SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÙNG CAO

28 785 0
SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÙNG CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN TRƯỜNG PTCS ĐẠI DỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 vùng cao  Giáo viên : Hà Thị Hường Tổ : 4 + 5 NĂM HỌC : 2009 - 2010 1 MỤC LỤC Trang I . Phần mở đầu I.1 - Lí do chọn đề tài 3 I.1.1 - Cơ sở lí luận 4 I.1.2 - Cơ sở thực tiễn 5 I.2 - Mục đích nghiên cứu .6 I. 3 – Thời gian, địa điểm 6 I. 4 – Phương pháp nghiên cứu 7 I. 5 - Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn 7 II .Phần nội dung Chương I : Tổng quan II. 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8 II. 1.2. Cơ sở lí luận 8 Chương II. Nội dung vấn đề nghiên cứu II. 2.1. Thực trạng 9 II.2.2. Đánh giá thực trạng 9 II. 2.3. Biện pháp khắc phục lỗi chính tả 10 Chương III. Bài học kinh nghiệm III.Phần kết luận và kiến nghị III. 1. Kết luận 16 III. 2. Kiến nghị 16 IV. Tài liệu tham khảo IV.1. Tài liệu tham khảo 18 IV.2 Phụ lục 19 V. Nhận xét của hội đồng cấp trường 26 VI.Nhận xét của hội đồng phòng Giáo dục 27 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chon đề tài : Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết . Trong đó phân môn chính tả, giúp học sinh rèn luyện chữ viết đẹp, đúng chính tả. Nhưng với học sinh vùng cao, đa số HS tuy đã học lớp 5 nhứng tỉ lệ số lần mắc lỗi chính tả trong một bài viết, kể cả bài chính tả hay trong làm toán còn rất nhiều. Tại sao các em lại viết sai nhiều lỗi chính tả đến như vậy ? Có biện pháp nào giúp các em khắc phục không, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định sẽ nghiên cứu vấn đề lỗi chính tả, để đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm giúp cho học sinh có thể khắc phục chuyện này . Mặt khác, đối với các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng như cac môn học khác, vấn đề viết sai chính tả có ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của các em . Nhất là với phân môn tập làm văn ,một học sinh dù có năng lực viết văn hay đến đâu nhưng khi trình bày sự cảm nhận của mình trên trang viết, em đó lại mắc những lỗi chính tả thông thường thì điều đó cũng gây "khó chịu" cho người đọc và sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của học sinh . Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nghĩ nhiệm vụ của mình ngoài việc giúp cho học sinh nắm đựoc kiến thức các bài học còn phải giúp các em có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, nhất là trong diễn đạt bằng chữ viết . Muốn được như vậy thì việc hạn chế, khắc phục vấn đề lỗi chính tả của học sinh là vấn đề quan trọng và cấp thiết . Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến : " SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÙNG CAO." để hiểu 3 rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh trong trường I .1.1. Cơ sở lí luận : a. Mối quan hệ giữa âm chữ và nghĩa. - Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức. đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết b. Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ. Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không đồng nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất hợp lý. Chính tả chữ viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn giản vì chữ quốc ngữ là chữ viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát âm thế nào thì viết thế ấy. Nhưng phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện tượng cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó khó có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa trong Tiếng Việt hiện đại, bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn. Ví dụ: tròng trành – chòng chành nhún nhẩy - dún dẩy trời – giời Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết. 4 Ví dụ: /z/ /i/ Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số vị âm không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ. /k/ Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt. Nó vừa sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”, vừa được sử dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm nữa đó là: ch, gh. kh, nh, ngh, ph, th. Do vậy khi sử dụng cần chú ý không nên lầm tưởng là trong Tiếng Việt có phụ âm kép. Dù “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm mà thôi. Do vậy có quan niệm g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là bất hợp lý. Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với nguyên âm. Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cũng là cơ sở để đưa ra một biện pháp cụ thể sửa lỗi chính tảđó là cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả. I .1.2. Cơ sở thực tiễn. Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận 5 d: dải lụa gi: giải thích i: lí luận y: Lý Thường Kiệt c (con cuốc) k (cái kim) q (tổ quốc) thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” câu nói nổi tiếng của Lê- nin khi người giải thích quy luật nhận thức hiện đại, đặc biệt được thể hiện ở học sinh Tiểu học. Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học, giáo viên sửa lỗi chính tả cho học sinh nhất là học sinh vùng cao khi sự tiếp xúc với các loại văn bản còn ít thì giáo viên cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này . I .2 Mục đích nghiên cứu : 1. Tìm hiểu thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực. 2. Phát hiện những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sai chính tả của học sinh trong khối . 3. Đề ra các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực . 4. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng vào việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng chữ viết, không mắc phải lỗi chính tả. I. 3 Thời gian - địa điểm : I .3.1 Thời gian : Ngay từ đầu năm học, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường giảng dạy lớp 5D tại cơ sở Phài Giác trường PTCS Đại Dực. Qua 1 năm công tác giảng dạy lớp 5C tại cơ sở Khe Ngàn biết được thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 5 vẫn còn rất phổ biến .Tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài và thực hiện nghiên cứu ngay từ tháng 9/2009 đến thỏng 4/2010. Tháng 9 chọn đề tài và đặt tên đề tài. Tháng 10 viết đề cương. Tháng 11 đến tháng 4 thực hiện, nghiên cứu, hoàn thành đề tài I .3.2 Địa điểm : Đề tài này nghiên cứu tại Trường PTCS Đại Dực I. 3.3 Phạm vi đề tài : 6 I. 3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu : - Biện pháp sửa lỗi chính tả I .3.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu : Nơi nghiên cứu : Xã Đại Dực – huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh . I. 3.3.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu : - Bài viết của học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực. I.4. Phương pháp nghiên cứu : I. 4.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : Cách tiến hành : - Thu thập các bài kiểm tra của học sinh ở các môn học lớp 5 . - Đọc, phát hiện và thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải trong các bài kiểm tra ấy . I.4.2. Phương pháp xử lí thông tin : Cách tiến hành : - Dựa trên các lỗi chính tả đã thống kê, tiến hành sắp xếp, phân loại theo tiêu chí ngữ âm . - Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân của việc học sinh viết sai chính tả . I.4. 3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Cách tiến hành : - Trao đổi với giáo viên dạy các lớp 5 trường PTCS Đại Dực, trao đổi với họ về nguyên nhân sai chính tả của học sinh và biện pháp khắc phục lỗi chính tả . - Trao đổi xin ý kiến của các giáo viên của trường PTCS Đại Dực . I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn I.5.1 Về mặt lí luận Đây là vấn đề đựơc nhiều giáo viên cũng như phụ huynh học sinh quan tâm, tuy nhiên đi sâu nghiên cứu thì không nhiều. Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra một 7 số biện pháp nhằm giúp học sinh vùng cao khắc phục tình trạng viết sai lỗi chính tả trong các bài viết của mình. I.5.2. Về mặt thực tiễn Bản thân tôi luôn có ý thức rèn cho học sinh thói quen viết đúng chính tả, tự có ý thức sửa lỗi chính tả trong bài viết của mình. Ngay trong năm đầu tiên nhận công tác giảng dạy tại lớp 5, tôi nhận thấy thực trạng học sinh viết sai lỗi chính tả trong bài viết còn rất nhiều. Tôi đã bắt dầu quan sát và đi nghiên cứu tìm hiểu đề tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh của mình khắc phục tình trạng này. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Chương 1. Tổng quan : Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 vùng cao. II. 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thực trạng viết sai lỗi chính tả kể cả đối với với sinh viên, học sinh trung học và học sinh Tiểu luôn làm chúng ta thấy băn khoăn .Không ít giáo viên đã tự đặt ra câu hỏi tại sao học sinh lại viết sai nhiều lỗi như vậy trong một bài viết. Bản thân tôi cho rằng việc giáo viên phát hiện ra nguyên nhân sai chính tả của học sinh và tìm ra biện pháp khắc phụ vấn đề đó là rất cần thiết nhất là với học sinh tiểu học vùng cao. II.1.2. Cơ sở lí luận. Trước hết phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học SGK đã xác định được những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh. Các bài tập trong SGK cũng khá đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó. Tuy nhiên về hạn chế SGK còn đánh đồng nội dung dạy học trong cả nước cho nên có thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK Tiếng Việt vừa thừa lại vừa thiếu do chưa sử lý được việc dạy chính tả theo khu vực. Thừa ở các em vừa phải luyện tập ở cả những nội dung mà các em đã biết, không mấy khi sai sót. Thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn, luyện tập nhiều hơn để tránh 8 những lỗi mà các em thường mắc phải. Nội dung chính tả được trình bày trong SGK Tiểu học còn mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, áp đặt, không được xây dựng dựa trên sự điều tra khảo sát tình hình chính tả ở từng vùng, từng khu vực. Chính tả trong SGK chưa thống nhất, điều này cũng gây không ít khó khăn cho việc dạy học chính tả ở Tiểu học, đặc biệt ở những vùng cao II.2. Chương 2. Nội dung vấn đề ngiên cứu II.2.1.Thực trạng. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập làm văn của học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực, bản thân tôi nhận thấy: Vở chính tả, tập làm văn của các em và các vở khác mắc khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê số lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 lỗi cơ bản sau. - Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh ; s/x ; âm cuối: n/ng ; các tiếng có chứa nguyên âm đôi ; thanh ~// - Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương và do không nắm vững âm chính. Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi xin được thống kê số liệu học sinh mắc lỗi chính tả ở lớp 5 thu được đầu năm như sau: Lớp Tổng số học sinh Các lỗi chính tả thường mắc l - n; ~// d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh;~// Cấu tạo vần 5C 10 2 em 7 em 5 em 5D 10 4 em 8 em 7 em II.2 2. Đánh giá thực trạng Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy những nguyên nhân chủ yếu do: 9 Một là : Học sinh phát âm sai. Thường các em còn phát âm lẫn lộn giữa âm nên không phân biệt được khi viết. Muốn viết đúng chính tả thì phải phát âm đúng vì chính âm đi trước chính tả. Do vậy ta phải chú trọng việc phát âm chuẩn cho học sinh trong các giờ tập đọc. Mặt khác mỗi giáo viên phải là một chuẩn mực sống động để học sinh bắt trước và noi theo. Ngoài ra việc đổi mới các phương pháp dạy học và áp dụng quy trình soạn giáo án theo hướng đổi mới, giúp học sinh nắm bắt các mẹo luật chính tả cũng hết sức cần thiết để giúp học sinh viết đúng chính tả. Giáo viên chưa lưư ý đến giọng đọc của mình khi đọc bài cho học sinh viết. Hai là: Do học sinh chưa nắm chắc được một số hiện tưưong chính tả theo quy định. Ba là : Do học sinh lười đọc bài ở nhà, ít đọc, ít viết, thậm chí là về đến nhà các em chẳng màng đến bài vở. Bốn là: Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, không tạo điều kiện để các em có chỗ học tập có đủ ánh sáng, chỗ ngồi đảm bảo cho con em ngồi viết đúng tư thế tránh mệt mỏi trong khi viết. Năm là : Do học sinh còn lơ đễnh khi viết bài. Một số em còn viết hoa tuỳ tiện, một số em lại viết đúng nhưng quên bỏ dấu thanh. II.2.3.Biện pháp khắc phục lỗi chính tả Biện pháp 1.Tích cực luyện phát âm đúng Vì Tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Do vậy có thể nói nguyên tắc cơ bản chính tả tiếng Việt là nguyên tắc âm học, cho nên cần rèn học sinh thói quen phát âm chuẩn, đọc đúng thì mới viết chính xác. Vì vậy trong các tiết Tập đọc giáo viên chú ý luôn rèn đọc đúng cho học sinh một cách tỉ mỉ, thường xuyên, không được bỏ qua hay coi nhẹ. Thường xuyên gọi học sinh yếu đọc bài để giúp đỡ, sửa sai cách phát âm. Trong tất cả các giờ học ở các môn học khác giáo viên cũng cần phải có giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn để học sinh nghe một cách chuẩn xác hơn. Khi đọc bài nhất là khi đọc cho học sinh viết bài chính tả cần đọc to, rõ ràng 10 [...]... pháp 5 Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ ngữ trong văn cnảh cụ thể Sau mỗi bài tập giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ Ngoài ra việc dạy viết đúng chính tả của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn chính. .. tìm được những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh trên xã Đại Dực Qua một thời gian thực hiện, kết quả thu được như sau: Lớp Tổng số 5C 5D học sinh 10 10 l - n; ~// Các lỗi chính tả thường mắc d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh;~// Cấu tạo vần 2 em 1 em 2 em 3 em 16 1 em 3 em III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là việc làm... động dạy học, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh, cho học sinh tự tìm ra những từ khó trong bài viết đoạn viết Tập cho học sinh thói quen đổi chéo vở, hoặc tự rà soát lỗi chính tả của bạn mình Trong giờ học giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về bài dạy và đồ dùng dạy học Sử dụng các hình thức dạy học phong phú , linh hoạt trong một giờ dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh 12... đó Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do thói quen lâu ngày không được sửa chữa Trong các giờ tập đọc, chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh, đặc biệt là dấu ~// Giáo viên phát âm mẫu cho học sinh học tập và hướng dẫn cách phát âm tỉ mỉ Đặc biệt giáo viên không bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phất âm này Nếu không việc sửa lỗi của... Khuyến khích học sinh có sổ tay từ ngữ để ghi lại những từ hay, từ đúng và luyện viết từ đó cho thuần thục việc này có thể tự thực hiện theo cách sau: + Học sinh viết ra một từ đúng chính tả + Nhìn vào từ đó và đọc thành tiếng + Che từ đó đi và viết lại + Mở ra và kiểm tra lại xem viết có đúng không * Phần chấm chữa bài chính tả cũng góp phần quan trọng vào việc sửa lỗi chính tả cho học sinh vì thế... trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là dạy cho các em biết được một số mẹo luật chính tả “Mẹo” được hiểu như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả Một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x” + “tr” không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm nhưng “ch” thì có.VD: ôm cho ng, bị cho ng + “tr” không... tỉ mỉ cho từng em Giáo viên cần động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh 13 II.3 Chương 3 Bài học kinh nghiệm Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy rằng trọng điểm chính tả mà học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực mắc phải chính là do không nắm vững chính tả Trước thực tế như vậy, bản thân người giáo viên phải hết sức cố gắng nỗ lực nhiều mặt như: tâm lý học lý... chức cho học sinh yếu thi viết đúng để tuyên dương, động viên cho các em cố gắng Tạo môi trường thân thiện trong lớp học, xây dựng đôi bạn cùng tiến bộ trong lớp học Đối với những em thường xuyên viết sai lỗi chính tả, giáo viên cho em đó về nhà tập viết chữ sai nhiều lần để khắc sâu, tránh nhầm lẫn Đồng thời phải có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên Giáo viên nên khuyến khích học sinh. .. học: Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường - Đối với học sinh Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện - Đối với nhà trường: Cần có kế... sẽ không viết sai Biện pháp 3 Phân biệt bằng nghĩa từ Một số biện pháp để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh hiểu nghĩa chính xá của từ Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng Ví dụ: Phân . “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm mà. học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - làng = l + ang + thanh huyền - làn = l + an + thanh huyền So sánh để thấy được sự khác nhau: tiếng " làng " có âm cuối " ng " ; tiếng. có các tiếng tranh, chanh, trưng, chưng, trúng, chúng, trèo, chèo. - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung, bút dạ. tranh : trưng: trúng: trèo : chanh: chưng: chúng: chèo : - Hai tờ phiếu viết nội

Ngày đăng: 05/01/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan