GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)

79 2.2K 28
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY  TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHÚ THỌ - 2013 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Mỗi dân tộc trên thế giới đều có bề dày lịch sử và văn hoá của dân tộc mình, chính điều đó quyết định sức sống, sự phát triển của lịch sử và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Dân tộc Việt Nam có bề dày hơn 4000 năm lịch sử Trong sâu thẳm của tâm linh, của trí tưởng tượng, người Việt Nam vẫn tin rằng cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của cộng đồng dân tộc Viêt Nam, các vua Hùng là người có công dựng nước Ở nước ta, thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hoá - tín nguỡng rất riêng của người Việt: từ tổ tiên của một nhà (hầu như nhà người Việt nào cũng có bàn thờ ông địa và tổ tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà); tổ tiên một chi họ, một họ (nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ);tổ tiên của một làng, một vùng miền (nhà thờ các vị “tiền hiền”, “hậu hiền”, tiền khai canh, hậu khai khẩn; nhà thờ tổ làng ở các đình, miếu của hầu khắp nhiều địa phương trong toàn quốc)… đến tổ tiên chung của cộng đồng cả nước: Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng Thờ Tổ Tiên là cảm thức từ tâm khảm của người Việt Nam, nhớ ngày mất và tổ chức ngày mất (“giỗ”, “giỗ chạp”) Về mặt cổ truyền, ngoài một số vị vua, ít ai tổ chức mừng sinh nhật hoặc như nét mới của nhiều người hiện nay, nhưng các gia đình Việt Nam, dù giàu hay nghèo, chưa ai quên cúng cơm cho người thân đã mất bao giờ Người Việt Nam thường vẫn coi trọng việc cúng lễ, xây cất mồ mả của người thân đã mất “sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” Ngày giỗ ông bà, cha mẹ, bao giờ con cháu cũng về tụ họp đông đủ để kính lễ Chính vì vậy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng cũng được xem là tổ chức GiỗTổ Hùng Vương của cả nước: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba Dù ai buôn bán gần xa 2 Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba mùng Mười Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” Trong cuộc đời của mỗi một người Việt Nam, dù làm gì và sống ở nơi đâu, ai cũng muốn có lấy một lần trong cuộc đời hành hương về Đền Hùng, thắp một nén nhang để tưởng nhớ công ơn của Các Vua Hùng và tham dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương Có lẽ trên thế giới, chưa có nơi nào cả nước lại có tín ngưỡng thờ Tổ Tiên chung – các Vua Hùng như dân tộc Việt Nam Nhân loại cũng có cuộc hành hương mang tính tâm linh về cội nguồn của các đức tin tôn giáo như: Tín đồ Phật tử muốn sang Tây Trúc, nơi lấy kinh Phật; những người theo đạo Thiên Chúa muốn đến Jerusalem – nơi có mộ chúa; những người theo đạo Hồi thì hành hương đến Lamecque ở Ả-Rập – Thánh địa của đạo Hồi Đền Hùng của người Việt Nam là nơi thờ Tổ Tiên chung của dân tộc Việt Nam Các Vua Hùng là những tiền nhân có công dựng nước Sự tử là để sự sinh, sự vong là để sự tồn Hùng Vương trong quá khứ là sự thật lịch sử, để Hùng Vương trong ý thức thế hệ con cháu Vua Hùng vẫn chỉ là một Người Việt thờ các Vua Hùng chính là để tôn vinh dân tộc mình Các ngôi đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh là sản phẩm hữu hình của tín ngưỡng Hùng Vương – những người có công với nước Đền Hùng không phải gốc của một tôn giáo, Các Vua Hùng không phải là giáo chủ, người Việt Nam thờ Hùng Vương không có học thuyết và cũng không có tổ chức giáo hội truyền bá Vậy mà hàng ngàn đời nay, người Việt vẫn hành hương về Đền Hùng Đền Hùng là biểu tượng cội nguồn, là hiện thân của những người khai sáng ra đất nước và dân tộc ta, là đạo lí truyền thống của dân tộc Các Vua Hùng không phải là những ông thánh nào vô hình, ngoài trái đất, ngoài dân tộc, mà rất thật trong lịch sử, rất gần gũi và cũng rất linh thiêng, huyền diệu Điểm lại tiến trình lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc: thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, người anh hùng Thục Phán dựng nước Âu Lạc – đó là thời đại tiếp nối thời đại Hùng Vương, các thế hệ cháu con của Các 3 Vua Hùng đã phải chống trả các cuộc xâm lăng phương Bắc Chiến tích của cuộc chiến tranh chống xâm lược đó, đã để lại một Cổ Loa lịch sử cho đến tận hôm nay Sau đó lịch sử của dân tộc ta phải trải qua đại họa của đêm trường “Bắc thuộc và chống Bắc thuộc” kéo dài hơn một nghìn năm Đấy là thời kì đen tối nhưng cũng rất anh hùng của dân tộc Để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng đã có hàng nghìn năm, trước sự thống trị và đồng hoá của ngoại bang, người Việt đã anh dũng đứng lên chiến đấu để bảo vệ những thành quả dựng nước của cha anh Ngay từ những năm 40 – 43 đầu Công Nguyên, Hai Bà Trưng từng đọc lời thề “Sông Hát”: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” Còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong suốt thời kì “Bắc thuộc”, tuy không mấy cuộc khởi nghĩa giành quyền làm chủ đất nước được lâu dài, nhưng đấy là những tiếng sấm trong đêm đông báo hiệu mùa xuân của đất nước, là chứa chất hơn một nghìn năm nung nấu ý chí báo quốc phục thù của người Việt Để đến thế kỉ thứ X, lịch sử sang trang, đánh dấu một kỉ nguyên mở đầu cho các kỉ nguyên độc lập tự chủ Từ thế kỉ X đến nay, dân tộc ta đã tiếp nối mười thế kỉ dựng nước và giữ nước Mười thế kỉ vừa qua đó là mười thế kỉ quyết tâm giữ nước mạnh để dựng nước yên.Thời gian dựng nước trong mười thế kỉ đó dài hơn thời gian giữ nước, nhưng hầu như chưa một thế kỉ nào dân tộc ta được sống trọn vẹn trong hoà bình, thế kỉ nào cũng chứa đựng chiến tuyến và xông trận để bảo vệ tổ quốc Một dân tộc chịu nhiều vất vả bởi thiên tai, lũ lụt, nhiều mất mát bởi chống giặc ngoại xâm, để có được độc lập, tự do,để có được cơm no, áo ấm, người Việt đánh đổi điều đó bằng mồ hôi, máu và nước mắt của những người thân yêu nhất trong gia đình và dòng họ Vì thế, tính biết ơn và lòng chung thuỷ đã trở thành truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Điều đó để chúng ta hiểu vì sao hầu như trong mỗi một gia 4 đình Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên, trong các làng xã Việt Nam đều có thành hoàng làng, trong nước có Tổ nước – Các Vua Hùng Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng – khi đó cũng đã có những suy nghĩ rất đặc sắc về một phương diện độc đáo trong nội dung chung, và giá trị lớn của nền văn hoá dân tộc, là: “Từ lòng biết ơn, đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần ấy thành một đạo lí và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một tổ tiên chung của toàn dân tộc: Các Vua Hùng.” Đền Hùng là tiêu điểm, là cơ sở vật chất (vật thể) chủ yếu để thể hiện và biểu đạt loại hình hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc sắc và độc đáo ấy Ngày nay, chúng ta thấy chủ đề, và cả cấu trúc thờ Hùng Vương (và các nhân thần thời Hùng) đang có ở nhiều nơi trên đất nước, nhưng Đền Hùng (Phú Thọ) luôn được coi là nơi duy nhất đầu tiên thờ phụng Vua Hùng của cả nước, trong cả một quá trình lịch sử lâu dài Đây là điểm thiêng liêng trong tâm thức, và tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay.Đây cũng là nơi được rất đông người lựa chọn làm điểm đến, qua nhiều thế kỉ hành hương và thăm viếng.Quanh năm, có hàng chục vạn lượt người trong nước và quốc tế tới Đền Hùng.Chỉ riêng dịp “Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” thường niên, lượng người “trẩy hội Đền Hùng” cũng đạt tới con số tương đương như thế Trong quá trình lịch sử lâu dài, từ xưa tới nay, Đền Hùng luôn được các Nhà nước Việt Nam quan tâm, chú ý Các nhà nước Việt Nam từ thời đại phong kiến độc lập đã có những quan tâm xây dựng, tôn tạo, tu bổ Đền Hùng: thời nhà Lê đã ghi chép ngọc phả, cấp sắc cho Đền Hùng, ban lệnh chỉ cho dân sở tại “trưởng tạo lệ” với những ân tứ, quyền lợi được hưởng giành cho việc thờ tự Các Vua Hùng Thời nhà Nguyễn, triều đình (nhà nước) quan tâm đến việc cấp kinh phí tu bổ, tôn tạo nhiều lần, định lệ về ngày giỗ tổ vào mùng 10 tháng 3 hàng năm và nghi thức cúng lễ, đưa việc thờ Các Vua Hùng vào thờ ở miếu “Lịch đại đế vương” trong kinh thành Huế Ở thời hiện đại, sự quan tâm, chú ý 5 đó càng cao hơn bao giờ hết Ngày 8/2/1984, Chính phủ - khi ấy là Hội đồng bộ trưởng – đã phê duyệt “Dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Hùng”, với số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng Từng bước, liên tục từ năm 1994 tới nay, những nguồn kinh phí lớn đã được cung cấp để tu bổ, tôn tạo, nhiều công trình, hạng mục trong và ngoài dự án ấy Việc làm sáng tỏ những yếu tố cội nguồn làm nền tảng nảy sinh Đền Hùng và tín ngưỡng Hùng Vương là việc cần thiết, có nhiều ư nghĩa thực tiễn, cũng như là ý nghĩa khoa học, giúp cho chúng ta hiểu không chỉ về tín ngưỡng Hùng Vương trong đời sống tinh thần dân tộc, mà còn hiểu vì sao Đền Hùng phát triển trong tiến trình lịch sử Mặc dù, cho tới nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng Hùng Vương, tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển tín ngưỡng Hùng Vương một cách toàn diện, hệ thống Vì vậy chúng em mạnh dạn lưa chọn đề tài “Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo, các cuộc chuyên đề hội thảo bàn về tín ngưỡng Hùng Vương Cuốn “Thần người và Đất Việt”, (2006) của Tạ Chí Đại Trường là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc Ông nhấn mạnh lên các sự liên tục văn hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất, sống động của nó, như là một hoạt động văn hoá dưới nhiều hình thức khác nhau Sự nghiên cứu của ông là một nghiên cứu các sự thay đổi: tín ngưỡng tôn giáo chuyển hoá hơn là tan biến, với những thay đổi nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới xuất phát từ sự gặp gỡ với những văn hoá ngoại lai Tác giả đã giúp chúng ta thực hiện một cuộc hành trình đi tìm lại diện mạo các thần linh 6 trên đất Việt từ thời tối cổ cho đến thời hiện đại, qua đó mà hiểu thêm diễn biến của tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta Thạc sĩ Lưu Thị Minh Toàn – cử nhân văn hoá – trưởng phòng quản lý di tích bảo tàng khu di tích lịch sử Đền Hùng có đề tài “Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả nước” (2010) Đề tài đã làm rõ giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam Góp phần chuẩn hoá nội dung và nghi thức thờ Hùng Vương tại các di tích trong cả nước Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu về “ Tín ngưỡng thờ Hùng Vương” Bài viết có tiêu đề: "Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ Tổ Vua Hùng".Bài viết đã đề cập đến việc người Việt Nam đã đi từ sự tôn thờ tổ tiên gia đình, dòng họ mình đến chỗ tôn thờ Tổ Hùng cả nước, tìm đến cội nguồn uyên nguyên trong sáng và bản tính đồng nhiên của con người, là sự tôn thờ một thời đại tôn trọng quyền con người, quyền của người dân, là sự bình đẳng, bình quyền trai gái, giàu nghèo, rất ít tôn ti đẳng cấp Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam) đã có bài nghiên cứu về “Vai trò, giá trị của việc phụng thờ các Vua Hùng trong đời sống đương đại”(2011) Bài nghiên cứu cho thấy việc phụng thờ các vua Hùng vẫn đáp ứng được vai trò thoả mãn nhu cầu tâm linh, biểu hiện giá trị xã hội của cộng đồng, nơi gìn giữ và lưu trữ những giá trị văn hoá dân gian Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn mang trong mình tính hội nhập xã hội trong đời sống đương đại Phó trưởng phòng Văn học, Cục Văn hoá cơ sở Lê Thị Hồng Phúc có bài nghiên cứu về “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tìm hiểu sự thờ cúng và phát huy giá trị trong bối cảnh toàn cầu hoá” (2011) Bài viết đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nét độc đáo của tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong tài sản văn hoá dân tộc 7 PGS.TS Đặng Việt Bích nghiên cứu viên cao cấp Viện Văn hoá và nghệ thuật Việt Nam (VICAS) đã có bài tham luận về “Hùng Vương với sự hình thành người Việt tục thờ cúng Hùng Vương” (2011) Hội thảo về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại – nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam với sự góp mặt của 138 nhà khoa học với 130 bản tham luận Bài tham luận của tiến sĩ Lê Thị Minh Lý nêu rõ về vấn đề phát triển du lịch từ “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương” Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Hùng Vương, nhưng rõ ràng chưa có một công trình chuyên sâu nào tập trung vào vấn đề giải pháp bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương Những tài liệu trên là những tài liệu cơ bản, rất có giá trị trong quá trình nghiên cứu, gợi ý những vấn đề chưa được giải quyết để chúng em thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương” 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Phạm vi: Địa bàn tỉnh Phú Thọ 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: + Làm rõ giá trị của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc + Trên cơ sở đó đề tài bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Hùng Vương Đồng thời qua đó lưu giữ, kế thừa và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh người Việt - Nhiệm vụ: + Tập hợp, phân tích tư liệu nhằm làm sáng tỏ và khẳng định giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đời sống tinh thần của người dân Phú Thọ nói riêng và người dân đất Việt nói chung 8 + Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Hùng Vương 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chuyên ngành: + Phương pháp điều tra, khảo sát: Đây là phương pháp được thực hiện trong quá trình thực hiện đề tài Bởi lẽ tín ngưỡng thờ Hùng Vương tồn tại dưới dạng thức các nghi lễ + Phương pháp lịch sử - lôgic: Nghiên cứu vấn đề theo tiến trình thời gian của lịch sử - Bên cạnh đó, để hoàn thành đề tài này, chúng em đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp Từ những tư liệu chúng em thu thập được, chúng em có lựa chọn thông tin chính xác, phân tích, đánh giá đảm bảo tính khoa học của đề tài - Ngoài ra, chúng em còn sử dụng phương pháp liên nghành như phương pháp điền dã, dân tộc học 6 Giới thiệu cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có cấu trúc 3 chương: Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 1.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước thế kỉ XV 2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến nay 2.3 Thống kê các di tích tiêu biểu thờ Hùng Vương trong cả nước Chương 3: Phát triển tín ngưỡng Hùng Vương trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam thời hiện đại 3.1 Ở khu vực Đền Hùng 3.2 Ở bình diện quốc gia CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG 9 1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 1.1.1 Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Phong tục thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ xa xưa của lịch sử nhân loại, đã từng tồn tại ở nhiều châu lục và nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Ở nước ta, tín ngưỡng này tồn tại ở tất cả các thành phần dân tộc và thu hút hầu như 100% dân cư Dù là tín đồ tôn giáo nào, Cao Đài hay Hoà Hảo, Phật giáo hay Khổng giáo, đã là người dân gốc Việt họ đều hướng về vùng đất Tổ - cội nguồn của dân tộc đều coi trọng tổ tiên những người đã có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người Đã bao nhiêu thế kỉ trôi qua nhưng người Việt Nam dù ở phương trời nào từ Bắc đến Nam, dù trong nước hay xa xứ vẫn luôn hướng về vùng đất Tổ và coi đó là quê hương xứ sở của cả cộng đồng Nhiều người đẫ không tiếc công sức, tiền của, chẳng ngại xa xôi, vất vả hành hương về với Đền Hùng để thắp nén nhang tri ân, tưởng nhớ tới tổ tiên của mình.Tín ngưỡng này trở thành tâm thức của mỗi người dân đất Việt hương tới một đạo lý, truyền thống đạo đức cao đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của cả dân tộc Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến, một nét sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc sắc và là một phong tục truyền thống đẹp của người dân Việt Nam Chính điều đó đã tạo nên một sự khác biệt căn bản về văn hoá giữa Việt Nam và văn hoá các quốc gia phương Tây Nơi mà đời sống tinh thần của con người chủ yếu hướng về Thiên Chúa giáo hay các quốc gia Arập mà Hồi giáo là quốc giáo Trước hết chúng ta cần phải hiểu khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên của một người chính là những người cùng huyết thống như cụ, kị, ông, bà, cha, mẹ… đã mất Thờ cúng tổ tiên chính là thờ cúng cụ kị, ông bà, cha mẹ những người đã mất đó với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ và phù hộ cho những người đang sống Đây là một tín ngưỡng có từ thời nguyên thuỷ bắt nguồn từ niềm tin của mỗi ngưòi đều có hai phần thể xác và linh hồn.Khi thể xác mất đi nhưng linh 10 ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội đất nước Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để làm cho hình ảnh của các di tích – cơ sở vật chất của tín ngưỡng được phát huy giá trị Trong đó việc tăng cường quảng bá du lịch ở các di tích bằng các biện pháp như tổ chức các ngày lễ hội và thiêt lập các tuor du lịch là một biện pháp quan trọng Trước hết lễ hội ngoài mục đích giáo dục tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” – một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, lễ hội còn là nơi tạo ra môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh Trong các lễ hội còn có các trò chơi để chọn người tài năng, ngươi khéo léo… Bởi vậy cần phải quảng bá hình ảnh các khu di tích bằng việc tổ chức các lễ hội đậm chất dân gian, khôi phục lại lịch sử truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc Để làm được điều này, các cấp chính quyền, địa phương, ban quản lí khu di tích phải tổ chức lễ hội cho nhân dân theo đúng quy chế tổ chức lễ hội của Nhà nước, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích và lễ hội về nhân vật lịch sử của tín ngưỡng Hùng Vương Bên cạnh đó thông qua lễ hội, chúng ta có thể giới thiệu những đặc trưng di sản văn hoá liên quan đến tín ngưỡng Hùng Vương Có như vậy, du khách đến với lễ hội, tìm về tín ngưỡng Hùng Vương sẽ không những được xem, được tham gia vào các hoạt động văn hoá trong khuôn khổ lễ hội, mà còn hiểu thêm về giá trị của lễ hội và tín ngưỡng cũng như nâng cao ý thức của mình về việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng dân tộc này Xây dựng các trang Web về du lịch – địa phương hoặc xây dựng các cuộc thi sáng tạo biểu tượng (Logo) với tiêu đề du lịch về với tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích thờ Hùng Vương trong cả nước Như vậy, việc quảng bá du lịch ở các di tích thông qua tổ chức hoạt động lễ hội và kết nối, xây dựng các tour du lịch nội tỉnh sẽ góp thêm vào công cuộc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng đặc sắc, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.Từ 65 đó gắn kết các hoạt động văn hoá thể thao truyền thống, phát huy giá trị di sản văn hoá các vùng miền đất nước tạo nguồn lực phát triển kinh tế.Quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm du lịch Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của người Việt Nam với bạn bè quốc tế 3.2.4 Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các di tích Để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng Hùng Vương, việc cần thiết là làm cho cộng đồng nhận thức được đầy đủ giá trị của tín ngưỡng đối với sự phát triển văn hoá xã hội của đất nước Trong tâm thức của người việt luôn có dòng chảy của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, vì vậy sự tồn tại của tín ngưỡng thờ Tổ thể hiện sức sống mạnh mẽ trong lòng dân tộc Với người Việt, trong xã hội đương đại thì “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một sợi chỉ đỏ liên kết cội nguồn, liên kết mọi người hướng về nguồn cội”.Đó chính là sức mạnh, cơ sở để tạo ra truyền thống đại đoàn kết của dân tộc.Đây là điều kiện thuận lợi làm cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn tồn tại và phát triển Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương thông qua việc lấy ý kiến người dân về các vấn đề sử dụng, bảo vệ các khu di tích, di sản văn hoá.Ủng hộ các quan điểm của họ và ngợi khen những đóng góp tích cực, có ý nghĩa đối với sự phát triển của tín ngưỡng “Bởi lẽ, cộng đồng là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá đó” Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng Hùng Vương Trong đó quan trọng là thông qua việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực địa phương vào các hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như việc bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cơ bản cho cộng đồng trong việc duy trì và bảo tồn di tích, chúng ta cần vận động, tuyên truyền nhân dân làm 66 công đức đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm duy trì phong tục tín ngưỡng thờ Hùng Vương Ngoài ra, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên quê hương Phú Thọ, mảnh đất lịch sử “địa linh nhân kiệt” này 3.2.5 Đảm bảo tính dân gian trong tín ngưỡng thờ Hùng Vương Hiện tại, ở đền Hùng, vai trò của Nhà nước đang thay thế cả vị trí của người dân, đẩy người dân rời xa bản chất của các nghi lễ dân gian truyền thống Mà đây lại là điểm UNESCO “kỵ” nhất Tại lễ khai hội đền Hùng vào ngày 26/3/2012 (tức 5/3 âm lịch) vừa qua, người dân đã không được vào thắp hương ở nơi linh thiêng nhất của đền Thượng, trong khi, nghi lễ cầu cúng Quốc tổ chính là của người dân Nếu chỉ ưu tiên cho một số người thay vì cho cả cộng đồng, thì đâu còn là tín ngưỡng của nhân dân? Thời nhà Nguyễn, cứ 5 năm một lần lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức theo nghi thức Quốc tổ Khi cử lễ, ít khi vua có mặt, mà do bộ Lễ và các quan đầu tỉnh tổ chức Vào năm chẵn, triều đình chịu trách nhiệm cử hành nghi thức, còn năm không phải hội chính, vua chỉ gửi gạo nếp thơm về để làm xôi cúng Triều Nguyễn có quy định cụ thể giao việc tổ chức giỗ, trông coi hương khói mộ Tổ hàng năm cho nhân dân các xã sở tại Đây cũng là một cách nhìn nhận hay cần được học hỏi Chúng em cho rằng, nên để cho người dân thực hành tín ngưỡng của mình và Nhà nước nên đứng ngoài, nhưng cũng tạo điều kiện cho người dân được tu bổ, tôn tạo những điểm thờ cúng vua Hùng đã bị xuống cấp, phá hủy do thời gian, chiến tranh… để có nơi thực hành nghi lễ thờ cúng Quốc tổ 3.2.6 Giáo dục tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong chương trình các trường trung học Cách xây dựng chương trình: đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo bổ sung việc giáo dục tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào chương trình lịch sử địa phương 67 Về giáo dục: Tổ chức cho học sinh đi thăm quan, thực tế để nâng cao hiểu biết của các em, thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khoá và tổ chức các trò chơi dân gian tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương và khu di tích lịch sử đền Hùng KẾT LUẬN Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước giữa bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế Trong đời sống văn hoá cũng 68 đang diễn ra hết sức sôi động với những va chạm, đặc biệt là mâu thuẫn giữa văn hoá truyền thống với nền văn hoá thị trường, văn hóa công nghiệp Ngoài những yếu tố tích cực do nền văn hoá thị trường mang lại thì nó gây ra không ít hậu quả tiêu cực như: lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, học đòi văn hoá phương Tây Nhưng chính sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các anh hùng có công với nước khẳng định rằng tín ngưỡng này không hề mai một mà ngày càng được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống tâm linh người Việt trước bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, dù trong lúc đất nước thái bình hay khi “ngàn cân treo sợi tóc”, tín ngưỡng thờ tổ tiên và anh hùng có công với nước và tồn tại như một nguồn sáng xuyên suốt thời gian lẫn không gian đến từng người dân, từng gia đình Việt ở bất cứ nơi đâu dù trong hay ngoài nước Tín ngưỡng này như một động lực tinh thần to lớn cổ vũ niềm tin và hiệu triệu sức mạnh cho toàn dân tộc vượt qua khó khăn thử thách tiến lên phía trước, ổn định phát triển đất nước, giữ vững bờ cõi, tiến hành giữu gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Như cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói “Hằng số văn hoá Việt Nam là sự thờ cúng tổ tiên” Tổ tiên của một nhà, một họ, tổ tiên một vùng miền đến tổ tiên của một nước: các vua Hùng Người Việt Nam thường rất coi trọng việc cúng lễ, xây cất mồ mả cho người thân đã mất.Chính vì vậy, tín ngưỡng Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng cũng được coi là giỗ Tổ Hùng Vương của cả nước Ngày nay, tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng Vương – lễ hội giỗ Tổ được dân tộc và cả nước quan tâm hơn bao giờ hết, các vua Hùng được tôn vinh ở tầm cao nhất của thời đại mới Ngay từ khi giành được chính quyền (1945), năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh quy định nghỉ lao động vào các ngày lễ ở nước ta trong đó ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là một ngày Năm 2007, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua việc lấy ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm là ngày Quốc lễ - giỗ Tổ chung của cả 69 nước, đưa vào lịch đỏ để những người lao động được nghỉ một ngày hưởng nguyên lương Không chỉ có vậy, nhà nước ta còn đầu tư tôn tạo, xây dựng mới nhiều hạng mục công trình ở khu di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích thờ tín ngưỡng Hùng Vương trên khắp địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như trên cả nước Qua đó, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và khẳng định giá trị truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc để tín ngưỡng Hùng Vương trở thành niềm tin và sức mạnh đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa PHỤ LỤC ẢNH 70 Hình 1: Cổng Đền Hùng, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Hình 2: Đền Giếng (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 71 Hình 3: Đền Hạ (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Hình 4: Đền Trung (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 72 Hình 5: Đền Thượng (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Hình 6: Đền Lăng Xương, xã Trung Nghĩa, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và Đất Việt (2006), NXB Văn hoá thông tin 2 Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương (1999), NXB Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam và Sở văn hoá thông tin thể thao Phú Thọ 3 Văn hoá dân gian vùng đất tổ (1986), NXB Sở Văn hoá và thông tin Vĩnh Phú 4 Nhóm tác giả Phạm Bá Khiêm, Đặng Đình Thuận, Nguyễn Văn Khương…, Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam (3/2010), quyển 4, NXB Sở Văn hoá thể thao và Du Lịch tỉnh Phú Thọ hội Văn nghệ dân gian 5 Văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt (1997), NXB Văn hoá thông tin 6 Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội 7 Tín ngưỡng - mê tín (1998), NXB Thanh niên, Hà nội 8 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999 - tái bản), NXB Giáo dục 9 Văn hoá, văn học dân gian Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ 10 Lê Tượng, Truyền thuyết Hùng Vương (1985 - In lần 4), Sở VHTT Vĩnh Phú 11 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương (1998), NXB Đồng Tháp 12 Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, Sở VHTT Phú Thọ 13 Truyền thuyết Hùng Vương, Sở VHTT Vĩnh Phú 14 Nguyễn Kiến Giang, Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt (1996), Tạp chí Xưa và Nay 15 Phan Khanh, Lễ hội Đền Hùng và tục thờ tổ tiên (1972),Tạp chí nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 2 trang 145-154, Hà Nội 16 Hùng Vương dựng nước (4 tập), NXB Khoa học xã hội 74 17 Toan Ánh, (1991), Phong tục Việt Nam (Thờ cúng tổ tiên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 18 Nguyễ Kiến Giang, (1996), Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt, Tạp chí xưa và nay 19 Nguyễn Đức Lữ, (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, NXB Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 20 Hà Văn Tăng – Trương Thìn, (1999), Tín ngưỡng và mê tín, NXB Thanh niên, Hà Nội 21 Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 75 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới BGH trường Đại học Hùng Vương, các phòng ban trong trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành đề tài này Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô giáo trong khoa khoa học xã hội và nhân văn trường đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Nghiên cứu sinh Hà Thị Lịch đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn Thư viện tỉnh Phú Thọ, phòng văn hóa tỉnh Phú Thọ, thư viện trường đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện cho chúng em tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành đề tài này Và cuối cùng em xin bày tỏ lòng yêu thương sâu sắc đến ông bà, bố mẹ, anh chị và các bạn bè, người thân đã hỗ trợ em hết mực cả về vật chất và tinh thần cho em Em xin chân thành cảm ơn Việt Trì, tháng 4 năm 2012 Sinh viên thực hiện 76 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1.Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………… 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………… 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… 5.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 6.Giới thiệu cấu trúc của đề tài………………………………………………… Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương……………… Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương………………………………………………………………… Chương 3: Phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sốngvăn hoá tinh thần của người Việt Nam thời hiện đại………………… PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………… CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG……………………………………………………………………… 1.1.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…………………………………………… 1.1.1 Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên……………………………… 1.1.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…………………………… 1.1.3 Nét độc đáo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…………………………… 1.1.4 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…………………………………… 1.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương………………………………… 1.2.1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Hùng Vương……………………………… 1.2.2 Đặc điểmcủa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương…………………………… 1.2.3 Vai trò và giá trị của việc thờ cúng Hùng Vương………………………… 1.2.3.1 Vai trò của việc thờ cúng Hùng Vương…………………………………… 1.2.3.2 Giá trị của việc thờ cúng Hùng Vương…………………………………… CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG………………………………… 2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước thế kỉ XV………………… 2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến nay…………… 2.2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII……… 2.2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XIX tới những năm đầu thế kỉ XX…………………………………………………………………………………… 2.2.3 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nửa đầu thế kỉ XX………………… 2.2.4 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nửa sau thế kỉ XX đến 77 Tran g 1 1 5 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 11 14 16 19 19 22 24 24 25 28 28 33 33 36 39 41 nay………… 2.3 Thống kê các di tích tiêu biểu thờ Hùng Vương trong cả nước……… CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI……………………………………………………… 3.1 Đối với khu vực Đền Hùng……………………………………………… 3.1.1 Quản lý việc sử dụng và bảo vệ khu di tích thờ Hùng Vương trên đất Phú Thọ………………………………………………………………………………… 3.1.2 Tôn tạo, tu sửa Đền Hùng và Khu di tích Đền Hùng……………………… 3.1.3 Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ cúng Hùng Vương……… 3.2 Ở bình diện quốc gia…………………………………………………… 3.2.1 Kiểm tra, kê khai các di tích thờ Hùng Vương và nhân thần thời Hùng Vương…………………………………………………………………………………… 3.2.2 Xây dựng các thực thể Đền Hùng tại những địa phương chưa có Đền Hùng…………………………………………………………………………………… 3.2.3 Tăng cường quảng bá du lịch để phát huy giá trị lịch sử văn hoá ở các di tích…………………………………………………………………………………… 3.2.4 Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các di tích…………………… 3.2.5 Đảm bảo tính dân gian trong tín ngưỡng thờ Hùng Vương……………… 3.2.6.Giáo dục tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong chương trình các trường trung học……………………………………………………………………… KẾT LUẬN ………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 78 49 51 51 52 54 56 59 59 62 62 64 65 66 67 72 ... ? ?Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương? ?? làm đề tài nghiên cứu khoa học Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều tài liệu, sách báo, chuyên đề hội thảo bàn tín ngưỡng Hùng Vương. .. trình khoa học nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương, nhiên chưa có đề tài nghiên cứu giải pháp nhằm bảo tồn phát triển tín ngưỡng Hùng Vương cách tồn diện, hệ thống Vì chúng em mạnh dạn lưa chọn đề tài. .. đề giải pháp bảo tồn phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương Những tài liệu tài liệu bản, có giá trị q trình nghiên cứu, gợi ý vấn đề chưa giải để chúng em thực đề tài: ? ?Giải pháp nhằm bảo tồn, phát

Ngày đăng: 08/01/2015, 19:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan