cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội

94 1.3K 9
cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TẤT VŨ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – Năm 2014 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC HÌNH VẼ ii MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 12 1.1. Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 12 1.1.1 Thủ tục hành chính 12 1.1.2.Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam 21 1.1.3. Thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 28 1.2 Quản lý đất đai 29 1.2.1. Khái niệm 29 1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai 30 1.3. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 31 1.3.1 Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số nước trên thế giới 31 1.3.2 Một số bài học cho Việt Nam 36 Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI 38 2.1.Khái quát về UBND huyện Đông Anh, Hà Nội và tình hình cải cách TTHC của UBND huyện Đông Anh 38 2.1.1. Tổng quan về UBND huyện Đông Anh 38 2.1.2 Khái quát về cải cách TTHC của UBND huyện Đông Anh 44 2.2.Tình hình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội 47 2.2.1 Các loại thủ tục hành chính trong quản lý đất đai thực hiện tại UBND huyện Đông Anh 47 2.2.2. Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 50 2.2.3 Những bất cập khó khăn 54 2.2.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh 56 3 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤCHÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI 66 3.1. Bối cảnh và định hướng cơ bản cho cải cách thủ tục hành chính ở UBND huyện Đông Anh, Hà Nội 66 3.1.1. Xu thế cải cách hành chính trên thế giới:. 66 3.1.2.Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến 2020 70 3.1.3. Định hướng công tác cải cách TTHC trong quản lý đất đai huyện Đông Anh trong giai đoạn tới 72 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh 74 3.2.1 Các giải pháp về xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm, kiện toàn bộ máy cung ứng thủ tục hành chính 74 3.2.2. Các giải pháp về giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính 76 3.2.3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện TTHC 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 4 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CCHC Cải cách hành chính 2 CNH Công nghiệp hoá 3 CPXD Cấp phép xây dựng 4 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 5 GCN Giấy chứng nhận 6 HCNN Hành chính Nhà nước 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HS Hồ sơ 9 HSHC Hồ sơ hành chính 10 HU Huyện Ủy 11 KTQT Kinh tế Quốc tế 12 KS TTHC Kiểm soát thủ tục hành chính 13 QĐHC Quy định hành chính 14 QLĐT Quản lý đô thị 15 QLKT Quản lý kinh tế 16 QSD Quyền sử dụng 17 SDD Sử dụng đất 18 TC-KH Tài chính kế hoạch 19 TNMT Tài nguyên Môi trường 20 TTHC Thủ tục hành chính 21 TTTT Thông tin truyền thông 22 UBND Ủy ban nhân dân 23 VHTT Văn hóa thông tin 24 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 DANH MỤC BẢNG STT Số liệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh 57 2 Bảng 2.2. Tổng hợp căn cứ để đánh giá công tác CCTTHC trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh 57 3 Bảng 2.3. Tổng hợp số lần tham gia góp ý và số lần tham gia thực hiện thủ tục hành chính 57 4 Bảng 2.4. Tổng hợp lĩnh vực thủ tục hành chính các đối tượng điều tra xã hội học đã tham gia giao dịch 58 5 Bảng 2.5. Tổng hợp mức độ hài lòng với công tác giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện 58 6 Bảng 2.6. Tổng hợp đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính do các nguyên nhân 60 7 Bảng 2.7. Tổng hợp kênh thông tin người dân có thể tham gia góp ý đối với các cơ quan hành chính của huyện Đông Anh 60 8 Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến về việc tiến hành khảo sát đánh giá thực hiện thủ tục hành chính trong QL đất đai của Huyện 61 9 Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả về tiếp thu, cải thiện của Huyện sau khi nhận được ý kiến đóng góp của nhân dân 62 DANH MỤC HÌNH STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy HCNN tại Huyện Đông Anh 40 2 Hình 2.2 Sơ đồ mối quan hệ của ủy ban nhân dân Huyện Đông Anh với các cá nhân, tổ chức 41 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, có thể nói rằng, cải cách hành chính (CCHC) là tiền đề và động lực thúc đẩy cải cách phát triển kinh tế - xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện, CCHC tại Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Hệ thống thể chế trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thể chế về tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước đã từng bước hình thành và hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, phù hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Hệ thống thủ tục hành chính từng bước được cải cách theo hướng đơn giản hoá, công khai hoá, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của các cơ quan công quyền nhà nước trong quan hệ với nhân dân và doanh nghiệp. Chương trình CCHC nhà nước mặc dù đã đạt được những kết quả tiến bộ, quan trọng, đáng ghi nhận nhưng vẫn đang còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế đó là: Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập. Chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính vẫn còn chưa rõ ràng, trùng lặp, vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, bộ máy còn cồng kềnh chưa phù hợp; Chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, vẫn còn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Hệ thống thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà gây phiền hà đến người dân. 7 Những năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực đổi mới nhằm hướng tới một nền hành chính phục vụ nhưng nút thắt của tiến trình cải cách này vẫn chưa được gỡ bỏ. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý đất đai một lĩnh vực quan trọng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Thủ tục hành chính trong quản lý đất đai hiện vẫn còn rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục con gây phiền hà cho nhân dân mỗi khi người dân cần làm những công việc liên quan đến đất đai. Theo kết quả điều tra khảo sát về cảm nhận của người dân về nền hành chính công do Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng thực hiện: Lĩnh vực "mất điểm” nhất đối với người dân đó là những thủ tục hành chính (TTHC) có liên quan đến quản lý đất đai cụ thể là việc quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). 45% trong số người dân tham gia vào các cuộc khảo sát đều cho rằng thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất là những thủ tục phiền hà nhất. 67% số người trả lời khảo sát cho rằng thủ tục hành chính cần quá nhiều giấy tờ và 73% trong số họ cho rằng cần có mối quen biết mới hoàn thành được thủ tục cần làm Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có lĩnh vực về quản lý đất đai đã tạo bước đột phá lớn trong 8 hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sự chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương; Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, đây được coi như là một giải pháp mang tính đột phá trong việc cải cách TTHC. Gần đây nhất là Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 với trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Cũng theo tinh thần đó, Luật đất đai đã được Chính phủ trình Quốc hội ban hành năm 2003. Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định về việc thi hành Luật nói trên. Việc cải cách thủ tục hành chính trong pháp luật về đất đai thể hiện trong các nội dung: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp về đất đai. 9 Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện có rất nhiều loại TTHC với số lượng, tần xuất xuất hiện ngày càng gia tăng. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, yêu cầu của người dân ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những đổi mới về TTHC, qui trình giải quyết, kiểm soát TTHC trong quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Mặc dù được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào chuyên khảo đi sâu nghiên cứu vấn đề cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý đất đai tại cấp huyện của thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính trong quản lý đất đai nói riêng, rút ra tổng kết với những đặc điểm riêng có cho địa phương là rất cần thiết để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của Huyện phát triển nhanh, bền vững. Vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế của mình với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và tình hình cải cách TTHC trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nói riêng. Đồng thời, đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc cải cách TTHC, tăng cường hoạt động có hiệu quả của ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh trong lĩnh vực quản lý đất đai. 10 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thủ tục hành chính được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, hiện đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, có thể chia ra thành các nhóm nghiên cứu chủ yếu như sau: 2.1 Nghiên cứu tổng quan về cải cách hành chính, thủ tục hành chính - “Đại hội XI của Đảng mở ra cơ hội phát huy những kết quả bước đầu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam” của tác giả: PGS.TS. Phan Thanh Khôi, Học viện hành chính Quốc Gia. Nghiên cứu của ông được trình bày tại hội thảo hoa học “Đánh giá 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính 2001 - 2010” Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/5/2011. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là đưa ra những đánh giá khách quan và các phương pháp thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính” trong 10 năm (2001 - 2010) để từ đó hình thành những luận cứ khoa học cho việc thực hiện cải cách hành chính 10 năm tiếp theo. - “Cải cách hành chính ở thành phố Hà Nội” do TS. Hoàng Văn Nghiên chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2003; Nội dung nghiên cứu thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện cải cách hành chính của thành phố Hà Nội, một số chủ trương lớn và một số kết quả của công tác cải cách hành chính từ năm 1994 - 2003. Đồng thời tác giả cũng phổ biến một số kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng tham mưu, giúp việc cho cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính và công tác tổ chức nhà nước nói chung. - “Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 của tác giả: GS. Nguyễn Văn Thâm với nội dung nghiên cứu đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTHC như: Khái niệm thủ tục hành chính, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính; Chủ thể của [...]... và cải cách thủ tục hành chính 15 Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội 16 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1 Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính. .. thống về cải cách TTHC trong quản lý đất đai tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đề tài đưa ra các nhận định, giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện cải cách hành chính ở cấp huyện của thủ đô Hà Nội 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tƣợng nghiêm cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 12... huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm cải tiến quy trình thực hiện và kiểm soát TTHC trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTHC và cải cách TTHC - Nghiên cứu, thực trạng cải cách TTHC trong quản lý đất đai tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng cải cách. . .thủ tục hành chính; Các loại thủ tục hành chính; Các giai đoạn của thủ tục hành chính; Cải cách thủ tục hành chính - Cải cách thể chế tại Việt Nam – góc nhìn từ đề án 30”, Tham luận của TS Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ tại Hội thảo khoa học Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” năm 2011 Nội dung tác... về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai nói riêng Tuy nhiên, vấn đề về cải cách thủ tục 11 hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh mới chỉ dừng lại ở những báo cáo tổng kết của địa phương mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn hoạt động Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu những khó khăn và hạn chế trên cơ sở lý luận chung về cải cách thủ tục. .. về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh là cần thiết, góp phần luận giải nhiều câu hỏi đặt ra như: - Thực trạng hệ thống thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang thực hiện ở huyện Đông Anh hiện nay như thế nào? Nhiều hay ít, có phức tạp hay đơn giản, có điều gì bất cập không ? - Tại sao việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở cấp huyện vẫn chậm? - Làm... kết quả cải cách thể chế tại Việt Nam, hướng cải cách trong thời gian tiếp theo với những phân tích khá sâu sắc về thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính và tác động của nó tới phát triển kinh tế 2.2 Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai - “Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam – Từ lí thuyết đến thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm... hoành hành Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước Để đáp ứng yêu cầu của hành chính phát triển và hội nhập cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý đất đai đã ban hành 1.2 Quản lý đất đai 1.2.1... tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành chính Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật Thủ tục tố tụng tư pháp là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội, được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử…Còn thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động hành chính nhà nước (HCNN) Từ góc nhìn của khoa học Luật hành chính, thủ tục hành chính là trình tự thực... hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước“;[6] Trên cơ sở khái niệm về quản lý nhà nước nói chung được đề cập trên đây, khái niệm về quản lý đất đai và quản lý nhà nước đối với đất đai cụ thể như sau: - "Quản lý đất đai là hoạt động bao gồm việc thiết lập các cơ chế, các chính sách và các công cụ quản lý, các biện pháp quản lý và việc vận hành . MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 12 1.1. Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 12 1.1.1 Thủ tục. thành công và hạn chế của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh 56 3 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤCHÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở. luận và thực tiễn về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 16 Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội Chương 3: Các

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan