giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở hà nội giai đoan 2011- 2015

25 550 0
giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở hà nội giai đoan 2011- 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh MỤC LỤC SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008 vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đương đầu với hàng loạt các cuộc khủng hoảng, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm, việc làm trở nên khó khăn, thất nghiệp ở khu vực thành phố tăng cao. Ở nông thôn do sự chậm trễ của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn, sự hạn hẹp của đất canh tác và đặc biệt là tính chất thời vụ của khu vực này mà tình trạng thất nghiệp cũng chậm được khắc phục Sự thăng trầm của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội – đó là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong các hộ gia đình nghèo. Trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ chiếm 50,48% dân số và thực hiện một số lượng lao động nhiều hơn nam giới, có đóng góp nhiều trong sản xuất xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhưng lại chiu nhiều thiệt thòi hơn, nhiều rủi ro hơn trong đời sống kinh tế, trong quan hệ xã hội và gia đình. Ở những thời điểm kinh tế biến động gay gắt, phụ nữ vẫn đứng đầu danh sách cắt giảm biên chế của các cơ quan, xí nghiệp. Và khu vực kinh tế phi chính thức đã là nơi giải quyết phần lớn việc làm cho các lao động nữ. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nội giai đoan 2011- 2015”. SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 1 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh Phần I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT I. Lý thuyết chung 1. Quan niệm về khu vực phi chính thức: Khu vưc phi chính thức ( PCT) đã tồn tại rất lâu ở các nền kinh tế, đặc biệt trong các nền kinh tế đang phát triển nhưng thuật ngữ “ khu vực phi chính thức” lại mới xuất hiện gần đây cùng với những nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) vào năm 1972. Trong những năm 70 nghiên cứu về khu vực này đã bùng nổ ở châu Mỹ la – tinh, châu Phi. Đến đầu thập niên 90 đã mở rộng sang châu Á. Do tính đa dạng của hoạt động phi chính thức mà mỗi nghiên cứu thường chỉ đứng ở một góc độ mô tả nờn đó xuất hiện nhiều quan điểm, nhiều lí thuyết khác nhau, tạo nên những tranh luận sổi nổi trong suốt mấy thập niên qua. Theo N.O. Moser, cuộc tranh luận về khu vực PCT có thể chia làm hai giai đoạn: 1970- 1983 và 1984- 1993. Giai đoạn 1970- 1993: Trong giai đoạn này các nghiên cứu tập trung vào nhận diện khu vực phi chính thức, lí giải sự tồn tại của nó và tìm hiểu mối quan hệ của nó với khu vực chính thức cũng như cách Nhà nước đối xử đối với khu vực này. Lúc này, châu Mỹ La- tinh là nơi hội tụ các nghiên cứu về khu vực phi chính thức. Có hai cách tiếp cận nổi bật: cách tiếp cận nhị nguyên và cách tiếp cận sản xuất. Theo cách tiếp cận nhị nguyên ( Dualism), các nhà nghiên cứu chia nền kinh tế ra làm khu vực: chính thức và phi chính thức. Đặc trưng của khu vực phi chính thức là: thu nhập thấp, tự hành nghề, không được sự bảo hộ của Nhà nước. Cũng theo cách tiếp cận này, khái niệm khu vực PCT của ILO chủ yếu dựa vào đặc trưng của các doanh nghiệp được nhiều SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 2 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh người chấp nhận hơn cả. Theo ILO, khác với khu vực chính thức, khu vực phi chính thức cú cỏc đặc trưng sau: - Dễ gia nhập thị trường. - Phụ thuộc vào nguồn lực địa phương. - Đơn vị sản xuất là gia đình. - Quy mô hoạt động nhỏ. - Công nghệ sủa dụng nhiều lao động. - Tay nghề có được không qua đào tạo chính quy. - Thị trường này không có sự kiểm soát của Nhà nước. Sau đó, S.V. Sethuraman đã đưa ra khỏi niờm cụ thể hơn về khu vực phi chính thức – đó là “ các đơn vị nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ có mục tiêu ban đầu là tạo việc làm và thu nhập cho những thành viên của họ, bất kể những hạn chế về vốn, cả vốn vật chất và vốn con người cũng như bí quyết sản xuất ”. Theo cách tiếp cận sản xuất ( Productive), Bickbeek và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng khu vực phi chính thức bao gồm những hoạt động quy mô nhỏ, tiếp nối quá trình sản xuất quy mô lớn, là phần phụ gắn vào sản xuất quy mô lớn, có tác dụng bổ sung cho những khiếm khuyết của sản xuất quy mô lớn. Khu vực phi chính thức thường xuất hiện ở những nơi mà phương tiện liên lạc, đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển đắt, thị trường với qui mô lớn hoạt động chưa có hiệu quả. Nhìn chung, trong buổi đầu phát hiện ra khu vực phi chính thức, các nhà kinh tế đã đánh giá đúng vai trò của nó trong việc giải quyết việc làm và phát triển. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thống nhất với nhau về định nghĩa, nguyên nhân hình thành cũng như chính sách đối với khu vực này . Một số nhà kinh tế cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ để mang lại lợi ích của phát triển SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 3 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh cho người nghèo. Một số khác lại đề nghị cần có những thay đổi cơ bản thì mới giải quyết được tình trạng nghèo khó và thất nghiệp. Giai đoạn 1984 -1993: Trong giai đoạn này, do hậu quả của việc tăng giá dầu, kinh tế châu Mỹ La – tinh bị khủng khoảng nghiêm trọng cộng với khủng hoảng nợ kéo dài. Người lao động bị đẩy ra khỏi khu vực chính thức và khu vực phi chính thức đó đún nhận họ. Lúc này khu vực PCT đã được thừa nhận như một giải pháp dài hạn đối với khủng hoảng và sự nghèo đói. Nhiều cách tiếp cận xuất hiện. Cách tiếp cận của các nhà cấu trúc ( Structurist ) Cách tiếp cận này còn gọi là cách tiếp cận thị trường lao động của ILO mà ở châu Mỹ La – tinh được biết tới với tên gọi là Chương trình việc làm cho vựng chõu Mỹ La- tinh và Caribe Theo họ, khu vực phi chính thức xuất hiện là do những mất cân đối xảy ra trong quá trình phát triển: mất cân đối giữa thành thị - nông thôn , giữa công nghiệp – nông nghiệp, mất cân đối trong thị trường lao động, trong cơ cấu xã hội. Tham gia vào khu vực phi chinh thức là những người “ nghốo muụn thuở” – thiếu vốn, không được đào tạo và những người rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc thu nhập thấp do suy thoái kinh tế, hoặc do hậu quả của các chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của IMF. Những người theo trường phái này kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo việc làm, trợ giúp các doanh nghiệp địa phương, nâng cao khả năng thu nhập, xóa đói giảm nghèo trong khu vực phi chính thức. Cách tiếp cận pháp luật (legal) Cách tiếp cận này được nhiều nhà khoa học ở châu Mỹ La-tinh tán đồng ( Desoto, The other path, 1987). Theo họ, khu vực phi chính thức xuất hiện là do thiếu một khuôn khổ pháp luật và sự hỗ trợ của pháp luật mà khu SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 4 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh vực chính thức với các ngành công nghiệp hiện đại được hưởng. Do vậy khu vực này là sự cố gắng của những người nghèo, những người có sự phản ứng tự nhiên và sáng tạo trước những bất lực của Nhà nước trong việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa. Họ là những nạn nhân của sự phân biệt đối xử về kinh tế và luật pháp. Những nhà kinh tế theo cách tiếp cận này đánh giá cao vai trò của những người nghèo và hoạt động của họ trong việc cung cấp những hàng hóa dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đánh giá cao khả năng quản lý, tự đào tạo của các doanh nghiệp nhỏ và thấy được nguy cơ rủi ro của họ. Các nhà luật pháp chủ trương xóa bỏ bất công về luật pháp giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức bằng cách chính thức hóa khu vực này và cho rằng điều đó sẽ làm cho khả năng tiềm tàng của khu vực phi chinh thức sẽ được giải phóng, góp phần phục hồi kinh tế, cải thiện các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các khuyến nghị đó khi đem thực hiện đã không đem lại kết quả như mong đợi. Cách tiếp cận ngầm hay nền kinh tế ngầm ( Underground Economy ) Cách tiếp cận ngầm được phân tích dưới hai góc độ. Theo góc độ pháp luật, khu vực phi chính thức bao gồm những hoạt động né tránh pháp luật, không khai báo, trốn thuế … để kiếm lời. Theo góc độ khác họ coi khu vực phi chính thức là kết quả của sự phân công lao động có xu hướng chuyên môn hóa và quốc tế hóa, là Cách tiếp cận phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ (Microenterprises) Những người theo cách tiếp cận này gần như đồng nghĩa khu vực phi chính thức với các xí nghiệp siêu nhỏ. Đó là những xí nghiệp quy mô gia đình, có số vốn đầu tư nhỏ, quy mô khách hàng nhỏ, dựa vào nguồn lực và thì trường địa phương là chủ yếu. Họ chỉ ra ưu điểm của các doanh nghiệp siêu nhỏ trong việc tạo ra việc làm và góp phần tăng thu nhập quốc dân, tự đào tạo SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 5 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh hướng nghiệp, cung cấp hàng hóa cần thiết, khuyến khích phân phối của cải rộng rãi, đặc biệt cho phụ nữ và những người không có kỹ năng lao động. Đồng thời cũng chỉ ra sự nghèo đói của những người trong khu vực này và coi trọng các chương trình hành động nhằm thay đổi điều kiện kinh tế xã hội của người nghèo. Ở Việt Nam, khu vực PCT mới được quan tâm từ đầu những năm 90. Mặc dù tên gọi và khỏi niờm chung về khu vực này chưa thống nhất nhưng các nghiờn cứu đã làm rõ được nhiều đặc trưng về quy mô, tính chất sản xuất, công nghệ của khu vực này. Các cách tiếp cận nghiên cứu đều thích hợp với Việt Nam. Vì vậy, để đưa ra khái niệm cho khu vực này cần dựa trên cách tiếp cận tổng hợp khái quát được nhiều khía cạnh từ ba góc độ sản xuất, luật pháp và xã hội. SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 6 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh Bảng 1 : Một số khái niệm khu vực phi chính thức được sử dụng ở Việt Nam. Viện nghiên cứu khoa học lao động và các vấn đề xã hội (1990) Tổng cục thống kê ( 1994-1995) Tiến sĩ Vũ Quang Việt (!996) Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương(1996- 1997) Tên gọi Khu vực phi kết cấu Khu vực không chính thức Khu vực kinh tế phi chính quy Khu vực phi chính quy Khái niệm Là các đơn vị kinh tế tư nhân không nằm trong danh mục các tổ chức do Nhà nước chính thức xác lập chế độ kiểm tra, kiểm soát; dùng lao động gia đình hoặc thuê mướn dưới 10 lao động Là hoạt động mang tính sản xuất, đóng góp cho GDP, huy động nguồn nhàn rỗi trong dân mà khu vực chính quy không với tới được Là khu vực sản xuất nhỏ, bao gồm những hoạt động kinh tế gia đình, sản phẩm có thể bán trên thị trường hoặc tự chi dùng. Là những hoạt động không theo luật( Luật DNNN, Luật công ty, Luật HTX, NĐ 66CP) Gồm các hoạt động sản xuất xã hội không đăng ký theo quy định của Nhà nước hoặc bao gồm những hoạt động tồn tại do khiếm khuyết của hệ thống pháp luật trong quá trình chuyển đổi và do đó, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 7 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm chung cho khu vực phi chính thức ở Việt Nam hiện nay như sau: Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực kinh tế bao gồm các tổ chức ( đơn vị) có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng, các hoạt động không đăng ký hoặc trốn tránh pháp luật, các hoạt động chưa được pháp luật quy định. 2. Phân loại hoạt động trong khu vực phi chính thức: - Loại hình hoạt động đơn lẻ: Gồm những người bán vặt, hàng rong, cắt tóc, đạp xích lô, đánh giầy, bỏn vộ số… Những người lao động này thường là dân nghèo thiếu khả năng về vốn kinh doanh, không được đào tạo. Công việc đơn giản, dễ làm, chỉ cần ít vốn cũng có thể tạo ra được chỗ làm việc. Tuy nhiên, thu nhập của họ rất thấp, không có tích lũy chủ yếu là kiếm sống hàng ngày. - Loại hình hoạt động đã mang tính tập thể tổ chức theo nhóm người nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện hoạt động được trang bị sơ sài. Quy mô hoạt động thường trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số nguời góp vốn cùng tổ chức hoạt động. Nhu cầu về vốn ở mức độ nhiều ít tùy thuộc từng ngành nghề kinh doanh. Yêu cầu người lao động có hiểu biết chuyên môn nghề nghiệp. Lao động hoạt động trong loại hình này đó cú tích lũy. - Loại hình này là những đơn vị kinh tế mà hoạt động của nó đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, tính tổ chức và hạch toán trong kinh doanh chặt chẽ hơn. Loại hình này có vốn đầu tư lớn hơn, có trang bị kỹ thuật và kinh doanh ổn định, có hiệu quả. Yêu cầu lao động phải có kiến thức chuyên môn. SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 8 Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh 3. Đặc điểm của khu kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: Đặc điểm của hoạt động kinh tế trong khu vực phi chính thức: - Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập - Hoạt động không tuân theo luật và phần lớn không có đăng ký - Không chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước, chẳng hạn không chịu sự điều tiết của các chính sách thị trường lao động. Cung cầu lao động trong khu vực phi chính thức: Khu vực này có thể tạo được việc làm cho những người di cư từ nông thôn ra. Tuy nhiên đa số những người làm việc trong khu vực thành thị không chính thức là người dân thành thị không có vốn để sản xuất kinh doanh và trình độ chuyên môn của họ thấp hoặc không có. Thâm nhập vào khu vực thành thị không chính thức là điều dễ dàng, chỉ với một số vốn nhỏ người ta có thể bán hàng rong ngoài phố, đạp xích lô hoặc làm một loạt các công việc khác. Đối với những người không có vốn cần thiết để tự tạo ra việc làm, thì vẫn có cơ hội làm việc cho những người khác. Do đó khu vực thành thị không chính thức có khả năng cung cấp một khối lượng lớn việc làm nhưng mức tiền công thấp và có khuynh hướng ở trạng thái cân bằng. SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B 9 [...]... nữ tại khu vực phi chính thức ở Hà Nội 1 Xu hướng lao động nữ tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội: Lực lượng lao động nữ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một tỉ lệ khỏ đụng Khu vực kinh tế phi chính thức gồm những lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức ( quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng... Phần III Những kết luận, đễ xuất quản lí và giải pháp nâng cao vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 1 Kết luận: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khu vực phi chính thức ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng: - Thứ nhất, khu vực phi chính thức là một tồn tại khách quan của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang... đến khu vực phi chính thức, nơi sử dụng lao động “ theo phương sách cuối cựng” Nguyên nhân đưa chị em phụ nữ đến với khu vực lao động phi chính thức tại Hà Nội: Ở Hà Nội, nhiều chị em có khả năng, tự mình đứng ra lập các cơ sở sản xuất PCT, tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường Với họ, lý do chính tham gia vào khu vực phi chính thức là do ưu điểm của khu vực phi chính thức: - Dễ dàng mở cơ sở sản... nghề nghiệp - Tháo gỡ những cản trở trong Luật Doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ khu vực phi chính thức - Thiết lập các chính sách kết nối mạnh mẽ khu vực kinh tế phi chính thức với khu vực kinh tế chính thức - Thực hiện luật tiền lương và thu nhập công bằng cho lao động khu vực phi chính thức - Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức khỏi bị xâm phạm của chủ lao động và các đối tượng xấu khác,... nhanh, trong khi việc làm khu vực thành thị chính thức lại tăng chậm thậm chí có thể giảm do tác động của việc áp dụng phương pháp sản xuất hiện đại làm tăng năng suất lao động hoặc do chính sách cơ cấu lại khu vực nhà nước Hai là, do chính sách lao động – việc làm, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội trong khu vực thành thị chính thức kém linh hoạt ( đặc biệt khu vực nhà nước) và do trình độ của người... trước đây làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ thấp III Vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ: Tỷ lệ thất nghiệp( trong độ tuổi lao động) ở Việt Nam hiện nay là 4,65% tăng 0,01% so với năm 2007 Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế thì chúng ta cần biết thêm tiêu chí về tỉ lệ lao động thiếu việc làm Đây... th ở Lao động của khu vực này chiếm 1/3 đến 2/3 lao động có việc làm ở các thành thị Châu Á Khu vực PCT vốn ít được Nhà nước quan tâm và ít được pháp luật bảo vệ hơn khu vực chính thức nhưng lại là nơi hoạt động kinh tế của phần lớn lao động nữ (LĐN) SV: Phạm Thị Thu Hiền 14 Lớp: KTPT 49B Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh Phần II Thực trang về vấn giải quyết việc làm cho lao động nữ tại... trống nào đó trên vỉa hè 2 Điều kiện lao động và điều kiện kinh tế của lao động nữ trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội: 2.1.Điều kiện lao động: - Phần lớn các hoạt động trong khu vực PCT của người Hà Nội có quy mô gia đình và họ sử dụng nhà mình làm nơi làm việc, hoặc bán hàng hoặc thuê địa điểm để kinh doanh ổn định Địa điểm là tiền đề quan trọng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả... tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị Tỷ lệ thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3% Theo thống kê mới nhất từ Sở Lao động, ... Cung cầu lao động khu vực thành thị phi chính thức 4 Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thị trường lao động khu vực phi chính thức: Một là, do sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và đại đa số là không có trình độ chuyên môn, tay nghề Cùng với xu hướng đô thị hóa, lao động dư thừa này có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị Kết quả là lực lượng lao động thành . giải quyết phần lớn việc làm cho các lao động nữ. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nội giai đoan. trang về vấn giải quyết việc làm cho lao động nữ tại khu vực phi chính thức ở Hà Nội 1. Xu hướng lao động nữ tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội: Lực lượng lao động nữ tham gia. III Những kết luận, đễ xuất quản lí và giải pháp nâng cao vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 1. Kết luận: Những kết luận

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan