kỹ thuật vịnh xuân quyền

19 588 1
kỹ thuật vịnh xuân quyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền Bởi: Wiki Pedia Đặc điểm Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi ứng dụng thực chiến. Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất "đại đồng tiểu dị" với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm "xả kỷ tòng nhân" (quên mình theo người), "thính kình" (nghe lực), "tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập trên mộc nhân trang. Nội dung kỹ thuật Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền theo như nhiều tài liệu (xem tài liệu tham khảo chính phía dưới) từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông có rất nhiều lưu phái với những hệ thống kỹ thuật và bài quyền phong phú và khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay các chi lưu Vịnh Xuân quyền tại huyện Vĩnh Xuân tỉnh Phúc Kiến, Phật Sơn và Quảng Châu ở Quảng Đông, Hong Kong thì hệ thống bài quyền còn lưu truyền lại được công nhận là nội dung cốt lõi trong hệ quyền pháp là 4 bài: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ, và Mộc Nhân Trang Quyền Pháp. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 1/19 Về binh khí, các chi lưu Vịnh Xuân tại Phúc Kiến, Quảng Đông hiện nay công nhận còn lại 2 bài cốt lõi là : Lục Điểm Bán Côn và Bát Trảm Đao (Song Tô). Có tài liệu còn nói rằng Tiểu Niệm Đầu là huấn luyện kỹ thuật phòng thân tự vệ, Đại Niệm Đầu (?) là huấn luyện chiến đấu cho tinh thần Phản Thanh Phục Minh. Vịnh Xuân Việt Nam theo dòng Nguyễn Tế Công còn có Ngũ Hình quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) và các bài tập phương pháp Khí công Trung Hoa. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền thường được tóm lược trong Vịnh Xuân Yếu Lĩnh: Triền ? (quấn) Thiểm ? (tránh, né) Xuyên ? (xiên qua, luồn qua) Tải ? (dẫn lái) và 10 Kiều Thủ tóm lược như sau: Khuyên ? (xoay tròn) Than ? (tản ra) Bàng ? (tạt qua bên) Chẩm ? (gối đè lên) Khấu ? (giằng chặt) Phục ? (nằm lên) Phao ? (quăng, ném) Khiêu ? (dẫn dụ) Liêu ? (nâng lên, vén lên) Xuyên ? (xiên qua, luồn qua) Ngoài ra thủ pháp tấn công chủ yếu trong Kiều thủ là: tam xung chùy còn gọi là đấm tam tinh (đấm nhồi liên tiếp 3 cái Nhật tự quyền), Phê trửu (tát chỏ), Quải trửu (cắm Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 2/19 chỏ), Sạn thủ, Sát Cảnh thủ, Vấn thủ, Phan Cảnh thủ được sử dụng trong lối đánh áp sát (người Trung Hoa gọi là Bích Đả) hay Cận chiến (đánh tầm gần), Nhập Nội. Trong Thủ pháp của Vịnh Xuân quyền, có phương pháp luyện nghe lực tay đối phương gọi là Phép Thính Kình hay còn gọi là Phép Du Đẩy hỗ trợ trong phép Niêm Thủ (còn gọi là Li Thủ) là một phương pháp phát triển hiệu quả tối đa của hệ thống Kiều thủ Vịnh Xuân quyền khác với hệ thống Kiều thủ trong Hồng Gia quyền và Bạch Mi quyền. Về Cước pháp, Thoái pháp thì chủ yếu dùng Trực Đăng Thoái, Trắc Sanh Thoái, Tảo Thoái, khi lâm trận dùng để phá mã (đá gẫy chân đối phương) Nguồn gốc kỹ thuật Kiều thủ : Kỹ Pháp Kiều Thủ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến Dẫn nhập Xưa nay khi nói về võ công Thiếu Lâm thông thường công chúng đều nghĩ đến ngôi chùa Thiếu Lâm tại đỉnh Trung Nhạc Sơn ở giữa dãy Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn tại huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau này võ công Thiếu Lâm thường được hiểu có sự phân chia Nam – Bắc mà tục gọi là Nam quyền – Bắc Thoái hay Nam quyền – Bắc Cước. Nghĩa là người miền Bắc chuộng dùng đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp) và người miền Nam thích đòn tay (Thủ pháp). Tại Việt Nam, võ Thiếu Lâm 2 nhánh Nam – Bắc thường được gọi là Thiếu Lâm Bắc Phái và Thiếu Lâm Nam Phái. Rồi nào là Thiếu Lâm Trung Sơn võ đạo tại Việt Nam, Thiếu Lâm Tây Sơn, Thiếu Lâm Tây Sơn Nhạn, Thật ra võ Thiếu Lâm chỉ có 3 sự phân chia chứ không phải là 2 hay nhiều hơn 3 như ở Việt Nam. Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm Là nơi mà Đạt Ma Bồ Đề đã đặt chân đến khai sinh ra dòng Phật giáo Thiền Tông Trung Hoa. Võ công Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm mới chính là võ công chính thống khởi nguyên mà được gọi tắt là võ Thiếu Lâm. Võ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam không giới hạn trong ngạn ngữ Nam quyền Bắc Thoái vì đều sử dụng chân và tay đều nhau, đặc điểm của quyền pháp là bài quyền chỉ đánh trong phạm vi diện tích một con trâu nằm là đủ (Quyền Đả Ngọa Ngưu Chi Địa ????? ?). Điều này có thể thấy qua bài Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền (Wu Lu Mei Hua Quan ?? ???) Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 3/19 và Liên Hoa Quyền (Lian Hua Quan ???). Thiếu Lâm Quyền (Shaolin Ch’uan, Shaolin Quan ???) xưa nay nổi danh với những bài quyền được cải cách nhiều lần trong lịch sử quyền pháp Thiếu Lâm từ thời nhà Bắc Ngụy vua Hiếu Văn Đế (495 Công Nguyên) cho đến thời nhà Tống – Nguyên có thể kể ra như: 1. La Hán Thập Bát Thủ (Luohan Shi Ba Shou ?????), 2. Tâm Ý Bả (Xin Yi Ba ???), 3. Tâm Ý Quyền (Xin Yi Quan ???), 4. La Hán Quyền (Luohan Quan ???), 5. Kim Cương Quyền (Jin Kang Quan ???), 6. Tiểu La Hán Quyền (Xiao Luohan Quan ?? ? ?), 7. Đại La Hán Quyền (Da Luohan Quan ????), 8. Tiểu Hồng Quyền (Xiao Hong Quan ???), 9. Đại Hồng Quyền (Da Hong Quan ? ? ?), 10. Tống Thái Tổ Trường Quyền (Song Tai Zhu Chang Quan ?????), 11. Triều Dương Quyền (Chao Yang Quan, Zhāo Yáng Quán???), 12. Thông Bối Quyền (Tong Bei Quan ???), 13. Thất Tinh Quyền (Qixingquán ???) 14. Mê Tung Quyền hay Mê Tông Quyền (Mi Zong Quan ???) - còn gọi là Yến Thanh Quyền (Yan Qing Quan ???) 15. Phiên Tử Quyền (Fānziquán ???) 16. Bát Cực Quyền (Bājíquán ???) Bắc Thiếu Lâm Sơn Đông – Hà Bắc Là một dải mênh mông phần lớn thuộc vùng cư ngụ của người Hồi giáo kéo dài đến vùng sa mạc Nội Mông, người Trung Hoa không dùng danh từ Thiếu Lâm Bắc Phái như người Việt Nam mà gọi là Bắc Thiếu Lâm, phát âm theo âm Quan Thoại (tiếng Phổ Thông) được Latin hóa là Bei Shaolin ???, phát âm theo âm tỉnh Quảng Đông là Bak Siu Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 4/19 Lum, tục gọi là Bắc quyền (Bei ch’uan, Bei quan ??), sau này để dễ hiểu người Trung Hoa gọi là Trường quyền (Chang Ch’uan ??, Chang quan ??) do các môn quyền của Bắc Thiếu Lâm bị ảnh hưởng của các môn quyền trong cộng đồng người Hồi giáo di cư từ Trung Đông (Ả Rập Ai Cập, Do Thái, Ba Tư tức Iran và Iraq ngày nay) đến bằng con đường tơ lụa bắt đầu từ thành phố Thương Châu (Cāngzhōu ??? -???) ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) (Hebei ??) kéo dài đến vùng Trung Cận Đông gần Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải vào thế kỷ thứ 13 theo gót chân của người Mông Cổ tràn xuống Trung Hoa. Có thể nói rằng thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) là cái nôi võ thuật nảy sinh nhiều cao thủ dị biệt ở miền Bắc Trung Hoa nhưng lại không nổi danh. Người dân thành phố này hầu hết đều tập luyện võ nghệ vì ngày xưa nơi đây là ngã ba đường của con đường tơ lụa từ Châu Âu và Trung Đông xuyên qua sa mạc Mông Cổ vào Trung Hoa với nạn giặc cướp giết người thường xuyên. Đặc trưng kỹ pháp của các môn Trường quyền là dùng đòn chân nhiều (Thoái pháp, Cước pháp) với yếu quyết là Trường Nhất Thốn, Cường Nhất Thốn ??? ???(dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc) nghĩa là đánh Trường trận: công – thủ từ xa do vậy rất trọng sự di chuyển và tốc độ, chạy nhanh, nhảy cao, đá bén, thân thủ lanh lẹ biến ảo vô cùng. Khi nói đến Bắc Thiếu Lâm thường ngay tại Trung Hoa cũng có sự nhầm lẫn là Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm vì ngôi chùa này nằm phía trên sông Trường Giang (Dương Tử Giang). Thật ra ở tại ngọn Tử Cái Đỉnh (Zǐ Gài Dǐng ???) thuộc dãy Bàn Sơn (Pan Shan ??) trong tỉnh Hà Bắc (Hebei ??) giáp ranh với bán đảo Triều Tiên có một ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm, đây mới chính là ngôi chùa Bắc Thiếu Lâm nhưng không có một sư tăng nào luyện võ xưa nay mà chỉ chuyên chú vào lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo. Do vậy nói đến võ Bắc Thiếu Lâm đó là một khái niệm hết sức mơ hồ vì nó chỉ chung chung đến các phái võ địa phương trong cộng đồng người Hồi pha trộn với võ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, trong đó các môn nổi tiếng có thể kể ra như: Tra quyền (Cha Ch’uan ??), Đàn Thối (Tan Tui ??), Địa Thảng quyền (Di Tang quan ???), Phách quải quyền (Pi Gua quan ???), Phiên tử quyền (Fānziquán ???), Thông bối quyền (Tong Bei quan ???), Trốc cước (Chuoi jiao ??), Mê tông quyền (Mi Zong quan ???) còn gọi là Yến Thanh quyền (Yan qing ch’uan ???), … Đại biểu xuất sắc nhất của Trường quyền trong thế giới hiện đại là Lý Liên Kiệt sinh ngày 26 tháng 4 năm 1963 tại thành phố Bắc Kinh (Běijīng ??), năm 15 tuổi năm 1978 đoạt giải vô địch diễn luyện Sáo Lộ (Tao Lu ??) tức diễn quyền của Trường quyền tại Bắc Kinh sau thời gian khổ luyện từ năm 6 tuổi tại Học Viện Võ Thuật Trung Ương Bắc Kinh. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 5/19 Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến Tại tỉnh Phúc Kiến có đến 3 ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại 3 thành phố khác nhau: Toàn Châu (Quan zhou ??), Phủ Điền (Putian ??), và Phúc Thanh (Fuqing ??) thuộc thành phố Phúc Châu (Fuzhou ??). Các tài liệu cho biết chùa Nam Thiếu Lâm tại thành phố Toàn Châu được xây dựng vào khoảng năm 611 Công nguyên. Vào năm 907 Công nguyên, Vương Thẩm Tri (Wang Shenzhi???,862 – 925 ) đã thiêu hủy ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu thành bình địa, khi các nhà sư trong chùa chống lại ách thống trị của Vương. Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu sau đó được xây dựng lại vào thời nhà Bắc Tống. Vào năm 1236, chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu lại bị tiêu hủy lần nữa theo sắc lệnh của các triều vua nhà Nam Tống. Lần đại nạn bị thiêu hủy lần cuối cùng là vào năm 1763 dưới tay của quan quân nhà Thanh thời vua Càn Long. Thông tin thêm: Vương Thẩm Tri (Wang Shenzhi???,862 – 925 ), một người khởi nghĩa sáng lập nên “Đế Chế Mân Quốc” (?) mà thủ đô là thành phố Phúc Châu (Fuzhou ??) trong tỉnh Phúc Kiến (Fujian ??) trong suốt thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (chữ Hán phồn thể: ????; chữ Hán giản thể: ????; đọc Bính âm: Wǔdài Shíguó, 907-960, dịch nghĩa sang tiếng Anh: Five Dynasties and Ten Kingdoms) (và cũng là người chịu trách nhiệm nỗ lực xóa bỏ bộ tộc họ Thẩm – Shen ?). Tỉnh Phúc Kiến thời trước Nhà Đường được gọi là Mân Nam hay Mân quốc, người Phúc Kiến được gọi là người Mân Việt trong tộc Bách Việt ở miền Nam Trung Hoa. Đã có một vài tranh luận nho nhỏ rằng vị trí của ngôi chùa Thiếu Lâm nguyên thủy thật sự mới là chùa Thiếu Lâm xây trong “khu rừng nhỏ” trên núi “Thiếu Thất” (Shao Shi Shan ???: Thiếu Thất Sơn) trong dãy Tung Sơn (Songshan ??) nên mới gọi là Thiếu Lâm tại huyện Đăng Phong (Deng Feng shi ???- Đăng Phong Thị ) thuộc tỉnh Hà Nam (Heinan hay Henan ??) về phía Bắc Trung Quốc bên trên sông Dương Tử (Trường Giang). Khi ngôi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn di chuyển về phương Nam với các nhà sư Thiếu Lâm, dù vậy, khi đó những cuộc tranh cãi bắt đầu. Một số tranh luận cho rằng chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến đã từng tồn tại, nhưng các tài liệu nghiên cứu Khảo Cổ Học và Lịch Sử cho biết rằng có 3 vị trí khác nhau có những dấu vết của Thiếu Lâm: chùa Nam Thiếu Lâm Phủ Điền Phúc Kiến (được xây vào năm 557 Công nguyên), chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến (được xây vào năm 874 - 879 Công nguyên), và chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh Phúc Châu Phúc Kiến (mà ngày khởi công xây dựng vẫn chưa ai biết, nhưng được xác định vào khoảng thời gian nào đó vào thời nhà Tống). Chú thích thêm: Theo như tài liệu của các phái võ Không Thủ Đạo Bạch Hạc (là thủy tổ của các môn Không Thủ Đạo Nhật Bản ngày nay) tại đảo quốc Okinawa thì chùa Nam Thiếu Lâm tại thành phố Phủ Điền mới thật sự là chùa Nam Thiếu Lâm. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 6/19 Các Tài liệu của các phái võ miền Nam Trung Hoa như Bạch Mi quyền (Bak Mei kuen, Bai Mei Chuan), Vịnh Xuân quyền (Wing Chun kuen, Yong Chun quan), Hồng Gia quyền (Hung Ga Kuen), Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Fukien Yong Chun Bai He quan) thì lại cho rằng chùa Nam Thiếu Lâm tại thành phố Toàn Châu chính xác hơn. Các nhà khảo cổ học và các học giả Trung Hoa thì khẳng định chùa Nam Thiếu Lâm tại thành phố Phúc Thanh mới chính là chùa Nam Thiếu Lâm thật sự. Tuy nhiên, một điều chắc chắn nhất theo dân gian và các tài liệu sử học cho biết thành phố Toàn châu tỉnh Phúc Kiến xưa nay vốn là một trong những trung tâm võ thuật lớn ở Trung Hoa chứ không phải như nhiều tài liệu của một số chi lưu Karate và Vĩnh Xuân quyền cho rằng chùa Nam Thiếu Lâm tại Phủ Điền (Bồ Điền) có Vĩnh Xuân Đường hay Cung Vĩnh Xuân (Evergreen Hall) mới chính là nơi phát tích võ thuật miền Nam Trung Hoa và Vịnh Xuân quyền. (xem Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền, Jacques Nguyen Qui phía dưới mục tài liệu tham khảo) Dấu vết còn sót lại xa xưa của chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu là kỹ thuật Kiều thủ trong bài quyền nổi tiếng Công (Cung) Tự Phục Hổ Quyền của Nam Thiếu Lâm mà Hồng Gia quyền còn lưu giữ và trong bộ quyền phổ Nam Thiếu Lâm Toàn Châu. Sau này để cho dễ hiểu người Trung Hoa đã gọi các môn võ nằm phía dưới sông Trường Giang (Dương Tử Giang) từ tỉnh Phúc Kiến vùng Mân Nam xuống vùng Giang Tô, Giang Nam, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam là khu vực mà tính chất vật thể - ý thức hệ gắn liền với tính chất quyền pháp trên địa bàn này là Nam quyền phát âm theo âm Quan Thoại (tiếng Phổ Thông) được Latin hóa là Nản Shàolỉn Chuan (Nam Thiếu Lâm quyền), âm Quảng Đông gọi tắt là Nàam Kuèn (Nam quyền) đều có xuất xứ từ võ công của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Võ thuật Nam Thiếu Lâm ở tỉnh Phúc Kiến vùng Mân Nam xuất hiện rất sớm vào khoảng thời gian từ gần cuối triều nhà Đường (618–690 Công nguyên) và nhà Tống (960–1279) là đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ngang thời với võ thuật Thiếu Lâm. Võ phái Karate ở đảo quốc Okinawa xuất phát từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến giải thích trong chữ Karate thì Kara nghĩa là nhà Đường, te trong tiếng Nhật có nghĩa là Thủ tức là đòn tay không, võ tay không xuất hiện từ thời nhà Đường, do vậy Karate có 2 nghĩa là Đường Thủ Đạo và Không Thủ Đạo. Tại bán đảo Triều Tiên cũng lưu truyền môn võ tay không với cùng tên gọi là Đường Thủ Đạo mà tiếng Triều Tiên phát âm là Tang Su Do. Lịch sử Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn còn cho biết kể từ triều nhà Minh (1368–1644), nhà Thanh (1644–1911) trở đi võ thuật Thiếu Lâm đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) tràn xuống miền Nam Trung Hoa bắt đầu từ tỉnh Phúc Kiến tới Quảng Đông gây ra ngộ nhận nhiều điều giữa võ thuật Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 7/19 Kỹ thuật chủ yếu trong Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến và các hệ Nam Quyền (đều xuất phát từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến) là kỹ pháp Kiều Thủ ? ? - ?? (âm Quảng Đông đọc là Kìu Sẩu, dịch nghĩa sang tiếng Anh là the Bridge Hand Techniques). Kiều Thủ là đoạn từ cùi chỏ cánh tay đến cổ tay. Trong Hồng Gia Quyền, Bạch Mi quyền, Vịnh Xuân quyền đều luôn dùng chữ Kiều để chỉ các đòn tay (Thủ pháp) có lẽ do vùng miền Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông) sông ngòi rất nhiều, thậm chí trong các môn phái Karate tại đảo quốc Okinawa xưa kia hay dùng chữ Ryu để chỉ môn phái phân nhánh, chữ Ryu ? trong tiếng Nhật có nghĩa là Lưu (Liu) trong tiếng Hán và dịch nghĩa sang tiếng Việt là Chảy, Lưu đây nghĩa là Chi Lưu (phân nhánh) như tiếng Nhật là Goju Ryu (Cương Nhu Lưu phái) của Chōjun Miyagi ?? ?? (25-04-1888 – 08-10-1953) và Gogen Yamaguchi ???? (20/10/1909 - 20 /05/1989), Go Ryu (Cương Lưu phái) của Masutatsu Oyama ???? (27/07/1923 – 26/04/ 1994), Shotokan Ryu (Tùng Đạo Quán Lưu phái) của giáo sư Gichin Funakoshi ?? ?? (10-11-1868 – 26-04-1957). Karate ở Okinawa và Nhật Bản có nguồn gốc từ Karate Hakutsuru nghĩa là Không Thủ Đạo Bạch Hạc Phái mà thật ra chính là Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền truyền bá sang Okinawa vào khoảng thế kỷ 15 -16. Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến và các hệ Nam Quyền vốn chủ trương Cương nhiều hơn Nhu, ngoại trừ Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền, Vịnh Xuân quyền và Nga Mi quyền ??? ở Tứ Xuyên. Trong khi Thiếu Lâm Quyền vốn chủ Cương Nhu phối triển. Các bộ quyền của Nam Thiếu Lâm (hay Nam Quyền) thường dùng 2 thế tấn căn bản trong các bài quyền là Tứ Bình Bát Phân (Sei Ping Baat Fahn ????) còn gọi là Tứ Bình Mã (Sei Ping Ma ???) tức là Trung Bình Tấn, và thế tấn thứ hai là Nhị Tự Kiềm Dương Mã (Yee Gee Kim Yeung Ma – Yih Jih Kìhm Yèuhng Máh ????? – ?????) gồm Đại Kiềm Dương Mã ???? và Tiểu Kiềm Dương Mã ????. Trong Nam Quyền (Hồng Gia Quyền, Bạch Mi Quyền, Vịnh Xuân Quyền) thường dùng chữ Kiều Mã ?? để nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiều Thủ và Mã Bộ khi giao thủ với đối phương không cho đối phương Niêm Kiều, Triệt Kiều, Phá Mã. Câu nói nổi tiếng trong Hồng Gia quyền nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiều Mã như sau: Ổn Mã Ngạnh Kiều ????, Trường Kiều Đại Mã ????, Đoản Kiều Tiểu Mã ????, tạm dịch là Ngựa Vững Cầu Cứng, Ngựa Lớn Cầu Dài, Ngựa Nhỏ Cầu Ngắn, nghĩa là bộ tấn vững chãi đòn tay rắn chắc, đòn tay dài với bộ tấn rộng thấp, đòn tay ngắn với bộ tấn nhỏ hẹp và cao (Cao Mã). Do sử dụng chủ yếu là tay khi công thủ nên nguyên tắc chiến đấu pháp được gói gọn trong câu quyết nổi tiếng của Hồng Gia quyền Xuyên Kiều Tranh Mã Xích Thân Trửu ???????, nghĩa là chủ về lối đánh trụ bộ (một chỗ) cận chiến và nhập nội nhiều hơn, Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 8/19 Xuyên Kiều nghĩa là xuyên tay và len tay vượt trên tay đối phương, Tranh Mã nghĩa là phải dùng chân nêm chặt bộ vị (thế tấn) của đối phương, Xích Thân Trửu nghĩa là Thân và Cùi Chỏ (Trửu) phải luôn áp sát đối phương. Đặc điểm của Nam Quyền (Hồng Gia Quyền, Bạch Mi Quyền) là thường hay giậm đạp gót chân xuống đất rồi thét lớn khi phóng quyền xuất kình, thế quyền tuôn ra ào ạt như thác lũ mà người Trung Hoa gọi là Dĩ Thanh Trợ Lực ???? nghĩa là hét lớn để tạo thêm sức mạnh và khí thế. Khi chùa Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến bị hỏa thiêu dưới bàn tay tàn bạo của quan quân nhà Thanh, có 5 người đệ tử cuối cùng xuất sắc nhất của Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến (là một trong những vị tiền bối xuất sắc sáng lập ra Nam Quyền Thiếu Lâm - truyền dạy) trốn khỏi chùa. Do ngộ nhận vụ hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự là nạn kiếp của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam mà sau này có những truyền thuyết ngụy tạo về lịch sử võ thuật Thiếu Lâm. 5 vị cao đồ xuất sắc của Nam Thiếu Lâm sống sót và trốn thoát sau vụ hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến là: Ngũ Mai lão ni sư thái (chữ Hán: ? ? ? ?, phiên âm Latin: Ng Mui Si Tai hay Wu Mei Shitai) Bạch Mi Đạo Nhân (chữ Hán: ? ? ? ?, phiên âm Latin: Bai Mei Dao Ren) Chí Thiện thiền sư (chữ Hán: ? ? ? ?, phiên âm Latin: Jee Sin Sim See) Phùng Đạo Đức (chữ Hán: ? ? ?, phiên âm Latin: Fung Do Duk hay Fung To Tak) Miêu Hiển (chữ Hán: ? ?, phiên âm Latin: Miu Hin hay Mew Hing) là cha của Miêu Thúy Hoa (chữ Hán: ? ? ?, phiên âm Latin: Miu Tsui Fa), ông ngoại của Phương Thế Ngọc (chữ Hán: ???, phiên âm Latin: Fong Sai Yuk) Theo Diệp Chuẩn, căn cứ vào tài liệu Trung Hoa Hí Khúc Sử (lịch sử kịch nghệ cổ truyền Trung Hoa), Ngũ Mai và Nghiêm Vịnh Xuân chỉ là nhân vật hư cấu trong truyền thuyết dân gian, nhân vật sáng tổ của Vịnh Xuân quyền là Trương Thủ Ngũ còn gọi là Than Thủ Ngũ nổi tiếng về Thiếu Lâm quyền với cú đấm tam xung chùy và kỹ thuật than thủ. Khang Hy và Càn Long là 2 vị Hoàng Đế nhà Thanh rất quí mến và ái mộ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, rất thích học võ thuật Thiếu Lâm, nên câu chuyện trên chỉ là bịa đặt xuyên tạc không đúng với sự thật lịch sử đã diễn ra. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 9/19 Chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến bị thiêu hủy 2 lần chính yếu: lần thứ nhất là vào năm Ung Chính thứ 2 tức năm 1723 Tây lịch do Ung Chính đế ra lệnh, sau đó Chí Thiện Thiền Sư đã tìm cách xây lại, lần thứ hai và cũng là lần sau cùng bị thiêu hủy tận diệt là vào năm Càn Long thứ 28 tức năm 1763 do Càn Long đế ra lệnh và cấm tiệt xây dựng lại vĩnh viễn do vậy sự kiện này đã là mầm mống cho các phái võ miền Nam Trung Hoa sau này xuất hiện như: Bạch Hạc quyền tại địa hạt Vĩnh Xuân thuộc tỉnh Phúc Kiến, Bạch Mi quyền tại thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Vịnh Xuân quyền tại thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan tại khắp tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Bạch Hổ Phái của Phùng Đạo Đức, Thiếu Lâm Thái Gia của Thái Phúc (Choi Fook ??) và Thái Cửu Nghi (Choi Kau-Yee ???), Thiếu Lâm Lưu gia của Lưu Tam Nhãn (Lau Sam Ngan ?? ? ), Thiếu Lâm Lý gia của Lý Hữu Sơn (Lee Yau-San ??? ), Thiếu Lâm Mạc gia của Mạc Thanh Kiều (Mok Ching Kiu ??? ) là nữ nhân, Thái Lý Phật của Trần Hưởng (Chan Heung ??) ở Tân Hội (Sun Wui, Xun Hui ??) tỉnh Quảng Đông, Thiếu Lâm Trung Ngoại Châu Gia quyền của Châu Long (Jow Lung ? ?) cũng tại Tân Hội tỉnh Quảng Đông cùng 4 người em ruột là Châu Hiệp (Jow Hip ??), Châu Hải (Jow Hoy ?? ), Châu Điền (Jow Tin ?? ), Châu Bưu (Jow Biu ??), Thiếu Lâm Phật gia quyền ở Vân Nam và Quảng Đông, Trên thực tế võ Thiếu Lâm nguyên thủy có nguồn gốc từ Tung Sơn thuộc huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) mới là chính thống khởi nguyên võ công Thiếu Lâm và không hề có tục lệ nhận đệ tử tục gia vào chùa truyền võ rồi cho rời chùa xuống núi, hành động này chỉ có ở chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến với danh tiếng mỗi đệ tử muốn rời chùa phải qua 36 quan ải chiến đấu với 18 (có thuyết nói 36) tượng đồng La Hán (La Hán Đồng Nhân) làm cho biết bao thế hệ võ thuật say mê võ công Thiếu Lâm cứ tưởng đấy là truyền thuyết có thật tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn. Truyền thuyết về những bức tượng La Hán Đồng Nhân này được khẳng định trong một tài liệu kỹ thuật quân sự trung cổ vào thời nhà Minh tên là Võ Bị Chí (Wubishi ??? ) tiếng Nhật phiên âm là Bubishi được lưu giữ trong phái Vĩnh Xuân Phúc Kiến Bạch Hạc quyền và trường phái Hakutsuru Karate (Không Thủ Đạo Bạch Hạc) của Đại Sư Hohan Soken là truyền nhân chính thống đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness về kỳ tích diễn quyền trên một tấm ván mỏng thả trên mặt nước. Phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc có nguồn gốc từ Bạch Hạc quyền chính là thủy tổ của tất cả các hệ phái Không Thủ Đạo ngày nay. Tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam không hề có một sự khẳng định hay một dấu vết nào nhắc đến niềm tự hào về truyền thuyết những tượng đồng La Hán cả và cũng không có một thư tịch nào khẳng định chùa đã từng có chính sách nhận đệ tử tục gia vào để truyền thụ võ công rồi cho hạ sơn. Câu chuyện về 36 quan ải tại chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến với các bức tượng đồng nhân La Hán đã được đạo diễn của hãng phim Thiệu Thị (Shaw Brothers) là Lưu Gia Lương (Liu Chia Liang, Lau Kar Leung ???) đồng thời cũng là võ sư và là truyền nhân của Hồng Gia quyền dựng thành một bộ phim nổi tiếng vào tháng giêng năm 1978 mang Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 10/19 [...]... Hoa lại vừa có nghĩa là cẳng tay và cả bàn tay Sau đây là bảng liệt kê danh mục kỹ thuật Kiều thủ (Kìu Sẩu / Bridge-arms techniques / Bridge-hand techniques) trong Vịnh Xuân quyền: 15/19 Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 16/19 Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền Quyền pháp Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm... chỏ trong Bạch Mi quyền và Vịnh Xuân quyền Trong phép đánh cùi chỏ, Thiếu Lâm quyền không cho phép đánh cùi chỏ cao quá vai, do vậy cùi chỏ luôn kẹp nách sau khi tung đòn Bạch Mi và Vịnh Xuân xuất phát từ Thiếu Lâm quyền cũng không đi ra ngoại lệ Bảy kỹ thuật cùi chỏ nằm rải rác trong cả ba quyền sáo căn bản của môn phái Vịnh Xuân, chẳng hạn các kỹ thuật Bình Trửu, Hậu Trửu nằm trong quyền sáo sơ cấp... chính về kỹ thuật Kiều thủ Nam Thiếu Lâm Nam Quyền Toàn Thư – nguyên tác Trung văn Quyền Sư Tiến sĩ Trương Tuấn Mẫn bản dịch Việt ngữ của dịch giả Thiên Tường, nhà xuất bản Mũi Cà Mau Nam Thiếu Lâm, bản dịch của Hồ Tiến Huân, nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao Hà Nội Thuật ngữ Kiều thủ Vịnh Xuân quyền Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền, Jacques Nguyen Qui 11/19 Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền Trửu... bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền Theo Đại sư Nam Anh trên quan điểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu chỉ) thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn trong tiến trình luyện tập của môn sinh Kiều thủ - Kỹ pháp đặc trưng Hệ thống quyền pháp của Vịnh. .. Tầm kiều Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền) , Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v và có thể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu... ra đặc trưng của một môn võ đã bị chìm tên vào quên lãng là Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến với kỹ thuật chính yếu là phát huy tối đa hệ thống Kiều Thủ và Mã Bộ mà ngày nay kỹ thuật này được biết đến qua 3 hệ phái phân lưu lớn từ đây: Hồng Gia quyền, Bạch Mi quyền, Vịnh Xuân quyền Điều này càng được chứng minh trong các bộ quyền có các tên thế của các đòn tay đều dùng chữ Kiều và Mã mà ta rất khó tìm thấy trong... cùi chỏ Trực Lạc Trửu đánh cắm xuống ra phía sau là Áp Trửu (Ngat Jarn ?? ) (đè chỏ) hay Sừ Trửu (Chu Jarn ?? ) (bửa chỏ) Một số kỹ thuật Kiều Thủ phổ biến trong Vịnh Xuân quyền Lưu ý: có nhiều lưu phái Vịnh Xuân quyền có các cách diễn giải khác nhau đối với cùng một thao tác kỹ pháp, ví dụ như: 1 động tác đè tay hay ấn tay được diễn giải thành 6 tên khác nhau là Trất thủ, Khấm thủ, Nại thủ, Án thủ, Chẩm... hay đối thủ Khi tung đòn này, cùi chỏ được gập gắt lại cùng với động tác vặn hông cực gắt để tạo ra một lực xoắn lớn 12/19 Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền Cách đánh cùi chỏ trong kỹ thuật Lan Thủ gọi là Phê Trửu (Pie Jarn ?? ) (tát chỏ từ ngoài vào nằm ngang vị trí đầu, cổ), có thể dùng kỹ thuật này niêm chỏ đối phương Bình Trửu (Ping Jarn ?? ) dùng cùi chỏ tạt ngang, thúc ngang vào bụng, ngực khi thân và vai... giao chiến Bài Tiêu Chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làm nền tảng cho bài Mộc Nhân Trang Ngoài 4 bài quyền, còn có phép luyện tay nghe lực còn gọi là phép thính kình hay phép du đẩy đối phương tựa như phép Thôi Thủ trong Thái Cực quyền, phương pháp này trong các chi lưu Vịnh Xuân Việt Nam thường gọi là Niêm Thủ nhưng hầu hết các chi lưu Vịnh Xuân trên thế giới và tại... đường thẳng, đây là phương pháp rất thịnh hành trong các môn võ thuật Trung Hoa bắt đầu thời nhà Minh có một loại quyền pháp xuất hiện gọi là Miên Quyền (??) - được người Trung Hoa dịch nghĩa sang tiếng Anh là Cotton Fist (quyền mềm như bông), còn gọi là Nhu Quyền (?? - ??) Nghiên cứu lịch sử quyền pháp Trung Hoa, ta cũng nhận thấy Thái Cực Quyền Trần Gia do Trần Vương Đình xuất phát tại làng Trần Gia . mục kỹ thuật Kiều thủ (Kìu Sẩu / Bridge-arms techniques / Bridge-hand techniques) trong Vịnh Xuân quyền: Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 15/19 Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 16/19 Quyền pháp Hệ thống quyền. xuất bản Thể Dục Thể Thao Hà Nội. Thuật ngữ Kiều thủ Vịnh Xuân quyền Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền, Jacques Nguyen Qui Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 11/19 Trửu pháp (??) - Phép. Lâm. Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền 6/19 Các Tài liệu của các phái võ miền Nam Trung Hoa như Bạch Mi quyền (Bak Mei kuen, Bai Mei Chuan), Vịnh Xuân quyền (Wing Chun kuen, Yong Chun quan), Hồng Gia quyền

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền

  • Đặc điểm

  • Nội dung kỹ thuật

  • Nguồn gốc kỹ thuật Kiều thủ : Kỹ Pháp Kiều Thủ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến

    • Dẫn nhập

      • Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm

      • Bắc Thiếu Lâm Sơn Đông – Hà Bắc

      • Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến

      • Tài liệu tham khảo chính về kỹ thuật Kiều thủ Nam Thiếu Lâm

      • Trửu pháp (肘法) - Phép đánh cùi chỏ

      • Một số kỹ thuật Kiều Thủ phổ biến trong Vịnh Xuân quyền

      • Quyền pháp

        • Kiều thủ - Kỹ pháp đặc trưng

        • Hệ thống quyền pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan