thực trạng và những giải pháp nâng cao hoạt động marketing tại nhà hàng sota

48 1.4K 21
thực trạng và những giải pháp nâng cao hoạt động marketing tại nhà hàng sota

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường, thầy cô khoa du lịch-trung tâm thực tập đã tạo điều kiện cho em được cọ xát với thực tế, hiểu rõ hơn nhiệm vụ cũng như hành trang sau này khi ra trường qua khóa thực tập tại trường. Em cũng xin cám ơn thầy Lê Ngọc Vinh quản lý công ty lữ hành và cô Nguyễn Thị Thu Thủy quản lý nhà hàng SOTA đã giúp đỡ, chỉ bảo và tận tình giúp em những kinh nghiệm thực tế trong ngành trong thời gian em thực tập. Em cũng cám ơn quý thầy cô, bạn bè và anh chị đi trước đã truyền đạt cũng như trao đổi những thông tin cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Đây cũng là lần đầu tiên em được tìm hiểu thực tế về chương trình mà em được học tại trường cũng như em học hỏi nhưng anh chị đi trước để làm báo cáo.Tuy nhiên trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những sai sót cũng như có khuyết điểm. Kính mong quý thầy cô xem xét bỏ qua cho em. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên Thực Hiện Trần Thị Vân LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là sứ giả hoa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc các quốc gia trên thế giới. Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại lợi nhuận với tốc độ cao. Nó mang lại lợi nhuận với tốc độ cao. Nó mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế - xã hội.Với xu thế nền kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng, nhận thấy được tầm quan trọng của du lịch cũng như theo kịp xu hướng, Việt Nam cũng đã xác định ngành du lịch là nền kinh té mũi nhọn của nước nhà. Trong thành công của mỗi doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố, nhưng không thể không kể đến vai trò của những chuyên gia marketing chính là chiến lược giúp doanh nghiệp thắng thế trong cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng Marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing.Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển người ta càng cần đến Marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất ca. Marketing , dù mới xuất hiện ở Việt Nam chừng hơn một thập kỉ, đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và thu hút rất nhiều lao động, những người muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội công việc thú vị, lương cao và nhiều thử thách. Từ thực tế trong quá trình thực tập cũng như học qua môn marketing du lịch em xin chọn đề tài:THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG SOTA. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG 1.Khái niệm về marketing,marketing du lịch và marketing nhà hàng: 1.1 Khái niệm marketing: Marketing đã thay đổi rất nhiều và có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về Marketing, sau đây là một số định nghĩa marketing được coi là chuẩn mực nhất. Định nghĩa marketing theo cha đẻ của marketing hiện đại Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi" Marketing là : Quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến. -Định nghĩa thứ 3 :Về marketing được xem là định nghĩa đầy đủ vá đúng nhất về markeing :"Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng ". Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, là sự ra đời của các loại hoạt động Marketing. Nếu như xưa kia, Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì ngày nay, Marketing hiện đại phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường người mua (người tiêu dùng). Marketing hiện đại ra đời, để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, họ có thể kiểm soát việc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là họ sẽ có nhiều sự lựa chọn, họ ít khi trung thành với một nhãn hiệu nào đó. Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất về vấn đề này. Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn). Điều hết sức quan trọng trong các định nghĩa Marketing trên là các từ "nhu cầu " "thị trường ", " người tiêu dùng" được nhắc lại rõ ràng nhất, nhiều nhất, và đó cũng chính là bản chất của Marketing. Vậy để hiểu rõ hơn về nhu cầu , mong muốn, thị trường là gì ? * Nhu cầu: Bao gồm những cảm giác thiếu hụt của con người về một cái gì đó và cần được thỏa mãn. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu cơ bản được giảm mạnh và được thay thế bằng nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, giải trí và hưởng thụ cuộc sống. * Mong muốn: Mong muốn là nhu cầu đặc thù, đặc trưng cho một phong tục tập quán. thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng của một khu vực, vùng miền và nó mang tính khách quan. * Yêu cầu: Yêu cầu là nhu cầu, là mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Nhu cầu của con người là vô hạn, trong khi đó nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng, hay nói cách khác là phải có sự điều tra thu nhập qua từng thời kỳ. * Hàng hóa: Hàng hóa là những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu của con người và được phép chào bán trên thị trường dưới sự dẫn dắt của giá cả. Những sản phẩm được sản xuất ra mà không thỏa mãn được nhu cầu thì không được gọi là hàng hóa. * Giá trị: Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng, hay tính năng của sản phẩm. * Thị trường: Bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy, quá trình trao đổi đòi hỏi phải làm việc. Doanh nghiệp muốn bán hàng thì cần phải tìm người mua, xác định những nhu cầu của họ, thiết kế những sản phẩm phù hợp, đưa chúng ra xếp vào kho, vận chuyển, thương lượng về giá cả trên thị trường…Nền tảng của hoạt động Marketing là những việc tạo ra sản phẩm, khảo sát, thiết lập quan hệ giao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai các dịch vụ. 1.2 Marketing du lịch: * Khái niệm: -Marketing du là một triết lý quản trị mà nhờ người nghiên cứu, dự đoán, chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó. -Marketing du lịch là một loại phương pháp và kỹ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thần đặc biệt và có phương pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu không nói ra hoặc nói ra của khách hàng có thể là mục đích tiêu khiển hoặc mục đích khác bao gồm công việc gia đình, công tác hoặc họp hành. -Marketing du lich là một tiến trình nghiên cứu,phân tích những nhu cầu của khách hàng,của sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ,đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức. *Đặc điểm marketing du lịch: -Trong marketing có 4 chiến lược quan trọng là: + Chiến lược sản phẩm. +Chiến lược giá. +Chiến lược phân phối. +Chiến lược xúc tiến. Marketing là hoạt động tìm hiểu nhu cầu, khám phá nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt gì đó mà con người nhận được, con người có nhiều nhu cầu đa dạng và phức tạp.Nhu cầu thì vô hạng và thay đổi theo thời gian theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì con người cần có những nhu cầu cao trong xã hội đó. Nhu cầu con người được sắp xếp theo thứ tự nhất định và có ý nghĩa quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Trong marketing, qua sự sắp xếp thứ bậc về nhu cầu đã chứng minh cho chúng ta thấy được rằng nhu cầu của con người ngày càng phát triển như hiện nay là quá cao.Với đất nước đang trên đà phát triển như đất nước ta hiện nay thì nhu cầu cái ăn no, mặc ấm.Vì vậy sản phẩm cung ứng phải là nhu yếu chứ không phải là nghệ thuật. 1.3 Marketing nhà hàng: Khái niệm marketing nhà hàng là những phương thức quảng cáo đa dạng mà các nhà hàng áp dụng để tiếp thị thực đơn của mình. Tuy nhiên, các khái niệm marketing luôn ảnh hưởng đên tất cả các khía cạnh của nhà hàng trong suốt quá trình quảng cáo  Các loại khái niệm: Một khái niệm nhà hàng có thể bao gồm một thực đơn mới. Ví dụ, một nhà hàng thức ăn nhanh quyết định giới thiệu một một bữa tiệc ngoài trời vài tuần trong suốt mùa hè. Nhà hàng có thể đặt một cái tên đặc biệt cho bữa tiệc ngoài trời của họ để xây dựng sự nhận thức về thương hiệu. Sau này, nếu thành công khái niệm về tiệc ngoài trời có thể được lặp đi lặp lại mỗi năm. Ngoài ra, một số trung tâm đưa ra khái niệm marketing nhà hàng xung quanh các chủ đề phim ảnh. Do đó, nhà hàng cũng có thể giới thiệu các diễn viên điện ảnh nổi tiếng hay sưu tầm các bộ phim ngang tầm với phim Hollywood - Nét đặc trưng : Hầu hết các khái niệm marketing nhà hàng mới phải có nét đặc trưng trên các bản thực Đơn. Thêm vào đó, nhà hàng cần thường xuyên lập trình tất cả các mặt hàng và giá cả mới cho hệ thống tính tiền (Point of sales) hoặc cà thẻ (register system). Tại POP (điểm mua), nhiều phần quà có thể đi kèm với khuyến mãi. Một nhà hàng cũng sẽ chiếu chương trình truyền hình và quảng cáo tạp chí đa dạng tập trung xung quanh khái niệm nhà hàng. Một số nhà hàng cũng sẽ quảng cáo các khái niệm marketing mới của họ trên các tạp chí thông qua phiếu giảm giá, thường được phân phối qua thư. -Thử nghiệm khái niệm Hầu hết các nhà hàng đều thử nghiệm những khái niêm marketing khác nhau. Ví dụ, một chuỗi bữa ăn bình thường có thể tiến hành những cuộc khảo sát qua điện thoại về nghiên cứu thị trường ở một vài thị trường then chốt. Chuỗi nhà hàng có thể trao đổi với những khách hàng tìm năng và không tiềm năng để đạt được một tiêu chuẩn chính xác về thương hiệu và nhận thức quảng cáo, bên cạnh đó cũng sẽ quan tâm đến sở thích của khách hàng trong đề tài marketing và sản phẩm mới. Nhà hàng cũng sẽ chú ý đến việc khách hàng có muốn mua những sản phẩm mới và khuyến mãi nữa hay không. Cuối cùng, nhà hàng cũng sẽ quan tâm đến lợi nhuận của mình trong đợt khuyến mãi. -Lợi ích: Theo tập đoàn tiếp thị, nhà hàng giới thiệu những khái niệm tiếp thị khác nhau để tăng tần suất khách hàng. Tuy nhiên nếu thực hiện cùng chính sách ưu đãi trong một thời gian sẽ làm khách hàng nhàm chán. - Những cân nhắc Nhà hàng sẽ luôn luôn duy trì sự đồng nhất về thực đơn của mình khi giới thiệu các khái niệm marketing khác nhau. Có lẽ, món ăn mới có thể trở thành món ăn chính trong thực đơn. 1.4. Nội dung hoạt động về marketing trong kinh doanh nhà hàng: 1.4.1.Công tác tổ chức bộ phận Marketing trong nhà hàng: Bộ phận marketing nói chung có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ.Trong doanh nghiệp vai trò vị trí của marketing trải qua 4 giai đoạn. +Giai đoạn 1: phó giám đốc phụ trách quản lý nhân lực của bộ phận marketing và khâu quảng cáo,nghiên cứu và tiếp thị. +Giai đoạn 2: trong giai đoạn này hình thành bộ phận marketing riêng biệt với một giám đốc tiếp thị vì nhu cầu nghiên cứu, quảng cáo dịch vụ khách hàng phát triển. +Giai đoạn 3: tồn tại song song với phó giám đốc tiếp thị và phó giám đốc kinh doanh do nhu cầu dịch vụ và khách hàng phát triển. +Giai đoạn 4: Có sự xung đột giữa hai phó tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc bán hàng thường nghĩ đến kế hoạch ngắn hạn và bán được nhiều sản phẩm.Trái lại phó tổng giám đốc có tầm nhìn xa nghĩ đến sản phẩm và nghĩ đến thị trường lâu dài đôi khi hy sinh kế hoạch ngắn hạn. Chính vì vậy tổng giám đốc để cho phó giám đốc marketing phụ trách toàn bộ các chức năng tiếp thị kể cả bán hàng. Để quản trị lực lượng bán hàng và Marketing,những đơn vị cung ứng phải thực hiện những bước trong quá trình hình thành bộ máy thương mại sau : -Xác định nhiệm vụ của bộ phận Marketing và bán sản phẩm. -Thực hiện cơ cấu tổ chức hay hoạch định chiến lược của lực lượng bán sản phẩm. -Tuyển chọn nhân viên và đại diện. -Huấn luyện lực lượng sản phẩm và Marketing. -Kiểm tra lực lượng bán sản phẩm. -Đánh giá kết quả và có chế độ đãi ngộ. Để việc tổ chức marketing trong nhà hàng một cách hợp lý,thiết lập phân chia rõ ràng nhưng cầ kết hợp các khâu chặt chẽ nhằm: +Tìm kiếm và thu hút khách hàng mới. + Phổ biến về thông tin sản phẩm,dịch vụ của đơn vị mình. +Tiếp xúc với khách hàng. +Cung ứng dịch vụ. +Nghiên cứu thị trường,thu thập thông tin cập nhật về thị trường khác tiềm năng. 1.4.2. Vai trò của Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp: Từ khi ra đời thì các doanh nghiệp đã nắm lấy công cụ Marketing này để quản lý quá trình kinh doanh và để lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Vai trò của Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào quá trình phát triển của Marketing. Có thể chia ra một số giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Thập kỷ 70 của thế kỷ 19, người ta đánh giá vai trò của Marketing theo sơ đồ bên. Marketing có vai trò ngang với các yếu tố sản xuất, tài chính, lao động. - Giai đoạn 2: Từ những thập kỷ 20-30 của thế kỷ 20. Marketing có vai trò quan trọng hơn các yếu tố khác (sản xuất, tài chính, lao động) - Giai đoạn 3: Từ thập kỷ 30 đến chiến tranh thế giới thứ hai, Marketing có vai trò, chức năng trung tâm và chủ yếu do sản xuất phát triển nhanh. - Giai đoạn 4: Từ thập kỷ 70 cho đến nay, Marketing có vai trò ngang bằng các yếu tố khác (sản xuất, tài chính, lao động). Người mua đóng vai trò trung tâm. Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng trong giai đoạn 4 này thì người mua đóng vai trò trung tâm và Marketing đóng vai trò liên kết giữa người mua và các yếu tố khác. Vậy, qua sự phát triển của sản xuất hàng hoá và của Marketing các nhà kinh doanh đã khẳng định được vị trí của Marketing và chiến lược chung Marketing trong chiến lược của mỗi doanh nghiệp.  Phương hướng cơ bản của chiến lược Marketing: - Chiến lược Marketing phải tập trung vào những nhân tố then chốt trong kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này chính là thị trường và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp biết thu thập xử lý và vận dụng các nhân tố này một cách thích hợp thì nó sẽ tạo nên sự thành công trong chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. - Chiến lược Marketing phải tạo ra được ưu thế tương đối: phải tiến hành nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm mình để không ngừng đổi mới. Đôi khi ta sẽ đối đầu vơí các đối thủ cạnh tranh nhưng lại có lúc liên doanh liên kết, tìm kẽ hở của đối thủ cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp. - Chiến lược Marketing phải chọn đúng hướng quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: với năng lực, tài nguyên và những kinh nghiệm sẵn có thì doanh nghiệp phải biết không nên đổi mới cùng một lúc nhiều mặt sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải đi từ kế hoạch ngắn hạn sang kế hoạch dài hạn để đổi mới dần. Tức là doanh nghiệp phải chọn mình một hướng đi đúng để thụ được lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.  Phương pháp xác lập chiến lược Marketing: Quá trình xác lập chiến lược Marketing bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu sau đây: - Xác định mục tiêu của chiến lược. - Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc. - Xác lập các phương án, chiến lược có thể có. - Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược.  Xác định mục tiêu của chiến lược: Có thể cân bằng các mục tiêu theo những nội dung sau: - Xác lập trình tự ưu tiên các mục tiêu: sắp xếp các mục tiêu theo mức độ và tầm quan trọng của các mục tiêu theo thứ tự. - Điều chỉnh các mục tiêu bằng cách xây dựng một hệ thống số cho từng loại mục tiêu. Các hệ số này biểu thị tầm quan trọng của mỗi mục tiêu. Việc lựa chọn sẽ được thực hiện tuỳ theo giá trị chung của các mục tiêu, hướng đi đúng phải dựa trên cơ sở căn cứ khoa học và nó có vai trò quan trọngđến việc quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung khi xem xét đánh giá các hướng đi của chiến lược nhằm mục đích tránh lãng phí tiền của, thời gian và nhân lực của doanh nghiệp. - Quy định giới hạn (ngưỡng) của các mục tiêu: quy định cho tất cả các mục tiêu, các giới hạn mà chúng buộc phải đạt được và chỉ tập trung vào mục tiêu bao trùm, có nghĩa là phải giới hạn các mục tiêu khác và tìm mọi cách tăng tối đa các mục tiêu bao trùm.  Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc: Sau khi đã xác định được các mục tiêu trước mắt thì doanh nghiệp bắt đầu vạch ra chiến lược có thể đạt được những mục tiêu đó. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các khả năng, các tài nguyên mà doanh nghiệp có cũng như yêu cầu không thể thay thế mà doanh nghiệp phải tính đến. Việc phân tích này dựa trên 2 phương diện:  Phương diện doanh nghiệp: Quá trình đề ra các chiến lược trước hết phải tính đến các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp và những yêu cầu bắt buộc này sinh từ trong ra mà chiến lược Marketing phải tính đến. [...]... có được những ý tưởng lớn thì cần phải có một số chuyên gia PR tài năng mới có thể đưa đến sự chú ý tích cực và uy tín cho nhà hàng 2.2.2.3 Xúc tiến bán hàng: Hàng năm, ngoài hoạt động quảng cáo và bán hàng trực tiếp, các nhà làm marketing còn chi cả ngàn tỷ đồng vào việc cổ động các nhân viên bán hàng và các đại lí để khuyến khích người tiêu dùng Để đạt được những mục tiêu này, các nhà làm marketing. .. nhà trường tưng bừng khai trương hệ thống khách sạn, nh hàng, cà phê Sota tại tầng cao nhất của tòa nhà tại cơ sở 2 của trường.Với lối thiết kế hiện đại cùng sự bài trí không gian thoáng đãng, thực khách có thể vừa thưởng thức cà phê và ngắm nhìn bình minh vào mỗi buổi sáng 2.2 Thực trạng của việc áp dụng markerting trong kinh doanh nhà hàng: 2.2.1 Các lĩnh vực (bộ phận) liên quan đến vấn đề hoạt động. .. khách hàng, giành lấy “top of mind” của khách hàng Từ thay đổi này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cận mới, nhân bản và cũng tinh vi hơn Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ với các nhà thầu phụ và nhà phân phối của mình Họ bắt đầu coi nhà thầu phụ và nhà phân phối là đối tác thay vì coi là khách hàng và đối... hoạch; bộ phận kế toán để hạch toán chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt động marketing có hiệu quả Ngoài ra, cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp  Các nhà cung cấp Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh... nghiệp là sự phát triển toàn diện CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG SOTA 2.1 Tổng quan về đơn vị thực tập 2.1.1 Vị trí: Nhà hàng SOTA nằm trên đường Phan Văn Hớn số 53/1 khu phố 5 phường Tân Thới Nhất,quận 12 TP.Hồ Chí Minh Đây là một điểm hẹn cho những phút giây thư giãn giao lưu, với bạn bè,gia đình và cùng thưởng thức những thức uống mới lạ với nhiều hương vị đặc... của doanh nghiệp Ngoài ra, hoạt động marketing của doanh nghiệp còn chịu sự tác động của các đối thủ cạnh tranh và công chúng Như vậy, môi trường vi mô của hoạt động marketing là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm : doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, các khác hàng và công chúng  Doanh nghiệp Phân... hoạt động của các giới trung gian  Khách hàng Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kỹ lưỡng Doanh nghiệp có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng : - Thị trường người tiêu dùng, gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ - Thị trường kỹ nghệ hay thị trường doanh nghiệp sản xuất, bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và. .. trường vi mô, nhà quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, mối quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, ... chọn đối tượng thực hiện chiến lược, doanh nghiệp sẽ dựa vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường trong 4 phân đoạn thị trường phổ biến sau: - Những khách hàng độc quyền hiện tại của doanh nghiệp: Là những khách hàng đã mua và chỉ mua sản phẩm của doanh nghiệp - Những khách hàng hỗn hợp của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh: Là những khách hàng vừa mua sản... khác - Thị trường người bán lại, gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để bán chúng kiếm lời - Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận, gồm có các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho những người cần đến chúng - Thị trường quốc tế, là những người mua ở nước ngoài gồm người . quá trình thực tập cũng như học qua môn marketing du lịch em xin chọn đề tài:THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG SOTA. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING. DOANH NHÀ HÀNG 1.Khái niệm về marketing, marketing du lịch và marketing nhà hàng: 1.1 Khái niệm marketing: Marketing đã thay đổi rất nhiều và có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về Marketing, . thích của khách hàng trong đề tài marketing và sản phẩm mới. Nhà hàng cũng sẽ chú ý đến việc khách hàng có muốn mua những sản phẩm mới và khuyến mãi nữa hay không. Cuối cùng, nhà hàng cũng sẽ

Ngày đăng: 28/12/2014, 14:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phương hướng cơ bản của chiến lược Marketing:

  • Phương pháp xác lập chiến lược Marketing:

    • Xác định mục tiêu của chiến lược:

    • Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc:

      • Phương diện doanh nghiệp:

      • Về phương diện thị trường:

      • Xác lập các phương án, chiến lược có thể:

        • Lựa chọn đối tượng thực hiện:

        • Lựa chọn chiến lược duy nhất hoặc chiến lược phân biệt:

        • Xác định tinh thần của chiến lược:

        • Xác định Marketing-Mix:

        • Nội dung của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp:

        • Sơ đồ tổ chức chiến lược của nhà hàng

        • (Nguồn:Nguyễn Văn Mạnh năm 1998)

        • Những mục tiêu của chiến lược chung Marketing:

          • Mục tiêu lợi nhuận:

          • Mục tiêu tạo thế lực trong kinh doanh:

          • Mục tiêu an toàn trong kinh doanh:

          • Mục tiêu bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường:

          • -Bản chất của xúc tiến bán.

          • -Vai trò của xúc tiến bán.

          • -Mục đích xúc tiến bán.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan