đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống ở hoang mạc và vùng cực

4 4.4K 14
đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống ở hoang mạc và vùng cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG THAM DỰ CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ TƯ 2014-2014 ĐỀ TÀI ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA ĐỘNG VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Ở HOANG MẠC VÀ VÙNG CỰC Học sinh: 1. Phạm Thế Luật 2. Nguyễn Minh Dũng Lớp: 8I PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lí do ra đời: Giới Động vật trên Trái đất rất đa dạng và phong phú, góp phần quan trọng làm nên sự bền vững, đa dạng sinh học trong tự nhiên. Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, ộng vật thường xuyên chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái trong môi trường. Các nhân tố vô sinh (đất, nước, lượng mưa, nhiệt độ ) và các nhân tố hữu sinh (các sinh vật) thay đối có tính chu kì hay đột ngột sẽ tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc qua lại lên cơ thể động vật đã tạo ra những thách thức, thậm chí đe dọa tới sự sống còn cho các cá thể động vật. Vì vậy, muốn sinh tồn và phát triển, các loài động vật bắt buộc phải thích nghi được với môi trường sống. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng: động vật có thể sinh tồn và phát triển ở khắp mọi nơi trên Trái đất. Ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như rừng mưa nhiệt đới, khu hệ động vật rất đa dạng. Tuy nhiên ngay ở các vùng cực của Trái Đất hay trên hoang mạc khô nóng, khí hậu khắc nghiệt, chúng ta đều có thể tìm thấy được sự hiện diện của nhiều loài động vật. Vậy các loài động vật này đã có những sự thích nghi như nào với môi trường sống khắc nghiệt đó? Trong chương trình Sinh học 7, các bạn học sinh sẽ được nghiên cứu về giới Động vật. Khi tiếp cận giới Động vật trong chương trình Sinh học 7, các bạn sẽ được tìm hiểu về 8 ngành động vật chủ yếu và trình tự nghiên cứu được sắp xếp theo mức độ phức tạp và tiến hóa của tổ chức cơ thể. Để có thể học tốt bộ môn Sinh học 7 và muốn ghi nhớ được các kiến thức về các ngành động vật được học một cách có hệ thống và sâu sắc, tránh học vẹt, máy móc thì một trong những kĩ năng các bạn cần lưu ý là phải luôn đặt ra câu hỏi: những đặc điểm hình dạng, cấu tạo, tập tính của loài, của lớp, của ngành động vật này có ý nghĩa như nào đối với sự tồn tại và phát triển của chúng? Suy nghĩ, đọc và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ giúp các bạn tìm ra được sự thích nghi của Động vật đối với môi trường sống, các bạn sẽ thấy hứng thú hơn khi học tập bộ môn. Với kiến thức đã được trang bị cùng với sự yêu thích sưu tầm, tìm tòi và với mong muốn góp phần cung cấp tài liệu tham khảo về sự thích nghi của Động vật đối với môi trường sống, chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm thích nghi của Động vật với môi trường sống ở hoang mạc và vùng cực”. II. Mục tiêu nghiên cứu : - Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, trình bày có hệ thống về những đặc điểm và sự khắc nghiệt của môi trường ; hệ động vật và sự thích nghi của động vật với môi trường sống ở hoang mạc và vùng cực Bắc, cực Nam của Trái đất. III. Phạm vi nghiên cứu - Đặc điểm điều kiện tự nhiên hoang mạc, vùng cực Bắc, cực Nam trên Trái đất. - Hệ động vật sinh sống ở hoang mạc, ở vùng cực trên Trái đất. IV. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài. - Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn tư vấn về cách thức triển khai tìm tòi nghiên cứu, cách sắp xếp, trình bày kết quả sưu tầm, nghiên cứu được. - Vận dụng kiến thức đã học trong chương trình Sinh học 7 và kiến thức của môn Địa lí để sưu tầm, tìm kiếm thông tin, tư liệu và phân tích, sắp xếp, trình bày có hệ thống, logic kết quả nghiên cứu. V. Điểm mới của đề tài - Trong đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu và trình bày một cách có hệ thống về đặc điểm hệ động vật sống ở hoang mạc, ở vùng cực trên Trái đất và tập trung phân tích những đặc điểm thích nghi của động vật trong môi trường sống đó. - Kết quả nghiên cứu, trình bày trong đề tài có thể giúp các bạn học sinh, các thầy cô giáo có được nguồn thông tin khoa học và hệ thống khi tìm hiểu về sự thích nghi của Động vật với môi trường sống, góp phần nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học bộ môn Sinh học nói chung trong đó có bộ môn Sinh học 7 và nội dung Sinh thái học nói riêng. PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. Sơ lược về giới Động vật trên Trái đất I. Đa dạng về loài và sự phân chia giới Động vật. II. Vai trò của Động vật đối với tự nhiên và đời sống con người. Chương II. Sự thích nghi với môi trường sống là tất yếu để Động vật sống sót và phát triển I. Thế nào là sự thích nghi ? II. Sự diệt vong của một số Động vật do không thích nghi được trước sự thay đổi lớn và đột ngột của môi trường sống. Chương III. Đặc điểm môi trường và sự thích nghi của Động vật ở hoang mạc I. Đặc điểm môi trường hoang mạc. II. Hệ động vật và sự thích nghi của Động vật ở hoang mạc. Chương IV. Đặc điểm môi trường và sự thích nghi của Động vật ở vùng cực I. Đặc điểm môi trường vùng cực. II. Hệ động vật và sự thích nghi của Động vật ở vùng cực. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (Đề tài đang được triển khai nghiên cứu, sắp xếp tài liệu để hoàn thiện nội dung) . III. Đặc điểm môi trường và sự thích nghi của Động vật ở hoang mạc I. Đặc điểm môi trường hoang mạc. II. Hệ động vật và sự thích nghi của Động vật ở hoang mạc. Chương IV. Đặc điểm môi trường và. khảo về sự thích nghi của Động vật đối với môi trường sống, chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm thích nghi của Động vật với môi trường sống ở hoang mạc và vùng cực . II. Mục tiêu nghi n cứu. thích nghi của Động vật ở vùng cực I. Đặc điểm môi trường vùng cực. II. Hệ động vật và sự thích nghi của Động vật ở vùng cực. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (Đề tài đang được triển khai nghi n

Ngày đăng: 25/12/2014, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan