Giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

30 6K 10
Giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn. Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của giáo viên, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác.Nguyên nhân nào dẫn tới những nhầm lẫn đó? Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt chính xác về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Trăn trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. Đưa ra vấn đề này mong được sự trao đổi góp ý của các đồng nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho bản thân khi hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu và góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA Họ và tên: Lưu Thị Hồng Hải Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quang Trung SKKN thuộc môn: Tiếng Việt BỈM SƠN NĂM 2013 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ. Đây cũng là môn học chiếm thời lượng nhiều nhất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ chủ yếu để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên rất quan tâm, chú ý. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy có không ít giáo viên gặp khó khăn khi truyền tải nội dung kiến thức môn Tiếng Việt cho các em. Tiếng Việt là môn học phức tạp nhất vì Tiếng Việt có cấu trúc phức tạp và đa dạng về nghĩa, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Khi dạy tiết Luyện từ và câu đa số giáo viên chỉ bám sát giáo án để thực hiện nội dung. Theo tôi làm như thế là chưa đủ và máy móc, chưa giúp cho học sinh nắm vững được nội dung cần yêu cầu. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn. Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của giáo viên, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác. Nguyên nhân nào dẫn tới những nhầm lẫn đó? Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt chính xác về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Trăn 1 trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. Đưa ra vấn đề này mong được sự trao đổi góp ý của các đồng nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho bản thân khi hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu và góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Từ đồng nghĩa , từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt , góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa SGK Tiếng Việt 5 tập 1 đã nêu khái niệm rất rõ ràng nhưng khi thực hành phân biệt, xác định từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong văn bản cụ thể thì có nhiều trường hợp GV cũng như HS vẫn nhầm lẫn. Để khắc phục vấn đề trên theo tôi chúng ta cần nắm vững đặc điểm, cơ chế tạo từ nói chung và cơ chế tạo từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng trong Tiếng Việt. Chúng ta biết rằng trong Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác, từ có chức năng định danh sự vật. Từ Tiếng Việt có đặc điểm là: Tính không lí do và không biến đổi hình thái. Cấu tạo của từ gồm 2 mặt đó là nội dung (nghĩa của từ) và hình thức (âm thanh, chữ viết). Các từ khác nhau chính là khác nhau về nội dung và hình thức cấu tạo của từ. Tuy nhiên trong thực tế số lượng từ là có hạn trong khi sự vật, hiện tượng lại hết sức đa dạng, phong phú và luôn phát sinh, phát triển cùng với cuộc sống. Hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chính là cách để giải quyết mâu thuẫn này. Cụ thể là: 2 - Một sự vật, hiện tượng được gọi bằng nhiều tên khác nhau (từ đồng nghĩa). - Nhiều sự vật, hiện tượng được gọi chung một tên mà không có, không cần bất cứ lý do nào (từ đồng âm). - Gọi tên các sự vật, hiện tượng mới phát sinh dựa trên các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng đã có trước đó (từ nhiều nghĩa). Như vậy, hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có nguyên nhân và cơ sở khoa học là do Tiếng Việt có đặc điểm là tính không lí do và không biến đổi hình thái. Dựa vào các cơ sở khoa học nêu trên ta dễ dàng nhận thấy các từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách, nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Từ đồng âm chỉ giống nhau về hình thức (âm thanh, chữ viết) nhưng khác nhau hoàn toàn về nội dung (nghĩa của từ). Chúng ta không thể xác định được từ nào xuất hiện trước, từ nào xuất hiện sau. Còn đối với từ nhiều nghĩa ngoài việc giống nhau về hình thức (âm thanh, chữ viết) còn có mối liên hệ về nghĩa và ta hoàn toàn có thể xác dịnh được từ gốc (có trước) và các từ phát sinh (có sau). Do đó, muốn phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Xét các từ dưới góc độ thời gian ra đời, xuất hiện. Nắm vững cơ chế tạo từ mới dựa trên các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng đã có trước đó (từ nhiều nghĩa). Từ nhiều nghĩa không chỉ là những từ cùng từ loại Tóm lại việc rèn luyện để mỗi học sinh phân biệt, nhận biết được từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng. Nhưng điểm quan tâm nhất hiện nay về phương pháp giảng dạy, ngoài những phương pháp mà ngành giáo dục quy định thì ít có giáo viên nào tự tìm tòi những phương pháp mới để dạy phân môn Luyện từ và câu một cách sâu sắc nhất phù hợp với học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1. Thực trạng của việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh. Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết học có hạn nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm; từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học. Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Về việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của học sinh: Trong thực tế học sinh làm các bài tập về từ đồng nghĩa, từ đồng âm nhanh và ít sai hơn khi học các bài tập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt khi học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Ban đầu, khi học từng bài về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì chất lượng làm bài yếu hơn. 2. Khảo sát thực trạng Để kiểm tra về kĩ năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong bài kiểm tra thường xuyên sau phần học về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi đã ra đề kiểm tra (học sinh lớp 5B năm học 2011- 2012) như sau: Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau. Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ. Bài 2: Cặp từ nào dưới đây là từ đồng âm: 4 a. Vỗ bờ, vỗ tay. b. Vách đá, đá bóng. c. Mắt cá, mắt lưới. d. Lưng núi, đau lưng. Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. Kết quả khảo sát như sau (tháng 10/2011) Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 34 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 3 8.8% 6 17.6% 17 50% 8 23.6% Với kết quả như trên thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, vì thế tôi đã trăn trở tìm ra các biện pháp tháo gỡ thực trạng trên. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các giải pháp 1.1. Tìm hiểu nội dung các bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.2. Hướng dẫn HS học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.3.Hướng dẫn HS nhận diện chính xác từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa 1.4. Hướng dẫn HS phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.1.Tìm hiểu nội dung các bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa được dạy trong 4 tiết ở tuần 1, tuần 2 và tuần 3. Ở tuần 1 các em được học về khái niệm từ đồng nghĩa. Các bài tập về từ đồng nghĩa chủ yếu giúp học sinh tìm được các từ đồng nghĩa trong các từ cho 5 sẵn và trong đoạn văn, tìm các từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống của đoạn văn. - Từ đồng âm: Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ đồng âm. các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm, bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng còn ít. - Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa. Nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ. Dạng bài tập về phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có, trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. 2.2. Hướng dẫn HS khi học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa đều gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học. Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và không làm mất thời gian học tập. Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. Học sinh cần nắm vững những kiến thức này. Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học. 2.2.1. Từ đồng nghĩa: - Để dạy khái niệm từ đồng nghĩa, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu và thực hiện kĩ các bài tập ở phần nhận xét trong SGK Tiếng Việt 5- tập 1- trang 7: 1. So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: 6 a)Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng tatheo kịp các nước khác trên hoàn cầu trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. HỒ CHÍ MINH b)Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. TÔ HOÀI 2.Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao? So sánh và nhận xét nghĩa của các từ: + xây dựng và kiến thiết (Nghĩa của hai từ này giống nhau hoàn toàn, có thể thay thế được cho nhau vì cùng chỉ một hoạt động đó là: Làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế). + Vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm (Nghĩa của ba từ này giống nhau là cùng chỉ một màu vàng nhưng chúng không thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt). - Giáo viên kết luận các từ có nghĩa giống nhau đó là các từ đồng nghĩa. Sau đó cho HS rút ra khái niệm về từ đồng nghĩa. - Khái niệm: + Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Ví dụ: siêng năng , chăm chỉ, cần cù, + Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn , có thế thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ : hổ, cọp, hùm, 7 + Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng . Ví dụ : ăn, xơi, chén, (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến); mang, khiêng, vác, (biểu thị những cách thức hành động khác nhau) (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 8) - Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh làm xong phần luyện tập. Ở phần củng cố bài cho học sinh nhắc lại khái niệm và giáo viên cần nhấn mạnh thêm về khái niệm từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa, chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của cùng một khái niệm. 2.2.2.Từ đồng âm: - HS tìm hiểu nghĩa của các từ: Câu trong Ông ngồi câu cá: Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây Câu trong Đoạn văn này có năm câu: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. - HS rút ra khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51) - GV đưa thêm một số ví dụ cho HS tìm hiểu: + Bò trong kiến bò: Chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn. + Bò trong trâu bò: Chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa, … + Đầm trong đầm sen: Chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước. + Đầm trong cái đầm đất: Chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt. 8 - Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm: + Từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau) như trường hợp câu trong câu cá và câu trong Đoạn văn có 5 câu là từ đồng âm ngẫu nhiên. 2.2.3. Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 67) Ví dụ: + Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt) + Từ mắt trong câu Quả na mở mắt là nghĩa chuyển. Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa. Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa gốc) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác (nghĩa chuyển), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó. Ví dụ: Chín: + Gốc: Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng. 9 [...]... dẫn HS phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 2.4.1 .Từ đồng nghĩa: Bản chất của từ đồng nghĩa: Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm và không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa đầy đủ dẫn đến sự khó khăn cho HS trong việc nhận diện Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chỉ... từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước: - Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu khái niệm - Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, . .. hiểu của mình về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm - Qua các bài tập học sinh thực hành về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa giáo viên cần cho các em tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau về kết quả mình đã làm được Trên đây bằng thực tiễn và tâm huyết của mình tôi đã đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi dạy về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Qua tìm hiểu nghiên... 27 - Giúp học sinh xác định rõ các đặc điểm, cấu tạo của chúng về hình thức và bản chất - Khi dạy các bài về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa giáo viên cần bổ sung định nghĩa về từ nhiều nghĩa nữa là : “Là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị nhiều ý nghĩa , chúng lập thành một trật tự, một cơ cấu nghĩa nhất định" - Phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều từ học sinh dễ nhầm lẫn và khó... còn ở đây các nghĩa của hai từ này khác nhau, không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa Trường hợp ví dụ trên là từ đồng âm 2.3 Hướng dẫn HS nhận diện chính xác từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa 2.3.1 Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong định nghĩa từ đồng âm, đồng nghĩa và giải thích rõ bằng ví dụ - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống... 15 10 45. 5% 30.3% Loại TB SL TL 6 18.1% Loại yếu SL TL 2 6.1% Qua quá trình hướng dẫn học sinh những phương pháp phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa ,từ nhiều nghĩa như trên, tôi thấy các em hoạt động tích cực, có tiến bộ rệt, có hứng thú học tập và yêu thích giờ học Luyện từ và câu hơn C KẾT LUẬN Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ. .. chín) Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải, miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa Để giúp học sinh phân biệt được là từ nhiều nghĩa hay là từ đồng âm cần giúp học sinh xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối với từ nhiều nghĩa) , nếu loại trừ được có quan hệ về nghĩa đó là từ đồng âm còn ngược lại nếu đồng âm nhưng có quan... học để giúp học sinh củng cố, nắm vứng kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa Sau khi mở rộng cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi đã hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng: Khác nhau: Từ đồng nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa - Đặc điểm: Khác nhau - Đặc điểm: Giống nhau - Đặc điểm: Có một về âm thanh nhưng về âm thanh,... tính mức độ Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về toàn bộ dung lượng nghĩa của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó mà thôi Ví dụ : Trông có ba nghĩa : - Hướng mắt quan sát - Giữ, chăm sóc - Nương vào, nhờ vào Dựa có ba nghĩa : - Theo, căn cứ theo - Tựa vào, nhờ vào - Nương vào, nhờ vào Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba Một từ nếu là từ đa nghĩa, với các nghĩa gốc khác... người (có chân trong hội đồng nhân dân tỉnh; chân thư ký) 15 2.3.4 Dùng sổ tay tự tích lũy ghi chép các khái niệm và một số từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ - Đối với từ đồng nghĩa: +Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có thể thay thế cho nhau trong lời nói, câu văn.Ví dụ: Từ cha, ba, bố, tía, … mẹ, má, u, bầm, … hổ, cọp, hùm Nghĩa Chỉ người đàn ông . bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.2. Hướng dẫn HS học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.3.Hướng dẫn HS nhận diện chính xác từ đồng âm, từ đồng nghĩa. nghĩa và từ nhiều nghĩa 1.4. Hướng dẫn HS phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.1.Tìm hiểu nội dung các bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều. Hướng dẫn HS khi học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa đều

Ngày đăng: 07/01/2015, 16:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Phương tiện giao thông di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt.

  • - Máy móc hoặc đồ dùng có máy móc hoạt động, làm việc.

  • - Nhanh chóng tránh trước đi điều gì không hay, thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác.

  • - Bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân và thường có hình dẹt, màu lục, giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.

  • - Từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.

  • - Bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt.

  • - Từ dùng để chỉ từng đơn vị những vật có hình giống như quả cây.

  • - Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng

  • - Mạnh mẽ và có khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà không bị lay chuyển hoặc thay đổi bản chất

  • - (Khẩu ngữ) có trình độ, năng lực khá so với yêu cầu

  • - Ở trạng thái mất khả năng biến dạng, cử động, vận động

  • - Thiếu sự linh hoạt trong cách đối xử, ứng phó do quá nguyên tắc, không thay đổi cho phù hợp với yêu cầu khách quan

  • - Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm.

  • - Là tươi đẹp, tràn đầy sức sống

  • - Thuộc về tuổi trẻ.

  • - Tuổi .

  • - Năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan