skkn tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi

36 3.7K 5
skkn tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHOÁ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KHĂ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI NGƯỜI HƯỚNG DẪN : T.s Đinh Hồng Thái NGƯỜI THỰC HIỆN : Bùi thị Nguyên LỚP ĐHTC HOÀ BÌNH - KHOA GDMN HOÀ BÌNH, THÁNG 3 NĂM 2004 1 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô ở khoa Giáo dục mầm non đã giúp em hoàn thành khóa học vừa qua. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đối với Tiến sĩ Đinh Hồng Thái - người đã kiên trì, tận tình hướng dẫn em trên bước đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn trường mầm non Văn Nghĩa, đặc biệt là các cô giáo và các cháu mẫu giáo lớp 3-4 tuổi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế trên trẻ. Cuối cùng tôii xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này./. Lạc Sơn ngày 10 - 3 - 2004 Tác giả luận văn BÙI THỊ NGUYÊN 2 PHẦN I : MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : I. Cơ sở lý luận: Việc phát âm cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng. Ngôn ngữ phải chuẩn xác thì tư duy, trí tuệ mới phát triển; nhận thức mới mạch lạc. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với những lý do sau: 1. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, ngôn ngữ phát triển phong phú đa dạng thì tư duy sẽ nhạy bén hơn. Nên ngay từ độ tuổi mẫu giáo các cháu cần trang bị cho mình một vốn ngôn ngữ cần thiết, đủ để phát huy trí tuệ của mình. 2. Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Vì vậy, chúng ta phải giáo dục các cháu biết yêu tiếng mẹ đẻ, có ý thức trau dồi nó, giữ gìn nó ngày một giàu đẹp và trong sáng hơn. 3. Đặc trưng của Tiếng Việt trong phát âm là đơn lập phân tiết tính, hầu như mỗi phát âm trùng với một từ và mang một nghĩa nhất định; cường độ, trường độ âm tiết bằng nhau, không có trọng âm mà chỉ có thanh bằng, thanh trắc. Vì vậy, trẻ cần phát âm chuẩn xác, rành rọt từng từ. 4. Việc phát âm sai có thể dẫn tới hiểu sai nghĩa của từ, diễn đạt sai nội dung sự vật hiện tượng và sau này các cháu giao tiếp kém có thể viết chính tả sai ở phổ thông. 5. Từ việc giáo dục trẻ phát âm đúng, ta hướng tới việc điều chỉnh âm lượng, đúng ngữ điệu lời nói trong giao tiếp, làm cho Tiếng Việt trở thành phương tiện giao tiếp linh hoạt, năng động và tiện lợi nhất. 3 II. Cơ sở thực tiễn 1. Trẻ mẫu giáo 3 tuổi phát âm chưa tròn tiếng và vốn từ của trẻ chưa nhiều. Cho nên trong nhiều tình huống các cháu chưa kịp huy động vốn từ để diễn đạt từ đó dẫn đến việc phát âm sai, nói ngọng, dùng từ không đúng. 2. Mỗi địa phương lại có một cách phát âm riêng, ở một số từ khó khắc phục và không hoàn toàn hợp chuẩn với Tiếng Việt. Nên ngay từ trong môi trường gia đình, xã hội các cháu đã phát âm sai, khi đến trường những nhược điểm đó cần được chúng ta uốn nắn, điều chỉnh lại. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình, từ đó có hướng uốn nắn và rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, không để trẻ phát âm sai hoặc nói ngọng, giúp trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu lời nói khi giao tiếp. B. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo ở 3 tuổi Từ đó nêu ra các biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ và rút ra kết luận sư phạm cho việc định hướng nghiên cứu các phương pháp - biện pháp dạy trẻ phát âm đúng. C. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến khả năng phát âm đúng của trẻ 2. Khảo sát khả năng phát âm của trẻ 3. Một số biện pháp tác động D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đọc tài liệu 2. Quan sát ghi chép 3. Điều tra khảo sát về thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi: Thông qua việc quan sát tự nhiên khi trẻ tự nói, khi trẻ giao tiếp với nhau 4 trong giờ học, giờ chơi, giao tiếp giữa cô và trẻ. Tất cả những gì quan sát được lưu lại trong việc ghi chép cụ thể đối với từng trẻ. 4. Xử lý số liệu V. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi trong giao tiếp hàng ngày tại ) trường mầm nonVăn Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hoà Bình. 2. Khách thể : 12 cháu độ tuổi mẫu giáo bé (3 tuổi) trường mầm non Văn Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hoà Bình. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I I. Cơ sở lý luận ngữ âm 1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt : Có tính phân tiết cao, các âm tiết đứng cách nhau, mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với thanh điệu và làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết. Vì vậy : Lời nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt nội dung thông báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát ra, từ đó hiểu được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra, ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang chức năng xã hôị. Những âm thanh cụ thể của lời nói, của mỗi cá nhân là những thực thể mang chức năng xã hội. 5 2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt CÓ 5 THÀNH PHẦN SẮP XẾP THEO SƠ ĐỒ SAU : Âm đầu 1 Thanh điệu 5 Vần Âm điệu 2 Âm chính 3 Âm cuối 4 * Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu: - Thanh ngang :Trên chữ không ghi dấu khi viết - Thanh huyền - Thanh sắc -Thanh nặng - Thanh hỏi - Thanh ngã. * Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm * Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết, được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn (Huân, Hoan) 6 * Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính là hạt nhân của âm tiết. * Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i, y, u, o) đảm nhiệm. * Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hoặc không. - Âm tiết tiếng việt có cấu trúc hai bậc : Bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần Âm tiết Bậc 1 : Thanh điệu Âm đầu phần vần Bậc 2 : Âm đệm Âm chính Âm cuối * Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết : ba, bã, bá đối lập với bà, bả, bạ về độ cao. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao độ thấp. * Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong thời gian âm tiết “ba” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “bã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng. Âm điệu là những đường nét biến thiên về cao độ. 7 * Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Như âm “a” hơi thoát ra tự do không bị cản ở chỗ nào cho nên “a” là nguyên âm. Xét về mặt cấu tạo người ta phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi: - Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, đầu mạnh sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên âm đôi đó là : uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa. * Phụ âm : Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi; có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát âm người ta chia phụ âm thành : - Phụ âm tắc : Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi : b, d, t, s c, k, m,r, p, ng. - Phụ âm sát : Hơi đi qua kẽ hở miệng : p, v, s, z, l, x, y, h - Phụ âm vang mũi và vang bên: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi : m, n, nh. - Phụ âm ồn : Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn : b, d, t, c, k, p, f, v, x, z, y, h. - Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra : + Phụ âm hữu thanh : Dây thanh rung (b, d, v, i, r) 8 + Phụ âm vô thanh : Dây thanh không rung (t, c, k, p, i, s) - Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành : +/ Phụ âm môi : p, b, m, f, v +/ Phụ âm lưỡi : d, t, s, z, l, n +/ Phụ âm hầu : h, c, nh Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi bẹt : t, s, l, n; đầu lưỡi quặt : r, g. Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Ví dụ : Âm tiết Huấn có các thành tố sau: Thanh điệu: thanh sắc H là âm đầu U là âm đệm A là âm chính N là âm cuối. II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa. Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ, còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ. Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. Ở tuổi mẫu giáo những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm như lỗi về thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính. Vì vậy, trẻ phát âm chưa chính xác, nguyên nhân ở đây một phần do tiếng địa phương. 9 III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm: Sự phát âm của trẻ phụ thuộc nhiều vào bộ máy phát âm của chúng, cần thường xuyên luyện tập một số cơ quan phát âm như lưỡi có thể chuyển động nhịp nhàng với các bộ phận khác như răng, môi, ngực và nhịp thở. Hít thở nhẹ nhàng để giúp trẻ điều khiển các cử động của bộ maý phát âm làm cho phát âm được rõ ràng mạch lạc. Các âm, các từ phụ thuộc vào lực của các cử động bộ máy phát âm đó. Ở độ tuổi mẫu giáo có rất nhiều trẻ nói không rõ ràng từ này thường lẫn với từ kia nên khó nghe và khó hiểu. Nguyên nhân do cử động chậm của cơ quan phát âm như môi, lưỡi, hàm… Do đó trẻ phát âm chưa chính xác, rõ ràng. Vì vậy, cần tập luyện cơ của bộ máy phát âm cho trẻ để rèn luyện hàng ngày giúp trẻ nói chính xác và rõ ràng hơn. 1. Lỗi về thanh điệu : Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc ( phát âm ngã thành ngá) 2. Lỗi về âm chính : Lỗi về âm chính thường hay tập trung vào các nguyên âm đôi để đảo từ âm này thành âm khác. Ví dụ : Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”, rượu thành riệu 3. Lỗi về âm đầu : - Trẻ thường hay nói lẫn lộn : x - s; g - ng 10 [...]... : CƠ SỞ LÝ LUẬN I Cơ sở ngữ âm II Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo III Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ CHƯƠNG II : KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO I Cơ sở tiến hành khảo sát II Cách tiến hành khảo sát III Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ 34 PHẦN III KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ... để trẻ trao đổi, giao tiếp với nhau Cô quan sát và ghi chép cụ thể để có hướng khắc phục Sau đây là bảng khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi như sau : 18 19 III KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI (MẪU GIÁO BÉ) NHƯ SAU: Cho thấy kết quả phát âm của trẻ như sau : - 2 cháu xếp loại trung bình đạt 17 % - 10 cháu xếp loại yếu đạt 83% ... bà, cha, mẹ … có ảnh hưởng lớn tới sự phát âm của trẻ và trong quá trình học phát âm của trẻ Mặt khác vai trò của cô giáo mầm non cũng hết sức quan trọng, cô giáo luôn chú ý đến việc luyện phát âm của trẻ thì khả năng phát âm đúng ở lứa tuổi mầm non sẽ đạt được kết quả cao vì ở lứa tuổi này khả năng phát âm của trẻ là nhanh nhất Việc luyện phát âm cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở... (nếu trẻ nào phát âm thành con ngà thì cô sửa sai ngay cho trẻ bằng cách cô phát âm lại và dạy cách phát âm, yêu cầu trẻ lắng nghe và quan sát cách phát âm sau đó cô cho từng trẻ phát âm lại từ 1 - 3 lần Cô chú ý cách phát âm của trẻ để sửa lỗi cho trẻ Cô đưa ra tranh vẽ con khỉ và cô hỏi: Con gì đây? trẻ nói: Con hỉ lúc này cô cần phát âm chậm, chuẩn và chính xác cho trẻ nghe và cho trẻ phát âm lại... lúc, mọi nơi, mọi hoạt động và đến từng cá nhân trẻ PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 30 I Kết luận: 1 Tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm cho trẻ: Dạy trẻ phát âm đúng là dạy trẻ phát âm chính xác những thanh của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, phần vần, âm chính) Bên cạnh đó dạy trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn là dạy trẻ biết điều chỉnh âm lượng khi nói, đồng thời sẽ làm tăng sức... Việc dạy trẻ phát âm đúng sẽ giúp trẻ thuận lợi trong học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh Hơn nữa dạy trẻ phát âm đúng, chính xác chữ cái Tiếng Việt là tiền đề giúp cho các cháu không còn nói ngọng khi ở lứa tuổi mầm non 2 Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, sự phát âm được hoàn thiện và phát triển tăng dần theo độ tuổi, theo thời gian Chính vì vậy cô giáo mẫu giáo phải... để luyện trẻ phát âm chính xác, rõ ràng phần vần mà trẻ còn hay sai Qua các bài thơ, đoạn thơ, ca dao, đồng dao trên nhằm mục đích luyện trẻ cách phát âm đúng các phụ âm Đồng thời, luyện cơ quan phát âm cho trẻ Việc dạy trẻ phát âm đúng sẽ giúp người nghe hiểu đúng nội dung và ý nghĩa của câu nói Mặt khác, nó còn là cơ sở để trẻ viết chính tả đúng khi đi học phổ thông 3 Luyện phát âm cho trẻ thông... CÁCH TIẾN HÀNH KHẢO SÁT : Việc tìm hiểu đánh giá khả năng phát âm của trẻ là rất cần thiết, để đánh giá được chính xác tôi đã sử dụng các biện pháp sau : - Biện pháp thứ nhất : trò chuyện với trẻ để biết khả năng phát âm của trẻ - Biện pháp thứ hai : Tôi gọi trẻ lên đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao mà cháu thích để nghe phát âm của trẻ - Biện pháp thứ 3 : Tạo môi trường ngôn ngữ chuẩn để trẻ mầm non... các phụ âm được phát âm giống nhau Do đó khi phát âm nếu chúng ta tuỳ tiện, cẩu thả sẽ dẫn đến lẫn lộn giữa phụ âm này và phụ âm khác Vì vậy, dạy phát âm là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của âm tiết, không ngọng, không lắp Muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần phải có biện pháp sau : 1 Sửa phát âm cho trẻ thông qua các trò chơi: Cô đưa ra một tranh con gà và hỏi trẻ: Đây là con gì? trẻ nói:... 20 Các số lỗi mà trẻ mắc phải đều là các lỗi phụ âm phát âm khó và một số phần vần khó phát âm như dấu ngã trẻ thường phát âm thành dấu sắc vì 100% trẻ là con em dân tộc miền núi nên hay phát âm sai Mặt khác do bộ máy phát âm của trẻ như môi, lưỡi, hàm chuyển động chưa linh hoạt nên khi phát âm trẻ dễ bị sai Hơn nữa trẻ bị ảnh hưởng quá nhiều về tiếng nói của dân tộc ít người, những âm sai được lặp . của trẻ mẫu giáo 3 tuổi như sau : 18 19 III . KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI (MẪU GIÁO BÉ) NHƯ SAU: Cho thấy kết quả phát âm của trẻ như sau : -. pháp - biện pháp dạy trẻ phát âm đúng. C. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến khả năng phát âm đúng của trẻ 2. Khảo sát khả năng phát âm của trẻ 3. Một số biện pháp. cháu xếp loại yếu đạt 83% Với kết quả trên cho ta thấy khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi vẫn còn yếu. Song, sự tăng dần về tháng tuổi thì khả năng phát âm của trẻ là hợp lý. Các cháu

Ngày đăng: 07/01/2015, 09:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

  • BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHOÁ

    • PHẦN I : MỞ ĐẦU

      • A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

      • II. Cơ sở thực tiễn

        • B. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

        • D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • V. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

        • PHẦN II

          • I. Cơ sở lý luận ngữ âm

            • II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo

            • CHƯƠNG III

              • Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

                • MỤC LỤC

                  • PHẦN I : MỞ ĐẦU

                  • PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

                  • PHẦN III

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan