đường kính giảm dần từ manh tràng (7cm) tới đại tràng sigma rồi lại phình to ở trực tràng. [9, tr.211] 1.2. Sinh lý hệ tiêu hóa: Bộ máy tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa đi từ miệng tới hậu môn, được chia thành các đoạn chính: miệng, thực quản, dạ dày, ruột nôn, ruột già.Các tuyến tiêu hóa bao gồm các tuyến nước bọt bài tiết nước bọt, gan bài tiết mật và tuyến tụy ngoại tiết dịch tụy. Ngoài các tuyến này còn nhiều tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của ống tiêu hóa, đổ sản phẩm vào ống tiêu hóa. Chức năng của bộ máy tiêu hóa là đưa thức ăn từ bên ngoài vào cơ thể, biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất đơn giản bằng các phản ứng thủy phân các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và đưa các sản phẩm này qua niêm mạc vào máu, thực hiện nhờ 3 hoạt động chính là hoạt động cơ học: nghiền nát, nhào trộn thức ăn để làm tăng diện tiếp xúc giữa thức ăn và dịch tiêu hóa, vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. Hoạt động bài tiết: hoạt động này cung cấp dịch tiêu hóa.Các enzyme trong dịch tiêu hóa tiêu hóa thức ăn thành những sản phẩm đơn giản hấp thu được. Hoạt động hấp thu: là hoạt động đưa thức ăn đã được tiêu hóa vào hệ thống tiêu hóa. [8, tr.159] 1.2.1. Hoạt động cơ học ở dạ dày: Dạ dày có chức năng chứa đựng thức ăn. Hoạt động cơ học của dạ dày được điều hoà bằng đường thần kinh và thể dịch. Hoạt động bài tiết dịch vị: gồm có ba loại tuyến: tuyến nằm ở vùng thân và đáy dạ dày, tuyến môn vị. Điều hòa bài tiết dịch vị qua đường thần kinh, đường thể dịch. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày: tiêu hóa lipid, protein, carbohydrate. [8, tr.160]. 1.2.2. Hoạt động cơ học ở ruột non: Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, dài khoảng 300 - 600cm. Ruột non gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Ruột non có nhiều dịch tiêu hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột. Hoạt động cơ học của ruột non được thực hiện nhờ các kích thích gây co bóp: co bóp phân đoạn, co bóp nhu động và phức hợp vận động di chuyển để kéo đi những mẫu thức ăn thừa, chất nhầy, dịch tiêu hóa, vi khuẩn, tế bào ruột bong ra, do vậy làm cho dạ dày và ruột non được giữ sạch. Kết quả tiêu hóa ở ruột non: tại ruột non các chất dinh dưỡng đã được phân giải đến mức có thể hấp thu được như: Acid amin, đường đơn (glucose, fructose, galactose), aicd béo, monoglycerid và glycerol. [8, tr.166] 1.2.3. Hoạt động cơ học ở ruột già: Hoạt động cơ học của ruột già gồm các hoạt động đóng mở van hồi manh - tràng, nhu động và phản nhu động. Hoạt động đóng mở van hồi - manh tràng có tác dụng ngăn cản sự trào ngược các chất từ manh tràng trở lại hồi tràng. Kết quả tiêu hóa ở ruột già: khi thức ăn xuống ruột già, phần lớn các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa, hoàn tất quá trình tạo phân và đào thải phân ra ngoài [8, tr.171] 1.2.4. Hấp thu trong ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa hấp thu một ngày khoảng 9 lít dịch (1,5 lít dịch từ thức ăn, 7 lít là dịch tiêu hóa) [8, tr.173] 1.2.5. Hấp thu các chất ở ruột non: Hiện tượng hấp thu xảy ra chủ yếu tại ruột non. Thức ăn đến ruột non phần lớn đã được tiêu hóa thành các chất đơn giản, dễ hấp thu [8, tr.173] 1.2.6. Hấp thu nước: Dịch vị từ dạ dày xuống tá tràng là dịch ưu trương do vậy nước sẽ được bài tiết từ máu vào lòng ruột làm cho dịch trở nên đẳng trương với máu. Nước được vận chuyển qua màng theo áp lực thẩm thấu do các chất hòa tan được hấp thu vào máu tạo nên. Do các chất hoà tan được hấp thu dịch lòng ruột trở nên nhược trương và nước khuếch tán qua các khớp nối giữa hai tế bào biểu mô để vào máu [8, tr.173]. 1.2.7. Hấp thu các ion: Thang Long University Library Na + được hấp thu khoảng 25 - 35g mỗi ngày. Na + được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát ở màng đáy - bên khuếch tán ở màng đáy. Các ion Cl - được hấp thu rất nhanh ở tá tràng và hỗng tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động theo Na + . Các ion khác như: các ion như K + , Ca 2+ , Fe 2+ , Mg 2+ , HPO 4 2- được hấp thu theo cơ chế tích cực nhưng các ion hóa trị 1 thường được hấp thu dễ dàng với số lượng lớn, còn các ion hóa trị 2 thường được hấp thu ít và khó khăn hơn. [8, tr.174] 1.2.8. Hấp thu các chất dinh dưỡng: - Protein được hấp thu dưới dạng acid amin, dopeptid, tripeptid. Hình thức hấp thu chủ yếu là vận chuyển tích cực thứ phát. Một số protein được hấp thu theo cơ chế ẩm bào, đặc biệt ở trẻ sơ sinh do vậy có thể gây ra các biểu hiện dị ứng. Hấp thu carbohydrate chủ yếu dưới dạng monosaccarid như glucose, galactose, fructose. Glucose và galactose được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát phía diềm bàn chải và cơ chế khuếch tán thuận hóa ở bờ bên của tế bào biểu mô ruột. Fructose từ lòng ruột được vận chuyển vào tế bào biểu mô theo cơ chế khuếch tán thuận hóa. Ở trong tế bào, fructose được chuyển thành glucose. Lipid được hấp thu dưới dạng glycerol, monoglyccerid và acid béo. Glycerol được hấp thu theo cơ chế khuếch tán như fructose. Monoglycerid và acid béo mạch dài (>10C) được hòa tan trong phần lipid trung tâm của các hạt mixen muối mật.Trong tế bào biểu mô, acid béo và monoglycerid vào mạng nội bộ bào tương trơn, được tái tổng hợp thành triglyceride. Triglyceride cùng phospholipids và cholesterol được bọc trong một màng lipoprotein để trở thành những hạt cầu mỡ, qua màng tế bào vào hệ bạch huyết. Các acid béo mạch ngắn (<10 C) được hấp thu trực tiếp vào máu, qua tĩnh mạch cửa về gan. Hấp thu vitamin: đa số các vitamin tan trong lipid (A, D, E, K) được hấp thu theo cơ chế giống lipis. Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C được hấp thu theo cơ chế khuếch tán và vận chuyển tích cực.[8, tr.174] 1.3. Sinh lý bệnh hệ tiêu hóa. 1.3.1. Rối loạn tiêu hóa tại dạ dày Cơ chế chung, đa số loét tá tràng đều có tăng tiết acid phối hợp với tăng tiết pepsin và acidclohydric. Yếu tố nội tiết. Yếu tố thần kinh. Thuốc lá, rượu, stress. Yếu tố vi khuẩn. Rối loạn tại ruột. [7, tr.202]: 1.3.2. Rối loạn tại ruột: Rối loạn dịch mật. Rối loạn tiết dịch ruột. Rối loạn co bóp tại ruột. [7, tr.205] 1.3.3. Hội chứng tiêu chảy: Tiêu chảy là tình trạng phân chứa nhiều nước, phân nhão hoặc lỏng tùy thuộc vào tỷ lệ nước trong phân. Tiêu chảy gồm: tiêu chảy cấp và mạn. - Nguyên nhân:Viêm. Độc chất hoặc dị ứng tại ruột. Thiếu dịch va enzym tiêu hóa. Các nguyễn nhân khác làm tăng nhu động ruột. - Cơ chế: Tăng tiết dịch, tăng co bóp, giảm hấp thu. - Hậu quả: Gây rối loạn huyết động do mất nước quá nhiều, nhiễm độc và nhiễm acid do cơ thể còn mất những muối kiềm của dịch tụy, mật và ruột. Giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu ở ruột. Tình trạng phân rất ít nước gây khó đại tiện hoặc không đại tiện được. Khiến phân nằm lâu trong đại tràng. [7, tr.106] 1.3.4. Táo bón - Nguyên nhân: Tắc nghẽn cơ học ở đại tràng, giảm trương lực ruột già, giảm tính thụ cảm cơ học, thức ăn ít chất xơ. - Hậu quả: Trĩ gây giãn rộng không hồi phục đại tràng và thấm chất độc vào máu. Thay đổi tâm lý. [7, tr.209] 1.3.5. Nguyên nhân của rối loạn hấp thu - Nguyên nhân tại ruột: Nhiễm khuẩn (gây viêm ruột mạn tính hoặc rối loạn cân bằng của vi khuẩn) cũng như sự có mặt của ký sinh trùng đường ruột. Nhiễm độc tiêu hóa: chất độc có tác dụng trực tiếp lên niêm mạc tiêu hóa (ngộ độc rượu mạn tính, điều trị bằng thuốc chữa lao). Giảm tiết các enzyme tiêu hóa (teo niêm mạc tiêu hóa do nhiễm độc, ức chế tiết các enxym tiêu hóa). - Nguyên nhân ngoài ruột: Bệnh của dạ dày ảnh hưởng đến co bóp và gây giảm tiết dịch ở ruột (viêm, loét, vô toan, ung thư…) Suy gan ( do thiếu muối mật để hấp thu lipid), suy tụy (làm giảm các enzyme tham gia vào quá trình hấp thu). Thang Long University Library - Hậu quả của giảm hấp thu: Suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ calo (glucid, lipid) và protein. Thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng. [7, tr.210]. 1.4. Kỹ thuật đặt ống thông và cho ăn. 1.4.1. Dụng cụ đặt thông dạ dày cho ăn: Cốc đựng thức ăn (250 - 300ml/bữa), Cốc nước chín (20ml). Nhiệt kế đo nhiệt độ thức ăn., ống thông Levin (hoặc silicon). Bơm tiêm 50 nắp vừa khít với đuôi ống thông Levin hoặc chai, túi, bình đựng thức ăn có gắn liền với hệ thống dây dẫn nối với đuôi ống thông Levin. [12, tr.351]: Hình 1: Cho bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày 1.4.2. Chuẩn bị thức ăn: - Cách pha sữa: 1 bữa gồm 6 thìa sữa gạt + 210ml + 20ml nước uống, hoặc 250ml Súp - Thông thường bệnh nhân ăn qua ống thông mỗi ngày ăn 6 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 giờ (6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ). [12, tr.352]. 1.4.3. Cách đặt và cho ăn. Có thể đưa ống thông vào dạ dày bằng đường mũi hoặc đường miệng. Để người bệnh tư thế thích hợp,. Đưa đầu ống thông nhẹ nhàng qua mũi (miệng) vào dạ dày. Hút thức ăn vào bơm 50ml, đuổi hết khí, sau đó nắp vào đuôi ống thông bơm từ từ, lặp lại động tác bơm thức ăn qua ống thông cho đến khi hết thức ăn, bơm nước chín 30 ml để tráng ống, nút kín đầu ống thông nếu lưu giữ ống lại (khi thực hiện phương pháp cho chảy nhỏ giọt thức ăn, điều dưỡng cần chú ý cho chảy tốc độ vừa phải). Khi thay ống thông khác phải rút ống thông ra từ từ đến khi còn khoảng 20cm dùng kìm kose kẹp chặt rồi rút hết. Tốc độ ăn hay thời gian cho ăn mỗi bữa tùy thuộc vào từng bệnh nhân, trung bình khoảng 10 - 15 phút. 1.4.4. Thời gian lưu ống thông: Ống thông bằng nhựa từ 1 đến 2 tuần. Ống thông bằng silicon từ 4 đến 8 tuần. Mở thông dạ dày lưu được hàng năm. 1.4.5. Chăm sóc ống thông dạ dày hàng ngày - Đối với ống thông đặt đường mũi, miệng. + Thay băng dính khi cần thiết hoặc ít nhất 2 lần 1 ngày. [13, tr.193]. + Chăm sóc mũi miệng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần 1 ngày. - Đối với mở thông dạ dày:Thay băng hàng ngày. Sau khi bỏ băng cẩn thẩn kéo miếng hãm ở ngoài khỏi mặt da (khoảng 1cm). Kiểm tra da quanh ống xem có đỏ, dấu hiệu gì khác của nhiễm trùng và loét không [16, pg.27] Hình 2: Chăm sóc chân mở ống thông qua da 1.4.6. Tai biến và biến chứng khi đặt ống thông và lưu ống thông cho ăn Khi đặt ống thông: Đưa nhầm vào phế quản , Xây xước thực quản do kỹ thuật đưa ống vào dạ dày quá thô bạo, Đưa đầu ống thông quá sâu nằm trong dạ dày, gây kích thích sự co bóp của dạ dày. Khi bơm thức ăn: Sặc thức ăn vào phổi (phải kiểm tra ống thông trước khi cho bệnh nhân ăn, quan sát sắc mặt sự tím tái, phản xạ ho…), ỉa chảy có thể do thức ăn nhiễm khuẩn, táo bón, chướng bụng, ứ đọng dịch dạ dày. [14, tr.08] 1.5. Dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng ở người bình thường Thang Long University Library [...]... được đào tạo về quy trình đặt ống thông dạ dày cũng như quy trình chăm sóc nuôi dưỡng người bệnh ăn bằng ống thông 3 Bệnh nhân có ống thông dạ dày nên được chăm sóc ống thông ít nhất 2 lần/ngày để giảm thiểu các biến chứng TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Đỗ Xuân Dục (1990), Nuôi dưỡng học ứng dụng điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 296 – 305 2 Vũ Văn Đính, Dinh dưỡng liệu pháp Sách cẩm nang... tấy đỏ chỗ mở thông dạ dày (sau 3 ngày) KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu quá trình nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn qua ống thông dạ dày với 48 bệnh nhân tại khoa Thần kinh, Cấp cứu và Trung tâm Chống độc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1 Cân nặng bệnh nhân không có sự khác biệt lúc ra viện ở nhóm nuôi dưỡng bằng thức ăn chế biến sẵn và có sự khác biệt ở nhóm ăn thức ăn tự nấu với P . tài Đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày nhằm mục tiêu sau: Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày bằng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ ĂN BẰNG ỐNG THÔNG DẠ DÀY Giảng. đặc điểm của những bệnh nhân nặng, hôn mê không ăn được đường miệng, việc nuôi dưỡng như thế nào là vấn đề cấp thiết bởi người cán bộ y tế. Nuôi dưỡng người bệnh ăn bằng ống thông là phương pháp

Ngày đăng: 12/01/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan