Chế độ tỷ giá theo luật định (de jure) và chế độ tỷ giá thực tế của việt nam giai đoạn 2008 2013

24 6K 24
Chế độ tỷ giá theo luật định (de jure) và chế độ tỷ giá thực tế của việt nam giai đoạn 2008 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A. Lý thuyết I. Chế độ tỷ giá cố định NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm ) trong một biên độ dao động hẹp đã được định trước ( thường là 1%) Ưu điểm:  Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế  Buộc chính sách kinh tế vĩ mô phải có kỷ luật hơn  Thúc đẩy hợp tác quốc tế Nhược điểm: Hoạt động đầu cơ bất ổn II. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ một can thiệp nào của NHTW Ưu điểm:  Đảm bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán  Đảm bảo tính độc lập của CSTT  Giúp nền kinh tế trở nên độc lập hơn  Góp phần ổn định kinh tế  Đầu cơ giúp ổn định thị trường III. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cũng cầu trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, NHTW vẫn có thể tiến hành can thiệp nhằm duy trì tỷ giá nhưng không nhằm cố định tỷ giá. Là chế độ tỷ giá trung gian giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. IV. Chế độ tỷ giá thực tế ( de facto exchange rate regime) 1. Sự khác nhau giữa chế độ tỷ giá thao luật định ( de jure) và chế độ tỷ giá theo thực tế ( de facto) - De jure ER: là chế độ tỷ giá mà chính phủ (đại diện là NHTW) công bố chính thức. - De facto ER: căn cứ vào sự biến động của tỷ giá trên thực tế, IMF đưa ra một số tiêu chí để phân loại các chế độ tỷ giá. 2. Phân loại chế độ tỷ giá Theo IMF, chế độ tỷ giá được phân thành các loại sau:  Chế độ tỷ giá không có tiền tệ theo pháp định riêng  Chế độ bản vị tiền tệ  Chế độ tỷ giá cố định thông thường  Chế độ tỷ giá cố định có biên độ dao động rộng  Chế độ tỷ giá cố định bò trườn  Chế độ tỷ giá có biên độ dao động bò trườn  Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước  Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn B. Thực trạng I. Giai đoạn 2008-2010 1. Chế độ tỷ giá theo luật định (de jure) Căn cứ vào điều 30 Pháp lệnh ngoại hối và Điều 39 NĐ 160/2006/NĐ-CP thì cơ chế tỷ giá Việt Nam là cơ chế thả nổi có sự điều tiết cụ thể là tại điều 39 NĐ 160/NĐ-CP đã chỉ rõ “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng 2 các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ “ và “ Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ”. 1.1.Về yếu tố thả nổi: Trong một thời gian dài khi mà nhà nước còn có sự “bảo hộ” về tỷ giá đối với các doanh nghiệp,tỷ giá của VND với các đồng tiền khác được giữ ở mức ổn định tương đối nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu,hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng khi mà sự hội nhập vào kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên sâu rộng và thực chất thì hội nhập về tỷ giá là điều không thế tránh khỏi.Do vậy,sự bảo hộ về tỷ giá của NHNN đang dần được nới lỏng theo hướng thả nổi nhiều hơn.Điều này thể hiện rất rõ khi những năm gần đây NHNN thường xuyên có những sự điều chỉnh biên độ dao động cho phù hợp với những biến động của thị trường theo hướng lỏng hơn. Việc nới lỏng biên độ dao động tỷ giá là một nhu cầu thiết thực đế đưa công tác điều chỉnh tỷ giá tiến gần tới các quy luật thị trường hơn, hay cũng đồng nghĩa với việc tự' do hóa dần các giao dịch ngoại tệ. Khi thị trường hối đoái thế giới có biến động mạnh, các quy định hành chính về biên độ có thế làm đóng băng thị trường ngoại tệ trong nước, khuyến khích các hoạt động phi pháp. Theo nguyên tắc của cơ chế tỷ giá thả nối có điều tiết do NHNN Việt Nam quy định ,NHNN sẽ không chủ quan trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức mà sẽ chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.Mà tỷ giá bình quân liên ngân hàng lại là do cung cầu trên thị trường liên ngân hàng quyết định. Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng ,các NHTM sẽ xác định tỷ giá kinh doanh theo quy tắc sau: Tỷ giá kinh doanh =TGBQLNH *(1 ± x) Tức là : Tỷ giá bán ra(max) =TGBQLNH*(1 + x) Tỷ giá mua vào (min) = TGBQLNH*(l-x) (x là biên độ dao động do NHNN quy định) Như vậy yếu tổ thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng TGBQLNH. 1.2.Về yếu tố điều tiết: Tỷ giá giao dịch không được tự do biến động theo cung cầu trên thị trường liên ngân hàng mà sự biến động chỉ được giới hạn trong biên độ giao dịch do NHNN quy định ± x% so với tỷ giá của ngày giao dịch trước đó. Trong một ngày giao dịch, do ảnh hưởng của cung cầu trên thị trường ngoại hối nên tỷ giá giao dịch có thế có những thay đôi đột biến vượt ra ngoài biên độ giao dịch cho phép,tuy vậy tỷ giá luôn là cố định trong một ngày giao dịch bất chấp những thay đổi đó. Như đã nói ở phần trên,yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng tỷ giá bình quân liên ngân hàng .Nhưng vì đây là tỷ giá bình quân ,nghĩa là phải do NHNN tính toán dựa trên tỷ giá giao dịch của các ngân hàng ,trong khi đó NHNN lại là người độc quyền điều hành,đồng thời cũng độc 3 quyền tính toán,độc quyền thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng,do vậy trong một chừng mực nào đó thì chỉ số TGBQLNH vẫn chưa hoàn toàn thoát ly khỏi ý chí chủ quan của NHNN trong việc điều hình tỷ giá nhằm đảm bảo một mức tỷ giá có lợi và phù hợp cho các hoạt động của nền kinh tế,đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu,hạn chế rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngoài ra,NHNN còn sử dụng một hệ thống các công cụ tác động lên tỷ giá gồm các công cụ trực tiếp và gián tiếp. 1.2.1. Các công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá :  Nghiệp vụ thị truờng mở nội tệ : Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nuớc, NHTW đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.  Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý : Nghiệp vụ này được sử dụng đế thay đổi lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thay đối tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá.  Nghiệp vụ kết hối : Là việc chính phủ quy định với các thế nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hổi. 1.2.2. Các công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá :  Lãi suất chiết khấu  Thuế quan  Hạn ngạch: có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự như thuế quan  Giá cả  Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM  Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ 2. Chế độ tỷ giá thực tế (de factor) Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỉ giá kể từ khi đất nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỉ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỉ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan công bố tỉ giá VND/USD. Căn cứ vào tỉ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỉ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Trên nền tảng chính sách neo tỉ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, NHNH đưa ra những điều chỉnh nhất định về biên độ tỉ giá cũng như tỉ giá trung tâm để thích nghi với những tác động đó. Sau khi các tác động chấm dứt, chế độ tỉ giá lại quay trở về cơ chế tỉ giá cố định hoặc neo tỉ giá có điều chỉnh. 4 Biểu đồ biến động biên độ tỷ giá từ năm 1989-2009 Một đặc điểm khác của cơ chế tỉ giá của Việt Nam là cơ chế hai tỉ giá. Mặc dù trên thực tế NHNN áp dụng chỉ một tỉ giá chính thức cho tất cả các giao dịch thương mại trên phạm vi cả nước nhưng tỉ giá thị trường tự do vẫn hiện diện song song với tỉ giá chính thức.Nguyên nhân này bắt nguồn từ sự khó khăn trong tiếp cận ngoại tệ từ khối ngân hàng.Trong thập kỉ 1990, do có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề xuất khẩu, các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận các nguồn ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng. Hiện nay, sự phân biệt kiểu này đôi khi vẫn được các NHTM áp dụng đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc đối tượng "không khuyến khích" sử dụng ngoại tệ như dùng ngoại tệ để đi du lịch hoặc mua, nhập các loại hàng hóa xa xỉ hay loại hàng hóa trong nước có khả năng sản xuất được. Chính sự phân biệt này khiến cho thị trường ngoại tệ tự do vẫn tiếp tục phát triển với quy mô tương đối lớn ở Việt Nam. Theo IMF giai đoạn 2008-2010, Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỉ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands).Theo đó, OER được điều chỉnh tăng giá 5 lần: 2%( 11/06/2008), 2.9% (25/12/2008), 5,16% (25/11/2009), 3,25% (11/02/2010), 2.05% (18/08/2010) và biên độ dao động được điều chỉnh 5 lần: +/- 1% (3/2008); +/- 2% (6/2008) ; +/- 3% (11/2008) ; +/- 5% (3/2009) ;+/- 3% (11/2009). Để hiểu rõ hơn về chế độ tỷ giá thực tế ở Việt Nam ta hãy cùng xem xét chi tiết những biến động của diễn biến tỷ giá qua các năm 2008-2011 Giai đoạn từ năm 2008 – 2011 tỉ giá có nhiều sự biến động. Theo số liệu từ NHNN thì giai đoạn từ năm 2008 đến 2011, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải đã có tác động làm giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới 5 cạnh tranh hơn. Hình 1: biến động tỉ giá USD/VND từ năm 2008 đến 2011.  Năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn khủng hoảng vậy nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự phản ứng trong chính sách tỉ giá ở Việt Nam .Dựa vào hình 1 có thể thấy tỉ giá NHTM có nhiều biến động mạnh do lạm phát tăng cao (tỉ lệ lạm phát năm 2008 tăng rất coa có lúc lên đến 20%) đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động đến Việt Nam nửa 6 cuối năm 2008. Trong 2008, biên độ tỷ giá được điều chỉnh tới 5 lần, một mật độ dày chưa từng có. Giai đoạn từ 01/01/2008 tới 25/03/2008: Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên thị trường LNH giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên TTTD có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá LNH và dao động trong khoảng từ 15.700 đến 16.000 VND/USD. Nguyên nhân: Thời điểm này đang trong giai đoạn gần Tết nên lượng kiều hối chuyển về khá lớn. Chính phủ và ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản 8,25%/năm (12/2007) lên 8,75%/năm (2/2008). NHNN không mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông. Giai đoạn từ 26/03/2008 tới 16/07/2008: Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/6, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 VND/USD sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/- 2% (ngày 27/6) và kiểm soát chặt các giao dịch.Nguyên nhân:Do tâm lý bất ổn của người dân và doanh nghiệp khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của nhà đầu cơ.Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao.Tăng nhập khẩu vàng. Nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu khi lo ngại về tình hình kinh tế và tình hình thanh khoản thấp trên thị trường. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu ( theo quyết định số 09/2008/QĐ).Cầu ngoại tệ tăng mạnh so với cung USD. Giai đoạn từ 17/07/2008 tới 15/10/2008: Tỷ giá USD/VND giảm mạnh từ 19.400 VND/USD còn 16.400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VND/USD trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng giữa tháng 10.Nguyên nhân: Do sự can thiệp kịp thời của NHNN, NHNN đã công khai lượng dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD trong khi trên thị trường cho rằng USD đang khan hiếm.NHNN ban hành nhiều chính sách bình ổn tỷ giá như: cấm mua bán ngoại tệ trên TTTD không 7 đăng ký với NHTM, cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác, kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ. Giai đoạn từ 16/10/2008 đến hết năm: Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 VND/USD sau đó giảm nhẹ. Giao dịchnằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung ngoại tệ hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 07/11, tỷ giá tăng tới mức 17.440 VND/USD.Nguyên nhân: Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD).Cầu USD trên thị trường tín dụng tăng cao. Nhìn chung trong năm 2008 cũng với sự biến động của tỉ giá và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu thì cuối năm 2008, nhu cầu hàng xuất khẩu giảm,kim ngạch xuất khẩu giảm.Các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm đầu tư,lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng giảm,lượng kiều hối cũng giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến tỉ giá.Tuy nhiên chính phủ ta đã có biện pháp hợp lí và có biện pháp kiểm soát để tỉ giá không biến động quá mạnh.  Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND do thị trường Liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tiếp tục tăng và đặc biệt tỷ giá trên thị trường tín dụng còn cao hơn nhiều so với tỷ giá công bố. Biểu đồ tiền đồng mất giá mạnh trong năm 2009 Năm 2009, tỷ giá biến động mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chính thức luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức cuối năm đã tăng gần 2,000 VND/USD, tức tăng hơn 12% so với mức đầu năm. Tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 31/12/09 đang ở mức 17,941 VND/USD, tỷ giá mua bán tại ngân hàng thương mại đang ở mức kịch trần biên độ với mức 18,479 VND/USD. Tỷ giá trên thị trường phi chính thức đang ở mức từ 19,200 – 19,500 VND/USD. Trong năm qua NHNN cũng thực hiện nhiều biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối. Ngày 23/03, NHHN ra Quyết định số 622/QĐ-NHNN nâng biên độ tỷ giá lên +/-5%, để tỷ 8 giá trên thị trường giao động một cách linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trước tình hình tỷ giá vẫn khá căng thẳng đến ngày 24/4/09, NHNN có công văn yêu cầu các phương tiện thông tin không thông tin về tỷ giá trên thị trường chợ đen. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thắt chặt hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường phi chính thức. Trong khoảng thời gian đó nhiều người còn nghi ngại NHNN sẽ thực hiện các biện pháp kết hối.Diễn biến tiếp theo trên thị trường ngoại tệ khiến NHNN phải bán USD dự trữ để giữ tỷ giá. Dự trữ ngoại tệ của NHNN giảm từ mức 23 tỷ USD vào cuối năm 2008, xuống còn khoảng 16-17 tỷ USD vào cuối năm nay. Trong những tháng cuối năm 2009, tình trạng căng thẳng tỷ giá vẫn chưa được cải thiện. Tỷ giá trên thị trường chợ đen đã có lúc lên tới 20,000 VND/USD. Ngày 25/11, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng lên mức 17,961 VND/USD, từ mức 16,977 VND/USD trước đó. Đồng thời, NHNN cũng thu hẹp biên độ tỷ giá xuống còn +/- 3% từ ngày 26/11/2009, thay vì +/-5% như trước đây. Sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh này đã làm cho USD trên thị trường tự do hạ nhiệt. Song song với việc điều chỉnh tỷ giá trên, Chính phủ cũng yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho NHNN và NHTM.  Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2010 liên tục có những biến động, gây bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô, gây xáo động thị trường. Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã thực thi rất nhiều chính sách biện pháp: điều chỉnh giá bình quân lien ngân hàng, cung ứng ngoại tệ ra thị trường mặc dù dự trữ ngoại hối của quốc gia không dồi dào, kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ( ban hành thông tư 22 về quản lý và huy động và cho vay bằng vàng) Biểu đồ : Biến động tỷ gia USD/VND năm 2010 Diễn biến tỷ giá năm 2010 có thể chia làm bốn giai đoạn chính dựa vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên TTTD và thị trường chính thức . 9 Giai đoạn 1: Quý 1 năm 2010: Giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính thức. Tỷ giá mua USD của các NHTM đã tăng nhanh trong tháng 3, gần như cận sát với tỷ giá bán ( mức trần 19.100 VND/USD ). Diễn biến này do các doanh nghiệp xuất khẩu muốn nắm giữ USD dung khi cần thiết, gửi ngân hàng thì lãi suất thấp . Ngoài ra, các doanh nghiệp thay vì vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD có lãi suất thấp hơn và kì vọng ổn đinh hơn (6-7,5%) . Diễn biến này gây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Giai đoạn 2 : Quý 2 năm 2010: giá USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần tỷ giá theo quy định của NHNN. Tỷ giá trên TTTD liên tục giảm từ 19.300- 19.330 xuống còn 18.950- 18.970 tại thời điểm cuối tháng 4.Sau đó ổn định ở mức dưới 19.000.Giá USD tại các NHTM cũng giảm liên tục từ 19.050-19.100 xuống còn 18.950-19.0101. Sự tụt giảm tỷ giá so lượng cung tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều.Nguyên nhân : Lượng cung ngoại tệ lớn do lượng cung áo bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá cao. Ngoài ra thị trường vàng suy giảm hoạt động khiến cho cầu USD giảm do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp Giai đoạn 3: Quý 3 năm 2010 tỉ giá tự do biến động mạnh vượt tỷ giá trên thị trường chính thức. NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 2% vào ngày18/8/2010. Sau một thời gian ổn định giá USD có xu hướng tăng mạnh. Như vậy trong vòng 1 năm NHNN đã 3 lần điểu chỉnh tỷ giá LNH.Nguyên nhân :Nhu cầu mua ngoại tệ trả nợ đáo hạn tăng. Nhu cầu dự trữ ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu cuối năm. Từ giữa tháng sáu, NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ. Lãi suất USD có xu hướng tăng trong khi NHNN yêu cầu đồng thuận giảm lãi suất VND khiến nhu cầu nắm giữ USD tăng Giai đoạn 4: Quý 4 năm 2010 tỷ giá TTTD vượt mốc 20.000. NHNN điều chỉnh tỷ giá LNH vào ngày 18/8, tỷ giá ổn định ở mức 19.500.Cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 tỷ giá tăng mạnh vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Cung cầu ngoại hối trên thị trường đang có dấu hiệu căng thẳng.Tỷ giá TTTD vượt mức 21.000 trong tháng 11. Chênh lệch giữa giá USD trên TTTD và giá trần theo quy định của NHNN lên đến 1.300-1.500VND/1USD.Nguyên nhân: lượng dự trữ ngoại tệ trong giai đoạn này khá mỏng.Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu hướng tăng cao đã khiến cho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ.Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010. II. Giai đoan 2011-2013 1.1.Diễn biến tỷ giá USD/VND và các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2011: .Diễn biến tỷ giá VND trong năm 2011 có thể được chia thành 4 giai đoạn với các sắc thái diễn biến khác nhau của tỷ giá trên thị trường tự do: 10 • Giai đoạn 1- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21.000, trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18.932. • Giai đoạn 2- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011: Tỷ giá tự do tăng mạnh lên trên 22.300 sau khi NHNN phá giá. • Giai đoạn 3- Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá. • Giai đoạn 4- Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếp tục dao động quanh mức 21.300-21.400 cho đến cuối năm 2011. 1.1.1. Giai đoạn 1- Tháng 1/2011 Trong những ngày đầu năm 2011, do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng cao đã đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng lên trên mức 21.000. Trước sức ép liên tục về phá giá VND, nhưng NHNN vẫn tiếp tục kiềm giữ duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại mức 18.932, trong khi các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết tỷ giá tại mức trần 19.500. Diễn biến này khiến cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do (paralell market premium) đẩy lên tới 1.500- 1.600VND (tương đương khoảng 8% so với tỷ giá chính thức). Đà tăng tỷ giá trên thị trường tự do chỉ chững lại vào cuối tháng 1, nhưng sau đó lại có xu hướng tăng mạnh trong các ngày sát và sau kì nghỉ Tết nguyên ñán 2011. Diễn biến này hơi khác với các năm trước khi mà tỷ giá USD thường giảm vào dịp Tết do lượng kiều hối đổ về nhiều. Sự tăng mạnh của giá USD tự do tại thời điểm đó có thể do chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới (hơn 1 triệu VND/lượng). Bên cạnh đó, sự kì vọng của giới đầu cơ về khả năng NHNN sẽ tiến hành phá giá VND ngay sau Tết cũng có thể được coi là nguyên nhân khiến cho giá USD tự do tăng. Diễn biến tỷ giá USD/VND trong những ngày đầu năm mới 2011 cho thấy giới đầu cơ đang trông chờ nhiều vào các tín hiệu của NHNN về điều hành chính sách tỷ giá. 1.1.2. Giai đoạn 2- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011 Đúng như dự đoán và kì vọng của thị trường, ngày 11/2 NHNN đã tiến hành điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% (tương đương với việc VND bị phá giá 8,5%) đồng thời thu hẹp biên độ dao ñộng tỷ giá xuống ±1%. Động thái ñiều chỉnh tỷ giá lần này được kì vọng sẽ giúp cho VND xích lại gần hơn với giá trị thực và có thể giúp loại trừ được phần nào tình trạng “tồn tại 2 tỷ giá với mức chênh lệch quá lớn” trong thời gian khá dài, từ đó giúp khơi thông nguồn cung ngoại tệ cho các NHTM. Hành động này của NHTW còn giúp làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ ngoại hối đang khá mỏng trong ngắn hạn. Không những thế, sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay lần này của NHNN sẽ có thể đưa đến những tác ñộng tích cực đến xuất khẩu trong khi lại tác động không đáng kể tới nhập khẩu bởi các doanh nghiệp đã phải giao dịch với tỷ giá trong thời gian khá dài nên việc thay đổi tỷ giá lần [...]... Đánh giá chung và những kinh nghiệm học tập của chế độ tỷ giá ở một số nước I Nhận xét chung về giai đoạn trên: 20 Sau khi tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh tăng tới 9,3% đầu năm 2011, đến nay NHNN đã duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định và thậm chí là không thay đổi tỷ giá trong suốt cả năm 2012 Và cho đến giữa năm 2013 mới có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 1% đồng thời duy trì biên độ dao... tục xuống giá sẽ có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của khu vực sử dụng đồng Euro vào thị trường Mỹ, điều đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Đánh giá: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chưa tới 20%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ chỉ chiếm... chính sách tỷ giá hối đoái phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, bảo đảm ổn định thị trường, lập lại và củng cố trật tự trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối Một số nhược điểm: • Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng nề về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa , thiếu các phan tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm... độ tỷ giá hối đoái hiện nay là đúng hướng , tuy nhiên mức độ nới lỏng quá ít và lộ trình nới lỏng quá chậm chạp 2, Cơ chế tỷ giá nào là phù hợp cho Việt Nam? 21 Thực tiễn xu hướng vận động của các đồng tiền cũng như hệ thống tiền tệ thế giới cho thấy các nước trên thế giới có xu hướng chuyển dịch từ cơ chế tỉ giá cố định sang cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lí Trong những thập kỷ gần đây, cơ chế tỉ giá. .. tế, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam cần chú ý những tác động liên quan Theo phân tích của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong thời gian tới, khi đồng nhân dân tệ (NDT) tiếp tục tăng giá và USD giảm giá tương đối so với đồng NDT, cán cân thương mại của Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ sẽ vận động theo chiều hướng như sau: thứ nhất, nhập siêu từ Trung Quốc có thể sẽ giảm nhẹ; thứ hai, xuất khẩu của Việt. .. ngày 13/2/2012 tỷ giá mua vào của Sở Giao dịch NHNN được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của các NHTM Điều này nhằm khuyến khích các NHTM bán lại cho NHNN ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp và dân cư, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia 14 Giai đoạn 2 :tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần Xu hướng biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần Những... lại chế độ neo tỷ giá trở nên nổi bật hơn.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định: “Những biến động của các đồng tiền trong thời gian gần đây cho thấy không có đồng tiền nào trên thế giới là thực sự an toàn Điều này dẫn đến xu thế đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ và cơ chế neo tỷ giá của các quốc gia” Bổ sung thêm nhận định trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt. .. quý 2, cùng với đà giảm của tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM liên tiếp giảm tỷ giá mua và bán xuống dưới mốc trần tỷ giá (+1%) theo quy định của NHNN, thậm chí có thời ñiểm gần sát với giá sàn, dao động quanh 20.500-20.700 (Hình 1) Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, tỷ giá của các NHTM rơi khỏi mốc trần của NHNN Cùng với diễn biến trên thị trường chính thức, tỷ giá trên thị trường tự do... đánh giá các biện pháp điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong năm 2012, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước năm 2013 1.2.1 Diễn biến tỷ giá VND/USD ổn định: Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, vào đầu năm duy trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) và với... ngoại hối Nhà nước Tỷ giá mua vào được NHNN duy trì tương đối ổn định ở mức 20.850 VND/USD, cao hơn mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.828 VND/USD Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 /2013, khi tỷ giá giảm nhanh, NHNN cũng đã thực hiện nghiệp vụ mua vào ngoại tệ Ngày 7/8 /2013, Sở Giao dịch NHNN đã nâng mạnh giá mua vào USD từ mức 20.826 đồng lên 21.100 đồng/USD và duy trì mức giá đó trong một thời . tệ theo pháp định riêng  Chế độ bản vị tiền tệ  Chế độ tỷ giá cố định thông thường  Chế độ tỷ giá cố định có biên độ dao động rộng  Chế độ tỷ giá cố định bò trườn  Chế độ tỷ giá có biên độ. thiệp nhằm duy trì tỷ giá nhưng không nhằm cố định tỷ giá. Là chế độ tỷ giá trung gian giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. IV. Chế độ tỷ giá thực tế ( de facto exchange. biến động của tỷ giá trên thực tế, IMF đưa ra một số tiêu chí để phân loại các chế độ tỷ giá. 2. Phân loại chế độ tỷ giá Theo IMF, chế độ tỷ giá được phân thành các loại sau:  Chế độ tỷ giá

Ngày đăng: 25/12/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan