ý nghĩa đạo đức và lòng từ của phật giáo trong xã hội hiện đại

38 506 0
ý nghĩa đạo đức và lòng từ của phật giáo trong xã hội hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ý NGHĨA ĐẠO ĐỨC VÀ LÒNG TỪ CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Thích Nhuận Đức A. DẪN NHẬP Người đi qua cuộc đời với muôn ngàn lẽ sống, mỗi phương diện của cuộc đời người thể hiện bằng những hành động, cách sống và suy nghĩ khác nhau. Mỗi quốc độ, mỗi lãnh thổ, người hòa mình vào dòng trôi của lịch sử thế nhân, lần trôi trong luân chuyển của kiếp người. Cuộc sống luôn đầy đủ cả hạnh phúc và khổ đau. Trước đó là tiếng cười nhưng sau lại là những giọt nước mắt đã ẩn dưới làn mi xanh. Người mơ ước lắm, mong mỏi lắm cái vĩnh hằng của hạnh phúc, những chốn bình ổn và người với người chung nhau trong tiếng cười đểụ cuộc sống như một khúc hoan ca. Người ta đến với cuộc đời, tuy mong mỏi như vậy nhưng nếu không có một sự nỗ lực trau dồi đạo đức và tạo lập tình thương mà dừng lại ở chỗ đó thì phi thựỉc tế và khổ đau còn đầy trong tâm khảm. Đêm qua, giây phút giao thoa của vũ trụ rền lên tiếng nổ của những cuộc bạo động gây nên thảm khốc bi thương. Tội nghiệp thay những ánh mắt trẻ thơ vô tư phủ mờ màn lệ bởi những người thân lìa trần. Ôi! Họ nào có tội tình chi và nỗi đau của cuộc đời cứ thế nhân lên và kéo dài đến vô tận và khát vọng chỉ vẫn còn ấp ủ của một kiếp người. Trong thuở hồng hoang của nhân loại, Đạo Phật đã ra đời mang lại tiếng nói yêu thương và một chủ trương giáo lý diệt khổ. Với chủ trương ấy, hai mươi lăm thế kỷ tồn tại, Phật giáo mang đến cho nhân loại những sự thật của nhân bản. Đạo đức, lòng thương bao la và tiếng nói tĩnh thức nhân tâm mà con người thường lãng quên trong lợi danh của kiếp người. Có thể nói Phật giáo là một trường phái Triết Học, một Tôn Giáo Học, một Nghệ Thuật Học, một môn Nhân Bản Học… Vẫn không thiếu không thừa, Phật giáo đến với cuộc đời đầy đủ trong mọi phương diện phục vụ cho mọi đối tượng và đặc biệt là đưa con người vượt thoát khổ đau, tự mình hoàn thiện đạo đức cá nhân mà vẫn không tách rời khỏi cuộc sống hiện tại. Người viết cũng như mọi người cũng cộng sinh trong môi trường và sống chung cùng thời đại, dĩ nhiên những gì tiền nhân mong mỏi, đời hiện tại trông mong thì điều đó cũng tồn tại trong lòng của mỗi cá nhân. Hướng về cái đẹp, xây dựng cái đẹp hay nói cách khác là xây dựng Chân, Thiện, Mỹ, bất cứ quốc gia nào cũng muốn, lãnh thổ nào cũng tôn trọng bởi con người không ai muốn nhận mình là kẻ xấu xa, người hèn mọn. Xây dựng được những điều đó do đâu? Thưa chỉ có duy nhất là Từ Bi và Đạo Đức giáo lý của Phật giáo. Cho nên tự mình cũng muốn tìm hiểu, tự mình vốn mang trọng trách của Kẻ Sĩ Xuất Gia, người viết rất muốn thể hiện một khoảng rất nhỏ trong sâu thẳm nhiệm mầu của Giáo Lý và chuyển tải đến mọi người tiếng nói tri âm. 1. Lý Do Chọn Đề Tài Và Mục Đích Nghiên Cứu: 1.1. Lý do: Đạo Đức và Lòng Từ Bi là hai lĩnh vực rất quan trọng. Muốn hoàn thiện bản thân, nếu không lấy Đạo Đức làm tiêu chuẩn, Từ Bi làm cách xử thế thì chỉ là đáy nước tìm trăng. Cổ nhân dạy rằng: “Tôn mạc tôn hồ đạo, mỹ mạc mỹ hồà đức. Đạo đức chi sở tồn, tuy thất phu, phi cùng giả. Đạo đức chi sở bất tồn, tuy vương thiên hạ phi thông giả”.[15,159] Tạm dịch: “Tôn quý không gì hơn đạo, tốt đẹp không gì tốt đẹp hơn đạo đức. Đạo đức còn, dù kẻ thất phu chăng nữa cũng chẳng màng. Đạo đức chẳng còn, làm vua chúa cũng chẳng phải người thông”. Chứng tỏ rằng cổ đức đã đánh giá rất cao về đạo đức, lấy đạo đức làm chuẩn mực cho cái đẹp của cuộc đời. Bên cạnh đó, đạo Phật đem lòng thương bao la đến cho vạn loại như một tôn chỉ truyền đạo, đây cũng là then chốt và điều tâm đắc của người viết trong quá trình học. 1.2. Mục đích: Là Tu Sĩ, phạm trù Đạo Đức và Từ Bi sẽ được người viết dùng nhãn quan Phật học để quan sát. Căn cứ trên đời sống con người và thực trạng khổ đau mà kiếp nhân sinh đang lần trôi làm đối tượng để nghiên cứu. Chân Thiện Mỹ ngàn năm vẫn tồn tại, tình thương vô biên từ xưa đến nay vẫn được tôn thờ, ca tụng. Nhưng xã hội ngày một biến đổi thì chúng ta phải biết ôn cố tri tân, dùng những cái mà người xưa để lại một cách uyển chuyển làm tinh thần giáo dục giải thoát tối hậu mà Chư Phật và Tổ Sư đã dày công truyền bá. Qua đó xây dựng một nhìn nhận xác thực hơn, sâu xa hơn về chính mình và mọi người để cùng nhau quay về với giải thoát cao đẹp. Đạo đức Phật giáo là một nếp sống an lạc, không đi đôi với khổ. Với ý nghĩa ấy, tập luận văn này sẽ khảo cứu nhằm làm rõ Đạo Đức của Phật giáo trong cuộc sống tu tập giải thoát. Bên cạnh đó triển khai những chức năng của đạo đức là “Xây dựng một nếp sống hài hòa với thiên nhiên và làm cho môi trường sống vừa lành vừa đẹp”. [2,19] 2. Phạm Vi Và Đối Tượng Nghiên Cứu: 2.1. Phạm vi nghiên cứu: Đây chỉ là mộỉt Luận Văn Cấp Cử Nhân Phật Học, số lượng trang có giới hạn nên đối với một Đề Tài rộng lớn như Đạo Đức và Lòng Từ Bi của Phật giáo thì không thể khai triển hết được. Trong điều kiện cho phép, Luận Văn này chỉ trình bày khái quát ý nghĩa và nêu ra một số tính chất, ứng dụng cơ bản của Đạo Đức và Lòng từ trong đời sống nhân sinh, giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội rộng lớn, giữa con người và vạn loại cỏ cây (môi sinh). Tuy người viết có nỗ lực trình bày với các chương mục như dàn bài đã nêu chắc cũng chỉ là những nét chấm phá nhỏ giữa bức tranh toàn cảnh to lớn của Tôn Giáo và Tam Tạng Thánh Điển của Phật giáo. Tuy nhiên, nhân nơi đây người viết cố gắng tìm kiếm những cái mới mẻ, bổ ích trong khi trình bày, nhân đó làm cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu sau này. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Tôn giáo có mặt để phục vụ cho lợi ích của con người. Bất kỳ tôn giáo hay trào lưu tư tưởng nào cũng lấy con người làm đối tượng truyền giáo. Đức Phật cũng đã khẳng định mục đích ra đời độ sanh của Ngài trong Kinh Pháp Hoa “Ta ra đời vì muốn khai ngộ cho chúng sanh cái thấy biết của chư Phật”. Tiền nhân đã vậy, người viết cũng học hỏi và làm theo. Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là Đạo Đức và Lòng Thương của con người đang sống trong xã hội ngày nay. Ở hai lĩnh vực Tôn Giáo và Xã Hội, điểm chính là tìm ra những ý nghĩa cần thiết nhằm giúp cho những đối tượng được đề cập tìm thấy sự quan trọng để phát huy hơn nữa cái cao quý vốn có của Đạo Đức và Lòng Từ Bi Phật giáo. Sự tương quan cuộc sống của con người có Đạo Đức với những người xung quanh và sự đóng góp của họ vào đời sống thế nhân và xã hội, đưa con người đến với những giá trị đích thực, bảo vệ quyền lợi sống và vun bồi môi trường sống. Nâng cao sự giáo dục cá nhân và đường hướng cho đời sống cộng đồng. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : Ý NGHĨA ĐẠO ĐỨC 1. Khái niệm về Đạo Đức: 1.1. Định nghĩa: Đạo đức là một danh từ chỉ về nhân cách của con người. Rất thường gặp và dễ dàng hiểu tùy theo trình độ. Đạo đức tiếng Anh gọi là Ethic có nghĩa: Moral principles that control or influence a person ‘s behaviour A system of moral principles or rules of behavioul. [24, 125] “Những nguyên lý đạo đức chế ngự và ảnh hưởng đến hành vi của con người. Hệ thống những nguyên lý đạo đức hay nguyên tắc đạo đức của hành vi”. Từ điển Đào Duy Anh giải thích: Nguyên lý tự nhiên là đạo, được vào lòng người là đức. Cái pháp lý người ta nên noi theo. [1, 251] Từ điển Thiều Chửu định nghĩa: Đạo Đức là cái đạo để lập thân .[10, 177] Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích. [17, 5] 1.2. Thích nghĩa: Đạo đức là một danh từ có nghĩa rất rộng. Ý nghĩa đặc biệt của danh từ này không đơn giản là ngữ nghĩa mà hàm nghĩa chỉ về một phạm trù mang đầy đủ tính cách, phẩm chất và cả đời sống của một con người. Nó vượt ra ngoài danh lợi, địa vị và giai cấp. Đạo đức được giải thích ngắn gọn ở phần trên, ở phần nội dung xin được tìm hiểu những khái niệm về Đạo Đức của các nền văn hóa Đông - Tây kim cổ. 1.3. Quan điểm Đạo Đức về triết học Đông - Tây: 1.3.1. Quan điểm đạo đức về triết học Phương Tây: Đến khoảng thế kỷ 16-17, sau các cuộc cách mạng khoa học thì người Tây Phương cũng có những chuyển biến mạnh mẽ trong trào lưu tư tưởng. Khi vật chất đã đầy đủ, họ quay về với triết lý nhân sinh quan… Sự khai sinh ra xã hội học và các khoa học khác làm phong phú thêm đời sống nhân văn. Đạo đức Tây Phương quan niệm như một môn học và cũng có đối tượng nghiên cứu. Từ điển Gran Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người, biểu hiện qua phần lời và ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và lý trí”.[25,145] Đó là định nghĩa tiêu biểu mà ta thường thấy những học giả Tây Phương lấy làm chuẩn mực. Cơ sở lập luận chính ở đây chính là con người và những biểu hiện của con người trong cuộc sống cá nhân và đối với người xung quanh. Tuy có khác nhau về nền văn hóa, tập tục, mỗi một Tôn Giáo hay trường phái Triết Học có cách giải thích riêng. Thường những giải thích ấy phù hợp với thời đại họ đang sống và cũng lấy con người làm chuẩn mực để đánh giá và giải thích. Aristore là một tiêu biểu : “Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển các đức tính thật tốt của một con người… Hạnh phúc ấy đồng nghĩa với đạo đức”[25,137]. Aristore là một triết gia nổi tiếng của Phương Tây. Quan điểm về đạo đức của ông được biểu hiện quá rõ ràng qua lời phát biểu đã nêu. Ở đó ta tìm thấy được giá trị đích thực và mục đích của cuộc sống. Con người phải hoàn thiện những đức tính tốt mới có được hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là đạo đức. Lúc đó họ cảm thấy mình hạnh phúc hơn và yêu cuộc sống này hơn. Socrates cũng cho ta thấy đạo đức là một trật tự ổn định của xã hội, không có màu sắc phân biệt, đố kỵ tín ngưỡng. Ông nhận định “Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ. Chúng ta phải tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần học hoàn toàn phù hợp với người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo thì xã hội mới ổn định”.[25,193] Như vậy theo Socrates, một quy luật chung cho toàn xã hội và đạo đức đóng vai trò lành mạnh hóa xã hội. Liên hệ đến hiện tại, nếu ý kiến này của Soccrate được ứng dụng thì không có các cuộc chiến tranh sắc tộc và kỳ thị Tôn Giáo gây bao nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Tính cao quý của đạo đức đã được Soccrate đánh giá đúng bởi chỉ có nó con người mới có thể tiến đến xa hơn và không đè bẹp nhau bằng súng ống quân sự. 1.3.2. Quan điểm đạo đức về triết học Phương Đông: Người Đông Phương lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm cách đối nhân xử thế. Bên cạnh những tập tục thuộc văn hóa vật chất, thuần phong mỹ tục, Đông Phương còn có một nền triết học mang đậm nét tâm linh. Nhưng tôn giáo vốn như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Khổng giáo, Lão giáo… là những nền triết học vừa mang tính cách xã hội , vừa mang đậm nét tâm linh. Đạo đức là một điểm rất được chú ý trong các nền triết học này nhưng chung quy là vẫn muốn hoàn thiện nhân cách con người, hướng họ về an ổn mà không phương hại đến đời sống cá nhân của họ. Từ điển Từụ Nguyên giải thích: Đạo đức: Lễ Khúc Lễ viết: “Đạo đức nhân nghĩa phi lễ bất thành”, Sở Chú Châu Lễ: “Đạo đa tài nghệ, đức năng cung hành, kim vị đạo đức nhi ngôn chi, tắc bao la vạn sự liễu chi, ngôn tắc nhân chi tài nghệ, thiện hạnh vô nhân đại tiểu tu lễ hành chi. Thị lễ vi đạo đức chi cụ. Cố vân phi lễ bất thành, nhân chi tài nghệ thiện hạnh, đắc vi đạo đức dĩ thân hữu tài nghệ sự đắc khai thông. Thân hữu mỹ thiện, ư lý vi đắc cố xưng đạo đức dã”, Lão Tử: “Đạo sanh chi, đức xuất chi, thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức. Đạo chi tôn đức chi quý phù mạc chi mạng nhi thường tự nhiên vương”, Nặc Chú: “Đạo giả vật chi sở do, đức giả vật chi sở đắc giả, kim thân sinh chúng nhơn sở công tôn tuân chi lý pháp cập hành vi chi hiệp ư lý pháp giả, vi đạo đức”. [11,523] Tạm dịch: Đạo đức: Lễ Khúc Lễ nói : “Đạo đức nhân nghĩa không lễ không thành” , Trịnh Chú Châu Lễ giải thích rằng: “Đạo nhiều tài nghệ, đức có thể vâng làm. Nay nói về đạo đức, nếu nói rộng thì bao trùm cả vạn sự, nếu nói tâm là tài nghệ và thiện hạnh của con người. Không luận rộng hay hẹp đều phải dùng lễ mà thực hành, lễ này là công cụ tạo nên đạo đức cho nên nói không lễ không thành tài nghệ thiện hạnh của con người. Người được coi có đạo đức là nhờ bản thân được khai thông. Bản thân có sự tốt đẹp với đạo lý cho nên gọi là đạo đức”, Lão Tử dạy rằng: “Đạo sanh vạn vật, đức nuôi lớn, vì vậy không có vật gì là không tôn đạo và quý đức. Sự tôn trọng đạo và quý đức không ai dạy mà có một cách tự nhiên”, Vương Nặc giải thích rằng : “Đạo là lý do của vật. Đức là chỗ dựa của vật, nay gọi chung là lý pháp mà mọi người đều phải tuân theo và lý pháp mà mọi người phải làm là đạo đức vậy”. Giải thích như vậy quả là tiêu biểu cho một nền văn hóa và Triết Học của Trung Quốc. Cách quan niệm về đạo đức rõ ràng hai đức tính tân quý và quan trọng. Trong phần giải thích tổng quát này có sự đóng góp của Lão Tử, một triết gia lớn của Trung Hoa. Lão Tử nhấn mạnh sức sống của đạo đức trong đời thường và hiểu rộng là sự cấu sinh vạn vật. Bao quát và hơi trừu tượng song hành với triết lý của Lão Tử. Triết học Khổng Phi Tử hay còn gọi là Đạo Khổng cũng góp phần vào nền triết học Á Đông. Ở đây ta chỉ chú trọng tìm hiểu ở khía cạnh đạo đức để tìm ra sự phong phú của nó. Một học giả Việt Nam nhận xét về quan niệm đạo đức của Khổng Tử: “Triết học nhân sinh của Khổng Tử còn một điểm cuối cùng nữa là không những chú trọng về động cơ mà còn chú trọng vào sự dưỡng thành phẩm hạnh đạo đức hơn. Khổng Tử luận về hành vi phân ra ba tầng, một là động cơ, hai là phương pháp, ba là phẩm hạnh. Động cơ với phẩm hạnh thuộc về nội dung của hành vi. Khi chúng ta luận về đạo đức thì đại khái có hai phương diện là nội dung và ngoại biểu. Chúng ta làm một việc gì hoặc sợ hình phạt hay ham lợi ích mà làm, đấy là đạo đức của ngoại biểu, nếu vì lương tâm của chúng ta thúc đẩy chúng ta làm thì đấy thuộc về nội dung của đạo đức”.[21, 248] Nội dung của đạo đức lại chia ra làm hai dạng. Một trọng về động cơ về thiên lý, hay là mệnh lệnh của đạo đức, có một thế lực về hạnh phúc đẩy ta làm điều thiện, tránh điều ác. Một hạng lại chú trọng vào phẩm hạnh tập quán của đạo đức. Tập quán trở nên phẩm hạnh, có người vì tập quán đạo đức thấy điều thiện thì tự nhiên làm, thấy điều ác thì tự nhiên bỏ. Triết học nhân sinh quan của Khổng Tư ũchú trọng về đạo đức tập quán, cho nên mới chủ trương “tính tương cận dã, tập tương viễn dã”, “tính người ta vốn gần vì tập quán mà xa mãi nhau”. Khổng Tử đã lợi dụng tập quán để gây nên phẩm hạnh đạo đức đến chỗ “Tòng tâm, sở dục bất dũ củ”. Theo cái gì mà lòng muốn của mình không vươn ra ngoài quy củ của trời đất. Đây là chỗ tuyệt điểm trong môn giáo hóa nhân cách của Khổng Tử vậy. [21, 249] Qua sự nhận định về đạo đức, các triết gia tiêu biểu Đông Tây cho ta thấy được điểm tương đồng và dị biệt của hai nền văn hóa có chiều hướng phát triển khác nhau. 1.4. Quan điểm đạo đức của người Việt Nam: Dân tộc Việt nam có một truyền thống đạo đức được xây dựng từ thời lập quốc cho đến bây giờ. Bao thăng trầm của lịch sử cũng chẳng làm phai mờ đi truyền thống đó. Đạo đức của người Việt rất đơn giản như câu nói miệng của nhân dân “Có Đức mặc sức mà ăn”. “Có Đức” tức là có đạo đức tạo cho con người có phẩm chất cao quý, “mặc sức mà ăn” nghĩa là người nhận được những hạnh phúc từ cội đức của mình mà có. Nếu trình bày về quan điểm đạo đức của người Việt Nam thôi thì khó mà phản ánh được văn hóa Việt. Văn hóa Việt Nam bao gồm cả thảy 54 nền văn hóa nhỏ hợp thành nên rất đa dạng và phong phú trong mọi khía cạnh. Người viết đành chọn một định nghĩa đạo đức được sách đánh giá khi nói về truyền thống đạo đức của cha ông:“Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hột thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, nói tổng quát phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng đạo đức mà có” [16, 136] . Con người sống trong cuộc đời có rất nhiều sự tương quan với nhau nên tiêu chuẩn đạo đức phải đặt lên trên hết. Nguyễn Trải trong bài Bình Ngô Đại Cáo cũng có những lời lẽ mang tính đạo đức tiêu biểu, nói lên quan điểm của người Việt Nam, thậm chí đối với kẻ thù. Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước đại việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. [22, 268] Cái văn: Nhân nghĩa chi cử, yêu tại an dân. Điếu phạt chi sử mạc tiên khử bạo. Hay: Chí nhược thần vũ bất sát Đại đức hiếu sinh Niệm quốc gia trường cầu chi kế Phóng thập vạn khắc hàn binh. [22, 312] Dịch: Đến như: Thần võ chẳng giết Đức lớn hiếu sinh Nghĩ đến kế lâu dài đất nước Thả cho về lo vạn hàng binh. Hoặc dân gian lưu hành: Một đường đạo đức gắng noi gương Đường ấy từ bi với thiện lương Bác ái tha nhân không biệt chủng Thế gian đổi lại cõi thiên đường. 1.5. Quan điểm đạo đức của Phật Giáo: Phật giáo là một Tôn Giáo xuất hiện sớm trong lịch sử của nhân loại. Một Tôn Giáo khai sáng bằng Tu Chứng và Trí Tuệ, có tôn chỉ mới mẻ với thời bây giờ, oằn mình trong nỗi đau phân biệt đẳng cấp, kì thị của con người phong kiến, họ giẫm lên nhau trong từng hoàn cảnh sống nên thế gian này đã khổ còn khổ hơn. Vì vậy khi tìm ra con đường giải thoát Đức Phật nói lên tiếng nói của giải thoát khổ đau. Trước hết “Chúng ta có thể nói những lời dạy của Đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào? trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sinh của Ngài, sau đó ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta”.[2,24] Toàn bộ hệ thống giáo lý mà Đức Phật giảng thuyết suốt 49 năm đều chung vào một mục đích nói khổ và con đường diệt khổ. Nhưng giáo lý ấy nếu ta cứ mãi nhìn bằng nhãn quan phán xét hay bình phẩm thì nó chỉ dừng lại ở góc độ bàng quan, nếu muốn hiểu và cảm nhận hết không gì hơn phải sống và hòa đồng trong giáo lý, thực thi giáo lý. Phật dạy: “Abtention from all evil, doing of good parification of one’s thought. This is the doctrine of Buddhas”. [23, 36] Dịch: Không làm các điều ác Thành tựu các hạnh lành Giữ tâm lý trong sạch Chính lời chư Phật dạy. PC: 183 Điểm nổi bật của Đạo Đức Phật giáo là có một trong các lãnh vực của cuộc sống. Một nghĩa khác của đạo đức Phật giáo là lối sống trong sạch tránh xa những trú xứ phương hại đến bản thân. “It is not right to serve friends. Who are evil, men who are base, but let a men serve friends who are right out, let him keep company with the best of men”[23,76]. Dịch: Chớ thân với bạn ác Chớ thân kẻ tiểu nhân Hãy thân người bạn lành Hãy thân bậc thiện nhân. PC: 78 Đạo đức Phật giáo đề cao một nếp sống giải thoát những bám víu của thế gian, hoàn thiện một nhân cách sống hoàn toàn mới mà vẫn không xa rời thực tế. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly và sự xuất ly như vậy. Những vị này sẽ như thật tuệ tri các dục của chúng. Chúng có thể đặt người khác trong địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có thể xảy ra”. [4, I, 87C] Đạo đức Phật giáo là một nếp sống hài hòa với muôn loài, hữu tình hay vô tình chúng sanh, không tranh đấu tạo sự chia lìa hay ly gián mà gần gũi sẻ chia. Ngài nói: “Này các Tỳ Kheo, ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỳ Kheo, người nói pháp không tranh chấp với bất cứ một ai ở đời”. [5,III, 165] Phật giáo với quan niệm vạn vật đều không có một tự ngã vĩnh hằng, yếu tố duyên sinh là đặc tánh của vạn pháp. Sở dĩ có đau khổ là do ta không quán triệt được lý tánh uyên áo của giáo lý Phật đà nên ta luôn ở vào vị trí bị động trước sự vô thường của vạn pháp. Ta thường hỏi rằng, Ta là ai? Ta sẽ đi về đâu? Câu hỏi đó là một câu hỏi lớn mà ta thường mắc phải, càng cố công tìm kiếm câu trả lời càng đi vào vòng lẩn quẩn của luân lý đời thường. Phật dạy: “Ai khởi lên ý nghĩ cái gì chắc chắn của ta, cái gì chắc chắn đã là của ta, nay chắc chắn không còn là của ta, cái gì chắc chắn có thể là của ta, chắc chắn ta không được cái ấy, suy nghĩ như vậy, nó sầu muộn than van khóc lóc đập ngực đi đến bất tỉnh”. [5, I, 136A] . Nhân đó Ngài cũng khẳng định “Này các Tỳ Kheo, bất cứ sắc nào…cảm thọ nào…tưởng nào…hành nào…thức nào quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là cái này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi”. [5,I,138A] Cho nên: Thắng trận sinh thù oán Bại trận vẫn khổ đau Ai không thấy kẻ bại Tịch tịnh hưởng an lạc. [5,I,102] Đạo đức Phật giáo là từ tâm xả bỏ vô biên, phải tiếp xúc với tất cả mọi người mình mới hiểu được đa dạng của cuộc sống. Tấm lòng mình rộng mở đón nhận tất cả vạn loài không oán thù, không ganh tỵ, hiềm khích thì mới thấy an lạc thật sự. Đây là một điểm đặc biệt của Phật giáo áp dụng được cho mọi thời đại. Nếu con người thương yêu nhau, xóa bỏ cho nhau những hiềm khích, đố kỵ, những tranh chấp không đáng có. Những tánh tham lam ích kỷ thì thế giới tiếng súng sẽ im và mọi người nhận ra nhau bằng tình thương chân thật. Phật dạy: Với hận diệt hận thù Đời này không có được Không hận diệt hận thù Là định luật thiên thu. PC: 5 Hay: “Vị ấy an trú biến mãn một phương với lòng từ…lòng bi… lòng hỉ…lòng xã cũng vậy, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cũng khắp thế giới trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân”.[4, I, 38] Hoặc: [...]... đạo đức, lấy đạo đức làm hành trang vào đời độ sanh, làm sao cho mọi người thấm nhuần đạo đức, sống cuộc sống tràn đầy hạnh phúc Bởi vì: “Nơi nào có đạo đức nơi đó có hạnh phúc Nơi nào có hạnh phúc nơi đó có đạo đức C KẾT LUẬNg Đạo đức và Lòng Từ là hai lãnh vực không thể thiếu trong cuộc sống Bất kỳ xã hội nào con người không có tư cách đạo đức và lòng thương yêu lẫn nhau thì không có hạnh phúc trong. .. trước những cạm bẫy của đạo đức bị suy thoái Như vậy, công năng đạo đức nói chung là chữa lành được những bệnh khổ cho những tâm trạng đang mắc bệnh trầm kha, hơn nữa đạo đức luôn đem đến sự an lạc từ thể chất đến tinh thần cho mình và mọi người xung quanh CHƯƠNG 2 : LÒNG TỪ CỦA PHẬT GIÁO 2.1 ĐỊNH NGHĨA: Lòng từ hay từ bi là một thuật ngữ rất thường được sử dụng trong giáo điển của Phật giáo Tiếng Pàli... hệ ấy bằng trách nhiệm của cá nhân theo tiêu chuẩn đạo đức như Phật đã dạy thì đó là hạnh phúc đạt được trong hiện tại 3.5 Đạo Đức Phật Giáo Với Vấn Đề Bảo Vệ Môi Sinh: Đức Phật là vị giáo chủ có hành trạng rất đặc biệt, sinh ra giữa thiên nhiên, tu tập giữa bao la của trời đất và nhập Niết Bàn trong u hiển của rừng già Trong 49 năm thuyết giáo Đức Phật sử dụng những hình ảnh của thiên nhiên như cây... như đối với gia đình và xã hội Vì lẽ đạo đức là hạnh phúc và việc xây dựng hạnh phúc cho tự thân, gia đình và xã hội là trách nhiệm của mỗi người Sống nếp sống đạo đức tức là người có trách nhiệm cao trong các mối quan hệ gia đình và xã hội Thiếu một tinh thần trách nhiệm này nghĩa là nếp sống thiếu đạo đức, thì chẳng những tự thân người đó chịu bất hạnh mà ngay cả gia đình và xã hội người ấy đang sống... và xã hội mong muốn 3.4 Đạo Đức Phật Giáo Đối Với Tha Nhân (Xã Hội) : Ở góc độ này người viết xin trình bày đến một khía cạnh rộng hơn của đạo đức Phật giáo Cuộc sống không đơn thuần ở mỗi cá nhân mà phải nhân rộâng ra khi lan tỏa trong gia đình và xã hội Đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc, người biết nuôi dưỡng tinh thần này là nắm bắt được hạnh phúc Đạo đức còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với... đó ý nghĩa của lòng từ, nếu không như vậy ta chỉ dừng lại ở mức độ cảm thông, lắm khi còn toan tính vụ lợi Phật giáo có một chữ Từ Bi tuyệt vời Lòng từ Phật giáo bao trùm cả vạn hữu Không phải là sự luyến ái riêng tư giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với con vật cưng, càng không phải là tình đồng chí đồng hương hay đồng đạo mà vượt thoát tất cả Lòng từ Phật giáo bắt nguồn từ. .. ổn và hạnh phúc trước mọi biến động của cuộc đời Người cư sĩ học giáo lý Phật và lòng thương sẵn có nên phát huy hết khả năng làm cho lòng từ ngày càng trở nên lớn hơn Trước hết, lòng từ thể hiện qua cách sống của hàng Bạch Y trong tình thương yêu và giúp đỡ đồng loại Đó là cách thể hiện lòng từ đối với người có địa vị thấp hơn mình Cuộc sống của chúng ta luôn có những bất đồng trên nghiệp lực và thọ... cách đạo đức của thành viên Tăng bị hoen ố Đạo đức Phật giáo qua các lời dạy của Ngài tựu trung vẫn để khẳng định giá trị của một con người đặt con người vào đúng chổ Nguyên lý này rất sống động và có mặt cùng khắp những khía cạnh của cuộc sống Trên cơ sở đó đạo đức Phật giáo giúp con người phát huy hết những đặc tính ưu việt, giảm thiểu những điều đưa đến bất lợi cho chính bản thân, gia đình và xã hội. .. nhập và hội nhập của Phật giáo với dân tộc Việt Nam ta thấy được sức mạnh to lớn khi đạo đức giải thoát và từ bi đã góp vào nền văn hóa Việt Nam những điểm son sáng chói Đạo đức Phật giáo đã xây dựng nên một ông vua tinh thần giải thoát siêu xuất, một tổ sư khai sáng ra một dòng thiền mang đặc tính rất riêng của Việt Nam và lòng từ bi của thiền sư nay đã đem đến cho dân chúng một cuộc sống hướng thiện... phẩm của Đạo Đức và Từ Bi chính là những cây ngọt trái lành, những nụ cười sau những tháng ngày lo âu khổ sở trầm kha Đó là con đường đi đến Phật quả của các bậc tu hành nếu không nhân nơi đạo đức giải thoát và từ bi làm cội gốc thì khó thành tựu Vì tầm quan trọng của Đạo Đức và Từ Bi như vậy nên ta tu tập mãi không ngừng Lý thuyết và suy tư chỉ dừng lại ở lãnh vực tư tưởng hay luận điểm ngôn từ, cái . Ý NGHĨA ĐẠO ĐỨC VÀ LÒNG TỪ CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Thích Nhuận Đức A. DẪN NHẬP Người đi qua cuộc đời với muôn ngàn lẽ sống, mỗi phương diện của cuộc đời người thể hiện bằng. cái cao quý vốn có của Đạo Đức và Lòng Từ Bi Phật giáo. Sự tương quan cuộc sống của con người có Đạo Đức với những người xung quanh và sự đóng góp của họ vào đời sống thế nhân và xã hội, đưa con. lành Giữ tâm lý trong sạch Chính lời chư Phật dạy. PC: 183 Điểm nổi bật của Đạo Đức Phật giáo là có một trong các lãnh vực của cuộc sống. Một nghĩa khác của đạo đức Phật giáo là lối sống trong sạch

Ngày đăng: 02/01/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan