Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty honda việt nam

29 4.7K 51
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty honda việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề Tài: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VĂN HÓA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM. Đề cương Lời mở đầu 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”. 1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam. 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam. 2.2. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam. 2.2.1. Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức. 2.2.2. Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố. 2.2.3. Tầng thứ ba: Những quan niệm chung. Kết luận và bài học rút ra LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Vậy, có thể hiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp nhưng chúng ta có hiểu văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Trên cơ sở lý thuyết nhóm tôi đi tìm hiểu và phân tích văn hóa công ty Honda -một doanh nghiệp thành công và có nền văn hóa đặc biệt riêng biệt. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”. “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng lên suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra”. 1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp Theo Edgar H.Schein (2004), cấu trúc văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành 3 tầng khác nhau. Các tầng (level) ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của những giá trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận đi từ hiện tượng bên ngoài quan sát được đến bản chất bên trong của một nền văn hóa, phải đi sâu hết các tầng văn hóa này chúng ta mới có thể hiểu được những bộ phận cấu thành nên một nền văn hóa bao gồm những gì. Cụ thể các tầng này bao gồm: -Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức. Tầng giá trị đầu tiên bao gồm những dấu hiệu hữu hình mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp có nền văn hóa xa lạ, như: + Phong cách thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng , logo, biểu trưng … + Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động + Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức tổ chức các hội nghị, các hoạt động văn nghệ, thể thao… + Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ xưng hô, giao tiếp, các bài hát truyền thống Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết và cảm nhận nhất; mỗi người có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như: kiến trúc cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp độ văn hóa này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của cá doanh nghiệp, cũng như từ quan điểm của cấp lãnh đạo. - Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lý của tổ chức). Bất kì doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó có thể coi là kin chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dưng. Đây chính là những giá trị được công bố, là một phận của nền văn hóa doanh nghiệp. Thường những giá trị được công bố này cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp đó cách thức ứng xử hay đói phó với các tình huống cơ bản và luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh. -Tầng thứ 3: Những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong tổ chức). Đây là tầng giá trị sâu nhất của văn hóa tổ chức, là những quan niệm nền tảng chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên, phổ biến, được công nhận và trở thành các quan niệm nền tảng. Những ngầm định này thường là những quy ước bất thành văn, đương nhiên tồn tại và tạo nên mạch ngầm gắn kết các thành viên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ. Hệ thống giá trị được tuyên bố và ngầm định nền tảng của một tổ chức là những thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và Edgar H.Schein (2004) cho rằng, bản chất cốt lõi của văn hóa một tổ chức là ở những quan niệm chung nằm sâu bên trong tổ chức đó. Nếu nhận biết văn hóa của một tổ chức ở tầng thứ nhất và thứ hai thì chúng ta mới tiếp cận được văn hóa ở bề nổi, từ là có khả năng suy đoán các thành viên của tổ chức “nói gì” trong một tình huống cụ thể. Chỉ khi nào nắm được và hiểu rõ lớp văn hóa thứ ba thì chúng ta mới có khả năng dự báo các thành viên trong tổ chức này sẽ “làm gì” khi vẫn dụng những giá trị này vào thực tiễn. 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam. 2.1Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam. Tổng giám đốc: Koji Onishi Mã số thuế: 2500150543 Điện thoại: +84-0211-338688 Số máy Fax: +84-0211-385414 Địa chỉ: Phúc Thắng, Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Email: hr@honda.com.vn Website: www.honda.com.vn Lĩnh Vực Hoạt Động: Sản xuất, kinh doanh xe máy, phụ tùng xe máy Giới Thiệu: Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Nhà máy xe máy Nhà máy ô tô Mang đến các sản phẩm xe máy công nghệ cao và thân thiện với môi trường Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam. Thành lập: Năm 1998 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: USD 290,427,084 Lao động: 3.560 người Công suất: 1 triệu xe/năm Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%) Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%) Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%) Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố "thân thiện với môi trường và con người". Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước. Năm thành lập: Năm 2008 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: 65 triệu USD Lao động: 1.375 người Công suất: 500.000 xe/năm Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. Ô tô Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006. Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. Nhà máy sản xuất Ô tô: Năm thành lập: 2005 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD Diện tích: 17.000m2 Lao động: 408 người Công suất: 10,000 xe/năm Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm Ôtô. 2.2. Phân tích văn hóa Công ty Honda Việt Nam. 2.2.1. Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức. 1. Logo Honda Logo Honda thiết kế theo phong cách chữ viết tắt là thiết kế logo nổi tiếng cùng hãng xe làm rạng danh đất nước xứ mặt trời mọc. Công ty Honda thành lập cách đây khoảng 58 năm. Với phong cách sang trọng, bền vững và thành công, các logo được thiết kế bởi Honda Nhật Bản vào khoảng giữa năm 1996 và 2001. Công ty Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất và cũng là nhà sản xuất xe thành công nhất. Các logo Honda ngày hôm nay là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất được nhìn thấy. Ý nghĩa [...]... phát triển của Công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt với mong muốn trở thành một thành viên tích cực của đất nước Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam và các hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam chính là thay cho lời muốn nói của Honda Việt Nam Với động lực và mong muốn đó, trong những năm qua, Honda Việt Nam đã liên... lượng văn hoá thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Hơn thế nữa, phải bàn về văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp vì hiện nay còn không ít cấp lãnh đạo, không ít doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò là động lực của. .. đỏ Đà Nẵng 70 triệu đồng Công ty Honda Việt Nam đã trao tặng 225 triệu đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình tại chương trình Duyên dáng Việt Nam do Báo Thanh niên và Honda - Việt Nam phối hợp tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên VTV3 Kết luận và bài học rút ra Chúng ta phải bàn về văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp vì hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi... của văn hoá trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh Chúng ta bàn về văn hóa doanh nghiệp để kiến nghị với lãnh đạo các cấp đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp. .. chiếc Công ty sẽ đưa ra những mẫu xe máy được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam + Một hướng phát triển khác là tập trung cho xuất khẩu tới các thị trường như Phillipines, Malaysi, Thái Lan  Các triết lý của Honda Trong một cuộc trao đổi với báo chí, ông Atsushi Kikuchi - Giám đốc Tài chính và truyền thông của công ty Honda Việt Nam đã chia sẻ về triết lý cơ bản trong văn hóa kinh doanh của Honda: “ Thực. .. văn hóa, thể thao v.v., cũng như các hoạt động từ thiện Honda Việt Nam đang tiếp tục cố gắng để trở thành một Công ty được xã hội mong đợi  Các hoạt động từ thiện, xã hội và tài trợ của Honda Việt Nam - Trong những năm qua Honda Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam ... một công ty Nhật Bản, chúng tôi có trên 3,500 nhân viên người Việt và chưa đến 20 người Nhật Và chúng tôi đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm Honda có triết lý kinh doanh của riêng mình Tôi không nghĩ là nó chỉ dành cho một công ty Nhật Và vì thế triết lý kinh doanh này đã được áp dụng ở tất cả các công ty Honda trên toàn thế giới Điều cốt lõi trong triết lý của chúng tôi được thể hiện trong Tôn chỉ của. .. độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động dẫn đến sự yếu kém của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hoá Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm, thay đổi công nghệ, mà không quan tâm đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hóa cho các thành viên, nên cán bộ vẫn quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất, hiệu quả của công. .. Quỹ Honda Foundation đã kết hợp cùng Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda YES Award) cho 10 sinh viên xuất sắc của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) với tổng trị giá 30.000 USD và 10 chiếc xe máy do Honda Việt Nam. .. đồng của Honda Việt Nam Ngoài ra, những sinh viên đoạt giải sẽ có cơ hội nhận được học bổng trị giá 10.000 USD nếu xin được học bổng du học sau đại học tại Nhật Bản - Giải thưởng Honda YES Award được thành lập vào tháng 3 năm 2006 nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Honda Việt Nam Đây cũng là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Quỹ hoạt động xã hội trị giá 10 triệu USD của Honda Việt Nam . VĂN HÓA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM. Đề cương Lời mở đầu 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp . 1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty. ty Honda Việt Nam. 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam. 2.2. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam. 2.2.1. Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của. gì” khi vẫn dụng những giá trị này vào thực tiễn. 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam. 2.1Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam. Tổng giám đốc: Koji Onishi Mã số

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan