áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

131 802 0
áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÝ THỊ THU HIỀN ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN TRONG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS TRẦN THỊ THÁI HÀ Hà Nội - 2007 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP………………………………………… 6 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp……………. 6 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp…………… 6 1.1.2 Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp………………… 10 1.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp……………………… 11 1.2.1 Phương pháp tài sản (Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản thuần)……………………………………… 12 1.2.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)…………………… 17 1.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá/thu nhập (P/E)………… 21 1.2.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)……………………… 26 1.3 Các điều kiện áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 36 1.3.1 Môi trường kinh doanh…………………………………… 36 1.3.2 Môi trường pháp lý… …………………………………… 38 1.3.3 Hệ thống thông tin……………………………………………… 39 1.4 Một số yếu tố cần xem xét khi xác định giá trị doanh nghiệp………… 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM………………………… 44 2.1 Quá trình áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam……………………………………………… 44 2.1.1 Sự hình thành nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam 44 2.1.2 Tổng quan về các văn bản pháp lý ở Việt Nam………………… 47 2.1.3 Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam………………………………………… 57 2.1.3.1 Kết quả đạt được……………………………………… 57 2.1.3.2 Những tồn tại về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 59 2.1.3.3 Những trở ngại khi áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp………………………………………………… 65 2.2 Khảo sát về áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp Việt Nam…………………………………………… 76 2.2.1 Khảo sát ở Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội……………. 76 2.2.1.1 Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp……………………. 76 2.2.1.2 Đánh giá về sự ứng dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội 85 2.2.2 Khảo sát ở Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng Hải…………………. 86 2.2.2.1 Thông tin chung……………………………………………… 86 2.2.2.2 Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng Hải… 87 2.3 Đánh giá tổng thể……………………………………………………… 94 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN TRONG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM…… 96 3.1 Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh…… 96 3.1.1 Pháp luật về cổ phần hoá………………………………………… 96 3.1.2 Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán………… 98 3.1.3 Các văn bản pháp luật khác liên quan……………………………. 101 3.2 Nhóm giải pháp về thị trường…………………………………………. 102 3.2.1 Phát triển thị trường bất động sản………………………… 102 3.2.2 Phát triển thị trường chứng khoán tập trung……………… 105 3.2.3 Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế…………………………………………………………… 112 3.2.4 Phát triển các tổ chức định giá, đánh giá chuyên nghiệp………… 116 3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp…………………………………… 119 KẾT LUẬN………………………………………………………………… 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 123 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa CAPM Capital Asset Pricing Model DCF Discounted Cash Flow DDM Dividend Discounted Model FCF Free Cash Flow GDP Gross Domestic Product OTC Over The Counter P/E Price/Earning UBND Uỷ ban nhân dân WACC Weighted Average Capital Cost DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tiêu đề Trang 1.1 Chỉ số của 3 doanh nghiệp A, B, C 24 1.2 Ước tính doanh nghiệp X 24 1.3 Xác định WACC của Tập đoàn Hershey 28 1.4 Tóm tắt quy trình tính dòng tiền tự do của Tập đoàn Hershey 33 2.1 Giá trị tài sản Công ty Nhiệt điện Ninh Bình ngày 01/10/2005 60 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá 78 2.3 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Công ty 80 2.4 Giá trị tài sản ngày 31/3/2005 81 2.5 Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2006-2008 83 2.6 Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp 84 2.7 Luồng tiền tự do của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Hàng Hải ước tính trong 5 năm (2004-2008) 90 2.8 Luồng tiền khoản vốn nợ trong 6 năm 91 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các thị trường tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình thực hiện theo định hướng trên có thể thấy nổi lên một vấn đề gây nhiều tranh cãi đó là xác định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi mà khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với sự hình thành các thị trường tài chính thì việc xác định giá trị doanh nghiệp là một nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá là tín hiệu quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Doanh nghiệp cũng được coi như một hàng hoá có thể được mua bán, trao đổi vì vậy nhu cầu đánh giá hay xác định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thông tin về giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp với các doanh nghiệp đó. Hiện nay xác định giá trị doanh nghiệp là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam bởi vì nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong quá trình hình thành, các thể chế thị trường liên quan đến quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cũng đang được hình thành. Trong bối cảnh đó việc lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp vừa phải quan tâm đến những điều kiện cụ thể của nền kinh tế, vừa phải hướng tới những phương pháp hoàn chỉnh hơn để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị doanh 2 nghiệp, chỉ ra được những điều kiện để xác định được giá trị doanh nghiệp theo thị trường và hướng tới việc tạo ra các điều kiện đó là vấn đề khó và phức tạp nhưng nó sẽ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đáp ứng được những biến động trong nền kinh tế thị trường hiện nay và trong tương lai. Trong giai đoạn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp chính xác theo thị trường có thể có lợi cho Nhà nước và giảm lợi nhuận của nhà đầu tư (ví dụ trong trường hợp tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tốt hoặc khi tính đủ giá trị quyền sử dụng đất ) hoặc cũng có thể ngược lại, một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, công nghệ cũ kỹ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, bán được là may. Vấn đề là áp dụng các phương pháp "tiên tiến" để xác định giá trị doanh nghiệp mà đặc trưng nổi bật của các phương pháp này là yếu tố thị trường. Vì vậy tôi chọn đề tài “Áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Kể từ khi Nhà nước ta thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp đã được thảo luận rất nhiều, đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều cấp độ khác nhau: dưới hình thức bài báo, các sách chuyên khảo, các chuyên đề chuyên sâu và đến cả các đề tài nghiên cứu ở cấp Nhà nước. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu trong nước điển hình: - Phó tiến sĩ Nguyễn Đoàn (1995), “Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hoá ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính 1995 (Tháng 5), tr 21-24. - Trần Ngọc Thơ (1996), “Những phương pháp định giá các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3 - Hoàng Công Tý (1996), “Hoàn thiện phương pháp định giá đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần”, Luận án Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Trường đại học Tài chính Hà Nội. - Nghiêm Sỹ Thương (2000), Xác định mô hình định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. - Nguyễn Minh Hoàng (2001), “Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Tài Chính Hà Nội. Do yêu cầu và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc đưa ra hệ thống lý luận cơ bản về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. Trong khi đó hiện nay khu vực kinh tế tư nhân cũng có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và việc xác định giá trị doanh nghiệp được coi là một công cụ và mục tiêu quản lý của tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Mặt khác, trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đang được áp dụng tuy còn có một số hạn chế nhưng vẫn là những lựa chọn tối ưu, phù hợp với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các phương pháp này cần được hoàn thiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Đề tài “Áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam” nhằm làm rõ các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp để áp dụng được phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tiên tiến cho các doanh nghiệp Việt Nam. 4 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận của việc xác định giá trị doanh nghiệp, nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. - Đánh giá thực trạng việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, nêu được những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp đang được áp dụng ở Việt Nam. - Đưa ra giải pháp để áp dụng được các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tiên tiến ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên thế giới và các phương pháp đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam . b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) và phương pháp đang được áp dụng chủ yếu trong việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam là phương pháp tài sản 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: - Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu - Thống kê kinh tế, toán tài chính … - Nghiên cứu mẫu (case study) 5 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ bản chất của phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) trong xác định giá trị doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra được ưu, nhược điểm của các phương pháp đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện tiến tới áp dụng phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Khuôn khổ lý thuyết về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp để áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. [...]... hình Gordon) - Phương pháp dựa vào hệ số giá/thu nhập (P/E) - Phương pháp chi phí thay thế - Phương pháp bội số của doanh thu… Mặc dù có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, luận văn chỉ tập trung vào một số phương pháp phổ biến xác định giá trị doanh nghiệp 11 1.2.1 Phương pháp tài sản (Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản thuần) Phương pháp xác định giá... thường tập trung vào việc xác định các yếu tố nào tác động đến giá trị doanh nghiệp như chính sách phân chia lợi tức cổ phần, cơ cấu nợ, cách xác định giá trị của các tài sản vô hình….Những tranh luận đó dẫn đến hình thành rất nhiều các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp - Phương pháp xác định tài sản thuần - Phương pháp lợi nhuận - Phương pháp chiết khấu dòng tiền - Phương pháp chiết khấu luồng cổ... thuộc rất lớn vào các thông số kỹ thuật của các tài sản mà các nhà kỹ thuật chuyên ngành đưa ra Như vậy sai số đánh giá giá trị tài sản có thể cao Mặc dù có nhiều hạn chế, phương pháp giá trị tài sản thuần là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam bởi vì nó là phương pháp đơn giản nhất Tuy nhiên, việc điều chỉnh phương pháp trên để tính đến các yếu tố thị... chất của phương pháp P/E là sử dụng giá trị thị trường để ước lượng giá trị doanh nghiệp Vì vậy nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, nếu các yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất thì phương pháp P/E trở thành một phương pháp đánh giá thông dụng không chỉ với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường 1.2.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) Phương pháp chiết khấu... tục 1.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá/thu nhập (P/E) Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá/thu nhập là phương pháp được sử dụng phổ biến trên các thị trường tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của một chứng khoán Đây là cách định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhấp, áp dụng theo công thức sau: Giá cổ phiếu = Thu nhập mỗi cổ phiếu x (P/E) (1.5) Theo phương pháp định giá... những kỹ thuật phức tạp, giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kể, các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai thì phương pháp giá trị tài sản thuần là phương pháp phù hợp nhất trong xác định giá trị doanh nghiệp Nhƣợc điểm Phương pháp giá trị tài sản thuần quan niệm doanh nghiệp như một tập rời rạc các loại tài sản Giá trị doanh... nhưng phương pháp P/E là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến tại các nước đã xây dựng và phát triển được thị trường chứng khoán Tính phổ biến này là do phương pháp P/E cho phép có thể ước lượng nhanh về giá trị doanh nghiệp, giúp người ta có thể ra quyết định một cách kịp thời trong hoạt động giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường cấp hai - sở giao dịch chứng khoán 25 - Bản chất của phương. .. chỉnh phương pháp trên để tính đến các yếu tố thị trường và kết hợp với các phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả xác định giá trị doanh nghiệp cao hơn đòi hỏi sự phát triển nhất định của các thị trường tài sản, trong đó có thị trường chứng khoán 1.2.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)  Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM) - Nguyên tắc giá trị hiện tại Mỗi... những người tận dụng tình hình đó để mua, bán kiếm lời và qua đó sẽ đẩy giá thị trường về sát với hiện giá của nó Đây chính là hoạt động có tác dụng điều chỉnh thường xuyên trên các thị trường chứng khoán phát triển  Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM) Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (Gordon) được sử dụng để định giá cổ phiếu phổ thông của một hãng Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhưng... được xây dựng trên ý tưởng giá trị công ty phụ thuộc vào khả năng sinh lời của nó trong tương lai Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) thường được sử dụng để định giá những doanh nghiệp không dễ dự báo được dòng cổ tức trong tương lai Phương pháp này cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản như đã trình bày trong phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM), đó là nguyên tắc giá trị hiện tại, tỷ lệ chiết . về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp để áp dụng các phương pháp tiên. thành rất nhiều các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. - Phương pháp xác định tài sản thuần - Phương pháp lợi nhuận - Phương pháp chiết khấu dòng tiền - Phương pháp chiết khấu luồng. " ;tiên tiến& quot; để xác định giá trị doanh nghiệp mà đặc trưng nổi bật của các phương pháp này là yếu tố thị trường. Vì vậy tôi chọn đề tài Áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong xác

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp

  • 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp

  • 1.1.2 Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp

  • 1.2 Các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp

  • 1.2.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)

  • 1.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá/thu nhập (P/E)

  • 1.2.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)

  • 1.3.1 Môi trường kinh doanh

  • 1.3.2 Môi trường pháp lý

  • 1.3.3 Hệ thống thông tin

  • 1.4 Một số yếu tố cần xem xét khi xác định giá trị doanh nghiệp

  • 2.1.1 Sự hình thành nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

  • 2.1.2 Tổng quan về các văn bản pháp lý ở Việt Nam

  • 2.2.1 Khảo sát ở Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội

  • 2.2.2 Khảo sát ở Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng Hải

  • 2.3 Đánh giá tổng thể

  • 3.1 Nhóm giải pháp về môi trƣờng pháp lý và môi trƣờng kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan