skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài trương trình địa phương (phần văn ) ở môn ngữ văn lớp 9

32 1.2K 3
skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài   trương trình địa phương (phần văn ) ở môn ngữ văn lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHI DẠY BÀI " CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG" (PHẦN VĂN) Ở MÔN NGỮ VĂN 9. Giáo viên : Đỗ Thị Kim Hoà Tổ : Xã hội Đơn vị : Trường THCS Cổ Loa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà Năm học 2007 - 2008   2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà DÀN Ý A. Đặt vấn đề: I. Lý do chọn đề tài: II. Cơ sở thực tiễn và lý luận: 1. Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài "Chương trình địa phương". 2. Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò. 3. Thực tế giảng dạy của giáo viên 4. Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương. III. Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát: B. Nội dung chính: I. Khảo sát tình hình thực tế của học sinh: II. Những giải pháp cụ thể: 1. Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 2. Định hướng cho học sinh nguồn tư liệu 3. Giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể 4. Hướng dẫn cách thực hiện 5. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên 6. Giáo viên tập hợp bài chuẩn bị để xem xét, chấm điểm 7. Tiến hành trên lớp: - Phân công học sinh chấm chéo - Phát huy tính tích cực và ghi nhận kết quả của nhóm học tập - Giáo viên bình điểm, công khai kết quả 8. Khen thưởng và kỷ luật 9. Tập hợp thành quả của học sinh và nhân rộng điển hình III. Kết quả thực hiện IV. Bài học kinh nghiệm rút ra C. Lời kết   3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập I 2. Sách giáo viên Ngữ văn 9 - Tập II. 3. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT – trang 6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006) 4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. ( Nguyễn Nghĩa Dân - NXB Giáo dục - 1998 ).) 5. Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ văn - Nguyễn Đắc Diệu Lam) 6. Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục của Jeal Vial – Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên dịch 7. Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm. ( Nguyễn Kỳ - NXB Giáo dục - 1995 ). 8. Một số vấn đề về tâm lý học về giao tiếp sư phạm. ( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Chu kỳ 1992 - 1996 ). 9. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS Chu kỳ 2004 - 2007 10. Luật Giáo dục – Chương I - Điều 14 – XB năm 2005 11. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 12. Loa Thành Thánh tích. (Chu Trinh - Nhà xuất bản Hà Nội - 1968) 13. Lửa chiều 14. Đất thiêng   4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Nguyễn Nghĩa Dân có viết: “Hiện nay, phương pháp lấy người học làm trung tâm là một phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục nhân cách của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta” (“Đổi mới phương pháp dạy học” – trang 12– NXB Giáo dục). Qua 16 năm chiêm nghiệm từ thực tế công tác giảng dạy, tôi càng khẳng định rằng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt, ngày hôm nay, nhân loại đang đứng trước sức phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy qui luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là những con người hành động một cách năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và mọi khả năng tiếp cận, giải quyết vấn đề mềm dẻo linh hoạt. Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng thời gian đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhà trường với phương pháp đảm bảo cho đời một sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế kỷ 21, đó là PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC. Phương pháp dạy học tích cực thực chất là học sinh được phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội bài giảng. Giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Nhưng để phát huy tính tích cực của học sinh trong những tiết dạy “Chương trình địa phương” (môn Ngữ văn THCS) thì sao đây? Khi mà ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô xác định: “Giáo dục truyền thống địa   5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường THCS nói riêng và của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung” (Tài liệu bồi dường thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT – trang 6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006). Bởi vì mỗi một cá nhân đều có cội nguồn gốc gác của mình, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương yêu dấu, là mảnh đất địa phương nặng ân tình. Từ đó trong trí óc họ ắt nảy sinh những ấn tượng, tình cảm tự hào về mảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên. Mỗi học sinh cũng vậy, trong trí óc còn bao sự hồn nhiên ngây thơ còn có rất nhiều khoảnh khắc để dành cho tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương. Nhiệm vụ của người giáo viên chúng ta phải khơi dậy, nhen nhóm lên tình cảm đó, để nó bùng dậy, hâm nóng tình yêu quê hương. hun đúc ý chí, thúc đẩy hành động. II. Cơ sở thực tiễn và lý luận của vấn đề: 1. Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài “Chương trình địa phương”: Theo chương trình đổi mới, SGK lớp 9 được Bộ Giáo dục sắp xếp một số tiết học “Chương trình địa phương”, trong đó có một số tiết qui định về phần Văn (Tiết 42). Mục tiêu của tiết học này: “Giúp học sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa phương” (SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I). Tiết 42 “Chương trình địa phương”(Phần Văn) ở lớp 9 là sự kế tiếp của tiết 121 “Chương trình địa phương” ở lớp 8. Ở lớp 8, học sinh bước đầu biết tìm hiểu về văn học địa phương đến năm 1975. Ở lớp 9, học sinh tiếp tục   6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về văn học địa phương từ sau năm 1975 đến nay. Một số tiết học “Chương trình địa phương” được sắp xếp từ lớp 6 đến lớp 9 theo nhận định của giáo viên chúng tôi thì đây là những tiết học hay, bổ ích và lý thú. Bởi vì nó có tác dụng giáo dục học sinh vô cùng sâu sắc: vừa rèn cho học sinh đức tính kiên trì, ham học hỏi vừa phát huy tính tự giác, tính cực cho người học. 2. Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò: Nhưng làm thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh lớp 9 khi học bài “Chương trình địa phương”, trong khi đa số học sinh thụ động máy móc, lười suy nghĩ. Song học sinh lứa tuổi này đang có sự phát triển về mặt tâm sinh lý: dường như đã có ý thức thích quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và trong tâm thức bắt đầu nảy sinh sĩ diện và lòng tự tôn tập thể. Yêu cầu của bài này : Học sinh tự mình sưu tầm, tìm đọc những tác giả, những tác phẩm văn học địa phương để có những hiểu biết chung về văn học địa phương mình. (SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 – Tập I). Học sinh - chủ thể của hoạt động học phải có được những kiến thức bằng hoạt động của chính mình. Trong lúc này, người thầy đóng vai trò tác nhân tác động vào hoạt động học. Khích lệ được lứa tuổi 14 -15 tự sưu tầm, mày mò, suy nghĩ quả là khó. Trong khi vốn hiểu biết của các em còn rất ít ỏi. Vả lại đa số học sinh còn chưa mấy hứng thú với việc học bộ môn Văn. Hoàn cảnh gia đình nhiều em lại rất khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình tăng nguồn thu nhập. Dựa trên đặc thù của địa phương và đối tượng học sinh qua khảo sát đầu năm, chúng tôi trăn trở tìm hướng đi cho giờ dạy “Chương trình địa phương” (Phần văn). (SGK Ngữ văn 9 – Tập I – Tiết 42).   7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà 3. Thực tế giảng dạy của giáo viên: Muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh điều đầu tiên giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch sử dụng phương tiện cho có hiệu quả, dự trù những phương án, hình thức tổ chức cho sinh động. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi: sự quan tâm về đời sống và tinh thần của các cấp chính quyền, đoàn thể, sự quan tâm của BGH, tinh thần tương trợ của các bạn đồng nghiệp. Song điều kiện tiến hành của giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Cái khó đầu tiên đối với chúng tôi – giáo viên ở vùng ngoại thành nói chung- là yếu tố học sinh: văn hoá đọc thấp kém, lười suy nghĩ, trì trệ trong tinh thần, chưa có chí hướng phấn đấu vươn lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giảng dạy của giáo viên. Cái khó thứ hai của chúng tôi chính là đặc thù của xã Cổ Loa, một xã có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá , để tìm hiểu về những tác giả và sáng tác viết về địa phương cho phong phú cũng đòi hỏi rất nhiều công sức và tâm huyết. Để tìm cách khắc phục những khó khăn đó, chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu và tận dụng mọi sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tự mày mò, nghiên cứu để tìm ra những cách tiến hành có hiệu quả. 4. Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương: Sản phẩm của quá trình dạy học môn văn là hình thành nên nhân cách của trò: bồi đắp tình yêu quê hương đât nước, tình cảm gắn bó tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về truyền thống văn học địa phương thì người giáo viên nên chú trọng nhiều hơn đến thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào đối với những con người (các tác giả) nơi quê hương mình. Bởi vì, khi ta có tình cảm đối với quê hương thì một nét riêng biệt, một thoáng lịch sử, một điệu tâm hồn, một bóng dáng thân quen cũng đủ gợi lên trong ta niềm yêu thương, gắn bó với quê hương, xứ sở, đồng   8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà bào. Cho nên khi am hiểu sâu sắc về những con người nơi quê hương cùng với truyền thống cao đẹp của mảnh đất này thì tình cảm của ta lại càng được bồi đắp phong phú hơn. Bổn phận của người giáo viên làm thế nào để giúp học sinh hiểu và biết được một kho tàng thơ văn đồ sộ của địa phương để mà bày tỏ tinh thần tự hào, hãnh diện về quê hương đất nước. Nhưng trong quá trình dạy học, mọi sự khó khăn đến đâu thì người giáo viên dạy văn cũng luôn tâm niệm một điều : Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình là góp phần hình thành nên nhân cách học trò. Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn học địa phương thì người giáo viên cần chú trọng đến thái độ, tình cảm của trò đối với quê hương đất nước cũng như giá trị văn hoá lịch sử của địa phương. Từ những xuất phát điểm trên đây, tôi trăn trở và băn khoăn trước một vấn đề: Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở môn Ngữ văn lớp 9, trong khi điều kiện dạy và học bộ môn Văn còn gặp nhiều khó khăn, vốn tri thức của học sinh thì cạn hẹp mà mục tiêu giáo dục đặt ra ngày càng cao. Qua hai năm thử nghiệm những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở môn Ngữ văn lớp 9 đã có hiệu quả, tôi mạo muội đề xuất trong bài viết này một vài biện pháp hữu hiệu. III. Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát: Để đề tài được chuyên sâu và sát thực, tôi xin đi sâu nghiên cứu phạm vi: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tìm hiểu văn học địa phương Cổ Loa thuộc vùng ngoại thành Đông Anh – Hà Nội. Đối tượng thử nghiệm của chúng tôi là học sinh lớp 9 vùng ngoại thành, các em được sinh ra và lớn lên trên đất Loa Thành lịch sử, có truyền thống văn hoá lâu đời, cái nôi của những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn,   9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà cái nôi đào tạo những cán bộ cách mạng trung kiên, cái nôi nảy nở những nhân tài văn học. Qua hai năm nghiên cứu tìm tòi , áp dụng và dựa trên những kết quả đã đạt được, tôi đã và đang bổ sung, hoàn thiện cho đề tài được hoàn chỉnh. B. NỘI DUNG CHÍNH I. Khảo sát tình hình thực tế học sinh: Theo truyền thống, người giáo viên muốn giờ dạy thành công, đạt được kết quả cao thì không thể bỏ qua khâu “Hướng dẫn về nhà”. Trong việc “Hướng dẫn về nhà”, chúng tôi yêu cầu học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Ví dụ học xong bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”, chúng tôi hướng dẫn học sinh về nhà: - Học bài cũ - Chuẩn bị bài sau: “Chương trình địa phương” (Phần văn) . Song ở đầu tiết 42 qua quá trình kiểm tra bài soạn, tôi thấy các em chuẩn bị rất sơ sài, có em không biết chuẩn bị như thế nào. Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tôi chốt lại mấy lý do cơ bản: 1. Học sinh lười suy nghĩ, chưa chịu tìm hiểu, khám phá. 2. Giáo viên chưa dành thời gian đầu tư, chưa có những câu hỏi, yêu cầu cụ thể để có được những định hướng ban đầu. 3. Học sinh có quá ít thời gian chuẩn bị, chưa định hướng được quá trình tìm hiểu văn học địa phương bắt đầu như thế nào. II. Những giải pháp cụ thể : Trước thực trạng đó, chúng tôi nghiên cứu, tìm cách khắc phục những nguyên nhân trên. Mục đích của bài này như đã trình bày ở trên: “Giúp học sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn   10 [...]... Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm giỏi: 20% - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm khá: 30% - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm trung bình: 40% - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm dưới 5: 10% b Về chất lượng: - Học sinh hứng thú học những... cho học sinh thực hiện tiết 42 “Chương trình địa phương (Phần văn) , tiến hành theo các hoạt động: Hoạt động 1: Phân công học sinh chấm chéo: Nhằm mục đích khích lệ cho học sinh phát huy tính tích cực của người học, trên lớp chúng tôi phân công học sinh trong nhóm chấm chéo bài của nhau Hình thức này giúp các em học tập lẫn nhau và phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của bản thân trong quá trình học. .. sau: 1 Lớp 9D:  29 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà Thực hiện tuần tự như SGK, giáo viên chưa đầu tư thoả đáng về công đoạn hướng dẫn, cách thức tiến hành a Về số lượng: - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm giỏi: 2% - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương (Phần văn) đạt điểm khá: 10% - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài “Chương trình địa phương ... tinh thần của học trò để bổ sung vào Tập san văn học của nhà trường Với hoạt động này tôi muốn nhân rộng điển hình trong đông đảo các đối tượng học sinh khác Căn cứ vào yêu cầu của giờ dạy “Chương trình địa phương (Phần văn) “Giúp học sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 197 5 viết về địa phương mình Từ đó học sinh bước... quyết của sự thành công Cho nên để chuẩn bị cho tiết 42 “Chương trình địa phương (Phần văn) , giáo viên cần làm tốt vai trò vai trò tác nhân của mình Như vậy tiết này, ngoài việc nắm bắt được tình hình chuẩn bị bài của học sinh cần hoạch định những phương án để chủ thể phát huy vai trò Đối với “Chương trình địa phương (Phần văn) , SGK gợi ý rất nhiều cách thức chuẩn bị bài (trang 122 – SGK Ngữ văn 9 Tập... tra công việc ghi chép, tích luỹ, hàng tháng có nhận xét, đánh giá, xếp loại Sổ tư liệu Tôi thiết nghĩ không chỉ môn Văn mà đối với các môn khác học sinh cũng nên có sự tích luỹ 31 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đỗ Thị Kim Hoà  C LỜI KẾT Trên đây là một vài biện pháp tôi phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học bài “Chương trình địa phương (Phần văn) Đề tài của tôi chắc chắn còn nhiều...  Đỗ Thị Kim Hoà học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa phương (SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I) Đây thực chất là một tiết học giúp học sinh hình thành kỹ năng tìm tòi, phát hiện và bày tỏ thái độ tình cảm đối với địa phương 1 Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Để giờ dạy có hiệu quả, tôi thiết nghĩ, tuỳ từng yêu cầu, mức độ của dạng bài mà giáo viên... dẫn học sinh chuẩn bị bài cho phù hợp chứ không nhất thiết giờ học trước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ học sau Đối với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho giờ dạy tìm hiểu “Chương trình địa phương (Phần văn) , giáo viên nên tiến hành trước đó 4 tuần để học sinh có thời gian và điều kiện chuẩn bị ở nhà, giáo viên có thời gian xem xét Đây thực chất là một việc làm khích lệ học sinh phát huy. .. cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội” (Chiến lược phát triển giáo dục – 2001 – 201 0) Học sinh lớp 9 lứa tuổi 14 -15 đã tỏ ra muốn để ý quan tâm đến nhau, các em rất thích ghi chép Sổ tay lưu niệm, ghi nhật ký, lưu bút, rất thích nhận mặt chữ của các bạn mình Giáo viên giao bài cho học sinh. .. chất lượng giáo dục” Để bài viết “Chương trình địa phương (Phần văn) có chất lượng, giáo viên cần tập hợp những bài chuẩn bị của học sinh để nắm bắt tình hình, có cách giải quyết bổ sung, sửa chữa phù hợp Đến tuần 8, tôi thu bài của học sinh để đọc, cho điểm, ghi vào sổ cá nhân Tôi coi mình là người chấm số 1 7 Tiến hành trên lớp: Sau khi chấm chữa bài của học sinh, tôi trả lại bài chuẩn bị cho các em . những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài “Chương trình địa phương (Phần văn) ở môn Ngữ văn lớp 9 đã có hiệu quả, tôi mạo muội đề xuất trong bài viết này một. Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I). Tiết 42 “Chương trình địa phương (Phần Văn) ở lớp 9 là sự kế tiếp của tiết 121 “Chương trình địa phương ở lớp 8. Ở lớp 8, học sinh bước đầu biết tìm hiểu về văn. DÂN HUY N ĐÔNG ANH PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHI DẠY BÀI " CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG" (PHẦN VĂN) Ở MÔN NGỮ VĂN

Ngày đăng: 06/01/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH

    • PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

    • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan