nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển

96 2.8K 18
nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN **************** NGUYỄN MINH THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN **************** NGUYỄN MINH THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Văn Thụy Hà Nội - 2013 i LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học. Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Thụy, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn khoa học để học viên có thể hoàn thành luận văn này. Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành khóa đào tạo. Trong đợt khảo sát thực địa tháng 6 năm 2012, học viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, học viên cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những người đã ủng hộ học viên suốt quá trình học và hoàn thành luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2013 Học viên Nguyễn Minh Thảo ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH 3 1.1.1. Những khái quát chung về BĐKH 3 1.1.1.1. Khái niệm về BĐKH (BĐKH) 3 1.1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH 3 1.1.1.3. Ảnh hưởng của BĐKH 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng trên thế giới và ở Việt Nam 5 1.1.2.1. Tình hình nghiên trên thế giới 5 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11 1.1.3. Vai trò của nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường 15 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến việc NTTS ở nước ta 16 1.2.1. Tình hình NTTS ở nước ta 16 1.2.2. Các tác động của BĐKH với khai thác hải sản tại Việt Nam 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Phạm vi nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu 23 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 26 3.1.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 33 3.1.3. Đánh giá đặc điểm xã hội, dân cư huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 35 3.1.4 Hiện trạng ngành thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 36 3.2. Tác động của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 39 3.2.1. Một số biểu hiện của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 39 3.2.2. Kịch bản BĐKH 47 3.2.3. Tác động của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 50 3.3. Đánh giá khả năng ứng phó trước những ảnh hưởng của BĐKH 54 iii 3.3.1. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào đặc điểm tự nhiên 54 3.3.1.1. Hệ sinh thái RNM 54 3.3.1.2. Địa hình, thành tạo địa chất 55 3.3.2. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào đặc điểm xã hội 57 3.3.2.1. Con người 57 3.3.2.2. Cơ sở hạ tầng 58 3.3.3. Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐKH ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 59 3.4. Định hướng phát triển cho việc NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 60 3.5. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc NTTS bền vững thích ứng BĐKH 65 3.5.1. Điều chỉnh và quy hoạch sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng nuôi trồng 65 3.5.2. Chuyển đổi mô hình NTTS 65 3.5.3. Các giải pháp về kỹ thuật 66 3.5.4. Các giải pháp chính sách 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chuẩn sai nhiệt độ bề mặt trung bình thời kì 1880 – 2000 8 Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực 8 Hình 1.3. Chuẩn sai lượng mưa năm trên lục địa toàn cầu 1900 – 2000 9 Hình 1.4. Xu thế biến động mực nước biển trung bình toàn cầu từ số liệu vệ tinh 9 Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) trong 50 năm qua 12 Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua 12 Hình 1.7. Bản đồ tần suất XTNĐ hoạt động (a); hình thành ở biển Đông (b) và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (c) 14 Hình 1.8. Diễn biến mực nước biển theo số liệu các trạm thực đo 14 Hình 1.9. Cơ cấu GDP 9 tháng đầu năm 2010 17 Hình 1.10. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (tỷ USD) 17 Hình 1.11. Sản lượng thủy sản của cả nước và giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1998 đến 10 tháng đầu năm 2010 17 Hình 1.12. Số lượng tàu cá giai đoạn 1990 - 2002 18 Hình 1.13. Nhiệt độ trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước 19 Hình 1.14. Lượng mưa trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước 21 Hình 3.1 Vị trí vùng nghiên cứu 26 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng NTTS huyện Thái Thụy năm 2013 37 Hình 3.3. Xu thế nhiệt độ trung bình năm tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 40 Hình 3.4. Xu thế nhiệt độ trung bình tháng tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 41 Hình 3.5. Xu thế lượng mưa trung bình năm tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 42 Hình 3.6. Xu thế lượng mưa trung bình tháng tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 43 Hình 3.7. Đường đi của bão số 8 (Sơn Tinh) năm 2011 45 Hình 3.8. Đường đi của bão số 2 năm 2013 45 Hình 3.9. Diễn biến xâm nhập mặn bình quân tại cửa sông Thái Bình, Trà Lý (‰) ứng với 3 thời kỳ triều 46 Hình 3.10. Hệ thống RNM huyện Thái Thụy 55 Hình 3.11. Nhận thức của người dân về BĐKH 57 Hình 3.12. Sự quan tâm của người dân về những biểu hiện và tác động của BĐKH 57 Hình 3.13. Mức độ tin tưởng của người dân về cơ sở hạ tầng 58 Hình 3.14. Hệ thống đê ở huyện Thái Thụy 58 v Hình 3.15. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (ở thời điểm hiện tại) 62 Hình 3.16. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80cm) 63 Hình 3.17. Bản đồ định hướng NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80cm) 64 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam 13 Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu kinh tể của huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình năm 2005 33 Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Thái Thụy năm 2010 36 Bảng 3.3. Dân số phân theo giới tính và thành thị - nông thôn huyện Thái Thụy năm 2010 36 Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng NTTS huyện Thái Thụy 38 Bảng 3.5. Độ mặn lớn nhất bình quân mặt cắt (‰) dọc sông với 3 thời kỳ triều 46 Bảng 3.6. Biến động thời kỳ nóng do BĐKH theo các kịch bản 48 Bảng 3.7. Biến đổi lượng mưa theo các kịch bản BĐKH (mm) 48 Bảng 3.8. Diện tích đất đai bị ngập do nước biển dâng của huyện Thái Thụy 49 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH: BĐKH UBND: Uỷ ban nhân dân HST: Hệ sinh thái XTNT: Xoáy thuận nhiệt đới KT-XH: Kinh tế và xã hội IPCC: Ban Liên Chính phủ về BĐKH NTTS: NTTS RNM: Rừng ngập mặn 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của nghiên cứu Thái Bình là một trong 28 tỉnh thành của cả nước trực tiếp có biển, với những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa dạng. Thái Bình được đánh giá là một vùng lãnh thổ rất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển. Bên cạnh đó khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái và môi trường; chịu ảnh hưởng trực tiếp, hàng năm của nhiều dạng thiên tai như bão, lụt. Huyện Thái Thụy – một huyện ven biển tỉnh Thái Bình có chế độ khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác thường mang tính đan xen giữa biển và lục địa, độ phì nhiêu của đất đai thường thấp, trên phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nước mặt) thường bị mặn hoá theo mùa. Khả năng phát triển trồng cây lương thực và các hoa màu khác thường kém và cho năng suất rất thấp, một số diện tích được sử dụng làm muối chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, với lợi thế vị trí ven biển của mình, huyện đã và đang tiến hành nhiều hình thức chuyển đổi (cấy lúa ruộng trũng, làm muối, ) sang nuôi trồng thuỷ sản (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) với hiệu quả cao hơn, đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng là một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH (BĐKH). Theo kết quả nghiên cứu “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011 cho thấy: trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ năm trung bình cả nước tăng 0,5 o C và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía bắc và tăng ở phía nam. Từ năm 1993 đến 2010 xu hướng mực nước biển tăng trên toàn dải ven biển Việt Nam trung bình 2,9mm/năm. Nếu mực nước biển dâng 0,5m, trên 4% diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập lụt và khoảng 3,4% số dân của khu vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, huyện ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được nhận định là vùng dễ bị tổn thương do BĐKH và dâng cao mực nước biển. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH tới hệ thống tài nguyên - môi trường cũng như các đối tượng bị tổn thương, đặc biệt là ngành NTTS (NTTS) và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên, xã hội ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chưa toàn diện và chi tiết. Do đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển” được lựa chọn nghiên cứu. [...]... biển dâng 80cm) - Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nhằm thích ứng với BĐKH Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Các xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - Đối tượng chính: hoạt động NTTS của các xã ven biển tỉnh Thái Bình trước những ảnh hưởng của BĐKH 2 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) 1.1.1 Những... tiêu - Dự báo các ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình - Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho việc NTTS trước những ảnh hưởng của BĐKH Nhiệm vụ - Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương tại huyện Thái Thụy (các tai biến liên quan đến BĐKH: nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, bão và các yếu tố cường hóa tai biến) lên đối tượng NTTS và khả năng ứng phó của hệ thống... (Durian) đổ bộ vào bờ 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tác giả thực hiện trên 05 xã ven biển thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bao gồm các xã: Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường Các nhóm đối tượng nghiên cứu chính: hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong địa bàn nghiên cứu chịu sự tác động của BĐKH 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1... thông, thủy văn, địa hình trên phần mềm Mapinfo 11.0 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 3.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình * Vị trí địa lý huyện Thái Thụy Huyện Thái Thụy ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình, nằm trong vùng đất ngập nước châu thổ sông Hồng, thuộc vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, cách... làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển [ Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của. .. hệ thống tự nhiên xã hội trước các yếu tố gây tác động do BĐKH - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên, môi trường và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên xã hội trước các tác động của BĐKH - Thành lập bản đồ: Bản đồ hiện trạng NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2013; Bản đồ mức độ ảnh hưởng của nước biển đến đối tượng NTTS (ở mực nước biển hiện tại và nước biển dâng 80cm); Bản đồ... tác động của BĐKH đến một khu vực cụ thể nào đó là hết sức cần thiết để có thể đề ra giải pháp thích hợp nhất trong quá trình ứng phó 1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến việc NTTS ở nước ta 1.2.1 Tình hình NTTS ở nước ta Việt nam có bờ biển dài 3260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km 2, đây là các điều kiện tiềm năng để phát triển khai thác hải sản Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành... quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" Theo công ước chung của LHQ BĐKH: “BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”... khó tránh khỏi Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của BĐKH này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng NTTS Đối... ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Các nước phát triển đồng ý giảm lượng phát thải khí nhà kính của nước họ xuống mức năm 1990 Năm 1995, báo cáo đánh giá thứ hai của IPCC kết luận rằng sự cân bằng của các bằng chứng có thể thấy rõ các tác động không nhỏ của loài người đến hệ thống khí hậu Đây được xem . NGUYỄN MINH THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN LUẬN. NGUYỄN MINH THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Khoa. ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chưa toàn diện và chi tiết. Do đó, đề tài luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • Tính cấp thiết của nghiên cứu

  • Mục tiêu

  • Nhiệm vụ

  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

  • Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH)

  • 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến việc NTTS ở nước ta

  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

  • 3.2. Tác động của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan