Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013

124 6.5K 5
Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển toàn diện của con người trong suốt cuộc đời, đặc biệt đối với trẻ em, là cơ thể đang lớn và phát triển. Trên thế giới hiện có khoảng 800 triệu người bị đói kéo dài. Theo ước tính của WHO, hiện nay có khoảng 150 – 160 triệu trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 182 triệu trẻ em bị còi cọc [44]. Suy dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhất là châu Á và châu Phi [27]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm [8]. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại các nước đang phát triển là 36%, (bao gồm cả Việt Nam) là 26%[9]. Ở Việt Nam những năm gần đây, nền kinh tế ngày một phát triển, mặt bằng dân trí ngày được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ về dinh dưỡng lúc có thai, cho con bú, cho con ăn bổ sung vẫn còn phổ biến. Chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã triển khai nhiều năm, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể (51,5% năm 1985 sau 20 năm còn 25,2% ( năm 2005) và 21,2% (năm 2007) 19,9% (năm 2008) [24]. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đồng đều có nhiều nơi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn đang ở mức cao, nhất là các vùng có mức thấp về kinh tế xã hội trong cả nước. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2006), Lê thế Thự(2005), các yếu tố liên quan đến SDD trẻ em là điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình, trình độ văn hóa thấp, bỏ bú mẹ sớm [63],[65]. Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một huyện đồng bằng nằm ở vùng ven của tỉnh An Giang, là một huyện có nhiều đồng bào dân tộc Khơme 1 sinh sống, một huyện chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Hiện nay, mặc dù tình trạng kinh tế đã khá hơn, trình độ dân trí ngày được nâng cao và có nhiều chương trình y tế nhằm cải thiện sức khỏe nhân dân được triển khai, nhưng sự hiểu biết của các bà mẹ và cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ có thai và trẻ em vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi trong cộng đồng huyện Châu Thành tỉnh An Giang là 19,23% [58]. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thời gian qua tại huyện Châu Thành chưa được đánh giá đầy đủ, nhằm cung cấp những cơ sở khoa học đầy đủ cho việc đề suất những chương trình phòng chống suy dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dưới 5 tuổi tại địa phương chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ, mức độ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM - Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển toàn diện của con người trong suốt cuộc đời, đặc biệt đối với trẻ em, là cơ thể đang lớn và phát triển. Đối với xã hội, nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần làm giảm chi phí của nhà nước và xã hội cho việc chăm sóc y tế cho trẻ em. Vì vậy, Tổ chức y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và tất cả các Hội Nhi khoa các nước luôn cổ vũ việc nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như có luật quốc tế bảo vệ sữa mẹ. - Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ em trong năm đầu, giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển một cách tối ưu, tăng cường hệ miễn dịch, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ em, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Ngoài ra việc cho trẻ bú mẹ cũng tác động đến sức khỏe người mẹ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng cho bà mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, trẻ em cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, được ăn bổ sung từ tháng thứ 6 nhưng vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ và có thể kéo dài đến hết 2 năm đầu đời của trẻ. - Tuy nhiên việc thực hiện đúng như khuyến cáo không dễ dàng. Ở nước ta, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Tổng cục thống kê năm 2005, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu chỉ đạt 18,9% và đến 6 tháng chỉ còn 12,2%. 3 - Hiện nay chúng ta đang ở thời kì quá độ về dinh dưỡng, nên chịu gánh nặng kép về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Một tỷ lệ bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá cao: (thể nhẹ cân là 25,2%, thể còi cọc là 29,6%, năm 2010) [40]. - Ngày nay, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều tình trạng bệnh lý ở người lớn, bắt nguồn từ khi còn trẻ em, ngay cả ở thời kỳ bào thai. Các tình trạng bệnh lý này có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong thời gian mang thai, cũng như dinh dưỡng ở thời kỳ của trẻ em. Vì vậy, khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng đúng cho nhân dân nói chung và cho trẻ em nói riêng là một yêu cầu bức thiết trên phạm vi thế giới cũng như cho từng quốc gia. * Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình suy dinh dưỡng trên cơ sở các thông tin số liệu đó. Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: [28] - Nhân trắc học: Đó là việc đo những biến đổi của các kích thước cơ thể và các mô cấu trúc nên cơ thể ở các lứa tuổi và các thể suy dinh dưỡng khác nhau. Các chỉ số nhân trắc có thể thu thập trực tiếp từ các số đo hoặc từ một sự kết hợp của các kích thước thô như cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao… - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống: Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện sự bất hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ngay ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích các số liệu về tiêu thụ thực 4 phẩm và tập quán ăn uống cho phép rút ra các kết luận về mối liên hệ giữa ăn uống và tình trạng sức khỏe. Một số phương pháp thường dùng để điều tra mức tiêu thụ thực phẩm là phương pháp hỏi ghi nhiều lần trong 24 giờ; phương pháp cân đong tại hộ gia đình; và phương pháp điều tra tần xuất tiêu thụ thực phẩm. - Các thăm khám thực thể, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng. - Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hóa sinh ở dịch thể và các chất bài tiết (máu, nước tiểu…) để phát hiện mức bão hòa chất dinh dưỡng. - Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dưỡng. - Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê Y tế để tìm hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng. - Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Quá trình phát triển của trẻ là kết quả tổng hợp các yếu tố di truyền và ngoại cảnh, trong đó các yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối chính trong sự phát triển của trẻ em, ít nhất đến 5 tuổi. Vì vậy, thu thập các kích thước nhân trắc là quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng [16]. 1.2. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM HIỆN NAY. 1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới Để xác định các vùng có nguy cơ về SDD trên thế giới, từ đó có sự can thiệp thích hợp, năm 1995 Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bảng phân loại sau đây: 5 Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của WHO năm 1995 Chỉ tiêu Mức độ SDD (%) Thấp Trung bình Cao Rất cao Nhẹ cân (underweight) <10 10-19 20-29 >=30 Thấp còi (Stunting) <20 20-29 30-39 >=40 Gầy còm (wasting) <5 5-9 10-14 >=15 Nguồn: NIN and GSO1, 2009 Với bảng phân loại trên thì sự đánh giá mức độ SDD khác nhau tuỳ theo thể của SDD, nguyên nhân điều này là do những ý nghĩa khác nhau về các chỉ số đánh giá như đã được phân tích ở phần trên. Trên thế giới hiện có khoảng 800 triệu người bị đói kéo dài. Theo ước tính của WHO, hiện nay có khoảng 150 – 160 triệu trẻ em <5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân và 182 triệu trẻ em bị còi cọc [44]. SDD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhất là châu Á và châu Phi [27]. Dựa vào dữ liệu toàn cầu của WHO về tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn từ 1980-1992 ở 79 nước đang phát triển trên Thế giới ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh và Thái Bình Dương, cho thấy có hơn 1/3 trẻ em trên Thế giới bị SDD, tình hình tại châu Mỹ La Tinh là khả quan hơn cả với tỷ lệ SDD ở mức thấp và vừa theo phân loại của WHO, tại Châu Á hầu hết các nước, tỷ lệ suy dinh dưỡng đều ở mức cao và rất cao, tại Châu Phi tỷ lệ suy dinh dưỡng là sự kết hợp của tình trạng suy dinh dưỡng ở một số nước ở mức cao và rất cao. Có 80% trẻ em bị SDD sống ở châu Á, mà chủ yếu là ở Đông Nam Á, 15% ở châu Phi, và dưới 5% ở châu Mỹ La tinh [28]. Có 6 khoảng 43% trẻ em (tương đương 230 triệu) ở các nước đang phát triển bị còi cọc. Nguy cơ SDD thể nhẹ cân ở châu Á gấp 1,5% lần so với châu Phi và nguy cơ bị SDD ở châu Phi cao gấp 2,3 lần so với châu Mỹ La tinh. Một số nước có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao ở giai đoạn này như Bangladesh: 65,8%; Ethiopia: 47,7%, Indonesia: 39%; Lào 36,7%; Myanma: 38%; Việt Nam: 45%; Malaysia: 29% (vùng nông thôn là 46,2%) [35]. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tần suất trẻ có cân nặng lúc sinh thấp dưới 2500 gam cao hơn 10% so với các nước trong khu vực [27]. Các dữ liệu của WHO năm 2000 cho thấy, SDD thể còi cọc ở các nước đang phát triển đã giảm từ 47% năm 1980 xuống 33% và xu hướng sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 29% vào năm 2005. Điều này có nghĩa rằng, vào năm 2000 có khoảng 182 triệu trẻ em bị còi cọc ở các nước đang phát triển, ít hơn so với 20 năm trước là 40 triệu trẻ em. Trong số 182 trẻ bị còi cọc này có 70% số ở châu Á, 26% số ở châu Phi và 4% sống ở châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê. Xu hướng giảm tỷ lệ SDD được nhận thấy ở tất cả các vùng, nhưng châu Phi là vùng có xu hướng giảm thấp nhất (từ 41% xuống 35% [82]). Các báo cáo về dinh dưỡng toàn cầu cho thấy, tỷ lệ SDD vẩn còn cao và những chương trình để làm giảm tỷ lệ này vẫn còn chậm trên hầu hết các vùng. Trong năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi trong các quốc gia đang phát triển bị thấp còi là 33% và khoảng 27% nhẹ cân [14],[22]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm [8]. Năm 1994, tỷ lệ SDD trẻ em tại các nước đang phát triển là 36%, ở các nước Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam) là 26%[9]. 7 Bảng 1.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở các nước Singapore 14% Trung Quốc 16% Thái Lan 19% Miến Điện 39% Philippin 28% Lào 40% Indonesia 34% Campuchia 25% Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 cho biết, có đến hơn ¼ (26,7%) tổng số trẻ em trên thế giới (khoảng 150 triệu) bị suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, 32,5% trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm [20]. Trong số này, Châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất 70 %, Châu phi 26% và 4% là Châu Mỹ Latinh. Suy dinh dưỡng còn góp phần làm 49% trong tổng số 10,7 triệu trẻ chết trước khi đến tuổi nhập học. Như vậy, SDD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nhất là các nước đang phát triển, tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế của từng nước. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tại một số quốc gia được chúng tôi ghi nhận như sau: Tại Palestin, nền kinh tế Palestine đang suy thoái trầm trọng, thiếu chăm sóc về Y tế đang đặt trẻ em vào tình trạng bệnh tật và SDD. Theo nghiên cứu của Abdeen Z và cộng sự, năm 2007, trẻ em ở Bờ Tây và dãy Gaza Palétin có tỷ lệ SDD là 9,2% - 12,7% [73],[74]. Nghiên cứu của Shah, Pakistan có 26% trẻ gầy còm, 55% thấp còi và 15% bị cả gầy còm và thấp còi. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng là do mẹ mù chữ, cha thu nhập thấp, gia đình đông con và gia đình có con bị thấp còi. Tỷ lệ SDD không khác nhau về giới của trẻ. Tỷ lệ này cho thấy ở vùng nông thôn Pakistan, cha mẹ chú ý nuôi con trai hơn con gái chưa được chứng minh [78]. Nghiên cứu của Castillo.C và cộng sự tại Nam Phi năm 1999, cho biết kiến thức và thực hành của bà mẹ chưa cao cũng là tác nhân gây SDD cho trẻ [78]. 8 1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ SDD trẻ em của các vùng khác nhau ở Việt Nam. Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng năm 2002 cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em của các vùng ở Việt Nam như sau [8]. Bảng 1.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em theo vùng Vùng địa lý SDD nhẹ cân SDD còi SDD cấp Đồng bằng Sông Hồng 26,6 28,0 6,5 Đông Bắc bộ 33,4 39,2 9,1 Tây Bắc bộ 36,0 40,4 10,9 Bắc Trung bộ 36,0 39,4 8,9 Duyên hải Nan trung bộ 32,6 33,5 8,2 Tây nguyên 40,2 46,3 7,9 Đông Nam bộ 24,4 26,2 7,3 Đồng bằng Sông cửu long 28,0 31,4 8,4 Toàn quốc 30,1 33,0 7,9 Nguồn: Viện Dinh Dưỡng 2009 Trong những năm gần đây, tỷ lệ SDD ở Việt Nam đã giảm đáng kể so với những thập niên trước, tuy nhiêm tỷ lệ này vẫn được xem là cao so với thế giới. Cụ thể, từ 31,9% năm 2001 xuống còn 25,2% năm 2005 [8]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2006), Lê thế Thự(2005), các yếu tố liên quan đến SDD trẻ em là điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình, trình độ văn hóa thấp, bỏ bú mẹ sớm [63],[65]. Đến nay, theo viện dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam vẫn còn tới gần 1,8 triệu trẻ SDD thể nhẹ cân, đặc biệt, còn tới 2 triệu trẻ thấp còi và 300 ngàn trẻ SDD nặng. Do đó, SDD hiện vẫn là thách thức lớn đối với nước ta, đặc biệt là ở những vùng khó khăn. SDD trẻ em chủ yếu do đói nghèo và sự hạn chế trong việc thay đổi nhận thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Vì vậy, mục tiêu chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng Quốc gia của ngành y tế từ nay đến năm 2020, cố gắng đạt mục tiêu: nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ; 9 giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%; cụ thể, sẽ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 26%, không còn các tỉnh và các vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức rất cao (trên 30%), kiểm sóat các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng [7]. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam giảm từ 44,9% năm 1995 xuống còn 33,8% năm 2000 và còn 25,2% năm 2005 [8],[17]. Như vậy trong vòng 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005, tỷ lệ SDD trẻ em giảm đi 19,7% [8]. Đó là mức giảm khá nhanh so với các nước trong khu vực. trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể [7]. Qua các cuộc điều tra về tình hình SDD ở trẻ em các tỉnh phía nam của bộ môn Nhi - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1998; theo cách phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao cho thấy rằng, tỷ lệ SDD tăng theo tuổi: khoảng 24% ở trẻ dưới 6 tháng, tăng 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và 70% ở trẻ dưới 15 tuổi [8]. SDD mãn tiến triển có tỷ lệ thấp 10%; SDD cấp và SDD mãn di chứng có tỷ lệ gần bằng nhau: 45% [8]. Qua đó chúng ta thấy rằng nếu chỉ dựa vào cân nặng theo tuổi chúng ta sẽ bỏ sót rất nhiều trường hợp suy dinh dưỡng mãn tính di chứng. ở các khu lao động nghèo và các trại trẻ mồ côi, tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao 60% ở trẻ dưới 5 tuổi [44]. Theo kết quả điều tra của Bộ y tế về tình hình SDD ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2001 là 31,9% giảm xuống còn 30,12% vào năm 2002 [9]. Trẻ SDD tập trung ở khu vực nông thôn - nơi bị nghèo đói, thiên tai hoành hành, trẻ sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của người lớn [20]. Năm 2002, Quảng Bình và Đak lak vẫn là những tỉnh có tỷ lệ SDD cao nhất nước: 45,3%, Hà Tĩnh là 39,1%, Thanh Hóa 37,2%, Hòa Bình 36,2%, Nghệ An 34,7% [6]. 10 [...]... dinh dưỡng chung trước và sau can thiệp - So sánh tỷ lệ và mức độ trẻ SDD theo các thể trước và sau can thiệp Bước 4: Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thực hành phòng, chống SDD So sánh tỷ lệ phần trăm của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước, sau can thiệp Đánh giá hiệu quả can thiệp. .. và phòng chống SDD trẻ em của tỉnh An Giang, tỷ lệ SDD trẻ em qua 5 năm cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở An Giang giảm 5, 65% , bình quân mỗi năm giảm 1,13% [60] Bảng 1.6 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở An Giang Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ % SDD trẻ em < 5 tuổi 25% 22,2% giảm 2 ,5% 20,6% giảm 1,6% 19 ,5% giảm 1,1% 19, 35% giảm 0, 15% 1.2.4 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện. .. thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013 Bước 1: Khảo sát tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ trẻ dưới 5 tuổi trước can thiệp ở 3 xã đối chứng và 3 xã can thiệp * Kiến thức đúng về phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước can thiệp Gồm những nội dung sau: - Hiểu biết về thời gian... thiệp + Tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở 3 xã can thiệp + Các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở 3 xã can thiệp - Hoạt động can thiệp Các hoạt động can thiệp cộng đồng phòng, suy dinh dưỡng như sau + Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng + Chương trình thực hành thay đổi hành vi + Chương trình quản lý trẻ dưới 5 tuổi bị SDD... phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp (Nội dung khảo sát như trước can thiệp) * Khảo sát thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp (Nội dung khảo sát như trước can thiệp) 36 * Tỷ lệ và mức độ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được quản lý tại trạm y tế xã sau can thiệp (ở 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng ) - So sánh tỷ lệ trẻ suy dinh. .. trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang - Liên quan đối với trẻ: + Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với nhóm tháng tuổi + Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với giới của trẻ + Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ em với cân nặng lúc sinh + Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ em với tiêm ngừa cho trẻ 30 - Liên quan từ phía mẹ: + Liên quan giữa tuổi mẹ lúc mang thai... đa 5- 10% trong số trẻ em dưới 5 tuổi [2],[3],[13],[ 25] 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Trẻ em dưới 5 tuổi tính đến thời điểm ngày 01/4 /2013 - Các bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thuộc đối tượng trẻ nghiên cứu trên của huyện Châu Thành tỉnh An Giang 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu - Trẻ em dưới 5 tuổi tính đến ngày nghiên cứu 01/4 /2013, ... suy dinh dưỡng của trẻ + Liên quan giữa yếu tố dân tộc của mẹ với suy dinh dưỡng của trẻ + Liên quan giữa trình độ văn hóa của mẹ với suy dinh dưỡng của trẻ + Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với suy dinh dưỡng của trẻ + Mối liên quan giữa SDD trẻ em với thực hành dinh dưỡng của mẹ + Liên quan giữa kiến thức của mẹ về phòng chống suy dinh dưỡng với tỷ lệ SDD của trẻ 2.2.4.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp. .. Châu Thành Theo báo cáo Ngành Y tế huyện Châu Thành thì tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) có giảm đáng kể 21 ,56 % năm 2010, 20 ,50 % năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 19,23%, qua 3 năm cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Châu Thành giảm 2,33%, bình quân mỗi năm giảm 0,77%. [56 ], [57 ], [58 ] 1.3 ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI VÀ HẬU QUẢ SUY DINH DƯỠNG 1.3.1 Định nghĩa - Suy. .. thiệp về thay đổi nhận thức của bà mẹ So sánh tỷ lệ phần trăm của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước sau can thiệp Đánh giá tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thoát suy dinh dưỡng sau can thiệp tại các xã can thiệp và các xã đối chứng 2.2 .5 Phương pháp thu thập số liệu: Được phỏng vấn tại hộ gia đình 2.2 .5. 1 Công cụ nghiên cứu - Bộ câu hỏi phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi - Cân trọng lượng 30kg của . SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 200 0 - 200 9: Bảng 1.4. Tình hình suy dinh dưỡng các thể qua các năm Thể SDD 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 Nhẹ cân (%) 33,8 31,9 30,1 28,4. cao Nhẹ cân (underweight) < ;10 10-19 20- 29 >=30 Thấp còi (Stunting) < ;20 20-29 30-39 >=40 Gầy còm (wasting) <5 5-9 10- 14 >=15 Nguồn: NIN and GSO1, 200 9 Với bảng phân loại trên. dưỡng trẻ em ở An Giang Năm Tỷ lệ % SDD trẻ em < 5 tuổi 200 8 25% 200 9 22,2% giảm 2,5% 201 0 20, 6% giảm 1,6% 201 1 19,5% giảm 1,1% 201 2 19,35% giảm 0,15% 1.2.4. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ

Ngày đăng: 02/01/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan