Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn cho giáo viên tiểu học

20 739 0
Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn cho giáo viên tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Ở Tiểu học, tập làm văn là nội dung tích hợp có vị trí quan trọng trong chương trình tiếng việt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh làm phong phú tâm hồn các em. Qua miêu tả về vật, phong cảnh và nhất là tả người sẽ thể hiện tình cảm chân thực, bộc lộ năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi học sinh. Học sinh miền núi mà đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tân Lập vốn sống, vốn từ rất hạn chế. Ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi, khi làm bài văn miêu tả các em thường xa vào liệt kê chi tiết cụ thể, thiếu kĩ năng khái quát, tổng hợp vấn đề. Đặc biệt, các em chưa biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng câu cảm thán, các hình ảnh đối lập khi miêu tả nên chất lượng các bài viết văn thấp. Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của chủ đề năm học đồng thời cũng là vấn đề mang tính ‘cấp thiết’’ được Đảng, nhà nước, Ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm . Với trường Tiểu học Tân Lập, chúng tôi coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách cần được giải quyết. Do đó vai trò chỉ đạo, định hướng của người cán bộ quản lí là rất cần thiết. Sau nhiều năm chỉ đạo chuyên môn và trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tại trường, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn cho giáo viên Tiểu Học” .đồng thời giúp học sinh khá giỏi khối 4,5 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại văn miêu tả.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học là hoạt động chủ đạo trong mỗi nhà trường. Chất lượng dạy học có đạt hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực của mỗi giáo viên. Giáo viên là người thực hiện phương pháp giảng dạy, là người tổ chức, điều khiển và đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới. Đặc biệt khi dạy phân môn tập làm văn mà cụ thể là thể loại văn miêu tả, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, vững chắc, có nghệ thuật sư phạm khéo léo để khai thác và phát huy vốn ngôn ngữ tiềm ẩn trong óc tư duy sáng tạo của mỗi học sinh. Đối với học sinh miền núi, viết văn là một nội dung khó vì môn tập làm văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Để viết được một bài văn miêu tả hay đòi hỏi các em phải có sự quan sát tinh tế, có vốn từ phong phú, biết cảm nhận sự vật hiện tượng, biết so sánh, nhân hoá, liên tưởng và diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh trôi chảy, sáng tạo. Nội dung các bài tập làm văn lớp 4,5 gắn với các chủ điểm, có sự tích hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình tiếng việt. Viết văn là cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học, góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh. Tư duy hành động của trẻ được rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá… khi miêu tả. Do đó văn miêu tả có một vị trí vô cùng quan trọng. Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Ở Tiểu học, tập làm văn là nội dung tích hợp có vị trí quan trọng trong chương trình tiếng việt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh làm phong phú tâm hồn các em. 1 Qua miêu tả về vật, phong cảnh và nhất là tả người sẽ thể hiện tình cảm chân thực, bộc lộ năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi học sinh. Học sinh miền núi mà đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tân Lập vốn sống, vốn từ rất hạn chế. Ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi, khi làm bài văn miêu tả các em thường xa vào liệt kê chi tiết cụ thể, thiếu kĩ năng khái quát, tổng hợp vấn đề. Đặc biệt, các em chưa biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng câu cảm thán, các hình ảnh đối lập khi miêu tả nên chất lượng các bài viết văn thấp. Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của chủ đề năm học đồng thời cũng là vấn đề mang tính ‘cấp thiết’’ được Đảng, nhà nước, Ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm . Với trường Tiểu học Tân Lập, chúng tôi coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách cần được giải quyết. Do đó vai trò chỉ đạo, định hướng của người cán bộ quản lí là rất cần thiết. Sau nhiều năm chỉ đạo chuyên môn và trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tại trường, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn cho giáo viên Tiểu Học” .đồng thời giúp học sinh khá giỏi khối 4,5 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại văn miêu tả. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề: Trong mỗi học sinh đều tiềm ẩn một khả năng sáng tạo. Tư duy mỗi em có những sở trường riêng. Ở độ tuổi lớp 4,5 các em đã bước sang giai đoạn đầu tiên của quá trình tư duy trìu tượng vì thế các em luôn muốn tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh bằng sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và thường thể hiện nét ngộ nghĩnh, cảm nhận thế giới xung quanh theo cách riêng với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo . Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ, kì thú, trong sáng, trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh tả thiên nhiên con người của các em thường êm dịu, hài hoà, sâu lắng và thơ mộng. Quan sát thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngôn ngữ nói, viết để tái hiện lại là một quá trình tư duy với cách nhìn riêng, sự lựa chọn riêng và một bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả là một sáng tác thể hiện trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu sáng tạo ra cái đẹp trong bản thân mỗi học sinh. Quá trình thực hiện các kỹ năng làm văn là cơ hội giúp học sinh mở rộng vốn từ và làm cho các em gắn bó với sự vật xung quanh, thổi vào tâm hồn các em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Đó là yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người . Trong phân môn tập làm văn lớp 4,5, thể loại văn miêu tả chiếm hầu hết chương trình, được phân bố như sau : TT Kiểu bài Số tiết Tổng số tiết 2 nămhọc Lớp 4 Lớp 5 1 Khái niệm miêu tả 01 0 1 2 Tả đồ vật 10 3 13 3 Tả cây cối 11 3 14 4 Tả con vật 08 3 11 5 Tả cảnh 0 17 17 6 Tả người 0 15 15 Tổng số tiết cả năm 30 41 71 3 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1.Công tác giảng dạy của giáo viên: Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng, tôi đã tiến hành dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh và thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát giáo viên trường Tiểu học Tân Lập nửa đầu học kì 1 năm học 2012 – 2013 : Tổng số GV Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 14 0 0 2 14,28% 10 71,4 4% 2 14,28% Căn cứ kết quả bảng thống kê ta thấy tỉ lệ giáo viên đạt giờ dạy giỏi về phân môn Tập làm văn không có; tỉ lệ khá thấp, tỉ lệ trung bình chiếm đa số toàn trường, đặc biệt vẫn còn giáo viên bị xếp loại yếu. Như vậy chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn chưa đạt hiệu quả cao. Nhận định chung qua điều tra: Chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn nói chung và cụ thể là chất lượng giảng dạy giờ dạy tập làm văn ở dạng bài văn miêu tả của giáo viên còn thấp. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên mới dừng lại ở mức hoàn thành các yêu cầu cơ bản của tiết dạy tức là giúp học sinh biết liệt kê hình ảnh và bước đầu miêu tả hình ảnh theo yêu cầu của đề bài song việc miêu tả rất khô khan, đơn điệu, máy móc; học sinh tả thực thiếu sự liên tưởng . Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác vốn từ, rèn kỹ năng tư duy, khả năng diễn đạt sáng tạo cho học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề, lựa chọn hình ảnh Trong tiết dạy, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ, câu cảm thán… khi miêu tả đối tượng. Hình thức, phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đổi mới làm cho học sinh nhàm chán, chưa yêu thích môn học. Đặc biệt, khi dạy học sinh khá 4 giỏi giáo viên thường chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh, chưa chú ý đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi tiếp cận đề bài. Đây là một hạn chế rất phổ biến của nhiều giáo viên không chỉ riêng giáo viên ở trường Tiểu học Tân Lập . 2. Thực trạng về chất lượng các bài viết văn miêu tả của học sinh khá giỏi khối 4,5 trường Tiểu học Tân Lập. Kết quả khảo sát học sinh khá giỏi khối 4,5( đầu HKI năm học 2012-2013): Đề bài: Vào đầu năm học mới, em được bố mẹ mua cho một chiếc cặp. Em hãy tả lại chiếc cặp ấy và nói lên suy nghĩ của mình. Kết quả kiểm tra như sau: Khối Tổng số HS Loại giỏi Loại khá Loại TB SL TL SL TL SL TL 4 18 3 16.6% 11 61,1% 4 36.3% 5 21 5 23.8% 14 66.6% 2 9.6% XLC 8 20.5% 25 64.1% 6 15.4% Căn cứ kết quả thống kê ta thấy mặc dù tất cả học sinh khảo sát của hai khối 4,5 đều là học sinh khá giỏi nhưng số lượng học sinh có khả năng viết được bài văn hay ( đạt điểm giỏi ) chưa cao, đa số học sinh viết văn chỉ dừng lại ở mức đạt khá và đạt yêu cầu ( chiếm 79.5%). Nhận định chung qua điều tra: Phần lớn học sinh nhà trường đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số đều rất hạn chế trong việc viết văn( văn miêu tả). Các em chưa biết cách quan sát hoặc biết cách quan sát song không biết cách diễn đạt. Nghèo nàn về vốn từ. Các bài viết thiếu sự liên tưởng, so sánh, thiếu tính sáng tạo. Hầu như bài viết của các em là các bài tả thực bằng ngôn ngữ nói hằng ngày do đó mắc nhiều sai xót trong việc dùng từ, lựa chọn hình ảnh, sử dụng hình ảnh. Đặc biệt các em chưa có thói quen sử dụng câu cảm thán, sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ khi miêu tả. Từ thực trạng trên, để thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn 5 Tập làm văn của giáo viên và đặc biệt là giúp các em học sinh khá giỏi khối 4,5 trường Tiểu học Tân Lập viết được những bài văn miêu tả hay, trong sáng kiến này tôi xin trình bày cách làm của mình như sau: III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: 1. Bồi dưỡng kiến thức văn học cho giáo viên: Theo tôi, muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Vì vậy giải pháp đầu tiên tôi thực hiện là bồi dưỡng để nâng cao kiến thức văn học cho giáo viên. Việc bồi dưỡng giáo viên phải tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức : Xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn tổ khối, sinh hoạt chuyên môn toàn trường, sinh hoạt chuyên môn liên trường tạo điều kiện để giáo viên giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức các hội thi bao gồm cả nói và viết để rèn kỹ năng trau dồi ngôn ngữ, kỹ năng diễn thuyết, trình bày . Ngoài hội thi giáo viên giỏi, tôi đã tổ chức các hội thi như: thi thuyết trình về việc trưng bày vở sạch chữ đẹp tại lớp học; thuyết trình về việc trang trí lớp học; thuyết trình về bồn hoa của lớp; thi viết về mái trường; viết về Bác Hồ; giới thiệu cảnh đẹp đất nước, các loài cây, các loài hoa; giới thiệu các danh nhân lịch sử; thi tuyên truyền về phòng chống ma túy, HIV/AIDS; bảo vệ môi trường; phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh; bảo vệ rừng ( viết và thuyết trình) Thông qua các hoạt động trên, giáo viên sẽ tích lũy cho mình vốn kiến thức văn học vững chắc để chuẩn bị hành trang cho việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học. Một số lưu ý: Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng để tổ chức hội thi phải gắn chặt với nội dung giảng dạy hàng ngày của giáo viên và nhu cầu thực tiễn. Các bài thuyết trình, bài viết xuất sắc cần được phổ biến rộng rãi và lưu giữ cẩn thận tại thư viện trường làm tư liệu tham khảo cho GV, HS. Để việc bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, ngoài việc tổ chức các cuộc thi cần lồng ghép nội dung thuyết trình, giới thiệu trong các buổi chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp. 6 2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của học sinh. Đặc biệt khi dạy nội dung viết văn miêu tả, giáo viên phải có nghệ thuật để dẫn dắt học sinh cảm nhận và đến với đối tượng một cách tự nhiên, khai thác nội dung một cách khéo léo, sáng tạo, tinh tế. Khắc phục thực trạng học sinh nhàm chán bởi phương pháp, hình thức dạy học đơn điệu, khô cứng mà lâu nay giáo viên vẫn làm, tôi chỉ đạo giáo viên đổi mới cách thực hiện tiết dạy dựa trên hai hoạt động cơ bản sau: VD: Đề bài: Em hãy tả cảnh quê hương em khi mùa xuân đến. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm lớn. Tổ chức trò chơi : Vẽ quê hương: Thời gian 10 - 15 phút. ( Hoạt động này thay cho bước hướng dẫn học sinh đọc đề, tìm hiểu và phân tích đề trong quy trình dạy học phân môn tập làm văn chương trình hiện hành). 1.1. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi : Trong tiết học hôm nay các em sẽ được tham gia trò chơi “vẽ quê hương” nhưng không sử dụng màu sắc để vẽ mà dùng ngôn ngữ (nói, viết) để tái hiện bức tranh của mình. Mỗi nhóm sẽ vẽ lại một bức tranh về quê hương khi mùa xuân đến (theo nội dung yêu cầu của đề)bằng cách liệt kê( viết ra) những hình ảnh sẽ vẽ và sắp xếp hình ảnh một cách hợp lí. Từng học sinh trong nhóm sẽ tự lựa chọn cho mình những cảnh vật yêu thích để đưa vào bức tranh và chuẩn bị nội dung thuyết trình, giới thiệu( mô tả ) về hình ảnh, đối tượng đã lựa chọn. - Chia nhóm, HD học sinh cách ghi nội dung vào bảng nhóm. 7 VD: - HS thực hiện trò chơi. - Các nhóm trình bày kết quả: GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả thảo luận nhóm dùng thước chỉ và nêu lần lượt từng nội dung (như trình bày bài văn miệng). VD: Mùa xuân trên quê hương em thật đẹp! Ông mặt trời sau một giấc ngủ đông dài giờ đã tỉnh giấc. Chị đào, chị mận thi nhau đua nở. Cô Hồng Nhung nổi bật, rạng rỡ bởi chiếc áo cánh màu đỏ thắm. Mặt trời Chim chóc Quê hương em vàoxuâ nvàmù a xuân Người đi chợ tết 8 Hoa đào Cây đa Dòng sông Cánh đồng lúa Hoa mận Dòng sông Mã hiền hòa nằm phơi mình sưởi ấm dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân. Xa xa, những dãy núi trập trùng, nhấp nhô; những dải mây đang trôi bồng bềnh tạo cho quê hương em một vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ. Đêm đêm, tiếng suối chảy róc rách nghe như một bản nhạc. Hai bên đường, chim chóc gọi nhau về tụ hội tạo nên một bản nhạc mùa xuân diệu kì. …. - Học sinh nhận xét kết quả các nhóm bạn. - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, khen ngợi học sinh biết diễn đạt trôi chảy, dùng từ hay… - GV chốt nội dung kiến thức sau trò chơi: Bức tranh quê hương có rất nhiều cảnh đẹp làm ta thêm yêu, thêm quý. Thông qua trò chơi các em đã biết lựa chọn những hình ảnh đặc sắc để đưa vào bức tranh của mình. Khi nói đến quê hương, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cảnh vật như : cây đa, giếng nước, dòng sông, con suối, ruộng lúa, đồi núi, nhà cửa, con đường, hàng cây…nhưng quê hương vào mùa xuân thì phải gắn với các loài hoa trong đó nổi bật là hoa đào, hoa mai, hoa mận, quất; cảnh người qua lại tấp nập trên đường…Dựa vào nội dung đã trình bày các em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh tả lại quê hương em khi mùa xuân đến( theo đề bài dưới đây). Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân: Làm bài viết: 25 - 30 phút. - GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. - Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài viết. - Học sinh viết bài. - Nhận xét, đánh giá. 1.2. Một số lưu ý khi thực hiện: - Trò chơi có thể tiến hành theo hình thức nhóm đôi, nhóm lớn hoặc cá nhân. 9 - GV nên chuẩn bị 1 bảng mẫu để minh họa trong phần chốt nội dung sau trò chơi và chuẩn bị 1 số câu văn hay gắn với nội dung đã liệt kê để giới thiệu cho học sinh tham khảo trước khi làm bài viết. - Trò chơi là hoạt động khởi động nhằm giảm bớt căng thẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập song lại là bước chuẩn bị quan trọng cho phần bài viết nên giáo viên phải hướng tập trung học sinh vào vấn đề cần tả theo yêu cầu của đề. - Chỉ đưa ra đề bài hoàn chỉnh khi kết thúc hoạt động 1 để học sinh thực hiện việc tìm hiểu đề một cách tự nhiên như đang tham gia trò chơi, không bị áp lực bởi bài văn viết. - Trong phần trình bày kết quả thảo luận có thể để mỗi học sinh trình bày một nội dung tức là mỗi học sinh sẽ nêu miệng câu văn tả về cảnh đẹp mình thích hoặc 1 học sinh đại diện nhóm trình bày tất cả nội dung theo sự thảo luận của nhóm. - Khi học sinh trình bày giáo viên cần chú ý sửa cách dùng từ, diễn đạt để hạn chế lỗi trong bài văn viết ở hoạt động 2. - Phân môn tập làm văn có quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác như: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, THXH, đạo đức… nên giáo viên cần chú ý tích hợp kiến thức khi giảng dạy và rèn kỹ năng sống cho học sinh. 2. Định hướng một số nội dung kiến thức cần bồi dưỡng để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh . Bài văn miêu tả hay bao gồm nhiều nội dung, nhiều yếu tố. Mỗi giáo viên khi dạy học sinh viết văn miêu tả cần chú ý các nội dung cơ bản sau: Bài văn miêu tả phải thể hiện được trọng tâm, nhấn mạnh được đặc điểm mà bản thân đặc biệt quan tâm, yêu thích. Lựa chọn và sử dụng đa dạng các loại từ gợi tả như: từ láy, từ gợi tả hình ảnh( từ tượng hình), từ gợi tả âm thanh( Từ tượng thanh), từ gợi tả mức độ giúp cho việc miêu tả trở nên sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe và làm nổi bật trọng tâm bài miêu tả. 10 [...]... rệt Giáo viên và học sinh tự tin hơn, không còn bị áp lực, căng thẳng khi giảng dạy, học tập môn tập làm văn PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua cách làm trên, tôi nhận thấy, mỗi giáo viên muốn dạy tốt môn tập làm văn nói chung và dạy tập làm văn miêu tả nói riêng cần phải chú ý hai yếu tố cơ bản đó là: phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và nội dung dạy học 18 Về phương pháp, hình thức dạy học giáo. .. động cá nhân IV Kiểm nghiệm: Với biện pháp cụ thể đã nêu trên, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Tân Lập tôi đã giúp giáo viên, học sinh nhà trường giảng dạy, học tập môn tập làm văn đạt hiệu quả cao hơn Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh cuối học kì 2 cụ thể như sau: a, Học sinh: Tổng số HS khá giỏi khối 4,5: 39 em, trong đó: Các yêu cầu khi viết văn miêu tả Sử dụng từ ngữ chính... học sinh yêu thích môn học hơn và rất hứng thú khi học môn tập làm văn b, Giáo viên: Kết quả kiểm nghiệm chất lượng giờ dạy cuối học kì 2 năm học 2012 – 2013 Tổng số 14 Loại giỏi SL TL 5 35.7% Loại khá SL TL 7 50% Loại TB SL TL 2 14.3% Loại Yếu SL TL 0 0 Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường đều áp dụng các biện pháp tôi đã nêu vào tiết dạy tập làm văn So với kết quả khảo sát ban đầu tỉ lệ giỏi tăng... thức dạy học giáo viên phải vận dụng sáng tạo chuyên đề trò chơi học tập ở Tiểu học để xây dựng các trò chơi học tập phù hợp với từng nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách Về nội dung, để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh giáo viên phải chú ý rèn các kỹ năng: lựa chọn từ ngữ, lựa chọn hình ảnh, sử dụng hình ảnh đối lập, câu cảm thán, các biện pháp nghệ thuật nhân... dung, phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên đã tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh 100% học sinh khá giỏi của trường Tiểu học Tân Lập khi viết văn miêu tả đã biết đưa vào bài viết của mình những từ ngữ hay, hình ảnh phù hợp, độc đáo và sử dụng thành thạo các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ khi miêu tả đối tượng Đặc biệt học sinh yêu thích môn học hơn và... dùng để kết thúc bài) 1.5 Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ khi viết văn 1.5.1 Cách tiến hành: 15 Khi học sinh đã nắm vững yêu cầu của đề tức là xác định được đối tượng, nội dung cần tả; để bài văn có điểm nhấn, tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ cho học sinh để đưa vào bài văn. .. Cách 1: Hoạt động cá nhân trên phiếu học tập hoặc giấy nháp theo nội dung yêu cầu sau: Tả cây cối Câu Các biện pháp nghệ thuật dùng để miêu tả Biện pháp nghệ Mỗi chiếc rễ là một con rắn khổng lồ bám chặt lấy mặt thuật so sánh đất để giúp cây chống trọi với những trận gió lớn Mỗi tán lá là một chiếc ô nhỏ che mát cho chúng em Mỗi búp lá là một ngọn nến màu xanh … Biện pháp nghệ Mỗi lần nhìn thấy em, cây... trên, giáo viên phải chú ý khắc phục các lỗi viết văn của học sinh cả về nội dung và hình thức trình bày như lỗi về chính tả, lỗi viết câu, lỗi về ngữ pháp, lỗi về bố cục, lỗi diễn đạt, lỗi trình bày… để bài văn đạt hiệu quả cao Trong sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến đối tượng là học sinh khá giỏi khối 4,5 ở trường Tiểu học Tân Lập và thể loại là văn miêu tả nhưng tôi nghĩ sáng kiến có thể mở rộng để. .. hãy tả lại một em bé đang tuổi tập nói tập đi Phương án 1: Chơi trò chơi “ Truyền điện” theo hình thức nối tiếp Mỗi học sinh nêu miệng một từ tả về em bé đang tuổi tập nói, tập đi Học sinh sau không được nêu lại từ học sinh trước đã nói, nếu không nêu được sẽ bị điện giật và bị loại khỏi cuộc chơi GV quy định thời gian chơi, hết giờ dừng cuộc chơi, chỉ rõ từ đúng, sai và cung cấp thêm từ cho học sinh... dụng hình ảnh đối lập khi miêu tả là biện pháp đưa ra các hình ảnh trái ngược nhau để miêu tả sự thay đổi, sự phát triển… của đối tượng nhằm làm tăng giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu cảm của đối tượng và làm cho bài viết có sức thuyết phục cao hơn Để minh họa cho việc sử dụng hình ảnh đối lập, tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể sau: VD1: Sử dụng hình ảnh đối lập để miêu tả về dòng sông Vào thu, nước . phân môn tập làm văn chưa đạt hiệu quả cao. Nhận định chung qua điều tra: Chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn nói chung và cụ thể là chất lượng giảng dạy giờ dạy tập làm văn ở dạng bài văn. thẳng khi giảng dạy, học tập môn tập làm văn. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. Qua cách làm trên, tôi nhận thấy, mỗi giáo viên muốn dạy tốt môn tập làm văn nói chung và dạy tập làm văn miêu tả nói. nghiệm: Với biện pháp cụ thể đã nêu trên, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Tân Lập tôi đã giúp giáo viên, học sinh nhà trường giảng dạy, học tập môn tập làm văn đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày đăng: 07/01/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan