hướng dẫn dậy xựng dánh giá sáng kiến kinh nghiệm

6 643 4
hướng dẫn dậy xựng dánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN SI MA CAI HỘI ĐỒNG TĐ-KT Số: 51 /HĐ.TĐKT V/v hướng dẫn xây dựng cấu trúc và cách đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Si Ma Cai, ngày 11 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: - Các cơ quan, đơn vị; - UBND các xã trong toàn huyện. Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng; căn cứ Nghị định số 42/20010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua -Khen thưởng; Căn cứ Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về công nhận sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và Đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của UBND huyện Si Ma Cai về việc ban hành quy định về công nhận sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn huyện; Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng và cách đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm năm 2010 và các năm tiếp theo như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức. SKKN có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác và nâng cao hiệu quả công việc quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần nâng cao chất lượng công việc, rút ngắn được thời gian cũng như kinh phí trong khi thực hiện. Vì vậy việc mở rộng, nâng cao chất lượng SKKN và phổ biến, áp dụng SKKN vào việc đổi mới công tác chuyên môn là hết sức quan trọng. - Khuyến khích việc thực hiện SKKN có chất lượng, nghiên cứu sâu về chuyên môn của cá nhân hoặc nhóm tác giả nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể; SKKN được đầu tư phổ biến rộng rãi trong đơn vị cũng như trên phạm vi toàn huyện. II. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN 1. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm: 1.1. Quy định chung: Nội dung nghiên cứu SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như: sáng kiến cải tiến, áp dụng công nghệ mới, chính sách mới để tăng năng xuất lao động, tăng hiệu quả công tác; hoặc mưu trí sáng tạo trong chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ví dụ cụ thể như sau: - SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong cơ quan, đơn vị. - SKKN trong viêc cải tạo tập quán, phong tục lạc hậu. - SKKN trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động. - SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. - SKKN về việc cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác Thi đua - Khen thưởng. - SKKN trong các giải pháp khác để thực hiện kết quả được giao Lưu ý: - Kiến thức trong SKKN phải được trình bày khoa học, rõ ràng, xúc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn. - SKKN phải đóng thành quyển không nên quá dầy (tối đa 20 trang, trư trường hợp SKKN cấp tỉnh, quốc gia). Văn bản cần đánh máy vi tính, được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4, phông Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3,5cm, phải 2cm, dãn dòng đặt chế độ 1,5 lines, số trang được đánh chính giữa cuối mỗi trang. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên UBND huyện; tên cơ quan, đơn vị; tên SKKN; năm thực hiện; tên tác giả; Số điện thoại. 1.2. Về cấu trúc của SKKN: a. Đặt vấn đề : - Nêu rõ sự cần thiết tiến hành xây dựng SKKN, đáp ứng nhu cầu gì (SKKN nhằm giải quyết vấn đề gì; được xuất phát từ yêu cầu thực tế nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của cơ quan, của đơn vị hay không). - Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài huyện. - Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và của địa phương. b. Nội dung: - Nêu thực trạng của vấn đề. - Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính (các hoạt động thực hiện sáng kiến kinh nghiệm theo lĩnh vực) như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo. . . - Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của sáng kiến. 2 - Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm để đạt được những kết quả nói trên. - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. c. Kết luận: - Kết quả của việc ứng dụng đề tài (nếu có) - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu - Những kiến nghị, đề xuất. 2. Đánh giá, xếp loại đề tài, SKKN: 2.1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm a/ Tính mới: (20 điểm ) Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. b/Tính hiệu quả: (25 điểm ) Đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thao tác mới đem lại năng xuất, hiệu quả cao trong công tác. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. c/ Tính khoa học: (25 điểm ) Đề tài phải được trình bày, lý luận hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học tiên tiến trong tỉnh và trong nước. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên. d/ Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm ) Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong cơ quan, đơn vị cũng như trong toàn huyện; được các cán bộ, công chức, viên chức khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 2.2. Về hình thức: (10 điểm, 05 điểm cho mỗi mục ) - Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên. 2.3. Đánh giá, xếp loại : - Loại A: Đạt từ 85 - 100 điểm - Loại B: Đạt từ 65 - 84 điểm - Loại C: Đạt từ 50 - 64 điểm - Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm. 3. Tổ chức thực hiện SKKN. - Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn các cán bộ, công chức, viên chức trong phạm vi đơn vị mình thực hiện cụ thể như sau: 3 - Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về nội dung, hình thức và tiêu chuẩn chấm xét theo quy định, hướng dẫn các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đăng ký và thực hiện SKKN. 4. Hội đồng chấm xét SKKN và thời gian gửi hồ sơ: 4.1. Thành phần Hội đồng chấm xét. - Thành phần Hội đồng thẩm định, chấm xét gồm: Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch Hội đồng; Trưởng phòng Nội vụ làm Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên: Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy; Chủ tịch MTTQVN huyện; Chánh Văn phòng UBND huyện; Phó trưởng phòng Nội vụ; chuyện viên phòng Nội vụ phụ trách công tác TĐ-KT làm thư ký. Ngoài ra khi xét SKKN nội dung liên quan đến chuyên môn lĩnh vực nào thì những người am hiểu về chuyên môn đó cùng tham gia hội đồng chấm, xét. * Lưu ý: - Trước khi nộp về Hội đồng TĐ-KT huyện, SKKN phải được phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tránh trường hợp mắc phải nhiều lỗi chính tả, in ấn, không đảm bảo kiểu chữ quy định, trang trí lòe loẹt, tên đề tài thiếu khoa học, - Trong trường hợp phát hiện các đề tài mang tính chất sao chép, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ liên đới chịu trách nhiệm; cá nhân người thực hiện SKKN sẽ bị cắt thi đua, phê bình hoặc xử lý kỷ luật theo quy định. 4.2. Thời gian nộp SKKN: - Các SKKN được in và đóng tập theo quy cách, tác giả nộp hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến gồm: Báo cáo sáng kiến chi tiết 01 bản; Đơn xin công nhận sáng kiến 01 bản (nội dung của đơn như quy định tại mục 1, Điều 9 Quyết định 127/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của UBND huyện Si Ma Cai); Ý kiến nhận xét của các chuyên gia (nếu có) về Hội đồng TĐ-KT huyện (Qua phòng Nội vụ) trước ngày 20/10 hàng năm. - Riêng đối với ngành Giáo dục và Đào tạo: nộp trước ngày 25/4 hàng năm. III. PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG SKKN - Kể từ năm 2010, việc viết và áp dụng đề tài SKKN được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm. Hàng năm các cơ quan, đơn vị khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức trong toàn đơn vị tham gia và xem đây là một trong những hoạt động quan trọng của từng năm, đồng thời là tiêu chí để công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. - Các cơ quan, đơn vị quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động tại đơn vị và đề xuất lên cấp trên các SKKN có giá trị. Nhận được công văn này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Trong quá trình triển khai, nếu có gì vướng mắc, đề nghị trao đổi với phòng Nội vụ (Số điện thoại: 020.3796.047) để được hướng dẫn cụ thể./. TM. HỘI ĐỒNG TĐ KHEN THƯỞNG CHỦ TỊCH N¬i nhËn: 4 - TT HU, UBND; - Như kính gửi; (Đã ký) - Lưu VT. Nguyễn Văn Phúc UBND HUYỆN SI MA CAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TĐKT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /HĐ.TĐKT Si Ma Cai, ngày tháng 10 năm 2010 V/v đính chính văn bản. Kính gửi: - Các cơ quan, đơn vị; - UBND các xã trong toàn huyện. Ngày 11 tháng 10 năm 2010 Hội đồng Thi đua, khen thưởng đã ban hành văn bản số 51/HĐ.TĐKT về việc hướng dẫn xây dựng cấu trúc và cách đánh giá, 5 xếp loại sáng kiến kinh nghiệm. Nhưng trong quá trình soạn thảo văn bản đã có sự nhầm lẫn tại mục 4.2 phần II như sau: Nội dung của cần đính chính ( Nội dung của đơn như quy định tại mục 1, Điều 9 Quyết định 136/QĐ-UBND) nay đính chính lại (Nội dung của đơn như quya định tại mục 1, Điều 9 Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của UBND huyện Si Ma Cai). Vậy Hội đồng TĐKT huyện Si Ma Cai thông báo để cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã biết để thực hiện theo quy định./. TM. HỘI ĐỒNG TĐ KHEN THƯỞNG KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH N¬i nhËn: - Như kính gửi; - Lưu VT. Lồ Xuân Chô 6 . cách đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm năm 2010 và các năm tiếp theo như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo. sản phẩm chính của sáng kiến. 2 - Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm để đạt được những kết quả nói trên. - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. c. Kết luận:. hoạt động thực hiện sáng kiến kinh nghiệm theo lĩnh vực) như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo. . . - Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những

Ngày đăng: 09/01/2015, 04:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan