Tiều luận đánh giá rủi ro thiên nhiên bão, lũ lụt

19 986 13
Tiều luận đánh giá rủi ro thiên nhiên  bão, lũ lụt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với vị trí địa lý giáp biển, hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khác nhau đặc biệt là bão và lũ. Những tổn thất do thiên tai gây ra ước tính từ 11,5% GDP, đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu biểu hiện ngày càng rõ nét ở Việt Nam, công tác dự báo thiên tai sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường. So với mặt bằng cả nước, khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung trong đó có Quảng Ngãi là vùng kinh tế khó phát triển nhất một phần do điều kiện đất đai, sinh vật nghèo nàn; một phần do hàng năm địa phương phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ, hạn hán… ảnh hưởng đến nền kinh tế chủ yếu là nông, ngư nghiệp. Nội dung của tiểu luận này trình bày Tổng quan các vấn đề liên quan đến bão lũ khu vực Quảng Ngãi và cả miền Trung; tổng quan các thiệt hại do bão lũ tính từ năm 1964 đến nay đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu và phòng tránh thiên tai mùa mưa lũ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ TIỂU LUẬN MÔN: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ THIÊN TAI Giảng viên: PGS.TS Vũ Văn Phái Học viên: Đặng Thị Bích Hạnh Lớp: Cao học địa lý – K12 Chuyên ngành: QLTNMT Hà Nội - 2014 MỤC LỤC 1. Lý do chọn hướng/vấn đề nghiên cứu 1 2. Nội dung nghiên cứu 1 2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1 2.2.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới: 1 2.3. Thiệt hại về bão lũ tại Quảng Ngãi: 11 2.3. Giải pháp quản lý 12 2.3.1. Giải pháp hành chính 12 2.3.2. Giải pháp kinh tế 14 2.3.3. Giải pháp kỹ thuật 14 3. Kết luận và kiến nghị 16 4. Tài liệu tham khảo 17 Môn: Đánh giá rủi ro và quản lý thiên tai Họ tên: Đặng Thị Bích Hạnh Lớp: Cao học địa lý K12 Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường 1. Lý do chọn hướng/vấn đề nghiên cứu Với vị trí địa lý giáp biển, hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khác nhau đặc biệt là bão và lũ. Những tổn thất do thiên tai gây ra ước tính từ 1-1,5% GDP, đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu biểu hiện ngày càng rõ nét ở Việt Nam, công tác dự báo thiên tai sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường. So với mặt bằng cả nước, khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung trong đó có Quảng Ngãi là vùng kinh tế khó phát triển nhất một phần do điều kiện đất đai, sinh vật nghèo nàn; một phần do hàng năm địa phương phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ, hạn hán… ảnh hưởng đến nền kinh tế chủ yếu là nông, ngư nghiệp. Nội dung của tiểu luận này trình bày Tổng quan các vấn đề liên quan đến bão lũ khu vực Quảng Ngãi và cả miền Trung; tổng quan các thiệt hại do bão lũ tính từ năm 1964 đến nay đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu và phòng tránh thiên tai mùa mưa lũ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới: a. Khái niệm: Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb. Như vậy có thể xem bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều kim đồng hồ. Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề chạy vào giữa, đến vùng giữa bão thì không khí thổi lên cao, lên đến các tầng cao hơn nữa thì tỏa ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, bão chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Không khí ẩm 1 đó càng lên cao thì hơi nước mà nó chứa đọng lại thành mây và mưa càng nhiều, cho nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây đặc phủ kín và mưa nhiều. b. Phân loại bão và áp thấp nhiệt đới Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới như sau: Bảng Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng: Cấp bão Gió cực đại (km/h) Cấp gió (beaufort) Mức độ ảnh hưởng (do sức gió) Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression) 39 - 61 6 – 7 Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động Bão (Tropical Storm) 62 – 88 8 – 9 Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh. Bão mạnh (Severe Tropical Storm) 89 – 117 10 - 11 Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền Bão rất mạnh ³118 ³12 Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn c. Cấu trúc của bão Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ở ngay sát mắt bão. Ở nửa dưới của khí quyển, không khí chuyển động xoắn vào tâm theo ngược chiều kim đồng hồ, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão, không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão. Mắt bão: Mắt bão là vùng tương đối lặng gió, quang mây, có đường kính khoảng 30- 60 km. Khi ở trong khu vực bão, người ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và mưa đang rất dữ dội lại đột nhiên ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, đó là khi mắt bão đi qua. Thành mắt bão: Đó là tường mây dày xung quanh mắt bão gồm các đám mây giông phát triển lên rất cao. Đây là nơi có gió mạnh nhất trong bão. Các dải mưa xoắn: Các dải mây mưa ở rìa ngoài của bão có thể trải xa cách tâm bão hàng trăm kilômet. Những dải mây giông dày đặc này chuyển động xoắn chậm theo ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng từ khoảng vài kilômét đến vài chục kilômét và dài khoảng từ 80 đến 500 km. 2 Kích thước của bão: Kích thước đặc trưng của bão khoảng vài trăm kilômét, nhưng có thể biến đổi đáng kể. Kích thước của bão không nhất thiết biểu hiện cho cường độ bão. - Sự di chuyển của bão Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa hoàn lưu nội tại của cơn bão và hoàn lưu của khí quyển xung quanh. Có thể coi khối không khí xung quanh cơn bão như là một “dòng sông” không khí luôn chuyển động và biến đổi. Tốc độ di chuyển trung bình của bão vào khoảng 10- 25 km/giờ. Tuy nhiên, có những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc hầu như đứng yên, và cũng có những cơn khác lại di chuyển rất nhanh. Hoàn lưu gió bão và phía bên phải của bão: Ở bắc bán cầu, gió bão xoáy xung quanh tâm theo ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là hướng gió tại một điểm sẽ phụ thuộc vào vị trí của tâm bão. 2.1.2. Lũ lụt a. Khái niệm lũ, lụt, lũ quét. Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ trong sông ở nước ta chủ yếu do mưa trên lưu vực, song cũng có thể là do vỡ đê, vỡ đập, hoặc các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong các lòng dẫn, Những đặc trưng chính của lũ là lưu lượng hoặc mực nước cao nhất; tổng lượng lũ, thời gian duy trì sóng lũ trong sông, tốc độ và thời gian truyền sóng lũ về hạ lưu, Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển. Lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn. Lũ quét có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp. b. Đặc điểm chung của lũ ở Trung Bộ Hàng năm, mùa lũ diễn ra khác nhau ở các vùng. Tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên và thời tiết hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Lũ xảy ra quá sớm hoặc quá muộn cũng như các trận lũ lớn đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. Mùa mưa, lũ. Mùa lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi- từ tháng 9 đến 12. Dòng chảy phân phối không đều trong mùa lũ. 3 Trên các sông Trung Bộ thường vào tháng 10, 11. Rõ ràng dòng chảy mùa lũ, trên thực tế, chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Đây là thời kỳ lũ, lụt lớn thường xảy ra nhất trong năm. Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh lũ trên các sông thường rất lớn, lũ ác liệt, tập trung nhanh về đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu. Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh lũ, từ đó là diễn biến lũ, lụt, ở các vùng cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện trên mỗi lưu vực sông. Ở miền Trung cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5mét/giờ; ở đồng bằng hạ lưu các sông, có thể 0,5- 1mét/giờ. Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10-15 mét, có nơi đạt trên 20 mét. Biên độ lũ trên sông ở vùng đồng bằng thường từ 3- 8 mét. Trong điều kiện hiện nay ở các vùng khác, thì độ sâu ngập lụt đều rất lớn, thường từ 2- 4 mét, có nơi tới trên 4- 6 mét, như năm 1999 ở Thừa Thiên Huế. 2.2. Hiện trạng vấn đề thiên tai bão, lũ tại Quảng Ngãi Bão: Bão và áp thấp nhiệt đới thường phát sinh ở vùng biển Thái Bình Dương hoặc ở biển Đông. Bão thường đổ bộ vào bờ biển nước ta từ tháng VII đến tháng XI, vào các tháng VII, VIII đường đi của bão thường hướng vào đoạn bờ biển Bắc bộ, càng vào phía Nam, bão đổ bộ càng muộn dần. Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Quảng Ngãi thường trùng vào mùa mưa (tháng IX đến tháng XII). Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi thường gây ra gió mạnh và mưa rất lớn hoặc các cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận cũng thường gây ra mưa lớn ở vùng nghiên cứu. Mặt khác địa hình vùng nghiên cứu rất thuận lợi cho việc đón gió bão và mưa bão, do đó cần chú ý công tác phòng chống lũ lụt. Hàng năm mưa bão lũ lụt gây những tác hại nghiêm trọng làm thiệt hại người, vật chất và huỷ hoại môi trường, cảnh quan. Tại Quảng Ngãi, bão thường tập trung vào tháng IX, X và tháng XI. Khả năng xuất hiện vào tháng X là lớn nhất, tuy nhiên mùa bão diễn biến khá phức tạp qua các năm: có năm bão ảnh hưởng sớm, có năm muộn, có năm lại không có bão ảnh hưởng. Bão thường gây ra mưa lớn dữ dội, lượng mưa có thể đạt 400-500mm ngày hoặc lớn hơn. - Theo thống kê từ năm từ 1891 - 1999, tổng số cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt nam có 526 cơn, trung bình mỗi năm 4,83 cơn/năm nhưng trong 39 năm trở lại đây (từ 1961 - 1999) bão xuất hiện nhiều hơn (248 cơn), trung bình 6,36 cơn/năm. Đặc biệt là từ Quảng Ngãi trở vào có 47 cơn (trong 39 năm), trung bình 1,21 cơn/năm, trong khi 7 thập kỷ trước đó (1891-1960) chỉ xuất hiện 20 cơn, trung bình chỉ có 0,29 cơn/năm. - Sức gió mạnh nhất của bão : 60% số cơn bão từ cấp 10 trở lên, trung bình cứ 2 - 3 năm có một cơn bão mạnh cấp 11, 12 trở lên. 4 Chế độ mưa: * Biến động của mưa năm theo không gian: Nhìn chung trong lưu vực lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Vùng mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực từ 3200 - 4000mm và vùng trung du, đồng bằng ven biển lượng mưa chỉ còn 1700 - 2200 mm. * Biến động của mưa năm theo thời gian : Theo thời gian sự biến động của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn. Hệ số biến sai Cv lượng mưa năm đạt từ 0,30 đến 0,50, nguyên nhân là do khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông làm cho lượng mưa hàng năm không ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 3-4 lần năm mưa ít, năm 1996, 1998 và năm 1999 là năm mưa nhiều và đều khắp vùng nghiên cứu, năm 1999 đạt 5095 mm tại Giá Vực, 4557,7 mm tại Sơn Hà, 6520 mm tại Ba Tơ, 5157 mm tại Sơn Giang và 3947 mm tại Quảng Ngãi. Nhưng năm 1982 là năm mưa ít nhất với lượng mưa đo được ở tại Giá Vực 1299 mm, tại Sơn Hà 2007,9 mm, tại Trà Bồng 2671.2 mm, tại Ba Tơ 1952,6 mm, tại Sơn Giang 1975,6mm và 1373,9 mm tại Quảng Ngãi. Bảng 1: TẦN SUẤT MƯA NĂM Ở MỘT SỐ TRẠM. Trạm Thời kỳ Xbq Cv Cs Xp %(mm) 25 50 75 90 Quảng Ngãi 76-01 2428 0.32 1.20 2833 2279 1861 1585 Trà Khúc 77-01 2344 0.33 1.32 2731 2182 1779 1524 Sơn Giang 77-01 3471 0.33 1.32 4046 3232 2636 2257 Sơn Hà 77-01 2985 0.25 1.30 3362 2831 2441 2191 An Chỉ 77-01 2468 0.33 1.00 2917 2336 1874 1550 Trà Bồng 77-01 3458 0.32 0.64 4131 3346 2668 2141 Giá Vực 78-01 3315 0.40 0.60 4121 3184 2366 1724 Ba Tơ 77-01 3486 0.38 1.80 4041 3125 2538 2230 Minh Long 78-00 3240 0.48 1.20 4050 2942 2105 1551 Mộ Đức 77-01 1957 0.35 1.05 2330 1841 1458 1192 Đức Phổ 77-01 1827 0.50 0.50 2394 1752 1178 717 Sa Huỳnh 79-00 1713 0.55 1.65 2133 1474 1033 786 )* Biến động của mưa theo mùa Theo chỉ tiêu phân mùa nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn lượng mưa bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc. Theo chỉ tiêu này phân bố của mưa theo mùa của vùng nghiên cứu có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô: - Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, Mùa mưa phù hợp với mùa lũ trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão hoạt động trên biển Đông. Lượng mưa trong mùa mưa ở đây chiếm từ 70% - 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng X, XI có thể đạt từ 600 đến 900 mm/tháng như tại Giá Vực lượng mưa trung bình tháng XI 5 đạt 904,2 mm, tại Ba Tơ đạt 887,5mm, tại Sơn Giang 923,6 mm, Lượng mưa trung bình tháng X tại An Chỉ 666,7mm, tại Quảng Ngãi 649,9 mm. - Trong khi đó mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng thường tập trung vào 3 tháng từ tháng II đến tháng IV lượng mưa trong 3 tháng chỉ chiếm khoảng 3¸5% lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ 1%-2% lượng mưa năm. Và do địa hình trong vùng nghiên cứu xuất hiện các đỉnh mưa phụ vào tháng V và tháng VI, ở thời kỳ này gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam hoặc Đông Nam thổi tới, càng về phía Tây của tỉnh lượng mưa này càng rõ nét hơn với lượng mưa trung bình tháng chiếm khoảng 4-7% lượng mưa năm, tuy nhiên giá trị bình quân của tháng V và tháng VI cũng không vượt quá giá trị bình quân các tháng trong năm. Như vậy, qua biến trình mưa trong vùng cho thấy sự chênh lệch giữa tháng mưa nhiều và tháng mưa ít khoảng 400 - 800 mm. Tức là tháng mưa nhiều có tổng lượng mưa gấp 1,5- 20 lần tháng mưa ít. Sự phân phối mưa trong năm rất không đồng đều, đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp . 6 Bảng 2: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG MƯA NĂM CỦA MỘT SỐ TRẠM THUỘC VÙNG NGHIÊN CỨU Đơn vị : mm Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trà Bồng 102.2 38.8 49.4 72.9 243.2 238.3 213.1 218.5 301.1 801.3 803.9 375.2 3458.0 Tỷ lệ (%) 2.95 1.12 1.43 2.11 7.03 6.89 6.16 6.32 8.71 23.17 23.25 10.85 100.0 Châu ổ 86.6 34.0 17.5 19.2 87.5 129.2 54.3 106.4 286.8 563.1 522.1 240.3 2147.0 Tỷ lệ (%) 4.03 1.58 0.82 0.90 4.08 6.02 2.53 4.96 13.36 26.23 24.32 11.19 100.0 Giá vực 69.7 25.0 35.0 82.9 193.4 162.2 103.9 119.5 334.8 829.8 904.2 454.3 3314.6 Tỷ lệ (%) 2.10 0.75 1.06 2.50 5.84 4.89 3.13 3.61 10.10 25.03 27.28 13.71 100.0 Sơn Hà 80.0 33.8 41.0 74.7 208.9 181.9 155.7 174.8 305.0 699.0 725.9 304.7 2985.4 Tỷ lệ (%) 2.68 1.13 1.37 2.50 7.00 6.09 5.22 5.86 10.21 23.41 24.31 10.21 100.0 Sơn giang 108.6 45.2 55.0 77.8 212.4 201.2 157.0 190.1 296.5 767.5 923.6 436.5 3471.3 Tỷ lệ (%) 3.13 1.30 1.58 2.24 6.12 5.80 4.52 5.48 8.54 22.11 26.61 12.57 100.0 Trà Khúc 102.9 33.1 38.7 33.6 103.8 95.8 62.6 123.4 301.0 628.7 542.2 277.7 2343.6 Tỷ lệ (%) 4.39 1.41 1.65 1.44 4.43 4.09 2.67 5.27 12.85 26.83 23.14 11.85 100.0 Quảng Ngãi 112.0 35.9 40.8 35.4 105.4 100.2 75.6 131.2 296.7 649.9 561.4 283.9 2428.4 Tỷ lệ (%) 4.61 1.48 1.68 1.46 4.34 4.13 3.11 5.40 12.22 26.76 23.12 11.69 100.0 Cổ Luỹ 60.2 23.2 18.0 16.8 132.1 107.6 60.0 89.9 235.9 430.0 433.4 200.5 1807.7 Tỷ lệ (%) 3.33 1.28 1.00 0.93 7.31 5.95 3.32 4.98 13.05 23.79 23.98 11.09 100.0 Ba Tơ 135.2 60.2 61.3 79.3 200.0 181.3 108.4 164.9 328.9 759.5 887.5 519.1 3485.6 Tỷ lệ (%) 3.88 1.73 1.76 2.28 5.74 5.20 3.11 4.73 9.44 21.79 25.46 14.89 100.0 An Chỉ 111.4 35.5 41.1 31.7 104.0 98.6 75.7 122.9 271.1 666.7 607.1 302.0 2467.6 Tỷ lệ (%) 4.51 1.44 1.67 1.28 4.21 3.99 3.07 4.98 10.99 27.02 24.60 12.24 100.0 Sông Vệ 96.6 14.7 13.8 11.4 55.6 144.8 39.6 113.5 257.1 539.8 497.8 241.7 2026.4 Tỷ lệ (%) 4.77 0.73 0.68 0.56 2.74 7.14 1.95 5.60 12.69 26.64 24.57 11.93 100.0 Mộ Đức 70.9 25.6 21.8 32.3 76.5 65.2 30.9 73.1 255.9 577.6 470.2 257.0 1957.0 Tỷ lệ (%) 3.62 1.31 1.11 1.65 3.91 3.33 1.58 3.73 13.07 29.51 24.03 13.13 100.0 Đức Phổ 55.2 16.3 22.5 25.8 55.7 55.5 21.4 55.1 233.7 551.8 517.7 216.8 1827.5 Tỷ lệ (%) 3.02 0.89 1.23 1.41 3.05 3.04 1.17 3.01 12.79 30.19 28.33 11.86 100.0 Sa Huỳnh 51.7 10.7 17.8 21.5 67.9 84.7 37.5 55.1 241.2 488.5 438.5 198.0 1713.1 Tỷ lệ (%) 3.02 0.63 1.04 1.25 3.96 4.94 2.19 3.22 14.08 28.52 25.59 11.56 100.0 Minh Long 127.8 43.1 51.7 64.2 179.7 148.3 100.5 157.5 318.3 733.3 786.5 528.7 3239.7 Tỷ lệ (%) 3.94 1.33 1.60 1.98 5.55 4.58 3.10 4.86 9.82 22.64 24.28 16.32 100.0 7 Bảng 3: LƯỢNG MƯA MÙA LŨ, MÙA KIỆT VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG MƯA NĂM Trạm X Năm (mm) X Mùa mưa (IX-XII) (mm) Tỷ lệ (%) X Mùa khô (I-VIII) (mm) Tỷ lệ (%) Trà Bồng 3458.0 2281.5 65.98 1176.5 34.02 Châu ổ 2147.0 1612.3 75.10 534.7 24.92 Giá vực 3314.6 2523.1 76.12 791.6 23.88 Sơn Hà 2985.4 2034.5 68.15 950.9 31.85 Sơn giang 3471.3 2424.0 69.83 1047.3 30.17 Trà Khúc 2343.6 1749.7 74.66 593.9 25.34 Quảng Ngãi 2428.4 1791.9 73.79 636.5 26.21 Cổ Luỹ 1807.7 1299.8 71.91 507.8 28.10 Ba Tơ 3485.6 2495.0 71.58 990.6 28.42 An Chỉ 2467.6 1846.9 74.84 620.8 25.16 Sông Vệ 2026.4 1536.4 75.83 490.0 24.17 Mộ Đức 1957.0 1560.7 79.75 396.3 20.25 Đức Phổ 1827.5 1520.0 83.17 307.5 16.83 Sa Huỳnh 1713.1 1366.2 79.75 346.9 20.25 Minh Long 3154.7 2281.9 72.33 872.8 27.68 * Mưa thời đoạn ngắn Qua tính toán thống kê tài liệu mưa thực đo tại các trạm trong và lân cận vùng nghiên cứu cho thấy thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày nhưng lượng mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 1 đến 3 ngày. Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục thường tập trung vào tháng X và tháng XI là thời gian thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt không khí lạnh. Lượng mưa 1 ngày có thể đạt trên 700 mm ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được đạt 723,2 mm ngày 3/XII/1986 tại Giá Vực, ngày 19/XI/1987 đã gây mưa rất lớn ở vùng hạ du như tại Quảng Ngãi đạt 429,2 mm, Trà Khúc 513 mm, An chỉ 599,7 mm. Đặc biệt trận mưa lũ tháng XI và tháng XII năm 1999 đã gây mưa rất lớn trên vùng nghiên cứu, lượng mưa 1 ngày max đạt 677,2 mm tại Sơn Giang, 639,5 mm tại Ba Tơ. Lượng mưa 3 ngày max ở đợt mưa này đạt1694,8 mm tại Ba Tơ, 1598,4 mm tại Sơn Giang, 584,5 mm tại Quảng Ngãi và đặc biệt lượng mưa 5 ngày max của đợt này đạt từ 1200 – 2000 mm tại các vị trí Ba Tơ, Giá Vực, Sơn Giang. Cường độ mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mòn trên lưu vực. Lượng mưa thời đoạn ngày lớn nhất đã quan trắc được thể hiện trong bảng dưới Bảng 4: LƯỢNG MƯA NGÀY LỚN NHẤT Ở CÁC VỊ TRÍ Trạm X1 ngày max X3 ngày max X5 ngày max X7 ngày max 8 [...]... chính sách 12 - Nghiên cứu xây dựng Luật Phòng, chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của đất nước Ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai cho từng vùng: sống chung với lũ, phân lũ, chậm lũ, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, - Bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển... (Quảng Nam) và 2.011mm tại Ba Tơ (Quảng Ngãi) - Đến năm 2009, miền Trung tiếp tục đón 11 cơn bão, 4 cơn áp thấp nhiệt đới gây 4 trận lũ, trong đó có cơn lũ lớn đi theo sau cơn bão số 9 được xem là cơn lũ lịch sử Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, kể từ năm 1969, bão số 9 là một trong những cơn bão mạnh nhất tại Việt Nam (cường độ gió cấp 12, giật cấp 14-15), đổ bộ vào 2 tỉnh... và giảm nhẹ thiên tai Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai để từ đó có chính sách phù hợp cho những vùng, địa phương, các khu vực trọng điểm, làm cơ sở cho việc chủ động phòng tránh; ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình trong các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; điều chỉnh, bổ sung các quy chế, quy chuẩn về dự báo thiên tai b)... trong khu vực về quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên nước e Nâng cao nhận thức của cộng đồng - Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai Đưa những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục trong nhà trường, nhằm 15 giáo dục cho học sinh hiểu và biết cách đối phó với các tình huống thiên. .. thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần - Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông thuỷ 3 Kết luận và kiến nghị Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét là những dạng thiên tai thường xảy ra theo hiệu ứng dây chuyền, liên tiếp Chính vì vậy, tổng... thoát lũ của các công trình phân lũ, chậm lũ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt - Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung, các công trình tràn sự cố để đảm bảo an toàn cho đập; hoàn thiện các quy trình vận hành để công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là các hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ lưu và cấp nước trong... 0.415 0.398 0.388 2.3 Thiệt hại về bão lũ tại Quảng Ngãi: - Tính từ năm 1964 trở lại đấy, miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng phải gánh chịu nhiều cơn lũ lớn Mưa lớn gây lũ lụt ở vùng thượng lưu và vùng đồng bằng với tần suất trong năm ngày càng tăng, cường độ mưa ngày càng lớn và diễn biến phức tạp - Trong năm 1999, những trận mưa liên tục kéo dài trong một tháng đã đẩy mực nước các sông... các biến đổi của trái đất, các biến động của tự nhiên trong khu vực và lãnh thổ; khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai 14 - Từng bước phát triển các chuyên ngành khoa học về thiên tai: tình trạng khẩn cấp, quản lý thiên tai, phát triển bền vững, y tế thảm họa, phục hồi sản xuất và môi trường sau thiên tai b Củng cố hệ thống đê điều, hồ đập... phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai 2.3.2 Giải pháp kinh tế - Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc đầu tư các dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và dự phòng để xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai Dự trữ quốc gia được sử dụng cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ưu tiên sử... tính hơn 1500 tỉ đồng Chịu hậu quả nặng nhất là các thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi 2.3 Giải pháp quản lý Trong Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thông qua các nhiệm vụ và giải pháp chung trong công tác quản lý, ứng phó thiên tai như sau: 2.3.1 Giải pháp hành chính a) Xây dựng hoàn thiện . đồng. Để khắc phục thiệt hại, Trung ương đã hỗ trợ cho Quảng Ngãi 40 tỷ và 2.000 tấn gạo. 11 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xuất Quỹ dự phòng 10 tỷ đồng. UBMTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tiếp nhận. http://www.qmt.vn/62-78-156/QMT.aspx 5. http://www.qmt.vn/62-78-149/QMT.aspx 6. http://www.vawr.org.vn/index.aspx? aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=1468&lang=1&menu=tin-trong- nuoc&mid=177&parentmid=131&pid=9&storeid=0&title=lu-lut-o-mien-trung-nhan- tai-kich-hoat-thien-tai 7 http://www.quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=11698 8. http://www.thoitietvietnam.vn/index.asp?newsid=8508&PageNum=1 17

Ngày đăng: 10/01/2015, 19:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn hướng/vấn đề nghiên cứu

  • 2. Nội dung nghiên cứu

  • 2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

  • 2.2.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới:

  • 2.3. Thiệt hại về bão lũ tại Quảng Ngãi:

  • 2.3. Giải pháp quản lý

  • 2.3.1. Giải pháp hành chính

  • 2.3.2. Giải pháp kinh tế

  • 2.3.3. Giải pháp kỹ thuật

  • 3. Kết luận và kiến nghị

  • 4. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan