bài giảng sinh thái biển và ven bờ

211 1.4K 7
bài giảng sinh thái biển và ven bờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI - VIỆN NGHIÊN CỨU THỦY LỰC DELFT BÀI GIẢNG SINH THÁI BIỂN VÀ VEN BỜ Soạn thảo : PGS. TS. Lê Đình Thành Trợ giúp : TS. Jeroen Wijsman, TS. Mindert de Vries - 2 - MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 5 PHẦN I 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SINH THÁI 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SINH THÁI HỌC 7 1.1 GIỚI THIỆU 7 1.2.1 Định nghĩa 9 1.2.2 Các thuật ngữ 9 1.3 CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG 14 1.3.1 Môi trường là gì? 14 1.3.2 Địa chất và đất đai 15 1.3.3. Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) 17 1.3.4 Chất dinh dưỡng 18 1.4 NƠI SỐNG 20 1.4.1. Sinh thái học cá thể 20 1.4.2 Quan hệ giữa các điều kiện môi truờng và sự phân bố các loài 20 1.4.3 Tổ sinh thái 21 1.4.4 Môi trường sống 21 1.5 SỰ THÍCH NGHI 22 1.6 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 22 Chương 2 QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ 24 2.1 ĐỘNG LỰC HỌC QUẦN THỂ 24 2.1.1 Sinh sản, nhập cư, diệt vong, di cư 24 2.1.2 Sinh trưởng quần thể 25 2.2 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC LOÀI 32 2.2.1 Sự thỏa hiệp (trung lập) 32 2.2.3 Tính cạnh tranh 32 2.2.4 Hỗ sinh 32 2.2.5 Hội sinh 32 2.2.6 Amensalism 32 2.2.7 Ký sinh 32 2.2.8 Sự ăn thịt 33 2.2.9 Quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi và biến động quần thể 33 2.3 BẬC DINH DƯỠNG 35 2.3.1 Các sinh vật tự dưỡng (quang dưỡng và hoá dưỡng) 35 2.3.2 Các sinh vật dị dưỡng 35 2.3.3 Các sinh vật phân huỷ 35 2.3.4 Các động vật ăn cỏ và ăn thịt 36 2.3.5 Các động vật ăn tạp 36 2.3.6 Chuỗi thức ăn/Lưới thức ăn 36 2.4 QUẦN XÃ 41 2.4.1 Định nghĩa về quần xã 41 2.4.2 Đa dạng loài và sự ổn định 42 2.4.3 Hệ sinh thái và quần xã 43 2.4.4 Diễn thế của quần xã 44 2.5 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 46 PHẦN 2 SINH THÁI BIỂN VÀ VEN BỜ 47 Chương 3 MÔI TRƯỜNG BIỂN 48 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 48 3.1.1 Biển và đại dương (ocean) 48 - 3 - 3.2 CÁC ĐẶC TRƯNG VÔ SINH CỦA NƯỚC BIỂN 60 3.2.1 Bức xạ mặt trời (Solar radirion ) 60 3.2.2 Nhiệt độ (Temperature) 65 3.2.3 Độ mặn (Salinity) 70 3.2.4 Khối lượng riêng nước biển (Density) 72 3.3 CÂU HỎI THẢO LUẬN 74 Chương 4 THỰC VẬT PHÙ DU VÀ NĂNG SUẤT SƠ CẤP 75 4.1 SỰ PHÂN LOẠI 75 4.1.1 Thực vật phù du (phytoplankton) là gì? 75 4.1.2 Các ví dụ về thực vật phù du và các đặc trưng của chúng 75 4.1.3 Thực vật phù du khác: 79 4.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU 80 4.3 SẢN PHẨM SƠ CẤP 82 4.3.1 Quang hợp 82 4.3.2 Sản phẩm sơ cấp 84 4.4.3 Đo đạc năng suất sơ cấp 85 4.3.4 Đường cong P-I và năng suất sơ cấp trong mối QH với dinh dưỡng và ánh sáng 87 4.3.5 Năng suất thực vật phù du toàn cầu 92 4.4 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 95 Chương 5 ĐỘNG VẬT PHÙ DU 96 5.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI 96 5.1.1 Động vật phù du là gì? 96 5.1.2 Một số thí dụ về loài và các đặc tính của chúng 96 5.1.3 Phù du hoàn toàn và phù du từng giai đoạn 100 5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU 106 5.3 PHÂN BỐ THEO ĐỘNG VẬT PHÙ DU THEO CHIỀU SÂU 107 5.3.1 Phân bố theo chiều sâu 107 5.3.2 Sự di cư theo chiều thẳng đứng 110 5.4 THAY ĐỔI KIỂU THEO THỜI GIAN 112 5.5 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 114 Chương 6 SINH VẬT TRÔI NỔI 115 6.1 PHÂN LOẠI 115 6.1.1 Khái niệm về sinh vật trôi nổi (nekton) 115 6.1.2 Giáp xác (Crustacea) 117 6.1.3 Động vật chân đầu (Cephalopoda) 118 6.1.4 Bò sát (Reptiles) 119 6.1.5 Động vật có vú (Mammals) 121 Hình 6-4 So sánh kích thước của cá voi sừng hàm và cá voi có răng 123 6.1.6 Chim biển (seabirds) 123 6.1.7 Cá (fish) 125 6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU 127 6.3 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 128 Chương 7 SINH VẬT ĐÁY 129 7.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI 129 7.1.1 Thực vật đáy (Benthic plants) 129 7.1.2 Động vật đáy (Benthic Animals) 131 7.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU 138 a)- Các phép đo năng suất cơ bản của thực vật đáy 140 b)- Lấy mẫu và phép đo sản xuất của động vật đáy 140 7.3 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 141 Chương 8 DÒNG NĂNG LƯỢNG VÀ CHU TRÌNH KHOÁNG CHẤT 142 - 4 - 8.1 MẠNG LƯỚI THỨC ĂN 142 8.1.1 Mạng thức ăn vi khuẩn 142 8.2 CÁC CHU TRÌNH KHOÁNG CHẤT (C, N, P) 148 8.2.1 Chu trình Cac bon (Carbon cycle) 148 8.2.2 Chu trình Nitơ (Nitrogen cycle) 150 8.2.3 Chu trình Phốt pho (Phosphorus cycle) 153 8.2.4 Phú dưỡng (Eutrophication) 155 8.3 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 157 CHƯƠNG 9 CÁC QUẦN XÃ SINH VẬT ĐÁY 158 9.1 MÔI TRƯỜNG VÙNG TRIỀU 158 9.1.1 Thủy triều và vùng triều (Tides and intertidal zone) 158 9.1.2 Áp lực do các điều kiện dao động (nhiệt độ, độ mặn, động vật săn mồi) 160 9.1.3 Sự thích nghi của các sinh vật 160 9.2 CÁC VÙNG CỬA SÔNG (ESTUARIES) 163 9.2.1 Áp lực do dao động độ muối (fluctuations in salinity) 163 9.2.2 Nước lợ và sự đa dạng các loài (Brackish water and species diversity) 166 9.3 CÁC RẠN SAN HÔ (CORAL REEFS) 167 9.3.1 Sự phân bố của các rạn san hô. 169 9.3.2 Các yếu tố làm hạn chế sự phát triển của rạn 170 9.3.3 Cấu trúc của san hô 171 9.3.4 Các rạn san hô và sự đa dạng loài 171 9.3.5 Tầm quan trọng của rạn san hô đối với vấn đề bảo vệ bờ biển 173 9.3.6 Hiện tượng san hô chết trắng 174 9.4. ĐẦM LẦY NGẬP MẶN (MANGROVE SWAMPS) 177 9.4.1 Sinh vật học các rừng ngập mặn 177 9.4.2 Khả năng chịu mặn 178 9.4.3 Phân bố của cây ngập mặn 179 9.4.4 Tầm quan trọng của các vùng cây ngập mặn (bảo vệ bờ, đa dạng loài) 180 9.5 BIỂN SÂU (DEEP SEA) 181 9.5.1 Hoang mạc của đại dương: thức ăn hạn chế và sinh khối thấp 181 9.5.2 Tính đa dạng sinh học cao 184 9.5.3 Các dòng nước nóng và các dò ng chảy lạnh 186 9.5.5 Cỏ biển (Sea Grass) 188 9.6 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 190 Chương 10 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 191 10.1. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI NƯỚC 191 10.2. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN VÙNG CỬA SÔNG VÀ VEN BIỂN 191 10.3. ẢNH HƯỞNG CỦA C ÁC HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI ĐẾN SINH THÁI BIỂN196 10.3.1 Ô nhiễm b iển (Marine Pollution) 196 Các chất độc hại 197 10.3.2 Sự khai thác quá mức 201 10.4 BẢO TỒN BIỂN VÀ HỆ SINH THÁI BIỂN 202 10.4.1. Đối với vùng bờ biển 202 10.4.2. Bảo vệ sinh thái biển 203 10.5 CÁC HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN ĐIỂN HÌNH Ở VN 204 10.5.1 Biển Việt Nam 204 10.5.2 Tài nguyên biển Việt Nam 205 10.5.3 Những hệ sinh thái và khu vực môi trường ven biển điển hình 206 10.5.4 Những vấn đề thực tế về môi trường và sinh thái ven biển Việt Nam 207 10.6 CÂU HỎI THẢO LUẬN 209 - 5 - LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu bài giảng sinh thái biển và ven bờ được soạn thảo này là một phần của dự án "Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại Trường Đại học Thuỷ lợi". Sinh thái biển và ven bờ là một trong những môn học mới trong chương trình đào tạo của ngành này và nó sẽ được giới thiệu cho sinh viên ngành Quản lý vùng bờ biển của Khoa Kỹ thuật bờ biển thuộc Trường Đại học Thuỷ lợi. Mục tiêu của m ôn học này là cung cấp cho sinh viên ngành Quản lý vùng bờ biển: (i)- Sự hiểu biết kiến thức cơ bản về sinh thái học, (ii)- Kiến thức về chức năng sinh thái của các loài, quần thể, sự tương tác giữa chúng và chức năng của mạng lưới thức ăn, (iii)- Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa hệ sinh vật và các điều kiện môi trường, (iv)- Sự hiểu biết về quá trình sinh thái học liên quan đến vùng bờ biển, (v)- Hiểu biết tầm quan trọng sinh thái học của vùng bờ biển và đầm lầy, (vi)- Hiểu biết để áp dụng những kiến t hức về khái niệm sinh thái học bờ biển vào thực tế. Môn học này được chia làm 3 phần. Phần một giải quyết khái niệm cơ bản về sinh thái học. Sinh viên sẽ đư ợc giới thiệu khái niệm về các loài, động lực học quần thể và chức năng quần xã. Phần thứ hai tập trung đặc biệt vào sinh thái biển và bờ biển từ môi trường sinh học, thực vật phù du, động vật nổi, mạng lưới thức ăn cho đến cộng đồng các sinh vật đáy. Phần thứ ba dành cho nghiên cứu tham quan thực tế ứng dụng ở Việt Nam có liên quan đến những kiến thức ở phần một và phần hai. - 6 - PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SINH THÁI - 7 - Chương 1:TỔNG QUAN VỀ SINH THÁI HỌC 1.1 GIỚI THIỆU Sinh thái học xuất phát từ hai từ tiếng Hy Lạp “oikos” có nghĩa là nhà, nơi mà chúng ta sống và từ “logos” nghĩa là sự hiểu biết. Nói chung, chúng ta có thể định nghĩa sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu sự ảnh hưởng của các sinh vật với nhau và với môi trường. Trong định nghĩa này môi trường bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên như nước, đất, khí hậu, các sinh vật sống khác và các ảnh hưởng của chúng với nha u. Thông thường, sinh thái học có thể chia thành sinh thái học trên cạn và sinh thái học biển, trong đó: + Sinh thái học trên cạn nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật và môi trường trên cạn của chúng. + Sinh thái học biển nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật và môi trường tự nhiên của biển và ven biển. Hình 1.1: Sơ đồ mô tả mối quan hệ qua lại giữa một số yếu tố của môi trường đến một sinh vật. Trong sơ đồ này, sinh vật trung tâm là động vật ăn thịt, nhưng để tổng quát hoá, từ “con mồi” được hiểu là thức ăn cho động vật ăn thịt còn đối với thực vật, “con mồi” có nghĩa là ánh sáng và chất dinh dưỡng. Sơ đồ trên được đơn giản hoá các mối quan hệ hai chiều nhưng trong thực tế, các mối quan hệ sinh thái giữa sinh vật và môi trường là quan hệ đa chiều. - 8 - Nguồn gốc của sinh thái học bắt đầu từ lịch sử tự nhiên, lâu đời như tuổi của loài người. Những bộ tộc nguyên thuỷ phụ thuộc vào săn bắn, đánh bắt cá và thu lượm thức ăn, họ cần có những hiểu biết chi tiết nơi những con mồi của họ sống ở đâu và xuất hiện vào lúc nào. Sự hình thành nền nông nghiệp đã làm tăng nhu cầu cần thiết nghiên cứu sinh thái học về thực vật và sinh vật nuôi trong nhà. Một định nghĩa chung về “Sinh thái học“ được nhà khoa học người Đức tên là Ernst Haeckel lần đầu tiên sử dụng và o năm 1869. Ông đã mô tả sinh thái học như “khía cạnh bên trong của cuộc sống hữu cơ” và “ là sự hiểu biết về tổng mối quan hệ của các sinh vật với thế giới vật chất bên ngoài đến điều kiện tồn tại vô cơ và hữu cơ”. Charles Elton viết trong cuốn sách của m ình vào năm 1972 rằng sinh thái học “ là sự nghiên cứu phản ứng của động vật và thực vật đến môi trường sống và thói quen của chúng”. Năm 1985, Krebs đã định nghĩa sinh thái học là “sự nghiên cứu một cách khoa học mối tương tác lẫn nhau quyết định đến sự phân bố và đa dạng của các sinh vật”. Ngà y nay, sinh thái học được hiểu như một trò chơi lắp hình khổng lồ. Ở đây, mỗi một sinh vật này đều có những nhu cầu đòi hỏi cho sự sống mà rất nhiều các cá thể khác trong vùng phối hợp với chúng. Từ đó, hầu hết sự nghiên cứu sinh thái học là trả lời cho những câu hỏi “ Vì sao sinh vật này sống hoặc phát triển ở đây mà không phải ở chỗ khác? Hoặc "Vì sao sinh vật hoặc các loài chúng ta đang nghiên cứu lại sống?”, Môi trường ảnh hưởng như thế nào đến các sinh vật ? ngược lại các sinh vật ảnh hưởng như thế nào tới môi trường của chúng? Trái đất của chúng ta bao gồm khí quyển (không khí), thạch quyển (đất), thuỷ quyển (nước) và sinh quyển (sự sống). Sinh quyển là tổng hợp các vật thể sống liên kết với môi trường của chúng. Cũng có thể coi sinh quyển là t oàn bộ hệ sinh thái trên trái đất như vỏ trái đất, n- ước và không khí mà trong đó sinh vật tồn tại, là tổng của các vật thể sống trên trái đất. Sinh vật học giải quyết các vấn đề của những thực thể sống ở các mức tổng hợp khác nhau, từ nghiên cứu những phân tử sinh vật cho đến nghiên cứu sinh quyển phức tạp. Còn sinh thái học giải quyết cơ bản mối thống nhất ở mức cao hơn như nghiê n cứu quần xã, quần thể và hệ sinh thái. - 9 - Sinh quyển *Hệ sinh thái *Quần xã *Quần thể Hệ thống sinh vật Mức độ tổng hợp tăng Các cơ quan Các mô Các tế bào Các hạt cơ quan dưới tế bào Phân tử 1.2.1 Định nghĩa Loài là một nhóm gồm một hay nhiều quần thể sinh vật sinh sống mà khác biệt về bản chất với tất cả sinh vật khác. Các cá thể của cùng một loài có khả năng sinh sản ra một thế hệ mới khoẻ mạnh. hoặc: Loài là một nhóm các cá thể giống nhau, có xu hướng giao phối và sinh sản ra thế hệ mới khoẻ mạnh. Chúng ta thường thấy loài được mô tả không phải bằng sự khác nha u về khả năng sinh sản (một loài sinh học) mà bởi dạng của chúng (thuộc về mặt cấu trúc giải phẫu). Độ phong phú loài hay đa dạng loài là một phép đo số loài có trong một quần xã. 1.2.2 Các thuật ngữ Sinh quyển bao gồm rất nhiều c ác loài liên quan nhiều hoặc ít lẫn nhau. Sự phân loại là khoa học phân nhóm các loài khác nhau theo một hệ thống tương tác mà trong đó các mối quan hệ giữa các loài được quan tâm nhiều nhất. Cấp phân loại cao nhất là cấp giới. Sinh quyển bao gồm năm giới. 1. Giới sinh vật ( Monera): là một giới duy nhất bao gồm các sinh vật nhân sơ, chúng có một vách tế bào và thiếu cả màng nhân lẫn dạng đa tế bà o. Các nhóm khác thuộc giới Monera bao gồm vi khuẩn lam (sinh vật tự dưỡng) và vi khuẩn thật (sinh vật dị dưỡng). 2. Giới sinh vật nguyên sinh (Protista): là giới sinh vật nhân chuẩn lâu đời nhất, bao gồm các loại nhóm sinh vật nhân chuẩn (đơn bào – thuộc - đa tế bào?), dị dưỡng dinh dưỡng, tự dưỡng dinh dưỡng và cả hai dạng. Có lẽ là định nghĩa chính xác nhất về sinh vật nhân chuẩn không phải là nấm, động vật hoặc thực vật. 3. Giới Nấm (Fungi): Là một sinh vật nhân chuẩn, dị dưỡng, thường là nhóm đa tế bào có các tế bào, có cấu tạo đa hạt nhân bao gồm các tế bào với thành tế bào. Chúng lấy năng lượng từ sự phân huỷ xác chết, sinh vật thối rữa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ các sinh vật đó. Một vài nấm là nguyên nhân của bệnh tật (bệnh lan nhiễm men , bệnh gỉ sắt và bệnh than), trong khi những loài nấm khác lại có ích cho việc nướng, ủ hay pha chế như là thức ăn, dược phẩm và các nguồn để tạo ra thuốc kháng sinh. - 10 - 4. Thực vật (Plantae): Thực vật không có khả năng chuyển động tự do. Chúng là những sinh vật nhân chuẩn đa tế bào mà sản sinh ra năng lượng bởi quá trình quang hợp và có các tế bào xenlulo. Thực vật là nguồn sản sinh oxy, thức ăn và quần áo/vật liệu xây dựng cũng như các loại gia vị, thuốc nhuộm và dược phẩm. 5. Động vật ( Animals) là sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng đa tế bào c ó khả năng chuyển động trong suốt thời gian sống của chúng, chúng có những tế bào thiếu vách ngăn. Động vật cho chúng ta thức ăn, quần áo, chất béo, dầu thơm, có tính gần gũi thân thiện và sức lao động. Loài là một đơn vị phân loại. Tất cả các cá thể của một loài đều có cùng một tên khoa học chung. Nói chung tên này bao gồm hai từ Latin. Thuật ngữ đầu tiên chỉ họ và từ thứ hai chỉ tên loài. Ví dụ, Mytilus edulis (con trai xanh): Mytilus là họ của loài này. [...]... một sinh vật và các thành vật vô sinh và hữu sinh của môi trường xung quanh 1.4.3 Tổ sinh thái Tổ sinh thái là vai trò của một sinh vật chiếm giữ và chức năng hoạt động của nó trong hệ sinh thái (có liên quan đến cách kiếm ăn của một sinh vật) Trong sinh thái, tổ sinh thái đại diện cho cách mà một loài thích nghi với các điều kiện môi trường của chúng Khái niệm tổ sinh thái rất quan trọng trong sinh thái. .. dựa vào những sinh vật quang hợp tự dưỡng và sinh vật phân huỷ Các sinh vật phân huỷ phá vỡ các chất thải hữu cơ và sinh vật chết thành các chất hữu cơ mới cần thiết cho các sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng) Do vậy, quần xã tự duy trì đơn giản nhất chỉ gồm sinh vật sản xuất và các sinh vật phân huỷ, như mô tả ở hình 2-8 2.3.4 Các động vật ăn cỏ và ăn thịt Các loài động vật ăn cỏ gắn liền với các sinh. .. trọng trong sinh thái học và phải mất nhiều công sức để xác định tổ sinh thái của một sinh vật ở mức độ chi tiết Mỗi một loài có tổ sinh thái duy nhất của riêng mình Nó là một trong số ít các luật sinh thái Giả sử có hai loài chiếm giữ ở cùng một tổ sinh thái song chúng không thể chiếm giữ chính xác tại cùng một tổ và cùng chung sống (cùng tồn tại) Nói chung, các tổ sinh thái là những động vật có khả... dạng cộng sinh trong đó một sinh vật được hưởng lợi nhờ vào ăn bám sinh vật khác, ví dụ như virus cúm ký sinh ở người Các loại virus phải ký sinh trong tế bào - 32 - Số lượng thú án thịt (P) 2.2.8 Sự ăn thịt Ăn thịt: Là một trong các loại tương tác sinh học làm hạn chế sự phát triển của quần thể; xảy ra khi loại sinh vật này giết và tiêu thụ sinh vật khác 2.2.9 Quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi và biến... Tuổi đời của cá thể sinh vật sống ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng dân số Lịch sử sự sống liên quan đến tuổi trưởng thành giới tính, tuổi chết, và các yếu tố khác trong đó thời gian sống của cá thể ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh sản Một số sinh vật phát triển nhanh, sinh sản nhanh và nhiều con trong mỗi chu kỳ sản sinh sản Các sinh vật khác phát triển chậm, sinh sản muộn và chỉ có một vài con trong mỗi một... Các sinh vật dị dưỡng Các loài dị dưỡng là các sinh vật nạp năng lượng và chất dinh dưỡng bằng cách phá vỡ các phân tử hữu cơ sinh ra bởi các loài tự dưỡng trong các loại thức ăn; các sinh vật thuộc loại này bao gồm các động vật và nấm 2.3.3 Các sinh vật phân huỷ Các sinh vật phân huỷ có một chức năng quan trọng trong việc tái tạo chu trình dinh dưỡng Không có các sinh vật phân huỷ này, thì các sinh. .. nhiều phương pháp phân loại cách mà các cá thể nạp thức ăn Một cách thường dùng là chia các sinh vật ra làm hai loại: sinh vật tự dưỡng (hay còn gọi là sinh vật sản xuất), và sinh vật dị dưỡng (còn gọi là sinh vật tiêu thụ) 2.3.1 Các sinh vật tự dưỡng (quang dưỡng và hoá dưỡng) Các loài sinh vật tự dưỡng là các sinh vật có thể tổng hợp các phân tử hữu cơ từ các hợp chất vô cơ đơn giản hơn Năng lượng... như không có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 00C và sinh trưởng chậm chạp ở nhiệt độ trên điểm đông lạnh Độ ẩm và mưa cũng là những biến số quan trọng cuả khí hậu đối với sinh vật 1.3.4 Chất dinh dưỡng Cây trồng cần cung cấp năng lượng để sinh trưởng và tái sinh, chúng cũng cần thu nhận những nguyên tố cấu thành nên chúng Sự khác nhau cơ bản giữa sự chuyển hoá năng lượng và chuyển hoá dinh dưỡng... cả hai loài cùng có lợi Điều này thể hiện một kiểu cộng sinh của hai sinh vật khác loài mà trong đó cả hai sinh vật này cùng có lợi Một ví dụ điển hình là địa y - sự cộng sinh giữa một loài tảo và một loài nấm, trong đó tảo cung cấp thức ăn cho nấm, còn nấm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho tảo 2.2.5 Hội sinh Hội sinh là một dạng quan hệ cộng sinh, trong đó một loài thì có lợi còn loài kia thì không... cuộc sống và chức năng của một cá thể hoặc cộng đồng Môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường vô sinh) và môi trường hữu sinh Môi trường vật lý biểu thị các điều kiện tự nhiên như địa chất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thời tiết và thảm họa, rủi ro Những điều kiện này ảnh hưởng tới môi trường hữu sinh và ảnh hưởng qua lại với nhau Ví dụ như khí hậu ảnh hưởng tới loại đất Môi trường hữu sinh là . 10.4 BẢO TỒN BIỂN VÀ HỆ SINH THÁI BIỂN 202 10.4.1. Đối với vùng bờ biển 202 10.4.2. Bảo vệ sinh thái biển 203 10.5 CÁC HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN ĐIỂN HÌNH Ở VN 204 10.5.1 Biển Việt. bài giảng sinh thái biển và ven bờ được soạn thảo này là một phần của dự án "Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại Trường Đại học Thuỷ lợi". Sinh thái biển và ven bờ. Đa dạng loài và sự ổn định 42 2.4.3 Hệ sinh thái và quần xã 43 2.4.4 Diễn thế của quần xã 44 2.5 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN 46 PHẦN 2 SINH THÁI BIỂN VÀ VEN BỜ 47 Chương 3 MÔI TRƯỜNG BIỂN 48 3.1

Ngày đăng: 06/01/2015, 12:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SINH THÁI

  • Chương 1:TỔNG QUAN VỀ SINH THÁI HỌC

    • 1.1 GIỚI THIỆU

      • 1.2.1 Định nghĩa

      • 1.2.2 Các thuật ngữ

      • 1.3 CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG

        • 1.3.1 Môi trường là gì?

        • 1.3.2 Địa chất và đất đai

        • 1.3.3. Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm)

        • 1.3.4 Chất dinh dưỡng

        • 1.4 NƠI SỐNG

          • 1.4.1. Sinh thái học cá thể

          • 1.4.2 Quan hệ giữa các điều kiện môi truờng và sự phân bố các loài

          • 1.4.3 Tổ sinh thái

          • 1.4.4 Môi trường sống

          • 1.5 SỰ THÍCH NGHI

          • 1.6 CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN

          • Chương 2: QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ

            • 2.1 ĐỘNG LỰC HỌC QUẦN THỂ

              • 2.1.1 Sinh sản, nhập cư, diệt vong, di cư

              • 2.1.2 Sinh trưởng quần thể

              • 2.2 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC LOÀI

                • 2.2.1 Sự thỏa hiệp (trung lập)

                • 2.2.3 Tính cạnh tranh

                • 2.2.4 Hỗ sinh

                • 2.2.5 Hội sinh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan