đề thi và đáp án tham khảo thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng (1)

6 1.5K 7
đề thi và đáp án tham khảo thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề) Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày ngắn gọn chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu 2 (3,5 điểm) Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 3 (5 điểm) Trong bài “Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam”, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Khánh Toàn viết: “Một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không hồi hộp trước những nỗi cay đắng của bức tranh thế sự, một lương tâm không phẫn nộ trước những thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì nghệ sĩ, dẫu có tài lỗi lạc đến đâu cũng không tìm ra được những âm điệu, những vần thơ khiến cho người trong cuộc nghe như khóc, như than, như uất ức, như oán hờn. Làm sao mà rung động và gợi lên một tiếng dội trong lòng hàng triệu người? Lời văn chỉ là lời văn, có thể rất thanh tao, hào nhoáng, nhưng không thể làm cho đất bằng nổi sóng, nếu từ trong đáy lòng nghệ sĩ không bốc lên một nhiệt tình sâu sắc, một ngọn lửa căm thù.” (Trích " Tập nghị luận và phê bình văn học", NXBGD 1973-Trang 195) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số đoạn trích trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến đó. HẾT Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng đựoc các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ C©u ý Néi dung §iÓm 1 Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: 1,5 1 2 3 4 - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng . - Vẻ đẹp của các nhân vật với tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về con người, cuộc sống, nghệ thuật, niềm tin yêu cuộc đời; mối quan hệ giữa người với người và giữa mỗi người với toàn xã hội. - Tình huống truyện tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại bao dư vị trong lòng các nhân vật. - Ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình, chất nhạc; giọng văn mượt mà trau chuốt, sâu lắng 0,25 0,5 0,25 0,25 2 Nghị luận về câu nói 3,5 a. Về kĩ năng - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh. - Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát. b. Về kiến thức Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 1 - Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu nói. 0,25 2 a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch 0,5 Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) 0,25 0,25 3 b/Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại. + Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành hơn.Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì. + Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên. 1,25 0,5 0,5 0,25 4 c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. + Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ, của những con người tự ti để làm rõ hơn trong XH vẫn còn nhiều hiện tượng đáng lên án. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan. Để có được điều này thì cần phải làm gì? + Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 - Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với mọi người và 0,25 Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B nhất là với các bạn trẻ trong XH ngày nay 3 Nghị luận văn học 5,0 1. Về kĩ năng: - Phải hiểu đúng ý kiến của Nguyễn Khánh Toàn. - Phải làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc phân tích tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, câu chữ, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc; bài viết giàu sức gợi cảm, câu từ trau chuốt, trong sáng; không mắc các lỗi chính tả. - Các dẫn chứng được trích dẫn hợp lí, phù hợp với nhận định 2. Về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 1 - Dẫn dắt hợp lí. - Nêu được nhận định ở đề bài và đánh giá khái quát nhận đính đó. 0,25 0,25 2 a) Nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội thế kỉ XVIII, XIX có tác động đến tư ưởng tình cảm Nguyễn Du và nội dung tư tưởng của "Truyện Kiều". - XH phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, cuộc sống của nhân dân cực khổ, loạn lạc. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền thống trị làm mâu thuẫn XH càng trở lên căng thảng và số phận con người gặp nhiều bất hạnh 0,5 3 b) Giải thích ý kiến của Nguyễn Khánh Toàn: - Ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Khánh Toàn là nhằm khẳng định: Người nghệ sỹ với kiến thức sâu rộng, phong phú, từng trải cùng một trái tim giàu cảm xúc nhân đạo mới tạo nên tâm hồn người nghệ sỹ yêu thương tha thiết với cuộc đời. Đây cũng chính là quan hệ giữa "Tâm và Tài" của người nghệ sỹ. Bởi vì người nghệ sỹ có thể rất tài hoa "lời lẽ có thể rất thanh tao hào nhoáng" nhưng sẽ không đem lại sự xúc động lòng người nếu như trong tâm hồn người nghệ sỹ không có những rung động, "không bốc lên một ngọn lửa nhiệt tình sâu sắc", một sự cảm thông với cuộc đời. Ở đây vai trò của người nghệ sỹ (nhà thơ) phải là người nói lên tiếng nói mong muốn, khát vọng của quảng đại quần chúng, của nhân loại. Tiếng nói ấy phải "rung động và gơị lên một tiếng dội trong lòng hàng triệu người". - Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cái "tiếng kêu đứt ruột" ấy có gì vui đâu, đọc những trang viết ấy, người đọc xót xa cho thân Kiều nhơ nhớp, đau 1,5 1 1 Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B đớn trong những xấu xa bỉ ổi của xã hội. Nguyễn Du phơi bày "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" ấy đã động vào nơi sâu thẳm của lòng người rung động trước cái khổ đau để rồi căm thù cái bạc ác xấu xa… Có lẽ điều sai khiến nhà thơ cầm bút là lòng yêu thương, ông muốn bày tỏ một chữ "tâm", cái lương tâm không thể làm ngơ trước số phận con người. - Cách nói phủ định của phủ định là nhằm khẳng định (không thế này… không thế này… thì không thế kia; cái này chỉ là cái này… nếu không …). Cách nói ấy làm tăng sức nặng, tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn của vấn đề cần trình bày với người đọc, người nghe. 0,5 4 c) Làm sáng tỏ ý kiến: Để làm sáng tỏ ý kiến trên, thí sinh phải phân tích "Truyện Kiều" và chỉ ra được: - Tác phẩm "Truyện Kiều" là sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du về cuộc đời của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Thuý Kiều. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau và có thể có những ý kiến riêng, miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù lựa chọn cách nào thí sinh cũng cần trình bày được một số yêu cầu sau: + Tiếng nói ca ngợi những giá trị, phẩm chất đẹp đẽ của con người. + Tiếng nói đồng tình với những khát vọng công bằng, giải phóng con người, tình yêu trong sang thủy chung vượt trên lễ giáo phong kiến + Tiếng nói đồng cảm với những số phận bi kịch của con người nhất là người phụ nữ. - Tiếng nói lên án những thế lực bạo tàn, sức mạnh của đồng tiền làm đảo điên XH và đày đọa con người. 2,0 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5 - Đánh giá chung nhận định của Nguyễn Khánh Toàn và khái quát lại vấn đề vừa chứng minh. - Liên hệ văn học và nêu cảm nghĩ của người viết. 0,25 0,25 Thang điểm: Điểm 4-5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. Điểm 3- dưới 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2- dưới 3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1- 2: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. L u ý: - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục. HẾT . Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề) Câu 1 (1,5 điểm) Trình. đó. HẾT Đặng Văn Chiêu – THCS Phong Thạnh Tây B HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được. nhiệt tình sâu sắc, một ngọn lửa căm thù.” (Trích " Tập nghị luận và phê bình văn học", NXBGD 197 3-Trang 195 ) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số đoạn trích trong tác

Ngày đăng: 06/01/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan