Diatomite và ứng dụng trong việc làm vật liệu lọc nước

71 2.6K 13
Diatomite và ứng dụng trong việc làm vật liệu lọc nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.KHOÁNG DIATOMIT 1.1. Giới thiệu chung về khoáng Diatomit Diatomit (hay còn có tên gọi khác là Kieselgühr) là trầm tích có nguồn gốc sinh học được hình thành ở những vùng nước ngọt hoặc nước mặn do quá trình phân hủy tảo diatome. Tảo diatome hấp thụ axit silicic tan trong nước chuyển hóa thành dạng opal, dạng SiO 2 vô định hình để hình thành nên lớp vỏ của chúng. Các phần tử tảo Diatomê rất đa dạng với cấu hình vỏ ngoài cực kỳ phức tạp và độ rỗng bên trong rất lớn. Đó chính là đặc điểm quý giá tạo nên giá trị của vật liệu có nguồn gốc Diatomit trong sử dụng chúng làm chất hấp phụ và làm chất trợ lọc. Kích thước tảo Diatomê khoảng 10- 100 𝜇𝑚. Diatomit có cấu trúc rất xốp, thành phần chủ yếu của khoáng này là oxyt silic (SiO 2 ), oxit nhôm (Al 2 O 3 ), ngoài ra còn có một số oxit khác với hàm lượng nhỏ như Fe 2 O 3 , CaO, MgO, TiO 2 , Na 2 O Cấu trúc xốp của khoáng phụ thuộc vào thành phần sắp xếp các loại oxit trong khoáng. Trầm tích Diatomit có mặt gần như khắp nơi trên thế giới. Mỏ đang khai thác lớn nhất hiện nay là ở Bang California- Mỹ. Ngoài ra còn có thể kể đến nhiều mỏ lớn, khai thác thuận lợi như ở Mexico, Australia, Canada, Trung Quốc, Nga Pháp, CHLB Đức…. Đan Mạch cũng là vùng đất chứa nhiều Diatomit xong tiếc rằng khoáng Diatomit ở Đanh Mạch lẫn đến 30% đất sét không thuận lợi cho công nghệ chế biến. Diatomite được nhóm nghiên cứu và ứng dụng trong đề tài này là loại Diatomit Phú Yên, được khai thác từ tỉnh Phú Yên. Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 2 1.2. Tính chất chung Diatomit. Những kết quả nghiên cứu qua phân tích hoá học, nhiệt động học và phổ hồng ngoại, Rơngen đã chỉ ra rằng thành phần chính của Diatomit là SiO 2 vô định hình đã Hidrat hoá, có lẫn một ít tạp chất kim loại. Khoáng này thuộc loại chất hấp phụ bởi vì nó được đặc trưng bởi sự có mặt của số lượng lớn các mao quản. Về phương diện hoá học Diatomit chủ yếu là axit silixic, một loại vật liệu gần như trơ đối với tác dụng của hoá chất. Về phương diện cấu trúc vật lý, Diatomit có thể tạo nên tập hợp hạt có độ xốp khá lớn (80 - 85%). Mặt khác, nhờ tính đa dạng của các phần tử có cấu trúc rỗng của khung Diatomit , do đó chất hấp phụ chế tạo từ vật liệu Diatomit có thể lưu trữ một lượng khá lớn chất khí, chất lỏng Hơn nữa nhờ tính trơ về phương diện hoá học nên có thể được sử dụng làm chất xúc tác, làm chất mang xúc tác và chất độn cho vật liệu compozit nhằm tăng độ bền cơ học, bền hoá học và bền nhiệt cho loại vật liệu này. Do vậy việc nghiên cứu Diatomit có ý nghĩa không những về mặt lý thuyết mà cả về mặt ứng dụng. 1.3. Đặc điểm phân bố các thành tạo sét điatomit Phú Yên. 1.3.1. Giới thiệu chung Diatomit Phú Yên tập trung chủ yếu tại cao nguyên Vân Hoà, điatomit có từ 2 đến 5 thân khoáng có giá trị công nghiệp với độ dày từ vài mét đến hàng chục mét (thân khoáng 3 Hoà Lộc dày trung bình 28,3 m, có chỗ tới 33,4 m). Các thân khoáng lộ ra trên bề mặt tạo thành viền bao quanh sườn bắc, đông và tây cao nguyên trong khoảng độ cao từ 70-200 m ở sườn phía đông (An Lĩnh, Tuy Dương, An Thọ) đến 160-320 m ở sườn bắc và tây (Hoà Lộc, Dốc Thặng). Sét điatomit thường có màu trắng, xám trắng, đôi khi xám phớt nâu. Cấu tạo phân lớp ngang từ vi phân lớp, phân lớp mỏng đến dày, đôi khi xen kẹp các lớp, thấu kính tuf và Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 3 bentonit mỏng. Các thân khoáng chính đều nằm trên phần cao của tập 2. Tại phần dưới của tập, các lớp điatomit thường mỏng và chứa nhiều tạp chất, đôi khi có dạng tufo điatomit. Tại lỗ khoan TH4-500 có tới 19 lớp điatomit khác nhau trong mặt cắt tập 2. Theo không gian, độ dày và chất lượng các thân khoáng điatomit giảm dần về phía nam. 1.3.2. Mỏ diatomit Hòa Lộc-Phú Yên 1.3.2.1. Vị trí mỏ Mỏ diatomit Hòa Lộc thuộc địa phận xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh PhúYên. Mỏ nằm cách thị xã Tuy Hòa 40km về phía Bắc, cách thị trấn Chí Thạnh12km về phía Tây. Tọa độ địa lý: 13015’48” độ vĩ Bắc 109008’45” độ kinh Đông. Thuộc tờ bản đồ Đồng Cam (D-49-99-A) tỷ lệ 1:50.000. 1.3.2.2. Đặc điểm địa chất mỏ - Về địa tầng + Hệ tầng Măng Giang (T2mg): phân bố chủ yếu ở phía Đông, Đông Bắc khu mỏ; thành phần gồm: cát kết, bột kết, đá phiến sét; chiều dày khoảng 240m. Hệ tầng Măng Giang bị các trầm tích Neogen (N2kt) phủ bất chỉnh hợp có góc lên trên. + Hệ tầng KonTum (N2kt): các đá trầm tích thuộc hệ tầng Kon Tum lộ thành dải kéo dài phương đông bắc-tây nam, diện tích khoảng 9km2; chiều dày khoảng 100÷150m. Mặt cắt từ dưới lên gồm hai phần: * Phần dưới gồm: bazan màu xám xanh, xám đen; cấu tạo dạng bọt, dạng lỗ hổng; chiều dày 15÷20m. * Phần trên gồm: diatomit, sét chứa diatomea, sét nằm xen kẹp trong bazan.Phần này chứa 3 lớp diatomit có chiều dày từ 4,3m đến 33,4m; ngăn cách Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 4 giữa các lớp là bazan olivin có cấu tạo dạng lỗ hổng. + Hệ tầng Túc Trưng (βN2-QItt): phân bố ở phía Tây Nam. Thành phần chủyếu là bazan olivin màu xanh xẫm; cấu tạo đặc xít, lỗ hổng; chiều dày khoảng 50÷60m, phủ trực tiếp lên trầm tích hệ tầng Kon Tum. + Hệ Đệ tứ (QIV): phân bố dọc theo suối Đá, suối Cay, gồm các trầm tích aluvi: tảng, cuội, sỏi, cát lẫn sét; chiều dày 4÷10m. - Về magma xâm nhập Các thành tạo magma xâm nhập phức hệ Bến Giằng (δγ, γ C-P) lộ ở phía Đông Bắc với diện tích nhỏ là granodiorit. 1.3.2.3. Đặc điểm các thân quặng Trong khu mỏ đã phát hiện 3 thân quặng, thuộc phần trên của hệ tầng Kon Tum. - Thân quặng số I: dạng vỉa, phân bố ở độ cao 160 ÷ 220m, kéo dài phương Đông bắc-Tây nam, chiều dài trên 5,5 km; chiều dày trung bình 14,63m; thế nằm dốc thoải 3÷50. Phần mái và trụ vỉa diatomit thường có lớp sét than màu nâu đen. Diatomit màu xám trắng, phớt vàng, xốp nhẹ. Thành phần khoáng vật: tảo diatomê 42÷50%; opal 18÷20%; thạch anh tự do 2%; sét kaolinit 20÷27%. Hàm lượng SiO2 trung bình 64,1%; Fe2O3 4,39%. - Thân quặng số II: nằm trên thân quặng I, cách khoảng 26m, phân bố ở độ cao240÷260m. Hình dạng, thế nằm và chiều dài tương tự thân quặng I. Phần mái và trụ là các lớp sét than màu đen. Chiều dày trung bình là 14,59m. Thành phần khoáng vật gồm: tảo diatomea 40÷43%, sét kaolinit 25÷30%. Hàm lượng SiO2 : 55,98 ÷ 73,13%; trung bình 62,67%. - Thân quặng III: Cách thân quặng II khoảng 28,3m; phân bố ở độcao 280 ÷ 300m. Thân quặng có đường phương, hướng cắm, hình dạng tương tự thân quặng II. Chiều dày trung bình thân quặng là 21,24m. Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 5 Diatomit có cấu tạo phân lớp dày xen các lớp mỏng màu xám trắng, xám trắng phớt vàng. Thành phần khoáng vật gồm: tảo diatomea chiếm 55-59%; opal dạng cầu 22÷25%; sét kaolinit 12÷14%; thạch anh dạng vi hạt 10%. Hàm lượng SiO 2 thay đổi 56,28 ÷71,1%; trung bình 64,8%. 1.3.2.4. Đặc điểm chất lượng quặng diatomit Diatomit mỏ Hòa Lộc có màu trắng xám, xám phớt vàng, xốp nhẹ, nổi trên mặt nước. Thể trọng trung bình 1,087t/m 3 , thể trọng nhỏ khi sấy khô ở nhiệt độ105 0 C là 0,750g/cm 3 . Lượng tảo diatomea và opal chiếm 55÷65%. Quan sát dưới kính hiển vi phân cực diatomit có thành phần gồm: khoáng vật sét: 45÷50%, diatomea (opal): 40÷45%, thạch anh vi hạt 5 ÷10%, vật chất quặng 1÷2%. Kiết trúc pelit, tàn tích sinh vật. Thành phần hoá học (%): SiO 2 : 65,31; Al 2 O 3 : 16,66; Fe 2 O 3 : 4,47; CaO: 0,3;MgO: 0,71; SO 3 : 0,6; MKN: 9,65. Diatomit Hoà Lộc có độ hút vôi đáp ứng được yêu cầu làm chất phụ gia trong sản xuất xi măng thủy lực. Độ hút vôi trung bình (trong thời gian 1 tháng) của diatomit thân quặng I là 217,73mg; thân quặng II là 202,0 mg và thân quặng III là 236,57mg. 1.3.2.5. Trữ lượng Trữ lượng của 3 thân quặng đạt 61.387.389 tấn (C1=3.658.757 tấn;C2 = 9.509.255 tấn; P1 = 18.921.638 tấn; P2 = 29.297.740 tấn). Ngoài diện tích 16km2 đã được đánh giá, các thân quặng còn tiếp tục kéo dài về phía Nam gần 700m. Trữ lượng dự báo cả khu mỏ đạt P ≈ 65 triệu tấn. Quy mô thuộc mỏ lớn. Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 6 1.3.3. Điều kiện tích tụ Nguồn vật liệu Diatomit được tạo thành từ các mảnh vỏ tảo Diatomeae, một loại thực vật đơn bào ưa sắt có cấu tạo từ oxit silic dạng opal vô định hình. Các giống loài tảo Diatomeae tạo đá chủ yếu trong vùng là các tảo trôi nổi sống trong môi trường nước ngọt miền duyên hải, số lượng tảo bám đáy (bentos) rất ít . Ngoài các mảnh vỏ tảo Diatomeae, trong đá còn có thể có số lượng nhỏ gai xương bọt biển. Hàm lượng mảnh vỏ Diatomeae trong điatomit chiếm từ 50% trở lên với số lượng mảnh vỏ từ 5-7 triệu đến 100 triệu mảnh vỏ/g đá. Nguồn vật liệu oxit silic dạng opal vô định hình cấu tạo nên vỏ tảo có cấu trúc khung với nhiều lỗ mao quản kích thước nhỏ 0,5-3 𝜇m. Các mảnh vỏ tảo thường có dạng đốt trúc còn tồn tại dạng quần thể hoặc từng đốt đơn lẻ kích thước từ 3-5 đến 30 𝜇m, thậm chí bị vỡ vụn, dập nát. Trong quá trình tích tụ và thành đá opal vô định hình của vỏ tảo hầu như không bị biến đổi. Các quá trình biến đổi chủ yếu mang tính cơ học như co ngót thể tích, mất nước. Các quá trình biến đổi trong đá chủ yếu là montmorilonit hoá, zeolit hoá vật liệu từ thuỷ tinh núi lửa hoặc ít hơn là tái kết tinh nguồn opal không có nguồn gốc sinh vật thành Cristobalit và triđimit. Đặc điểm môi trường tích tụ. Diatomeae là loài tảo silic khá nhạy cảm với môi trường thành tạo. Trên cơ sở xác định các đặc điểm sinh thái của loài tảo này cũng như các dấu hiệu khác về cấu tạo, thành phần vật chất có thể xác định chính xác các đặc điểm môi trường tích tụ điatomit. Các điều kiện thích hợp của bồn trầm tích để tồn tại và phát triển mạnh quần thể Diatomeae đủ để tích tụ các lớp điatomit dày hàng chục mét trong vùng gồm : Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 7 - Giàu ánh sáng với giới hạn độ sâu khoảng 24 m, một số loài không quá 30 m. - Giàu oxit silic với hàm lượng 1,4 - 32 mg SiO 2 trong 1 lít nước, hàm lượng này tăng lên theo độ sâu. - Nhiệt độ thích hợp 10-20 o C; môi trường nước ngọt, với một số loài nước lợ có độ mặn không quá 2%. - Giàu khoáng chất sắt, sulfat, phosphor, nitơ. Nghèo muối chlor (Na, Mg), calci. - pH môi trường biến đổi từ axit yếu đến kiềm yếu. Trong các yếu tố trên thì nguồn oxit silic và các khoáng chất là nguồn dinh dưỡng của Tảo Diatomeae nên đóng vai trò rất quan trọng. Các hoạt động phun trào núi lửa trong thời kỳ này chính là nguồn cung cấp hết sức dồi dào oxit silic và khoáng chất cho bồn trầm tích thông qua các dòng dung nham, vụn núi lửa nóng bỏng, dung dịch nhiệt dịch, khí phun nổ,… Ngoài ra chúng còn được bổ xung thêm từ các vùng bào mòn rộng lớn lân cận đưa xuống. 1.3.4. Thành phần hóa học Bảng 1. Thành phần hóa học mẫu ditatomit Phú yên Các Oxyt Hàm Lƣợng (%) Từ Đến Trung Bình SiO 2 48.18 76.34 63.59 TiO 2 0.46 2.38 0.96 Al 2 O 3 10.12 23.19 15.96 Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 8 Fe 2 O 3 0.95 11.43 4.82 FeO 0.10 0.91 0.26 CaO 0.00 2.71 0.38 MgO 0.09 3.60 0.55 K 2 O 0.21 1.55 0.87 Na 2 O 0.07 0.38 0.20 P 2 O 5 0.07 1.21 0.33 SO 3 0.00 0.02 0.02 H 2 O - 0.00 6.73 6.73 MKN 3.78 19.23 12.16 1.3.5. Thành phần khoáng vật Diatomite Hoà Lộc (Phú Yên) có thành phần khoáng vật như sau: - Vỏ tảo Diatomae: chiếm 10-60%, có dạng hình ống, hình trụ kéo dài, tiết diện ngang hình tròn, hình vành khuyên, đường kính từ 0,01 – 0,05 mm, có tiết diện hình chữ nhật chiều dài cạnh từ 0,01 – 0,02mm. - Opan: Dạng hình cấu nhỏ, chiếm tỷ lệ nhỏ. - Sét: Chiếm từ 5 – 24%, dạng vẩy chủ yếu là hydromica và lẫn ít khoáng vật Motmorillonit. - Gai xương bột biển: chiếm 1 – 15% thuộc loại spongia đơn trục dãng que, đầu nhọn, dài 0,01 – 0,25mm. - Gnauconit: chiếm từ 10 – 15%, có dạng vẩy nhỏ, màu lục nhạt. Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 9 - Vụn Thạch anh: chiếm < 2%, dạng hạt vỡ vụn, sắc cạnh, kích thước 0,01 – 0,1 mm, phân tán thưa trong quặng. 1.4. Ứng dụng của diatomit Những lĩnh vực sử dụng chính của diatomit Diatomit được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực sử dụng diatomit có một đòi hỏi về tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng riêng như: - Trong sản xuất vật liệu xây dựng (vật liệu nhẹ, cách âm, cách nhiệt…), diatomit phải có độ lỗ hổng cao, thể trọng đạt 0,6g/cm3. - Trong sản xuất xi măng đòi hỏi diatomit có hàm lượng SiO2 hoạt tính cao (độhút vôi cao) để khử CaO dư thừa trongClinke xi măng pooclăng, theo phản ứng: CaO + Si 2(n+1) .H2O → SiO 2 + Ca(OH) 2 + nH 2 O - Trong các ngành công nghiệp thực phẩm làm chất lọc bia, rượu, … đòi hỏi diatomit có thể trọng <0,5g/cm3, độ ẩm <10%, hàm lượng SiO 2 >90% ở trạng thái khô, Fe 2 O 3 <2%, Al 2 O 3 <3%, vật chất hữu cơ <5%. Ngoài ra còn đòi hỏi hàm lượng FeO, CaO có khả năng hoà tan trong axit HCl <0,01%. Còn trong công nghiệp hoá chất tẩy lọc có thể sử dụng diatomit hàm lượng SiO 2 ≈ 85%, Fe 2 O 3 <2,5%, độ ẩm <15%. Tóm lại, không có một tiêu chuẩn chung nào cho diatomit để sử dụng trong mọi lĩnh vực. Để đánh giá chất lượng diatomit, người ta thường dựa vào các tính chất cơ lý, hoá lý và kỹ thuật- công nghệ sau đây để phân loại chất lượng : - Thành phần hoá học (SiO 2 ; TiO 2 ; Al 2 O 3 ; Fe 2 O 3 ; CaO; MgO; K 2 O; Na 2 O; SO 3 - ) trong đó quan trọng nhất là thành phần SiO2. - Thành phần khoáng vật (hàm lượng và mức độ bảo tồn vách diatomea, các khoáng sét, thạch anh…). - Thành phần độ hạt. Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái Nhóm 3 Trang 10 - Độ hút vôi. - Tỷ trọng và dung trọng khô. - Độ ẩm tạo hình. - Độ hút nước. - Nhiệt độ nung tối ưu. - Độ co khi sấy và độ co toàn phần. - Độ lỗ rỗng. - Cường độ kháng nén. - Tính khả tuyển… Dưới đây là những lĩnh vực sử dụng chính của diatomit: - Diatomit được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất xi măng và bê tông thủy lực do khả năng hút vôi và hoạt tính hóa học của chúng ví dụ: + Khi dùng xi măng trong các công trình bê tông thường xuyên ngập nước thì phụ gia sẽ hút Ca(OH) 2 tự do, làm cho bê tông nhanh cứng và không bị hư hại. + Ở môi trường nước nhiều CO 2 , trong bê tông, CaCO 3 chuyển thành Ca(HCO 3 ), chất phụ gia sẽ ngăn chặn sự chuyển hóa đó, giữ độ bền lâu cho khối bê tông ngập nước. Bê tông trong môi trường nước giàu axit humic làm nẩy sinh những chất dễ hoà tan bê tông, trong môi trường nước nhiều sunfat sẽ làm biến dạng khối bê tông như trương nở, làm bê tông có độ gắn kết yếu , chất phụ gia diatomit sẽ khắc phục các hiện tượng trên. - Làm chất tẩy lọc trong các ngành công nghiệp như: + Lọc dầu mỏ, dùng để tách dầu khoáng ra khỏi nước trong nhũ tương dầu khoáng. + Thu hút chất lỏng, chất diệt trùng để lọc sirô nước hoa quả, dầu thực vật nhờ khả năng tạo được màng lọc có tác dụng lọc vi khuẩn. [...]... trọng trong việc nâng cao chất lượng dòng nước thấm qua Hình 2.2 Mô hình giếng ven suối (áp dụng nguyên lý lọc bờ suối) Bể lọc cát: Một trong những thiết bị lọc áp dụng quá trình lọc tự nhiên đó là bể lọc cát Phương pháp lọc này được sử dụng từ thế kỷ 19 và vẫn tiếp tục được coi là phương pháp hiệu quả để làm trong nước Cấu tạo của lớp vật liệu lọc khá đơn giản và dễ tìm: cát mịn (thông thường lớp cát lọc. .. là nước mặt Nước mặt là nước trong sông hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm Nguồn cung cấp nước cho nước. .. hiệu quả lọc của bể lọc cát nhanh, lớp cát lọc cần được rửa thường xuyên (Ví dụ về bể lọc cát nhanh: Bể lọc cát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường) - Bể lọc cát có thể áp dụng để lọc nguồn nước có độ đục ≤ 10 NTU Tốc độ dòng nước qua bể lọc cát khoảng từ 0,015 – 0,15 m3/m2h Độ đục nước ra khỏi bể lọc cát phải đạt ≤ 5 NTU Ngoài tác dụng lọc các hạt lơ lửng có kích thước lớn trong nước, bể lọc cát... pháp lọc Rất nhiều thiết bị xử lý nước sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ các hạt vật chất có trong nước Những hạt này bao gồm đất sét, phù sa, hạt hữu cơ, cặn lắng từ các quá trình xử lý khác trong thiết bị, sắt, mangan và các vi sinh vật Phương pháp lọc giúp làm trong nước và tăng hiệu quả của quá trình khử trùng Lọc tự nhiên: Phương pháp xử lý phổ biến nhất trong lịch sử loài người là phương pháp lọc. .. nguyên sinh tiêu thụ và phân hủy Do đó phương pháp lọc chậm có tác dụng làm sạch nước cao hơn so với phương pháp lọc cát nhanh - Bể lọc cát nhanh: Khác với bể lọc cát chậm, trên bề mặt bể lọc cát nhanh không có lớp màng sinh học Do đó bể lọc cát nhanh thường được sử dụng tại các nhà máy xử lý nước để lọc các hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước Phương pháp này không có tác dụng làm sạch nước (cả về mặt vi khuẩn)... lại giữa nước bề mặt tự nhiên và nước ngầm Khi sông đầy nước, nước từ sông một phần sẽ được tích trữ trong đất tại khu vực bờ sông và khu vực đồng bằng ngập lũ (floodplain) Khi mực nước sông giảm xuống, nước lưu trữ ở khu vực bờ sông từ từ chẩy ngược trả vào sông Lọc bờ sông tận dụng hiện tương nước sông ngấm theo đất bờ sông vào các giếng đào Đây là một trong các quá trình lọc của tự nhiên, trong đó... tự nhiên Quá trình lọc tự nhiên, rất đơn giản, sử dụng đất làm vật liệu lọc, khi nước ngấm/chảy qua lớp đất, các chất bẩn có trong nước sẽ được đất giữ lại Nước ngầm là kết quả lọc tự nhiên nước mưa qua đất Bên cạnh lọc tự nhiên, người ta còn biết đến một loại hình lọc tự nhiên khác đó là lọc bằng bờ sông/bờ suối Nhóm 3 Trang 23 Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS Nguyễn Quang Thái Lọc bờ sông/bờ suối:... các nguồn nước mới và cách xử lý nguồn nước Nước khai thác gồm hai loại có nguồn gốc khác nhau là nước mặt và nước ngầm Nước mặt là nước trong sông, hồ, ao, suối Nước sông chảy qua nhiều vùng đất khác nhau vì thế lẫn nhiều tạp chất hàm lượng cặn cao (nhất là vào mùa lũ) có nhiều chất hữu cơ, rong tảo, vi trùng, dễ bị ô nhiễm Nước ao, hồ tuy có hàm lượng cặn thấp hơn nước sông nhưng độ màu và phù du... loại bể lọc cát - Bể lọc cát chậm: Nước luôn được đổ ngập lớp cát lọc, phía trên bề mặt cát lọc, cùng với nước, cát ẩm, các vi khuẩn và động vật nguyên sinh tạo nên một lớp màng sinh học Lớp màng sinh học đóng vai trò chính trong quá trình lọc cát lọc Nhóm 3 Trang 24 Báo cáo đồ án công nghệ GVHD: ThS Nguyễn Quang Thái Các hạt lơ lửng trong nước đi qua màng sinh học sẽ bị các vi khuẩn và động vật nguyên... 2.2 Nguồn nƣớc ngầm Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi khoa học công nghệ, công nghiệp và dân số tăng mạnh làm nhu cầu nước tăng Thực tế lượng nước dự trữ trên trái đất không nhiều mà nhu cầu sử dụng lại lớn Để đáp ứng nhu cầu dùng nước con người không . dạng nước lặng được coi là nước mặt. Nước mặt là nước trong sông hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào. dùng trong xử lý môi trường nhờ khả năng lọc, hấp phụ các loại chất hữu cơ, kim loại nặng có hại làm sạnh nước thải và nước bề mặt bị ô nhiễm. - Dùng làm chất liệu cách nóng, sản xuất vật liệu. tìm các nguồn nước mới và cách xử lý nguồn nước. Nước khai thác gồm hai loại có nguồn gốc khác nhau là nước mặt và nước ngầm. Nước mặt là nước trong sông, hồ, ao, suối. Nước sông chảy qua nhiều

Ngày đăng: 09/01/2015, 14:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan