Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI

106 485 0
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh  của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI Cạnh tranh trong kinh doanh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận đã thúc đẩy hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động.

GRIGGS UNIVERSITY GLOBAL ADVANCED MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION PROGRAM CAPSTONE PROJECT REPORT TITLE OF CAPSTONE PROJECT REPORT Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI Group No.: 7 Student’s name: 1. Cuong Nguyen Quang (C) 2. Khanh Phan Doan 3. Phuong Nguyen Van 4. Quyen Le Ba HO CHI MINH, 2009 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn 1.1.1.1.1 MỤC LỤC Phần mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG 5 1. Bối cảnh chung về đề tài nghiên cứu 5 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài 5 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Phương pháp tiến hành 8 5. Kết cấu của chuyên đề 9 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1 VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 9 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 9 1.1.2 Phân loại về cạnh tranh 11 1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 13 1.2 Cạnh tranh sản phẩm: 14 1.3 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm 15 1.4 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 17 1.5 Cạnh tranh bằng yếu tố thời gian 18 1.6 Cạnh tranh về thời cơ thị trường 19 1.7 Các chiêu thức cạnh tranh khác: 19 1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 21 1.3.1 Môi trường bên ngoài 21 1.3.1.1 Môi trường vĩ mô 21 1.3.1.2 Môi trường vi mô 22 1.3.2 Môi trường bên trong 24 1.3.2.1 Quản trị nguồn nhân lực 24 1.3.2.2 Quản trị hoạt động sản xuất 27 1.3.2.3 Quản trị hoạt động Marketing 27 1.3.2.4 Quản trị tài chính của doanh nghiệp 28 + Các chỉ số về khả năng thanh toán: 28 + Đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản 28 + Hệ số đòn bẩy tài chính 30 + Hệ số sinh lời 31 + Sức tăng trưởng 32 + Hệ số giá trị thị trường 33 1.3.2.5 Quản trị nội bộ khác 36 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP 36 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 36 2.1.1 Thông tin chung về Công ty 36 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm: 37 2.1.3 Quan điểm phát triển của công ty 37 2.1.4 Triết lý kinh doanh 37 2.1.5 Tầm nhìn của công ty HAGL 38 2.1.6 Sứ mệnh của công ty HAGL 38 2.1.7 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 38 2.1.8 Cơ cấu tổ chức công ty 39 2.1.9 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần và cổ đông sáng lập: 41 2.1.10 Danh sách những công ty con của công ty 42 2.1.11 Danh sách các công ty liên kết của HAGL 43 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 43 2.2.1 Sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cung cấp: 43 2.2.2 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 của công ty 46 2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: 66 2.3.1 Môi trường vĩ mô: 66 2.3.2 Môi trường vi mô: 67 2.3.3 Môi trường bên trong: 72 2.3.3.1 Quản trị tài chính doanh nghiệp 72 2.3.3.2 Quản trị nguồn nhân lực 74 2.3.3.3 Quản trị hoạt động sản xuất 76 2.3.3.4 Quản trị marketing 79 2.4 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 81 Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 83 3.1 TÓM LƯỢC VỀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY 83 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 3.2.1 Các giải pháp tổng thể: 84 Nghiên cứu hoạch định chiến lược: 84 Marketing tổng hợp: 85 Quản trị tài chính: 87 Quản trị nhân sự: 89 3.2.2 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản 92 3.2.3 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh đồ gỗ, đá granite 95 3.2.4 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh cao su 98 3.2.5 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh khách sạn, resort 100 Xác định phân khúc thị trường là các nhóm khách hàng từ trung lưu đến cao cấp, khách đối ngoại của các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp. Một số loại hình dịch vụ như giải khát, dancing, kraoke, massage nhắm đến toàn bộ các đối tượng dân cư có thu nhập trung bình trở lên tại các đô thị 102 Trên cơ sở số liệu khảo sát, đánh giá tiềm năng khách hàng và nhu cầu ở từng địa bàn, từng thời kỳ cụ thể trong năm để hoạch định qui mô và tổ chức loại hình dịch vụ phù hợp 102 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có: dịch vụ cho thuê phòng nghỉ; dịch vụ ăn uống, giải khát; dịch vụ tổ chức hội nghị, lễ hội; dịch vụ đám cưới, sinh nhật; dịch vụ massage, kraoke, dancing; 102 Từng bước tổ chức dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế; dịch vụ bán hàng lưu niệm và thể thao.102 3.2.6 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh thủy điện 103 KẾT LUẬN 104 4 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn Phần mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Bối cảnh chung về đề tài nghiên cứu Cạnh tranh trong kinh doanh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận đã thúc đẩy hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của doanh nghiệp không chỉ được đo bằng nội lực, mà là sự tương quan của nhiều nhân tố và các lợi thế so sánh trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp luôn biến đổi theo sự phát triển của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ và của nhu cầu tiêu dùng. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện bằng khả năng quản trị hoạt động, tiềm lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, sức mạnh về tài chính và chiến lược Marketing. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và coi việc giữ gìn uy tín, thương hiệu như là một tài sản quí giá nhất của doanh nghiệp. Nước ta còn nghèo và đang trong quá trình đổi mới, việc tìm ra hướng đi đúng, cách làm phù hợp để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Tiềm lực phát triển của một quốc gia nằm ở sức mạnh các doanh nghiệp, chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phát hiện, khai thác mọi lợi thế so sánh, đẩy mạnh cạnh tranh để đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của mình trong quá trình hội nhập quốc tế. 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm mọi giải pháp tối ưu, sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng với chi phí được xã hội chấp nhận, đồng thời đây là cuộc tranh đua để tiến tới vị trí cao nhất. Cạnh tranh là một thách thức, luôn tạo ra nhiều áp lực đối với doanh nghiệp, nếu không có đủ sức mạnh vượt qua, thì sẽ phải gánh chịu các hậu quả như mất thị phần, hàng hóa ế đọng, thua lỗ, mất vốn và có thể dẫn đến phá sản. Trong điều kiện “ thế giới phẳng 5 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn ” hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin và thương mại hoá toàn cầu, vị thế cạnh tranh trên thương trường có vai trò quyết định để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Yêu cầu thực tiễn luôn đặt ra cho các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận kinh doanh. Đặc biệt là chiến lược thu hút và sử dụng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, năng động, trung thành và tận tụy, nhằm giữ vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Từ thực tiễn của nền sản xuất nhỏ, manh mún, cơ chế bao cấp kéo dài và nhiều mặt quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô còn hạn chế, bất cập, đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều vấn đề phải giải quyết. Tuy nhiên, là một nước đi sau trong phát triển kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội từ việc đúc rút những bài học kinh nghiệp về thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp các nước khác để hạn chế những sai lầm, với phương châm “ biết mình để biết người”. Sự nghiệp chấn hưng đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế xét ở quy mô thị trường thế giới và phù hợp với đặc thù của mình. Hầu hết doanh nghiệp nước ta có qui mô nhỏ, công nghệ cũ, năng lực quản trị còn thua kém nhiều mặt so với các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Các doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng, chưa đầu tư để có thông tin thị trường và thông tin về đối thủ để có quyết sách đầu tư đúng đắn, qua đó tạo sức mạnh và thắng thế trong cạnh tranh. Vì vậy, để phát triển doanh nghiệp thì không có con đường nào khác là phải hoạch định chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. Xét về tương quan trên thị trường, một doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn thì sẽ chiếm thị phần đã có hoặc sẽ có của doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp biết cách đổi mới, tổ chức quản trị hiệu quả sẽ thiết lập được vị thế, các doanh nghiệp chậm cải tiến sẽ dần rời khỏi thị trường, từ đó làm cho nền kinh tế liên tục tiến về mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn. 6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn Thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh để tổ chức lại các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tuy nhiên việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, về cơ bản phụ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy: không có doanh nghiệp nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của ngành, mà chỉ có liên doanh, liên kết, sử dụng đúng đắn tiềm năng con người để tạo ra hợp lực và sức mạnh cạnh tranh. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (tên viết tắt là HAGL) là một trong những doanh nghiệp được cổ phần hoá năm 2006 từ một xí nghiệp tư doanh, nhưng với tầm nhìn chiến lược, có bước đi và cách làm phù hợp, tích cực chủ động liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đã tích tụ năng lực, tăng quy mô sản xuất để trở thành một doanh nghiệp có vốn hoá lớn, kinh doanh đa ngành, bước đầu đã gây dựng thanh thế và khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Điều đáng ghi nhận là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã có bước đi táo bạo trong việc liên kết hoạt động xã hội và nghề nghiệp để khuếch trương hình ảnh, khơi nguồn sáng tạo, từ đó nhận được sự hỗ trợ về mặt tổ chức và pháp lý trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để củng cố, hoàn thiện lý thuyết quản trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn Việt Nam, trong tiến trình hội nhập và phát triển. 3. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh trong chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, thông qua các công cụ về quản trị hoạt động, chiến lược Marketing, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính Công ty. Từ đó, tìm ra những điểm còn hạn chế và đề xuất những giải pháp khả thi nhất, kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia lai. 7 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn Nội dung chuyên đề nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị thiết thực đối với Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Đồng thời, chuyên đề sẽ góp phần bổ sung phương pháp luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, thông qua các giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các thể chế hoạt động và nâng cao hơn nữa các giá trị cốt lõi về thương hiệu, từ đó tạo thêm sức mạnh vượt trội, bảo đảm cho Công ty phát triển nhanh, bền vững. 4. Phương pháp tiến hành Phân tích cạnh tranh là sự nhìn nhận, đánh giá một cách khái quát về những đối thủ cạnh tranh chủ yếu, nhằm so sánh tương quan giữa những doanh nghiệp cạnh tranh trên những yếu tố quan trọng cả bên trong và bên ngoài. Phân tích các yếu tố về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là công việc khá phức tạp, bởi vì với mỗi góc độ xem xét đều có nhiều chủ thể tác động đan xen lẫn nhau và luôn biến động, thay đổi theo không gian và thời gian. Do vậy, đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp để phân tích, đánh giá phù hợp với từng yếu tố cấu thành sức cạnh tranh và từng nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Từ kết quả phân tích sẽ có những căn cứ quan trọng để định vị được doanh nghiệp trên ma trận chiến lược, từ đó hoạch định được phương án chiến lược cạnh tranh phù hợp. Trong phạm vi chuyên đề, các phương pháp chủ yếu được sử dụng đan xen và linh hoạt gồm: + Phương pháp lý thuyết hệ thống. + Phương pháp thống kê, so sánh. + Phương pháp dự báo (hồi qui tuyến tính). + Phương pháp phân tích tổng hợp (định tính và định lượng ). + Phương pháp khảo sát, thực nghiệm. 8 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị Đây là chuyên đề nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh, với một khối lượng thông tin cần xử lý rất lớn, nhưng khả năng và thời gian của nhóm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Có thể là những nhận định, đánh giá còn mang tính chủ quan hay những giải pháp đề xuất chưa sâu sát với thực tế của doanh nghiệp. Khi điều này xảy ra thì sẽ làm giảm đi hàm lượng khoa học và độ tin cậy của chuyên đề. Nhóm chúng tôi hy vọng rằng, với những kiến thức, kinh nghiệm đã tích luỹ được và sự chỉ dẫn chu đáo của các giảng viên chương trình, sự quan tâm tạo điều kiện của giúp đỡ của Ban Lãnh đạo, các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện tốt nội dung yêu cầu, đáp ứng kỳ vọng của các đối tượng quan tâm đến chuyên đề này. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều quan điểm xem xét và cách hiểu khác nhau. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi toàn cầu, điều này phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra ở quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia. Đối với một doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, còn đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân 9 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, K. Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là “ quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường ”. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “ Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất ”. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: “ Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition). Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: “Một cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua”. - Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: “ Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả”. 10 [...]... động kinh doanh Nghiên cứu tình trạng tài chính là một trong những cách xem xét quan trọng nhất về vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp Từ các chỉ số tài chính sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sức mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau đây: + Các chỉ số về khả năng thanh toán: - Hệ số thanh toán... không bị nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ khác Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành: - Cạnh tranh lành mạnh Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai - Cạnh tranh không lành mạnh Là cạnh tranh dựa bào kẽ hở của luật pháp, trái với những chuẩn mực, đạo đức của xã hội và bị... tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua" Ở phạm vi quốc gia, theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì: Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng,... trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong... trạng và tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần đi sâu tìm hiểu, phân tích một số nhân tố sau đây: + Xây dựng văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp + Đầu tư nghiên cứu và phát triển + Hệ thống quản trị mạng, xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu + Quy chế làm việc, cơ chế điều hành nội bộ doanh nghiệp Qua đó để bổ sung, hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp... CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Cạnh tranh doanh nghiệp là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững Theo Michael E.Porter mô tả chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là tiến hành các hành động tấn công hay... tranh cho doanh nghiệp Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 2.1.1 Thông tin chung về Công ty - Tên gọi Công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - Tên giao dịch đối ngoại: HAGL Joint Stock Company - Tên viết tắt: HAGL - Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, Gia Lai - Điện thoại: (84-59) 3820 288 Fax: (84-59) 2211 726... theo thời gian” Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau về cạnh tranh trên có thể rút ra điểm chung đó là: cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh 1.1.2 Phân loại về cạnh tranh Trên các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân chia ra thành nhiều loại Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh được chia thành 3 loại: - Cạnh tranh giữa người... cầu của họ - Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định - Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài + Cạnh tranh bằng phương thức thanh toán: là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnh huởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh... mỗi cổ phần quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần. Đây là một chỉ số rất được các nhà đầu tư quan tâm, chỉ số này cho biết thu nhập trên mỗi cổ phiếu Chỉ số này càng cao càng tốt EPS = Thu nhập ròng của cổ đông thường/ Số lượng cổ phần thường - Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ . sau bán hàng thường áp dụng đối với trường hợp sau: - Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao. - Đơn giá sản phẩm cao. - Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc. - Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng. phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng. - Các yếu tố không kiểm soát được. các trường hợp sau: - Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần. - Doanh nghiệp hoạt

Ngày đăng: 30/12/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN LÃNH ĐẠO

  • CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI

  • 1.1.1.1.1 MỤC LỤC

  • Phần mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG

  • 1. Bối cảnh chung về đề tài nghiên cứu

  • 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Phương pháp tiến hành

  • 5. Kết cấu của chuyên đề

  • Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 1.1 VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

    • 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

    • 1.1.2 Phân loại về cạnh tranh

    • 1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

      • 1.2 Cạnh tranh sản phẩm:

      • 1.3 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

      • 1.4 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

      • 1.5 Cạnh tranh bằng yếu tố thời gian

      • 1.6 Cạnh tranh về thời cơ thị trường

      • 1.7 Các chiêu thức cạnh tranh khác:

      • 1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

        • 1.3.1 Môi trường bên ngoài

        • 1.3.1.1 Môi trường vĩ mô

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan