Tâm lý học lao động PGS TS Võ Hưng

80 1.2K 1
Tâm lý học lao động PGS TS Võ Hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 | 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA GIÁO DỤC HỌC  TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG PGS TS VÕ HƯNG ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGÂN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007 2 | 3 LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Tâm lí học lao động là một ngành hẹp của tâm lí học chuyên nghiên cứu diễn biến của các hiện tượng tâm lí trong quá trình hoạt động dưới tác động của điều kiện lao động. Lao động là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như ở nước ta, tính chất lao động biến đổi rất nhanh theo mức độ phát triển của khoa học công nghệ, ngành nghề phát triển rất phong phú và đa dạng. Người lao động không những chòu đựng mức độ ô nhiễm nặng nềâ từ môi trường tự nhiên mà còn phải chòu nhiều áp lực không nhỏ của môi trường xã hội. Tuy nhiên, bản chất của con người Việt Nam là luôn luôn phấn đấu vượt qua mọi thử thách để làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, công bằng, dân chủ và văn minh. Tâm lí học lao động cầøn nghiên cứu những diễn biến tâm lí của người Việât Nam trong quá trình lao động xây dựng đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà trước hết và quan trọng hơn hết là về mặt tinh thần, tâm lí của người lao động. Muốn vậy điều cần làm trước tiên là bằêng nhiều cách phổ biến rộng rãi những hiểu biết về tâm lí học nói chung và tâm lí học lao động nói riêng. Giáo trình này biên soạn cho sinh viên Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM trước hết cũng nhằm mục tiêu đó. Vì đối tượng phục vụ chủ yếu của sinh viên Khoa Giáo dục học sau này là ngành giáo dục đào tạo cho nên giáo trình chỉ tập trung vào phần tâm lí học lao động chung mà không đi sâu vào tâm lí học kó thuật vốn là một chuyên đề mang nặng tính kó thuật và điều khiển học. Giáo trình có ba phần: Phần I: Giới thiệu một số vấn đề khái quát về tâm lí học lao động; Phần II: Phân tích những tính chất đặc trưng của hoạt động lao động, những yếu tố tác động tới con người lao động về mặt thể chất và tinh thần, tâm lý cũng như những yêu cầu về việc chuẩn bò cho thanh thiếâu niên đi vào lao động một cách hiệu quả. Đây là phần quan trọng nhất của giáo trình, chiếm hơn ½ thời lượng bài giảng; Phần III: Giới thiệu sơ lược về tâm lí học kó thuật nhưng để người đọc không quá ngỡ ngàng về nội dung quá vắn tắt, chúng tôi biên soạn dưới tiêu đề là "Lao động trong điều kiện kó thuật mới", tức là mức ban đầu của trình độ khoa học công nghệ ở nước ta, chưa có nhiều những hệ thống hoàn toàn tự động hóa. Vì quan niệm là giáo trình cho sinh viên với một thời lượng hạn chế là 45 tiết nên chúng tôi thấy chỉ cần nêu những vấn đề căn bản nhất mà sinh viên cần và có đủ thời gian để nghiên cứu tiếp thu bài học. Sau này nếu cần đi sâu, mở rộng, sinh viên có thể đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo (Xem trong danh mục tài liệu tham khảo), trên sách báo hoặc rất nhiều trên Internet. 4 | 5 Giáo trình này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các khoa Sư phạm, khoa Tâm lí, khoa Công tác xã hội cũng như các khoa khác về xã hội nhân văn. Vì yêu cầu chủ yếu của một giáo trình là phải đảm bảo tính giáo khoa, tính khoa học, tính thiết thực và tính dân tộc, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong biên soạn. Tuy nhiên do khả năng có hạn, chắc không tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc vui lòng đóng góp ý kiến để giáo trình này có thể hoàn thiện hơn nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập tiếp thu của sinh viên. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm tác giả 6 | 7 Phần I KHÁI QUÁT VỀ KHÁI QUÁT VỀKHÁI QUÁT VỀ KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNGTÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG I. KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG Một trong những nhu cầu cơ bản của con người (sau bốn loại nhu cầu cơ bản về sinh học là ăn, ngủ, sinh sản và đào thải) là hoạt động. Có rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau gồm hoạt động thể chất (chân tay ) và hoạt động tinh thần (trí tuệ ) nhằm những mục đích khác nhau, phục vụ những nhu cầu khác nhau. Trong các hình thức hoạt động đó thì hoạt động lao động là quan trọng nhất. Engel viết: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người. Chính lao động đã sáng tạo ra con người". Marx viết: "Lao động là quá trình diễn ra giữa con người với môi trường. Con người làm trung gian, tiêu biểu và kiểm tra cuộc vận động trao đổi chất của thiên nhiên". Hoạt động lao động ngày nay có những đặc điểm cơ bản như sau: 1. Lao động luôn mang tính tập thể, tính xãõï hội. Không ai có thể tự mình làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Sự phân công lao động xã hội đã hình thành từ rất xa xưa, từ khi xuất hiện hình thái kinh tế nông nghiệp, khi có những người chuyên trồng trọt và có những người chuyên sản xuất công cụ sản xuất và chế biến lương thực. Sự phân công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Mỗi người, mỗi nhóm người chỉ được phân công thực hiện một số công đoạn nhất đònh của quá trình hoàn thành sản phẩm. Sự phân hóa càng sâu sắc thì sự phối hợp giữa các bộ phận càng phải chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tính thống nhất của quá trình sản xuất, tính chỉnh thể của sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phân công lao động xã hội không dừng lại trong một lãnh thổ, một quốc gia mà còn có thể thực hiện quá trình sản xuấr ra một sản phẩm tại nhiều nước khác nhau. Tính xã hội của lao động còn mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Sự tùy thuộc nhau về nguồn lực, về tài nguyên, về công nghệ giữa các lãnh thổ, các quốc gia khiến cho sự chuyên môn hóa dựa trên những ưu thế riêng càng trở nên cần thiết hơn. Cũng từ đó quá trình hội nhâp quốc tế của các nước, đặc biệt của các nước đang phát triển, đã trở thành một xu thế tất yếu, nếu không muốn tụt hậu (Những vấn đề này được đề cập rất nhiều trong môn học Kinh tế lao động). 2. Lao động là hoạt động luôn đi kèm với công cụ. Từ sản xuất thủ công đến bán cơ khí rồi cơ khí, bán tự động rồi tự động hóa hoàn toàn, sự phát triển của công cụ, máy móc, thiết bò, của lực lượng sản xuất nói chung là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của xã hội, trên từng lãnh thổ, từøng quốc gia và cả trên toàn thế giới. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và máy móc ngày càng chặt chẽ trong những môi trường tự nhiên và xã hội nhất đònh, tạo nên một hệ thống nhất quán "Con người - Máy móc - Môi trường". Hoạt động lao động sản xuất của con người không thể thoát ra ngoài hệ thống đó. Để đảm bảo sự hài hòa nhất quán trong hệ thống đó con người luôn luôn phải giữ vai trò chủ độâng, luôn luôn phải giữ vò trí trung tâm (Vấn đềø này sẽ được trình bày đầy đủ hơn trong giáo trình "Tổ chức lao động khoa học và ecgônômi"). 8 | 9 3. Lao động của con người bao giờ cũng có mục đích. Mục đích bao trùm lên tất cả là lao động phải có hiệu quả. Hiệu quả có nghóa là thu nhập đầu vào sau cùng phải lớn hơn chi phí bỏ ra (bao gồm sức lực, thể chất và trí tuệ cũng như vốn liếng, của cải, thời gian). Nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ tính cho cá nhân mà còn phải tính cho cả xã hội bởi vì xã hội cũng đã góp một phần không nhỏ cho hoạt động lao động của mỗi người. Vấn đề đặt ra là phân phối lợi nhuận đó như thế nào để đảm bảo công bằng và phát triển cho mọi thành phần tham gia lao động. Trước hết là người lao động (theo cách nói thông thường là người làm thuê). Người lao động phải được trả công xứng đáng với sức lực thể chất và trí tuệï bỏ ra nghóa là phải đảm bảo cho họ và những người mà họ có trách nhiệm bảo bọc có đủ khả năng thỏa mãn những nhu cầu củùa cuộïc sống và tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động (theo cách nói thông thường là giới chủ) cũng như thế, nghóa là phải đảm bảo được quyền lợi tối thiểu như người lao động. Ngoài ra họ còn phải nhận được chi phí cho khấu hao tài sản và lợi nhuận cho tiền vốn bỏ ra. Họ còn phải có chi phí dự trữ cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng, cũng là góp phần chung cho xã hội phát triển. Thành phần thứ ba cần được hưởng lợi là xã hội, nói rõ hơn là ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo trả công cho mọi nguồn lực hoạt động xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa và nhất là quốc phòng. Nguồn ngân sách đó không gì khác hơn là nguồn thu từ hai thành phần nói trên mà thông thường gọi là thuế - thuế thu nhập của mọi người lao động. Có lương, có thu nhập thì phải đóng thuế thu nhập. Có nhiều đóng nhiều, có ít đóng ít. Đó là nghóa vụ cũng là quyền lợi tinh thần cao quý của mọi công dân. Phần thu ngân sách chủ yếu còn là các loại thuế khác mà người tham gia những hoạt động sản xuất, dòch vụ khác phải làm nghóa vụ đối với nhà nước. Ngân sách nhà nước lớùn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng điều tiết của cơ quan công quyền. Ngân sách nhà nước ngày một lớn thì cuộc sống của người dân ngày một tốt đẹp hơn. Dân có giàu nhưng nhà nước có điều tiết giỏi thì nước mới mạnh. Đó chính là lý tưởng xã hội chủ nghóa mà chúng ta hằng theo đuổi. Marx cũng viết "lao động là loại hoạt động có mục đích tạo ra giá trò sử dụng". Lao động cũng vì thế là một trong những quyền lợi cơ bản của con người. Lao động tạo nên của cải đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Bằng lao động con người xây đắp nên xã hội, tạo nên sản phẩm văn hóa đểâ rồi qua xã hội văn hóa con người ngày một phát triển về thể chất và tâm hồn. Về thể chất, lao động là hình thức hoạt động của các chức năng cơ thể. Về tinh thần, lao động bộc lộ những nét tiêu biểu của tâm lí như tính tích cực, tính tập thể, xã hội, tính mục đích… Lao động xã hội là lao động tập thể với sự góp sức, phối hợp của nhiều người, nhiều nhóm người. Trong các nhóm người lao động luôn có sự giao lưu giữa các thành viên và tác động lẫn nhau tạo ra hiện tượng tâm lý phong phú và đa dạng. Các tập thể lao động được hình thành từ các nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan bao gồm. Mục tiêu là các mục đích nhằm tới mà hành động "Lao động vì cái gì". Đây là nhân tố rất có ý nghóa. Chính mục tiêu được coi như quỹ đạo xác đònh tính chất và phương pháp hành động. Có những mục tiêu cá nhân, cũng có mục tiêu tập thể và xã hội, nằm trong mối hài hòa về quyền lợi cho cá nhân và xã hội. Cũng có mục tiêu hằng ngày, mục tiêu trước mắt và triển vọng lâu dài. Mỗi giới hạn mục tiêu đòi hỏi phương pháp, phương tiện, thời gian và nỗ lực khác nhau. Phương pháp Để hoạt động lao động xã hội có hiệu quả cần có phương pháp, phương tiện thích hợp và có kế hoạch làm việc hợp lý. 10 | 11 Một khi chuyên môn hóa càng cao thì yêu cầu vềê phối hợp càng chặt chẽ. Có kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn chỉ phục vụ cho mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu có trước kế hoạch nhưng lại là kết thúc của kế hoạch. Lợi ích hoạt động chung sẽ là nguồn lực thúc đẩy sự cố gắng chung của tập thể, cũng là sức mạnh để thúc đẩy hoạt động vì mục tiêu chung. Hoạt động tập thể không thể không có người chỉ đạo quản lý. Phẩm chất của người lãnh đạo quản lý (còn gọi là thủ lónh) là nhân tố cực kỳ quan trọng. Tư lệnh và thành viên là hai vế của hoạt động, với quan hệ hai chiều, trên dưới và dưới trên. Quan hệ đó được xây dựng trên niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau. Niềm tin trước hết được hình thành từ phẩm chất của thủ lónh. Đó cũng chính là nhân tố quan trọng điều chỉnh mọi hoạt động lao động tập thể. Nhân tố khách quan có thể kể ra: Trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đặc trưng của hoạt động lao động của con người (khác với hoạt động kiếm ăn của con vật) là sự sáng tạo và phát triển công cụ lao động. Sự phát triển của bản thân con người cùng với sự hoàn thiện liên tục công cụ sản xuất là một quá trình lao động phong phú, đa dạng. Sư phân công lao động càng sâu đòi hỏi sự nỗ lực bản thân càng nhiều, sự phối hợp càng chặt chẽ. Phân công lao động càng sâu thì quan hệ càng phức tạp, sự điều hoà phối hợp càng khó khăn hơn. Nhu cầu chung của xã hội xã hội chủ nghóa. Chủ nghóa xã hội đòi hỏi mọi hoạt động tổ chức giáo dục, kinh tế, xã hội v. v. . phải tập trung vào việc tạo ra cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện cho chủ nghóa xã hội và hoàn thiện mối quan hệ xã hội và cho con người xã hội chủ nghóa. Thời gian thực hiện. Mức thời gian là một yếu tố tổ chức sản xuất, là căn cứ quan trọng để đặt kế hoạch phối hợp các quá trình, các loại hình lao động. Trình độ tổ chức của một tập thể lao động, thể hiện ở việc sử dụng thời gian hợp lý, trong việc phân chia trách nhiệm rạch ròi. Các nhân tố chủ quan và khách quan cộng lại tạo nên một chỉnh thể xã hội lao động mà đặc điểm của nó được xác đònh bởi đặc điểm của quan hệ sản xuất thống trò và nhiệm vụ mà nó phải thực hiện trong mục tiêu đònh sẵn. II. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG 2.1 Quan niệm Lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Riêng tâm lý học lao động quan tâm đến sự hình thành đặc điểm tâm lý trên cơ sở sinh lý lao động, quan tâm đến sự thống nhất giữa hoạt động thể chất (sức mạnh cơ sinh ) và tinh thần (tư duy và ý chí, cảm xúc…). Tâm lý học lao động quan tâm đến hoạt động lao động với công cụ và mức độ hoàn thiện công cụ lao động, với phương pháp (kó thuật và nghệ thuật) đặc trưng còn gọi là kó thuật lao động. Tâm lý học lao độâng quan niệm mỗi hành động là mộât đơn vò của hoạt động lao động, nhằm một mục tiêu cụ thể bắt đầu từ mục tiêu nhỏ nhất, từ những hành động đơn giản nhất là các cử động. Tập hợp các cử động tạo thành động tác, tập hợp các động tác thành thao tác và tập hợp các thao tác tạo thành sản phẩm. Tâm lý học lao động quan tâm đến việc quan sát, mô tả, giải thích hành độâng được thực hiện bởi tập thể lao động và sự thay đổi các hành động nhằm phối hợp với các mục tiêu. 12 | 13 Tâm lý học lao động coi hoạt động lao động vừa là khoa học vừa là công nghệ mà không hề đối lập với nhau. Tổ chức lao động chính là sự thống nhất giữa kinh nghiệm, tri thức và hành động cụ thể. 2.2. Lược sử tâm lý học lao động Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của tâm lý học, được xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với thuật ngữ đầu tiên là "kỹ thuật tâm lý học", gắn liền với hoạt động thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Từ trước thế chiến lần I đã có một số cơng trình nghiên cứu về hiện tượng tâm lý và các yếu tố tác hại đên sức khỏe người lao động. Một số cơng trình khác đề cập đến vấn đề tuyển chọn, dạy nghề và tổ chức chỗ làm việc. Những cơng trình này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất chứ chưa phải là u cầu phát triển lý luận về tâm lý học. Từ những bước đầu đó đã dần dần hình thành một số hướng nghiên cứu tâm lý học: - Tâm lý học về nhân cách trong lao động đang là hướng nghiên cứu chủ đạo. - Đònh hướng tuyển chọn đào tạo nghề nghiệp như một phương hướng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả lao động xã hội. - Hợp lý hóa lao động đang chuyển thành ngành khoa học độc lập với những thuật ngữ khác nhau nhưng nội hàm thì tương tự nhau như ecgônômi, khoa học kó thuật lao động, kó thuật sinh học lao động . Theo hướng thứ nhất, Múnsterberg cho rằng việc tuyển chọn nghề nghiệp nhằêm tạo thuận lợi cho sự thích ứng giữa con người với điều kiện lao động. Đó là một yêu cầu không thể thiếu được của việc nâng cao năng suất lao động. Là một trong những người đầu tiên đi vào tâm lí học lao động, Múnsterberg đã tuyển chọn và đào tạo được những người lao động tốt để tiến hành lao động trong điều kiện tốt và qua đó đạt được năng suất cao. Các kó thuật tuyển chọn kiểm tra của ông được phổ biến rộng trong thời gian chiến tranh thế giới lần I phục vụ cho việc xây dựng quân đội. Sau này các nước phương Tây và Liên Xô cũng ứùng dụng những chương trình hướng nghiệp, tuyển chọn để đào tạo nhân lực cho công nghiệp và quốc phòng. Trong những năm từ 1915 đến 1926, hàng loạt phòng tư vấn hướng nghiệp được thành lập ở các nước châu Âu. Đặc biệt ở Anh quốc đã thành lập Hội đồng quốc gia nghiên cứu về hướng nghiệp. Taylor là người đầu tiên nghiên cứu hợp lý hóa lao động từ cuối thế kỷ 19. "Phương pháp Taylor" (Phân chia các thao tác lao động thành nhiều động tác nhỏ, tìm cách loại trừ những động tác không hợp lý, động tác thừa, nhằm nâng cao hiệu suất lao động) được phổ biến rộng rãi ở châu Mỹ, châu Âu và ngày nay vẫn còn ứng dụng trong nghiên cứu tổ chức lao động khoa học. Kỹ sư Gilbreth và vợ đã sử dụng một số kỹ thuật phân tích lao động như chụp ảnh, quay phim, bấm giờ các thao tác lao động và đã tìm ra 17 động tác phổ biến nhất thời bấy giờ. Xêtrenov, một nhà sinh lý học người Nga, vào đầu thế kỷ 20, đã tìm ra những cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý có tính quyết đònh đến chất lượng lao động. Chính Xêtrenov là người đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn về thời gian làm việc tối đa trong ngày (8 giờ) lao động và cũng là người đầu tiên xây dựng lý thuyết về nghỉ ngơi tích cực nhằm phòng chống mệt mỏi quá sớm, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Một số công trình sau đó đi theo hướng nghiên cứu đề xuất các phương pháp đo lường, đánh giá mệt mỏi, phát hiện các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên sự mệt mỏi, đặc biệt là trong lao động trí óc. Chiến tranh thế giới lần II với sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí, khí tài quân sự đã khiến nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật phải quan tâm đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo người có khả năng thích ứng tốt với thiết bò quân sự. Không những chỉ về kỹ năng thao tác mà người ta còn quan tâm tới những giới hạn về tâm lý con người. Từ đó sự kết 14 | 15 hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học kỹ thuật quân sự với các nhà tâm lý học đã dẫn đến việc hình thành một chuyên ngành mới là tâm lý học lao động. Vào những năm thứ 20 của thế kỷ trước, ở ðại học Harvard người ta đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến năng suất lao động, làm rõ vai trò của các yếu tố tâm lý như nhu cầu, động cơ, hứng thú trong lao động Trong tác phẩm "Những vấn đề con người của nền văn minh hiện đại" (1933) Meyer đã trình bày học thuyết về " các mối quan hệ giữa con người với nhau" và khẳng định quan điểm cho rằng tâm lý học là một nền tảng khơng thể thiếu được trong cơng tác quản lý xã hội. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cùng với sự xuất hiện của mơn ecgônômi, các hướng nghiên cứu tâm lý học lao động cũng quan tâm đến đặc điểm " con người - máy móc – mơi trường" mà ba thành phần đó ln gắn chặt với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau với vai trò trung tâm là con người. Các hướng nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn của tâm lý học lao động đều đã và đang phục vụ cho mục tiêu nâng cao hiệu suất lao động, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động. Ở Việt Nam mãi cho đến đầu những năm 60, khoa học tâm lý hầu như chỉ biết đến ở các trường đại học sư phạm, ở viện Nghiên cứu giáo dục mà đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên. Ở miền Nam, trước ngày thống nhất đất nước, ngoài tâm lý học giáo dục, có một số công bố về tâm lý học xã hội, tâm lý học chẩn đoán. Tuy nhiên rất nhiều công trình thực chất chỉ là biên dòch tài liệu nước ngoài. Sau ngày giải phóng miền Bắc, với việc thành lập Bộ môn Sinh lý học ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y học lao động, nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý lao động làm tiền đề cho việc tiếp cận với tâm lý học lao động đã được công bố (Bùi Thụ, Pham Quý Soạn, Ngô Thế Phương, Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Đình Khoa, Võ Hưng…). Cuốn "Hằng số sinh học người Việt Nam" do GS Nguyễn Tấn Di Trọng làm chủ biên là cuốn sách gối đầu giường của các nhà nghiên cứu sinh học, tâm lý học Việt Nam (trước hết là tâm lý học giáo dục và tâm lý học lao động). Nhiều công trình nghiên cứu về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các xí nghiệp được công bố. Sau ngày giải phóng đất nước, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động phối hợp cùng bộ môn Nhân học, Trường Đại học Tổng hợp, bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y khoa đã tổ chức đo đạc trên hàng chục ngàn người Việt Nam trong tuổi lao động ở khắp ba miền đất nước và lần lượt ba tập "Atlat nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi lao động" (Võ Hưng và Nguyễn Đức Hồng chủ biên) được công bố từ năm 1986 đến 1996. Tập Atlat được coi như một tiêu chuẩn về tầm vóc, kích thước để thiết kế và đánh giá ecgônômi sản phẩm và chỗ làm việc trong các cơ quan xí nghiệp. Nhiều công trình về đánh giá ecgônômi (Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Đức Hồng…), về "khả năng thích ứng của người lao động Việt Nam với công nghệ mới" (Võ Hưng), về những vấn đề tâm lý nảy sinh trong lao động ở các xí nghiệp, công trường xây dựng, ngành nông lâm nghiệp… (Phạm Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Ngà, Võ Quang Đức…) được công bố trên nhiều tạp chí chuyên ngành tâm lý, bảo hộ lao động, y tế… Một số sách và giáo trình được giảng trong các bộ môn, khoa Tâm lý, khoa Bảo hộ lao động, khoa Giáo dục học ở nhiều trường đại học. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, kó thuật công nghệ trong mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với máy móc và môi trường đã dẫn đến việc xuất hiện nội dung mới trong tâm lý học lao động. Đó là tâm lý học kó thuật với sự khẳng đònh hiệu quả của lao động phụ thuộc vào các yếu tố sự nhiên hòa hợp với yếu tố tâm lý xã hội trong hệ thống nhất quán "con người - máy móc - môi trường". Các cuốn sách "Khoa học lao động" (Nguyễn Văn Lê), "Tâm lý học kỹ thuật" (Tơ Như Kh), "Tâm lý học lao động" (ðào Thị Oanh) 16 | 17 đều là những giáo trình giảng dạy được nhiều người biết đến. Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, cao học cũng đề cập nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý học lao động. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù đã có một số thành tựu nhất định, đã có khơng ít người quan tâm nghiên cứu, chun ngành Tâm lý học lao động vẫn chưa được coi là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa như vốn có. Bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam là thành viên của WTO, những u cầu nghiên cứu về đổi mới tư duy, về xu hướng phát triển tinh thần tâm lý của người Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi Tâm lý học lao động phải có một ví trí xứng đáng trong các chiến lược phát triển quốc gia. III. QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH KHÁC Như đã biết, hoạt động lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, trong đó có những ngành gần gũi hơn cả là sinh lí học và ecgônômi, tâm lí học đại cương và tâm lý học phát triển. 3.1. Với Sinh lý học và Ecgônômi Cơ sở vật chất của các hoạt động tâm lý là các hoạt động của các chức năng, đặc biệt là cơ chế thần kinh. Mọi biểu hiện tâm lý đều có liên hệ chặt chẽ với quá trình hưng phấn và ức chế, quá trình điều hòa thần kinh - thể dòch. Suy cho cùng mọi biểu hiện tâm lý đều là những đáp ứng phản xạ khôngđđiều kiện và có điều kiện. Những biểu hiện tâm lý trong hoạt động lao động cũng không có cơ sở nào khác hơn. Những quy luật tâm lý học trong hoạt động lao động cũng chỉ được hình thành từ những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. Một trong những khoa học liên ngành (hình thành ngày càng nhiều) là ecgônômi vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau mà trước hết là cơ-sinh học và tâm lý học để nghiên cứu khoa học lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động và đặc biệt đáp ứng sự tiện nghi cho người sử dụng sản phẩm. Yêu cầu tâm lý là rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hiện nay, đặc biệt góp phần quan trọng phòng ngừa stress. 3.2. Với Tâm lý học đại cương và Tâm lý học phát triển Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của tâm lý học. Dựa trên những nguyên lý cơ bản của tâm lý học đại cương, những quy luật về nhận thức để chi tiết hóa, cụ thể hóa vào đối tượng nghiên cứu là hoạt động lao động. Tâm lý học lao động cũng vận dụng những phương pháp luận tiếp cận (như nhiều chuyên ngành tâm lý học khác) cụ thể vào các đối tượng lao động, góp phần làm phong phú hơn những phương pháp nghiên cứu tâm lý học đại cương. Tâm lý học lao động cũng vận dụng những kiến thức về tâm lý học cá nhân, tâm lý học lứa tuổi vào việc nghiên cứu hoạt động lao động của con người với những đặc điểm cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể. Những kết quả nghiên cứu về tâm lý học lao động góp phần bổ sung và nâng cao hiệu quả nghiên cứu tâm lý học nói chung. 3.3. Phát triển đến tâm lý học kó thuật - công nghiệp Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bảo, kó thuật cơ khí và tự động đang dần chiếm ưu thế trong sản xuất công nghiệp. Khoa học kó thuật một mặt giảm bớt về căn bản mức độ nặng nhọc về thể chất và tinh thần cho người lao động, mặt khác đặt con người vào một tư thế mới trong nhiều mối quan hệ phức tạp với thiết bò máy móc và môi trường sản xuất công nghiệp. Kó thuật tự động hóa với mức độ cao về cường độ, nhòp điệu gây nên những tác động mới buộc con người phải có những thích ứng mới về thể chất và tâm lý để có thể làm chủ được khoa học công nghệ. Kó thuật tự động hóa cũng tạo ra những đặc điểm mới về môi trường lao động mà con người cũng 18 | 19 phải có những giải pháp thích ứng khác nhau. Tuy nhiên con người bao giờ cũng phải là nhân tố chủ đạo. Dù công nghiệp có phát triển bao nhiêu chăng nữa thì trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người vẫn phải ở vào vò trí trung tâm. Những vấn đề mới đặt ra trong xu thế thời đại buộc ngành tâm lý học lao động cũng phải phát triển hướng tới nghiên cứu hoạt động lao động của con người trong hệ thống mới "Con người - máy móc và môi trường", tiến tới hình thành một chuyên ngành mới là tâm lý học kó thuật - công nghiệp. IV. ĐỐI TƯNG - PHƯƠNG PHÁP 4.1 Đối tượng - Nhiệm vụ Trong mọi hoạt động lao động, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, con người luôn luôn được đặt vào vò trí trung tâm. Mọi ngành khoa học về con người, trong đó có tâm lý học lao động đều phải hướng tới mục tiêu vì con người, cho con người. Vì vậy đối tượng của tâm lý học lao động là những vấn đề tâm lý con người với tư cách là người lao động, hoạt động trong mối quan hệ với công cụ thiết bò máy móc và môi trường - môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nhiệm vụ của tâm lý học lao động là nghiên cứu áp dụng những quy luật tâm lý học vào việc giải thích những hành động của con người lao động, góp phần đặt ra giải pháp nhằm tạo sự hòa hợp giữa con người với thiết bò, máy móc và môi trường. Bằng việc xây dựng hệ thống tri thức và hành động của con người trong lao động, người nghiên cứu tâm lý học lao động phải quan sát, mô tả giải thích hành động của con người lao động, nhằm thay đổi phương thức hành động để phù hợp với mục đích đặt ra và ngày càng hoàn thiện hành động của họ để lao động ngày một hiệu quả hơn và qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động. Tâm lý học lao động phân tích các hành động của người lao động (từ những cử động, đến động tác, thao tác) trong khi thực thi những trách nhiệm được phân công; phát hiện những yêu cầu chức năng tâm lý trong quá trình lao động; phát hiện những khả năng và giới hạn về sinh lý, tâm lý của con người; tìm mức độ hợp lý và tối ưu của những phương thức lao động; từ đó đề xuất những đònh mức, chỉ tiêu, tiến tới tiêu chuẩn hóa năng lực lao động của con người về thể chất, tâm lý và qua đó hoàn thiện nhân cách người lao động. 4.2. Phương pháp luận tiếp cận chủ yếu 4.2.1 Tiếp cận thực tiễn Lao động trước hết là một hoạt động thực tiễn. Cho dù là lao động sản xuất hay lao động quản lý, nghiên cứu, học tập cũng đều xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn. Lao động là một hoạt động có mục đích xác đònh nhằm đạt tới một mục đích nào đó, đáp ứng một yêu cầu nào đó từ thực tiễn. Để đạt tới mục đích nào đó người ta phải xác đònh nhiệm vụ cụ thể - có sự phân công và phối hợp giữa các bộ phận khác nhau; có sự sắp xếp trình tự hoạt động; có sự phân phối theo thời gian. Người lao động phải hiểu rõ làm việc vì cái gì, làm cho ai, với động cơ nào. Nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ và động cơ đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động lao động. Phát hiện tâm lý học lao động cũng xuất phát từ hoạt động thực tiễn đó và trở lại phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Vì vậy phương pháp lập luận tiếp cận để nghiên cứu tâm lý học lao động là tiếp cận với thực tiễn. Thực tiễn đặt ra những yêu cầu và nghiên cứu trở lại phục vụ và nâng cao nhận thức yêu cầu về thực tiễn Những đặc điểm tâm lý học cá nhân được rèn đúc, nhào nặn trong [...]... chủ yếu là sự phối hợp đồng bộ của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ trong một đơn vò hoạt động Về cơ bản tâm lý học lao động kó thuật là một khoa học thực nghiệm dựa trên cơ sở nguyên lý tâm lý học phổ biến và cơ sở sinh lý học lao động và các khoa học lao động khác như tổ chức lao động khoa học, kinh tế học lao động, xã hội học Vì vậy bên cạnh phương pháp điều tra - quan sát (gián đoạn cắt ngang và liên tục)... và lao động được đầu tư, Viện khoa học lao động Moskva đã phân chia thành các loại: - Lao động phổ thông, chủ yếu là lao động thể lực, không có máy móc, không được đào tạo, không có yêu cầu lành nghề; 2 Qua mô tả hoạt động lao động điều quan trọng là giải thích được các hành động, sự tác động qua lại của các hành động, nguyên nhân và cơ chế gây ra những hành động đó - Lao động bán lành nghề, lao động. .. hợp lý của mỗâi động tác và mỗi cử động; vào sự khéo léo và tiết kiệm trong mỗi cử động, mỗi động tác; vào kinh nghiệm, kó năng, kó xảo của người lao động Mỗi cử động, động tác được thực hiện trong những tư thế lao động khác nhau có hiệu quả rất khác nhau Tư thế lao động hợp lý tạo thuận lợi cho cử động, động tác phù hợp với yêu cầu về nhòp điệu, cường độ và quỹ đạo của cử động, động tác Tư thế lao động. .. chủ yếu của lao động này nay và những diễn biến tâm lý có thể xảy ra 2 Hãy giải thích ý nghóa và cơ sở của những phương pháp tiếp cận chủ yếu * Tài liệu tham khảo : 1 Kim Thò Dung, Nguyễn Ánh Hồng Đề cương bài giảng Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG.TPHCM, 1997 2 Phạm Tất Dong Tâm lý học lao động Tập bài giảng lớp cao học- Viện Khoa học giáo dục, 1997 3 Nguyễn Văn Lê Khoa học lao động NXB Lao động, 1995... Phân tích lao động nhằm những mục đích cụ thể khác nhau tùy theo mục đích của công trình nghiên cứu Tuy nhiên phân tích lao động trong tâm lý học lao động thường nhằm các mục đích sau: 1 Mô tả hoạt động lao động trên khía cạnh tâm lý (cảm giác, tri giác, trí tuệ…) dưới tác động của các yếu tố môi trường, của thiết bò, máy móc cũng như các yếu tố về tổ chức lao động * Theo phương tiện lao động, theo... giúp cho việc lựa chọn những cử động, động tác tối ưu Phân tích lao động phải bắt đầu từ việc nghiên cứu những cử động, động tác trong những tư thế khác nhau Hoạt động lao động là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, luôn luôn kèm theo công cụ lao động với nhiều cấp bậc khác nhau (lao động thủ công, bán cơ giới, cơ giới, bán tự động và tự động hóa) Hoạt động lao động của con người bao giờ cũng... như tổ chức lao động, trạng thái sức khỏe, năng suất lao động và thu nhập của người lao động, cung cách điều hành quản lý của người sử dụng lao động Trong nhiều việc, nhiều lónh vực, cần làm sao để có điều kiện lao động tốt, như có thể, người ta phải quan tâm trước hết đến môi trường lao động, tổ chức lao động hợp lý, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động 4 Các... của tình hình hoạt động lao động của các đối tượng điều tra, phát hiện những mối tương quan của các sự kiện, các hiện tượng tâm lý từ đó mà phát hiện những yếu tố tâm lý chủ yếu tác động đ n hiệu quả lao động, cũng từ đó phát hiện những nguyên nhân và hậu quả của các hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng đến người lao động, tập thể lao động và những vấn đề về tổ chức, chính sách lao động Có thể sử dụng một... tổ chức, vệ sinh, tâm lí, sinh lí v v… có tác động đến chức năng cơ thể con người, tinh thần thái độ lao động, sức khỏe và năng lực lao động, hiệu quả lao động hiện tại cũng như khả năng tái sản xuất sức lao động trước mắt và lâu dài" Nội dung của điều kiện lao động có thể chia thành bốn nhóm như sau: Phương pháp đánh giá mức độ nặng nhọc – độc hại của điều kiện lao động do Bộ Lao động, Thương binh... đã tác động đến xu hướng biến động của điều kiện lao động với nhiều mức độ khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến người lao động Mức độ tác động của điều kiện lao động lên trạng thái cơ thể người lao động có thể đong đếm được bằng nhiều phương pháp khác nhau: Khái niệm điều kiện lao động tuy có nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng tựu trung đều có cách hiểu thống nhất như sau: "Điều kiện lao động là

Ngày đăng: 02/01/2015, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan