Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa

66 672 4
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km và có hàng trăm đảo lớn nhỏ là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, du lịch…Trong đó, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp hàng thủy sản cho xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Mặt khác, nghề NTTS còn góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống cho người dân.Lợi nhuận từ nuôi tôm đem lại rất cao, gấp nhiều lần so với các ngành sản xuất khác trong nông nghiệp trên cùng một địa bàn đã hấp dẫn và kích thích ham muốn làm giàu của nhân dân ta. Từ lâu con tôm sú đã được xem là đối tượng nuôi truyền thống của nước ta nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng nhưng hiện nay bệnh trên tôm sú đã gây nên tổn thất lớn cho người nuôi. Trong khi đó loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) vừa di nhập và thuần hóa vào nước ta đã cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn nên giảm được rủi ro. Tốc độ tăng trưởng của tôm cao, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng lớn và được ưa chuộng trên thế giới. Xu hướng của người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cao. Nhà nước đã quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) để tránh việc phát triển tràn lan. Nghề nuôi tôm thẻ vẫn còn đang mới mẻ vì thế còn nhiều điều cần phải nghiên cứu với các điều kiện khác nhau của từng vùng nuôi và để tìm ra những phương pháp nuôi có hiệu quả nhất chi phí thấp nhất. Để tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tôi đã được khoa nuôi trồng thủy sản –trường Đại học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa”. Với các nội dung sau:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất vùng nuôiTìm hiểu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôiTìm hiểu kỹ thuật nuôiMục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại cơ sở thực tập .Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài là có thể đánh giá ưu và nhược điểm về kỹ thuật nuôi của trại, so sánh với các phương pháp nuôi ở các khu vực khác từ đó rút ra được kinh nghiệm và tìm ra phương pháp nuôi cho hiệu quả tối ưu nhất.

i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện đề tài :” Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa”,đã cho tôi nhiều kiến thức thực tiễn hết sức quan trọng và quý báu. Để có được kiến thức và kết quả như ngày hôm nay,tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản –Trường Đại Học Nha Trang đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Th.S Phạm Phương Linh trong thời gian thực hiện đề tài cũng như hoàn thiện báo cáo này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Đình Hiền, giám đốc chi nhánh công ty TNHH Thông Thuận tại Ninh Hòa- Khánh Hòa,các kỹ thuật viên cùng anh em công nhân đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên ,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Nha Trang -2012 Sinh viên thực tập: Lê Hoài Nam ii MỤC LỤC iii GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT TNHH : trách nhiệm hữu hạn PL : Post Larvae NTTS : nuôi trồng thủy sản FCR : hệ số chuyển đổi thức ăn BOD : nhu cầu oxy sinh học COD : nhu cầu oxy hóa học mm : milimet cm : centimet m : mét m 2 : mét vuông mg/L : miligam/lít ha : hecta L : lít Kg : kilogam WSSV : bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus) NPK : phân tổng hợp nitơ, photpho và kali ppm : past percent million (phần ngàn) KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định NXB : Nhà xuất bản iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH 1 MỞ ĐẦU Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km và có hàng trăm đảo lớn nhỏ là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, du lịch…Trong đó, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp hàng thủy sản cho xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Mặt khác, nghề NTTS còn góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống cho người dân. Lợi nhuận từ nuôi tôm đem lại rất cao, gấp nhiều lần so với các ngành sản xuất khác trong nông nghiệp trên cùng một địa bàn đã hấp dẫn và kích thích ham muốn làm giàu của nhân dân ta. Từ lâu con tôm sú đã được xem là đối tượng nuôi truyền thống của nước ta nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng nhưng hiện nay bệnh trên tôm sú đã gây nên tổn thất lớn cho người nuôi. Trong khi đó loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) vừa di nhập và thuần hóa vào nước ta đã cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn nên giảm được rủi ro. Tốc độ tăng trưởng của tôm cao, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng lớn và được ưa chuộng trên thế giới. Xu hướng của người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cao. Nhà nước đã quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) để tránh việc phát triển tràn lan. Nghề nuôi tôm thẻ vẫn còn đang mới mẻ vì thế còn nhiều điều cần phải nghiên cứu với các điều kiện khác nhau của từng vùng nuôi và để tìm ra những phương pháp nuôi có hiệu quả nhất chi phí thấp nhất. Để tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tôi đã được khoa nuôi trồng thủy sản –trường Đại học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa”. Với các nội dung sau: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất vùng nuôi - Tìm hiểu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 2 - Tìm hiểu kỹ thuật nuôi Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại cơ sở thực tập . Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài là có thể đánh giá ưu và nhược điểm về kỹ thuật nuôi của trại, so sánh với các phương pháp nuôi ở các khu vực khác từ đó rút ra được kinh nghiệm và tìm ra phương pháp nuôi cho hiệu quả tối ưu nhất. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1Sơ lược về tình hình nuôi tôm he chân trắng 1.1 .1 Thế giới Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm he chân trắng trên thế giới phát triển mạnh và đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Từ hình thức nuôi cổ truyền với năng suất khoảng vài trăm kg/ha/năm, đến nay năng suất lên đến trên 10 tấn/ha/năm trong hình thức nuôi thâm canh, thậm chí lên đển 44 tấn/ha/năm [1]. Tổng sản lượng nuôi tôm của thế giới gia tăng đều đặn từ năm 1970. Sản lượng tôm he chân trắng là 2.133.381 tấn, vượt lên trên tôm sú là 658.221 tấn vào năm 2006 (FAO,2008). Từ một số ít nước Nam Mỹ nuôi tôm thẻ chân trắng vào năm 1980 đến nay đã được nuôi nhiều ở các nước trên thế giới. Nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở các nước Châu Mỹ Latinh, điển hình là Ecuador, Peru, Elisanvardor…Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là nghành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực Châu Mỹ năm 1991 là 103.000 tấn. Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn 1/3,sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999), rồi lại gặp dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).[17] Bảng 1.1: Sản lượng tôm thẻ chân trắng (tấn/năm) ở Châu Mỹ La Tinh [12] Năm Quốc gia 2004 2005 2006 2007 2008 Ecuador 103.000 126.000 157.000 164.000 180.000 Mexico 78.000 96.000 99.000 117.000 120.000 Brazil 78.000 62.000 63.000 63.000 68.000 Venezuela 18.000 18.000 23.000 25.000 28.000 Honduras 18.000 18.000 21.000 20.000 21.000 Nicaragua 10.000 11.000 13.000 15.000 18.000 Một số nước như Mexico,Panama,Eelize,Peru,Colombia…cũng có tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành 4 công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Hawaii. Từ đây tôm chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: philippin, Indonesia,Malaixia, Thailan,Việt Nam… với hi vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy vào phần lớn tôm sú hiện nay. Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp,mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mắc bệnh. Việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng thành đối tượng quan tâm lớn của nghành nuôi tôm hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, tôm chân trắng đang chiếm 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới [17]. Ở Châu Á, trong giai đoạn từ 2001 -2006 , tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5- 1,6 triệu tấn (2006) và đạt 1,8 triệu tấn (2009). Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho thấy nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh, người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành cồng tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25 -30 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với nuôi tôm sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Còn tại Philippin , Bộ Nông Nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học. Tôm chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước lợ mặn. [17] 5 1.1.2 Việt Nam Được sự cho phép của bộ thủy sản, tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) đã được nhập vào Việt Nam năm 1999 ở Quảng Ninh. Vào thời điểm đó,đã có một số công ty nhập tôm giống từ Đài Loan, Hawaii – Mỹ. Hiện nay tôm he chân trắng nhập vào nước ta từ nhiều quốc gia khác nhau nhữ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. Đối tượng này đang được nuôi thương phẩm ở các tỉnh thành có biển từ Bắc vào Nam. Tôm he chân trắng đang được nuôi khá phổ biến ở các nước châu Á khác do dễ nuôi hơn tôm sú và giá cả có sức cạnh tranh lớn. Bảng 1.2: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm Năm 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) 3.464 14.895 19.240 25.000 Qua bảng 1.2 có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam, trong vòng 4 năm kế từ năm 2007 đến năm 2010 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng hơn gấp 8 lần, chứng tỏ tôm thẻ chân trắng dần dần chiếm ưu thế và có thể thay thế tôm sú để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho thủy sản Việt Nam. Dự đoán trong tương lai, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. [...]... hiện tại Công ty TNHH Thông Thuận xã Ninh Quang – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa 2.1.2 Thời gian nghiên cứu : Đề tài được thực hiện từ ngày 21/2/2012 đến ngày 4/6/2012 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu : Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16 Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Ninh Hòa –Khánh Hòa Hệ thống công. .. Thời điểm thực tập bắt đầu vào tháng 2 – 6 nên thời tiết thuận lợi nhất trong năm cho hoạt động nuôi tôm thương phẩm tại Ninh Hòa – Khánh Hòa, thời điểm này ít mưa và nhiệt độ khá ổn định nên các yếu tố môi trường khá ổn định, giúp cho việc quản lý được thuận lợi hơn 3.2 Hệ thống công trình ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Hòa –Khánh Hòa Khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng có tổng diện tích là 25ha , được... số liệu sơ cấp Thông qua quá trình trưc tiếp tham gia nuôi thương phẩm tôm he chân trắng tại Ninh Hòa Khánh Hòa Tìm hiểu thông tin qua kỹ sư, công nhân tại ao nuôi 2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp Tìm hiểu thông qua các tài liêu, sách báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu và báo cáo của các cơ quan chức năng 2.3.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ao nuôi Bảng 2.1 : Các thiết bị đo thông số môi trường... loài thuộc họ tôm he Hiện nay có 8 loài tôm he đang được nuôi phổ biến trên thế giới, trong đó tôm sú (P monodon), tôm he trung quốc (P chinensis) và tôm chân trắng (P vannamei) là 3 đối tượng nuôi chính, có sản lượng cao[8] Hệ thống phân loại của tôm he chân trắng : Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei Boone,1 931 [1] Tôm he chân trắng (Tên... hình thái Tôm thẻ chân trắng có cấu tạo ngoài giống với tôm he Trung Quốc (Penaeus chinensis) và tôm bạc (Penaeus merguiensis) Trên thân tôm không có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà nên có tên gọi là tôm chân trắng, chân bơi có màu trắng vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu màu đỏ và dài gâp 1,5 lần chiều dài thân Vỏ tôm mỏng, có thể nhìn thấy đường ruột rất rõ Tôm cái có thelycum hở... Ninh Hòa –Khánh Hòa Hệ thống công trình và kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi Hệ thống công trình ao nuôi Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi Kỹ thuật chọn giống và thả giống Kỹ thuật chọn giống Kỹ thuật thả giống Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi Thức ăn và chế độ cho ăn Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 2.1 :Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Quản lý ao nuôi Phòng và trị bệnh 17 2.3... tăng từ 2 – 3g Khi khối lượng tôm đạt 20g thì tốc độ tăng trưởng chậm dần (khoảng 1g/tuần) Tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực Cũng giống như các loài tôm khác, tôm he chân trắng có chu kì lột xác tăng dần theo thời gian phát triển Quá trình lột xác của tôm tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường 1.2.6 một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 1.2.6.1 Quản lý môi trường • Oxy hòa tan... tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số tỉnh năm 2006[12] Tỉnh Hà Tĩnh Quảng Trị Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Diện tích (ha) 150 35 20 450 123 100 500 250 120 Sản lượng (tấn) 900 83 100 370 530 400 2000 1500 700 1.2 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) 1.2.1 Hệ thống phân loại Trên thế giới có khoảng 343 loài tôm có giá trị... White Leg shrimp), tên địa phương thường gọi tôm thẻ chân trắng 7 1.2.2 Đặc điểm sinh học 1.2.2.1 Đặc điểm phân bố Ngoài tự nhiên tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở biển phía đông Nam Mỹ, vùng biển tây Thái Bình Dương, từ vùng biển Mexico đến miền trung Peru Tôm he chân trắng phân bố nhiều nhất ở vùng biển Ecuador, Hawai Hiện nay, tôm he chân trắng được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài... kiện nuôi nhân tạo người ta đã sản xuất được đàn tôm bố mẹ thuần chủng sạch bệnh và đàn tôm bố mẹ có khả năng kháng bệnh 1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng Cũng giống như các loài tôm khác, tôm he chân trắng có vỏ cấu tạo bởi lớp kitin Do đó, trong quá trình sinh trưởng tôm phải trải qua nhiều lần lột xác Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn đầu Từ ngày thứ 20 trở đi, mỗi tuần tôm . tài: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa . Với các nội dung sau: - Tìm hiểu điều. ƠN Qua quá trình thực hiện đề tài :” Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa ,đã cho. nhiên, cơ sở vật chất vùng nuôi - Tìm hiểu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 2 - Tìm hiểu kỹ thuật nuôi Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại cơ sở thực tập . Ý

Ngày đăng: 11/01/2015, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan