ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA

39 1.1K 16
ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ...................................................................................................................i TÓM TẮT........................................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH........................................................................................................v DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................................vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1.1 Giới thiệu.................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra..............................................................................3 2.1.1 Hệ thống phân loại...................................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái...................................................................................... 3 2.1.3 Phân bố....................................................................................................... 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................. 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.................................................................................. 4 2.1.6 Đặc điểm sinh sản....................................................................................... 4 2.2 Tổng quan nghề nuôi cá Tra hiện nay................................................................. 5 2.3 Tình hình dịch bệnh trên cá Tra...........................................................................5 2.4 Tổng quan về vi khuẩn E. ictaluri....................................................................... 6 2.4.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri....................... 6 2.4.2 Đặc điểm sinh học của vi khuẩn E. ictaluri........................ 6 2.4.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn......................... 7 2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược.................................................. 8 2.5.1 Trên thế giới........................................................................................... 8 2.5.2 Tại Việt Nam.......................................................................................... 9 2.6 Tổng quan về thảo dược được nghiên cứu..........................................................10 2.6.1 Cây Ổi..................................................................................................... 10 2.6.2 Cây Trầu không....................................................................................... 11 2.6.3 Cây Bàng.................................................................................................12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 14 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................... 14 3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất ............................................................................ 14 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................14 3.2.2 Dụng cụ, hóa chất................................................................................... 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................15 3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát.....................................................................15 3.3.2 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn............................................................... 153.3.3 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn.............................15 3.3.4 Cách thu dịch chiết thảo dược................................................................. 16 3.3.5 Phương pháp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược..............16 3.4 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................... 18 4.1 Kết quả so sánh độ rộng vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược….............................................................................................................................. 18 4.2 Độ rộng vòng kháng khuẩn của các tỷ lệ trong hỗn hợp dịch chiết thảo dược...................................................................................................................................18 4.2.1 Tỷ lệ 1:1:1.............................................................................................. 19 4.2.2 Tỷ lệ 1:1:2.............................................................................................. 19 4.2.3 Tỷ lệ 1:2:1.............................................................................................. 20 4.2.4 Tỷ lệ 1:2:2.............................................................................................. 21 4.2.5 Tỷ lệ 2:1:1.............................................................................................. 21 4.2.6 Tỷ lệ 2:1:2.............................................................................................. 22 4.2.7 Tỷ lệ 2:2:1.............................................................................................. 23 4.2.8 Tỷ lệ 2:2:2.............................................................................................. 23 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 26 5.1 Kết luận........................................................................................................26 5.2 Đề xuất.........................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 27 PHỤ LỤC A..................................................................................................................... A PHỤ LỤC B..................................................................................................................... B PHỤ LỤC C..................................................................................................................... D

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA Cần Thơ, 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Huyền Thoại Lớp: NTTS5 MSSV: 1053040027 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA Cần Thơ, 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Huyền Thoại Lớp: NTTS5 Mssv: 1053040027 Cán bộ hướng dẫn Ths. Nguyễn Thành Tâm LỜI CẢM TẠ Sau một khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm Thủy sản-Sinh hóa-vi sinh, Khoa Sinh học Ứng dụng của trường Đại học Tây Đô. Áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Trước hết em xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thành Tâm đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô – Khoa Sinh học Ứng dụng – trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành. Em xin cảm ơn Cô Trần Ngọc Huyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp Nuôi trồng Thủy Sản K5 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn và ghi nhớ ! TÓM TẮT Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hỗn hợp dịch chiết thảo dược lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra” được thực hiện nhằm tìm ra các loại thảo dược có khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra nuôi thâm canh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kiểm tra tính kháng khuẩn của hỗn hợp 3 loại thảo dược (Ổi, Trầu Không, Bàng) với các tỷ lệ khác nhau bằng phương pháp giếng khuyếch tán với vi khuẩn chỉ thị là E. ictaluri. Kết quả đã xác định được ở các tỷ lệ khác nhau của hỗn hợp 3 loại thảo dược đều có khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri được thể hiện qua giá trị trung bình đường kính vòng kháng khuẩn. Trong hỗn hợp dịch chiết thảo dược, tỷ lệ 2:2:2 có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất, trung bình vòng kháng khuẩn là 13,3 mm. Vậy có thể sử dụng hỗn hợp dịch chiết thảo dược này để phòng bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trong tương lai. Từ khóa: Hỗn hợp dịch chiết thảo dược, kháng khuẩn, Edwardsiella ictaluri, giếng khuyếch tán, bệnh gan thận mủ. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH HÌNH v DANH SÁCH BẢNG vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra 3 2.1.1 Hệ thống phân loại 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái 3 2.1.3 Phân bố 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4 2.1.6 Đặc điểm sinh sản 4 2.2 Tổng quan nghề nuôi cá Tra hiện nay 5 2.3 Tình hình dịch bệnh trên cá Tra 5 2.4 Tổng quan về vi khuẩn E. ictaluri 6 2.4.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri 6 2.4.2 Đặc điểm sinh học của vi khuẩn E. ictaluri 6 2.4.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn 7 2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược 8 2.5.1 Trên thế giới 8 2.5.2 Tại Việt Nam 9 2.6 Tổng quan về thảo dược được nghiên cứu 10 2.6.1 Cây Ổi 10 2.6.2 Cây Trầu không 11 2.6.3 Cây Bàng 12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14 3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất 14 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 14 3.2.2 Dụng cụ, hóa chất 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu 15 3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 15 3.3.2 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn 15 3.3.3 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn 15 3.3.4 Cách thu dịch chiết thảo dược 16 3.3.5 Phương pháp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược 16 3.4 Phương pháp xử lý số liệu 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 Kết quả so sánh độ rộng vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược… 18 4.2 Độ rộng vòng kháng khuẩn của các tỷ lệ trong hỗn hợp dịch chiết thảo dược 18 4.2.1 Tỷ lệ 1:1:1 19 4.2.2 Tỷ lệ 1:1:2 19 4.2.3 Tỷ lệ 1:2:1 20 4.2.4 Tỷ lệ 1:2:2 21 4.2.5 Tỷ lệ 2:1:1 21 4.2.6 Tỷ lệ 2:1:2 22 4.2.7 Tỷ lệ 2:2:1 23 4.2.8 Tỷ lệ 2:2:2 23 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26 5.1 Kết luận 26 5.2 Đề xuất 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC A A PHỤ LỤC B B PHỤ LỤC C D CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, góp phần thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Với hơn 1,9 triệu ha diện tích mặt nước Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2012 đạt 4.337 nghìn tấn trong đó khai thác đạt 2.042 nghìn tấn, nuôi trồng đạt hơn 2.320 nghìn tấn (Bộ Thủy Sản, 2012). Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá da trơn nước ngọt có giá trị xuất khẩu cao, được nuôi phổ biến ở một số quốc gia như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,…Ở Việt Nam đối tượng này được nuôi với quy mô công nghiệp ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang,…Theo VASEP, 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 985 triệu USD, giảm 0,6% so cùng kỳ 2012. Sản phẩm cá Tra đang có mặt ở 137 thị trường trên thế giới, trong đó có 8 thị trường chính là Mỹ, EU, Mê-xi-cô, Bra-xin, Cô-lôm-bia, ASEAN, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông), Ả rập Xê-út. Trong đó, Mỹ và EU chiếm gần 46% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam (7 tháng đầu năm, kim ngạch vào thị trường Mỹ đạt 230 triệu USD, tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên trong những năm gần đây, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang trở thành những thách thức lớn đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Trong số những dịch bệnh thủy sản thì bệnh do vi khuẩn gây nên chiếm tỷ lệ khá lớn, gây ra những vụ dịch bệnh quy mô lớn. Vi khuẩn cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển công nghiệp sản xuất giống thủy sản, một số bệnh thường gặp trên động vật thủy sản như bệnh xuất huyết và nhiễm trùng máu trên cá Mè, Trắm Cỏ, Mè Vinh, cá Trê, tôm Càng Xanh… do vi khuẩn Pseudomonas sp., bệnh đục cơ trên tôm Càng Xanh do cầu khuẩn Lactococcus garvieae, bệnh xuất huyết, hoại tử da, cơ ở cá nước ngọt và nước mặn như cá Lóc, cá Chẽm… do vi khuẩn Mycobacterium, bệnh hoại tử cơ ở cá nheo Mỹ do Bacillus mycoides và bệnh nhiễm trùng máu và bệnh gan thận mủ trên cá Tra và nhiều loài cá nước ngọt cũng như cá biển do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri) gây nên gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tăng tỉ lệ hao hụt và chi phí cho người nuôi (Hawke, 1979, Crumlish et al., 2002). Thông thường, để hạn chế dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá Tra thì người nuôi thường sử dụng kháng sinh, các loại hóa chất đặc trị. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng quy cách, không đúng liều lượng đã tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, suy thoái môi trường, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người (Nguyễn Đức Hiền, 2008). Hơn nữa, theo các quy định về an toàn thực phẩm, nghiêm cấm sự tồn dư các loại hóa chất, kháng sinh có trong động vật thủy sản theo chỉ thị 03/2005 CT - BTS của Tổng cục thủy sản. Những năm gần đây xu hướng dùng thảo dược trong chữa trị bệnh trên động vật thủy sản ngày càng được phổ biến do biên độ an toàn cao (Phạm Thiệp và Vũ Ngọc Thuý, 2001), có nhiều nghiên cứu sử dụng chiết chất thảo dược để phòng bệnh nhiễm khuẩn ở cá Tra được thực hiện. Bùi Quang Tề (2006), phối hợp chất chiết từ Tỏi (Allium sativum) và Sài đất (Weledia calendulacea) để tăng cường hệ miễn dịch cho cá Tra chống mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Huỳnh Kim Diệu (2011) sử dụng bột lá Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng tốt hơn, chiết chất từ cây Hoàng Kỳ cũng đã được thử nghiệm để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của cá Tra (Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Yến Nhi, 2011). Qua các nghiên cứu về những thảo dược xử lý bệnh gan thận mủ và đề tài khảo sát sự kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bởi một số dịch chiết từ thảo dược của Nguyễn Văn Dương, 2013… nên đề tài: “Ảnh hưởng của hỗn hợp dịch chiết thảo dược lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra” cần được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm đánh giá khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra bởi tỷ lệ dịch chiết thảo dược trong hỗn hợp. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri bởi hỗn hợp dịch chiết thảo dược (cây Ổi, cây Trầu, cây Bàng). Đo và so sánh đường kính vòng kháng khuẩn để xác định tỷ lệ hỗn hợp dịch chiết thảo dược thích hợp. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo hệ thống phân loại của Rainboth (1996) (được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường, 2008) cá Tra thuộc Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) Tên tiếng Anh: Stripped catfish Tên tiếng Việt: cá Tra 2.1.2 Đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Tra là loài cá da trơn được mô tả như sau: Đầu rộng, dẹp bằng, mõm ngắn. Miệng trước rộng ngang, không co duỗi được, dạng hình vòng cung và nằm trên mặt phẳng ngang. Răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng, nằm trên đường vòng cung, đôi khi bị che lấp bởi lớp da vòm miệng. Có 2 đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Thân thon dài, phần sau dẹp bên. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh, bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Mặt sau của vi lưng, vi ngực có răng cưa hướng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến khởi điểm của gốc vi hậu môn. Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá Tra Theo Nguyễn Chung (2008) cá Tra là loài cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lưng xám đen, bụng hơi bạc, vây lưng và vây bụng xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ, miệng rộng có hai đôi râu dài, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to. 2.1.3 Phân bố Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở 4 nước: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao có nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao. Ở Việt Nam, cá Tra hoang dã xuất hiện tự nhiên ở vùng hạ lưu sông Mekong, ở hầu hết các sông và ao đầm của sông Hậu và sông Tiền, chúng cũng xuất hiện ở các sông rạch như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,… (Nguyễn Chung, 2008) 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá Tra là loài cá dữ, ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau, quả, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá,…Cá nuôi trong ao sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, cám, tấm, rau muống,…Thức ăn có nguồn gốc động vật giúp cá lớn nhanh hơn (Nguyễn Văn Hảo, 1999). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá Tra sống ở vùng nước ấm có nhiệt độ thích hợp là 26 – 32 o C. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bóng khí và da. Do đó chúng có thể sống nơi nước tù đọng, chật hẹp, thiếu oxy và độ mặn 7 – 10‰, chịu được nhiệt độ cao 39 o C, nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 o C. Trong tự nhiên cá Tra 1 năm tuổi đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi đạt 1,5 – 2 kg/con và 3 năm tuổi có thể lớn 3 – 4 kg/con (Nguyễn Chung, 2008). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá thành thục sinh dục, con đực ở 2 năm tuổi và con cái là 3 năm tuổi. Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá Tra bắt đầu từ tháng 5 – 7 âm lịch. Chúng di cư ngược dòng để tìm bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng. Bãi đẻ của cá nằm ở ngã tư giao tiếp 2 con sông Mekong và Tonlesap nơi giáp biên giới Campuchia và Lào, trứng cá Tra có tính dính, đường kính 1,2 – 1,3 mm. Sức sinh sản tương đối 135.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Chung, 2008). Hiện trạng sản xuất giống cá Tra: Nhu cầu giống cần từ 1,5 – 2 tỷ con/năm, trong khi toàn vùng có 116 trại sinh sản nhân tạo và hơn 4.000 hộ ương nuôi cá giống/ diện tích 2.135 ha. Tuy nhiên chất lượng cá giống lại thấp do sức ép từ nhu cầu giống nên nhiều cơ sở chọn đàn cá bố mẹ có chất lượng thấp và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ thuật. Trước đây, cá giống được bắt từ tự nhiên về nuôi đến 2,5 – 3 năm tuổi mới thành thục sinh dục; còn cá giống hiện nay được sinh sản nhân tạo và chỉ cần nuôi từ 10 – 12 tháng tuổi là đã thành thục. Nhằm giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất giống đã sử dụng đàn cá bố mẹ này, đồng thời giảm dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ và lạm dụng kích dục tố để tăng cường độ sinh sản (5 – 6 lứa/năm) nên chất lượng đàn cá bột rất thấp (fishbase.com). [...]... kháng khuẩn của các loại dịch chiết thảo dược Thảo dược Ổi Trầu Không Bàng Hỗn hợp dịch chiết (Ổi:Trầu Không:Bàng) Độ rộng vòng kháng khuẩn (mm) 13,3 12 11 13,3 Kết quả trên cho thấy hỗn hợp dich chiết thảo dược có khả năng kháng khuẩn tốt hơn đối với từng loại thảo dược có trong hỗn hợp Điều này chứng tỏ các hợp chất kháng khuẩn có trong từng loại dịch chiết của hỗn hợp có tính hiệp đồng, các hợp chất... cũng đã phân lập vi khuẩn E ictaluri trên cá Tra nuôi bè ở Vi t Nam với dấu hiệu bệnh có nhiều nốt trắng trên gan Vi khuẩn E ictaluri còn gây bệnh trên một số loài cá trong điều kiện thí nghiệm như: cá Hồi (Chinook salmon: Oncarhynchus tshauytscha) và cá Hồi (Ranbow trout: Oncorhynchus mykiss) (Trần Trọng Nguyễn, 2010) Ở Vi t Nam vi khuẩn E ictaluri gây bệnh chủ yếu trên cá Tra (ở tất cả các giai đoạn... dung dịch chiết, bảo quản ở nhiệt độ dưới 50 oC Bảng 3.1: Tỷ lệ phối trộn dịch chiết thảo dược (Nguồn: Nguyễn Văn Dương, 2013 Luận văn khảo sát sự kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bởi một số dịch chiết từ thảo dược) Thảo dược Tỷ lệ kháng mạnh Cây Ổi 1:1 Cây Trầu Không 1:1 Cây Bàng 1:3 3.3.5 Phương pháp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược Tiến hành thử nghiệm dịch chiết thảo dược trên vi khuẩn. .. được vi khuẩn E ictaluri trên các cơ quan thận, gan và tỳ tạng của cá Tra Ngoài ra, Lương Trần Thục Đoan (2006) sau khi gây cảm nhiễm thấy rằng vi khuẩn E ictaluri xuất hiện ở các cơ quan máu, não, cơ tim, gan, mang, thận, tỳ tạng và bóng hơi Theo Nguyễn Quốc Thịnh (2002) cho rằng khi cá bệnh mủ gan cấu trúc vi thể của thận bị hủy hoại trầm trọng xảy ra các phản ứng sưng vi m ở toàn bộ tổ chức Thận. .. Microsoft Excel 2003 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Độ rộng vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược Hỗn hợp dịch chiết thảo dược ở các tỷ lệ khác nhau đều có khả năng kháng khuẩn Khả năng kháng khuẩn khác nhau đối với từng tỷ lệ khác nhau Kết quả này được thể hiện qua bảng 4.1 Bảng 4.1 Độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược (đã trừ đường kính giếng là 9 mm)... kháng khuẩn của một số thảo dược khác nhau, thao tác và phương pháp thí nghiệm cũng khác nhau nên ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn Mức độ kháng khuẩn của thảo dược được quyết định bởi thành phần, tính chất của các hợp chất được chiết xuất kết quả này thể hiện khi lượng thảo dược tăng lên thì thành phần, tính chất của các hợp chất được chiết xuất cũng biến đổi theo hướng tăng dần khả năng kháng khuẩn. .. nghiệm khả năng kháng vi khuẩn E ictaluri của hỗn hợp dịch chiết thảo dược, thí nghiệm cần được thực hiện theo một trình tự nhất định, các bước thực hiện được trình bày qua sơ đồ dưới đây: Vi khuẩn dự trữ Phục hồi và tách ròng Xác định nồng độ vi khuẩn 106 cfu/ml Thử nghiệm dịch chiết xuất từ thảo dược Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 3.3.2 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn Vi khuẩn trữ ở -20oC được... kính vòng kháng khuẩn là 12,0 mm, dịch chiết lá Trầu Không tỷ lệ 1:1 có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất, đường kính kháng khuẩn là 13,3 mm So sánh kết quả 2 nghiên cứu cho thấy khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Bàng và dịch chiết lá Ổi thấp hơn so với nghiên cứu này, khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Trầu Không tương đương với khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược ở tỷ lệ 2:2:2... đều có khả năng kháng lại vi khuẩn E ictaluri Tỷ lệ 2:2:2 có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất, trung bình đường kính vòng kháng khuẩn là 13,3 mm, tỷ lệ 1:1:1 có khả năng kháng khuẩn yếu nhất, trung bình đường kính vòng kháng khuẩn là 3,3 mm Hỗn hợp dịch chiết thảo dược có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn đối với từng loại thảo dược có trong hỗn hợp Các hợp chất kháng khuẩn trong hỗn hợp có tính hiệp đồng,... tăng khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp 5.2 Đề xuất Nên có các thử nghiệm phân tích thêm thành phần hóa học của các loại thảo dược để hiểu rõ hơn về cơ chế kháng khuẩn Tiến hành gây cảm nhiễm trên cá Tra, dùng hỗn hợp dịch chiết thảo dược để thử nghiệm khả năng trị bệnh Đưa kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tế so sánh nghiên cứu kháng sinh đặc trị với kết quả nghiên cứu sử dụng thảo dược vào thực tế TÀI

Ngày đăng: 04/01/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan