Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009 – 2010.

53 560 1
Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn  2009 – 2010.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009 – 2010.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Giữa dòng đời tấp nập và nhịp sống hối hả của đô thị, hai mươi bốn giờ dường như là quá ít và càng không đủ cho những nhu cầu mua sắm những nhu yếu phẩm cho bản thân và cho gia đình của người dân thành phố. Siêu thị nổi bật lên như một giải pháp hoàn hảo, một nơi thích hợp có thể đáp ứng thỏa đáng những nhu cầu đó. Một lần lạc bước vào siêu thị, bạn sẽ ngỡ ngàng như đang bước vào một thế giới của sự sắp đặt và nghệ thuật trưng bày hàng hóa, của thế giới đa dạng hàng hóa và phong phú về chủng loại. Từ siêu thị đầu tiên thành lập ở thành phố Quảng Ngãi, siêu thị Quảng Ngãi đã dần dần phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và theo cam kết, kể từ 1/1/2009 cánh cửa vào thị trường bán lẻ của Việt Nam đã được mở hoàn toàn. Thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn vói sự xuất hiện của nhiều nhà phân phối hàng đầu thế giới như Wal Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Circle K (Canada)… với hình thức phân phối ngày càng đa dạng, trong đó siêu thị là mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng phát triển. Siêu thị của các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn là phải cạnh tranh quyết liệt không cân sức với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với tiềm lực tài chính hùng mạnh và dày dạn kinh nghiệm. Vấn đề cấp thiết đặt ra là: làm thế nào để phát triển thị trường bán lẻ nâng cao hoạt động bán lẻ tại siêu thị của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hoạt động bán lẻ” được tiến hành nghiên cứu những vấn đề thường mắc phải trong bán hàng, tình hình kinh doanh bán lẻ thực tế tại siêu thị Quảng Ngãi để từ đó nhận ra dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc nâng cao hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu về lý thuyết cơ bản về ngành kinh doanh bán lẻ, hiểu biết về hoạt động siêu thị. - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009 2010. - Đưa ra nhận xét đánh giá về tình hình bán lẻ của siêu thị Quảng Ngãi. - Xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động bán lẻ tại siêu thị để mang đến cho khách hàng một sự hài lòng nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là ngành kinh doanh bán lẻ, hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi. 4. Phạm vi nghiên cứu: Siêu thị là một nơi mua sắm hàng hóa tương đối lớn nên có sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước. Chính vì lý do đó nên người viết tập trung nghiên cứu trong siêu thị như một ví dụ điển hình, sẽ giúp cho việc áp dụng sang nơi khác dễ dàng hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, đề tài còn dùng phương pháp nghiên cứu định lượng: tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi và hình thức phỏng vấn trực tiếp tại siêu thị Quảng Ngãi về những thực trạng hoạt động bán lẻ của siêu thị. 6. Bố cục đề tài: Đề tài gồm lời mở đầu, lời cảm ơn, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bán lẻ Chương 2: Thực trạng phát triển bán lẻsiêu thị Quảng Ngãi Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động bán lẻ Trong thời gian thực tập và viết báo cáo chắc chắn có nhiều thiếu xót khuyết điểm. Rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý từ giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo phản biện, cùng các anh chị tại siêu thị nơi em thực tập để em có thể hiểu và cải thiện những thiếu sót của mình. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ 1.1 Những hiểu biết về ngành kinh doanh bán lẻ 1.1.1 Những hiểu biết về hệ thống phân phối Phân phối là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Theo ý nghĩa đó, phân phối là sáng tạo ra dịch vụ. Những người tiêu dùng thì phân tán theo địa lý, lại có những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như về số lượng sản phẩm, trong khi đó các nhà sản xuất thì lại tập trung và chuyên môn hóa nên cần có vai trò người phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng với yêu cầu. Kênh phân phối: Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hình 1.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng: Nhà bán buôn Nhà đại lý Nhà bán lẻ Nguồn : [ 8, 161 ] Kênh không có trung gian gọi là kênh trực tiếp (kênh số 1) Người Tiêu Dùng 1 Nhà Sản Xuất 2 3 4 5 6 Các kênh có trung gian gọi là kênh gián tiếp (các kênh số 2,3,4,5,6) Kênh trực tiếp hay kênh có 1 trung gian được xem là kênh ngắn. Kênh có từ 2 trung gian trở lên là kênh dài. 1.1.2 Những hiểu biết về hệ thống bán lẻ 1.1.2.1 Khái niệm Bán lẻ là một trung gian phân phối, gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. 1.1.2.2 Phân loại Hoạt động bán lẻ rất đa dạng về quy mô và hình thức từ những người bán hàng rong đến các cửa hàng, siêu thị. Trong đó, siêu thị là một trong những loại hình bán lẻ phát triển nhanh chóng và thông dụng nhất. Các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm cửa hàng tiện dụng (convenience store), siêu thị nhỏ (mini-super), sieu thị (supermarket), đại siêu thị (hypermarket), cửa hàng bách hóa lớn (department store), cửa hàng bách hóa thông thường, cửa hàng đại hạ giá (hard discounter), trung tâm thương mại (commercial center)… Trong hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các cửa hàng tự phục vụ nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn so với đại siêu thị, cửa hàng đại hạ giá và cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại xét về mặt quy mô, diện tích. Những cửa hàng bán lẻ này đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, có suy thoái và có diệt vong tùy theo từng thời kỳ. 1.1.2.3 Vai trò bán lẻ Đối với nhà sản xuất:  Hoạt động bán lẻ giúp giải quyết sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng với khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm.  Bán lẻ góp phần đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, giúp tái mở rộng sản xuất. Đối với người tiêu dùng:  Giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, uy tín, đảm bảo, đa dạng,phong phú về chủng loại.  Là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.  Là cầu nối lấy hàng hóa giữa nhà sản xuất hoặc các đại lý bán buôn về phân phối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. 1.2 Những hiểu biết về hoạt động siêu thị 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm siêu thị 1.2.1.1 Khái niệm “Siêu thị” là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài “supermarket” (tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp). Tại Pháp, định nghĩa: “cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m 2 đến 2.500m 2 chủ yếu bán hàng thực phẩm (Marc Benoun). Tại Hoa Kỳ, định nghĩa: “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa (Philips Kotler) và còn có định nghĩa đơn giản hơn như “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác”. Tại Anh, người ta định nghĩa: “Siêu thị là cửa hàng buôn bán tạp phẩm, bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, thường đặt tại thành phố, dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông. Trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây, rất nhiều siêu thị đã được xây dựng ở ngoài thành phố hoặc ngoại ô. Tại Việt Nam, theo quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004. • Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. • Tại Việt Nam, các siêu thị phải ghi bằng Tiếng Việt là SIÊU THỊ trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ địa chỉ danh hay tính chất của siêu thị. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt và phải đặt dưới hoặc sau tiếng Việt. Nhận xét: Không giống như hệ thống siêu thị trên thế giới, định nghĩa siêu thị trong quy chế siêu thị của Việt Nam không quy định phương thức kinh doanh của siêu thịbán buôn hay bán lẻ mà chỉ quy định siêu thị là loại cửa hàng kinh doanh hiện đại, kinh doanh tổng hay chuyên doanh. Như vậy các hình thức siêu thị Việt Nam rất phong phú bao gồm tất cả những cửa hàng đáp ứng được tiêu chuẩn về siêu thị. 1.2.1.2 Đặc điểm siêu thị Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh. Khối lượng hàng hóa lớn, hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, đồ gia dụng…, phục vụ đa số người tiêu dùng, giá rẻ, chi phí thấp. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, vệ sinh Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra. Tự phục vụ là khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đặc điểm này được đánh giá là cuộc “ đại cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn, những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau, hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt. Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị được mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện đại. 1.2.2 Phân loại siêu thị 1.2.2.1 Phân loại theo quy mô Theo Quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam. Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các siêu thị phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bảng sau: Bảng 1.1 : Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: Phân hạng Diện tích kinh doanh tối thiểu (m 2 ) Danh mục hàng hóa tối thiểu (tên hàng) Siêu Siêu thị kinh doanh 5000 20000 thị hạng 1 tổng hợp Siêu thị chuyên doanh 1000 2000 Siêu thị hạng 2 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 2000 10000 Siêu thị chuyên doanh 500 1000 Siêu thị hạng 3 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 500 4000 Siêu thị chuyên doanh 500 500 1.2.2.2 Phân loại theo chiến lược và chính sách kinh doanh • Siêu thị kinh doanh tổng hợp : kinh doanh nhiều lọai mặt hàng tổng hợp, từ thực phẩm, dụng cụ gia đình,các mặt hàng tiêu dùng đến quần áo,giày dép. • Siêu thị chuyên doanh : chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó mà thôi. Ví dụ: siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy,… 1.2.2.3 Phân loại theo cấp quản lý Siêu thị kinh doanh độc lập: là các siêu thị họat động đơn lẻ, thương nhân có thế mạnh mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không có sự liên kết với các siêu thị khác để bổ sung nguồn hàng cho nhau. • Chuỗi siêu thị: là mô hình siêu thị mà một DN có thể mở nhiều siêu thị ở các địa điểm khác nhau, kinh doanh mặt hàng tương tự nhau và chịu sự thống nhất quản lý của DN kinh doanh siêu thị. Việc thành lập chuỗi siêu thị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thông qua sử dụng hệ thống hậu cần (logistics) và điều hành chung. 1.2.3 Vai trò siêu thị 1.2.3.1 Vai trò siêu thị trong nền kinh tế • Thúc đẩy sự luân chuyển nhanh chóng hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. • Phục vụ nhu cầu đa dạng của đa số tầng lớp người tiêu dùng. • Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. • Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp dân cư xã hội. • Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. 1.2.3.2 Vai trò siêu thị trong hệ thống bán lẻ và sản xuất hàng hóa  Trong hệ thống bán lẻ: • Họat động siêu thị làm tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ. • Siêu thị có điều kiện thuận lợi để nắm bất nhu cầu khách hàng. Góp phần giúp hàng hóa lưu chuyển đúng chỗ, đúng lúc, đúng người.  Đối với nhà sản xuất: • Siêu thị đóng vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. • Giúp nhà sản xuất quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. • Giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ. • Giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. [...]... từng bộ phận trong siêu thị: - Ban giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của siêu thị, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của siêu thị trước các cơ quan Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc * Giám đốc: Là người đứng đầu siêu thị Quảng Ngãi, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động mua bán tại siêu thị, đời sống nhân viên trước nhà nước và công nhân viên * Phó giám đốc kinh... được quảng cáo mạnh như: sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt giá bán giữa các siêu thị gần như nhau Các hàng hóa ít thông dụng, nhất là các sản phẩm ngoại nhập mức giá bán tại siêu thị thường cao hơn so với giá của các loại cửa hàng khác và tùy theo mỗi siêu thị Giá bán tại các siêu thị Coop Mart khá cạnh tranh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Giá bán Hệ thống siêu thị Quảng Ngãi có mức giá bán đắt... hình bán lẻ tại siêu thị 2.2.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh bán lẻ tại siêu thị Tình hình sử dụng lao động: Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Siêu thị Quảng Ngãi là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, chính vì vậy siêu thị cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ,... lưu động - Nguồn vốn về nợ phải trả của siêu thị chủ yếu là nợ ngắn hạn tạo nên áp lực khi sử dụng về nguồn vốn của siêu thị Phương hướng hoạt động của siêu thị Qua quá trình hình thành và hoạt động đến nay, siêu thị Quảng Ngãi đã phát triển để đạt được thành công, đứng vững và tự khẳng định mình trên lĩnh vực hoạt động in ấn, xuất bản phát hành văn hóa phẩm và mô hình siêu thị bán lẻ tự chọn như siêu. .. tổ chức bộ máy quản lý trong siêu thị: 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp 2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ Chức năng: Siêu thị Quảng Ngãi hoạt động theo mô hình siêu thị bán lẻ tự chọn, đây là mô hình bán đang được người dân hướng đến và thực tế nó là mô hình đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây Nhiệm vụ: Siêu thị Quảng Ngãi đã đáp ứng được toàn... gửi lên cấp trên 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi 2.2.1 Cơ cấu mặt hàng trong siêu thị Quảng Ngãi Thị trường tiêu thụ đòi hỏi các công ty phải luôn luôn luôn đánh giá lại các đặc điểm, tính chất của mặt hàng hiện tại và phải luôn luôn tổ chức cung ứng, chào hàng những mặt hàng mới với những đặc tính mới để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Nghiên cứu... hơn so với các siêu thị Coop Mart từ 10 20% 2.2.4.4 Hàng hóa Hầu hết hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt Tỷ lệ hàng Việt Nam trong các siêu thị khá cao : Coop - Mart khoảng 70%, siêu thị Quảng Ngãi khoảng 80 - 90% Nhìn chung, hàng hóa kinh doanh trong siêu thị nước ngoài phong phú, đa dạng hơn so với siêu thị Viêt Nam, cùng... Nghĩa đã mạnh dạn nghiên cứu khả thi đề án xây dựng siêu thị văn hóa Thành Nghĩa một công trình kiến trúc đồ sộ, hiện đại, tiện nghi Đây là siêu thị đầu tiên và quy mô lớn được xây dựng tại Quảng Ngãi - Tên đơn vị: Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa TP Hồ Chí Minh Siêu thị Quảng Ngãi - Tên viết tắt: Siêu thị Quảng Ngãi - Điện thoại: 055.3829376 Fax: 055.3711122 - Mã số thuế: 0302840460-003 - Tài... lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường Chính Phủ cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường Ngoài ra Thái Lan còn thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại và giúp các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị. .. tỉnh Quảng Ngãi và sự phát triển của đất nước, siêu thị Quảng Ngãi đã không ngừng vươn lên và khẳng định mình trên lĩnh vực kinh doanh Siêu thị Quảng Ngãi đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất tại Quảng Ngãi và đạt được những thành tích sau: - Được trao tặng danh hiệu ”Doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh” do chủ tịch thành phố cấp - Hàng Việt Nam chất lượng cao Đặc điểm hoạt . hiểu biết về hoạt động siêu thị. - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009 – 2010. -. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài Hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hoạt động bán lẻ được tiến

Ngày đăng: 29/03/2013, 10:59

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng: - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn  2009 – 2010.

Hình 1.1.

Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 1.1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn  2009 – 2010.

Bảng 1.1.

Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: Xem tại trang 8 của tài liệu.
Biểu đồ 2.1: Thị phần các lọai hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối hàng hóa Quảng Ngãi - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn  2009 – 2010.

i.

ểu đồ 2.1: Thị phần các lọai hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối hàng hóa Quảng Ngãi Xem tại trang 22 của tài liệu.
Tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị từ năm 2008 – 2010: Bảng 2.2: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 -  2010 - Đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi trong giai đoạn  2009 – 2010.

nh.

hình hoạt động kinh doanh của siêu thị từ năm 2008 – 2010: Bảng 2.2: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 - 2010 Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan