Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)

37 3.2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMS Tổng khối lượng hỗ trợ gộp AoA Hiệp định Nông nghiệp CAP Chính sách Nông nghiệp chung Cairns Nhóm các nước xuất khẩu nông sản DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu EurepGAP Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu GAP Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại HS Danh mục hài hòa hàng hóa IMF Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế VN Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1 : Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp 12 Bảng 2 : Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ bóp méo thương mại 13 Bảng 3 : Những mặt hàng nông sản xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 22 Bảng 4 : Cam kết cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam 32 LỜI MỞ ĐẦU Nông nghiệp là một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên như đất đai điều kiện khí hậu, môi trường … Đây cũng là lĩnh vực bị bóp méo thương mại nhiều nhất trong thương mại toàn cầu. Do đó, ngày nay, xu thế bảo hộ và trợ cấp nông nghiệp tăng theo trình độ phát triển kinh tế. Điều này đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như khuyến khích sản xuất trong nước quá mức, tác động tới giá thế giới, làm mất tính cạnh tranh dẫn tới thị trường nông sản thế giới bị bóp méo… Các chuyên gia ước tính trung bình thuế quan về nông sản cao gấp 3 lần những mặt hàng khác. Do yêu cầu cấp thiết cần có một quy định chung cho thị trường nông sản, hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời. Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) là một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản. Nhiều người đều biết sản xuất và thương mại nông sản tại nhiều nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển không chi mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị và xã hội. Do đó, các nước này có xu hướng bảo hộ cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Hiệp định Nông nghiệp WTO ràng buộc các nước từng bước cam kết cắt giảm bảo hộ và làm cho thương mại nông sản công bằng hơn. Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới và có tới 70% lực lượng lao động sống bằng nghề nông, vì vậy việc tìm hiểu thấu đáo các nguyên tắc và quy định trong hiệp định Nông nghiệp WTO là hết sức cần thiết để một mặc xúc tiến tốt thương mại nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và quan trọng hơn là để tránh bị áp đặt những biện pháp hạn chế khả năng tiệp cận thị trường đối với hàng nông sản của ta. 1 NỘI DUNG I. Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO 1. Giới thiệu chung Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) là một trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. AoA tượng trưng cho sự chấm dứt một thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT. Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệpđịnh hướng thị trường sâu rộng. Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Mục tiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại do thương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cư vốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập. Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trên, Hiệp định có đề cập đến 2 công cụ chủ yếu nhằm cho phép các quốc gia hạn chế thỏa thuận mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho hàng Nông sản mà các nước là thành viên WTO đã ký kết, bao gồm: - Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản. - Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp). Ngoài ra, khi nhắc đến mở cửa thị trường nông sản tức là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. Theo Hiệp định Nông nghiệp, việc mở cửa thị 2 trường nông sản đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu (và không được tăng trở lại), giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan đến việc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác,…) Hiệp định cho phép các chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế nông thôn, nhưng nên thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại. Hiệp định còn cho phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định. Các nước đang phát triển không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát triển. Họ cũng có thời gian chuyển tiếp dài hơn để thực hiện các cam kết của mình. Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng có những điều khoản đặc biệt giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩu lương thực và các nước kém phát triển. 2. Nội dung chính của AoA 2.1 Các khoản mục trong AoA Hiệp định AoA gồm 13 phần, 21 điều khoản và 5 phụ lục Phần I: Điều 1: Định nghĩa các thuật ngữ Điều 2: Diện sản phẩm Phần II: Điều 3: Xây dựng những nhượng bộ và cam kết Phần III: Điều 4: Tiếp cận thị trường Điều 5: Tự vệ đặc biệt Phần IV: Điều 6: Cam kết về hỗ trợ trong nước Điều 7: Các nguyên tắc chung về hỗ trợ trong nước Phần V: Điều 8: Cam kết về cạnh tranh xuất khẩu Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu Điều 11: Các sản phầm cấu thành Phần VI: Điều 12: Các quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu 3 Phần VII: Điều 13: Kiềm chế cần thiết Phần VIII: Điều 14: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật Phần IX: Điều 15: Đối xử đặc biệt và khác biệt Phần X: Điều 16: Các nước kém phát triển và đang phát triển nhập lương thực chủ yếu Phần XI: Điều 17: Ủy ban về Nông nghiệp Điều 18: Rà soát việc thực hiện các cam kết Điều 19: Tham vấn và giải quyết tranh chấp Phần XII: Điều 20: Tiếp tục quá trình cải cách Phần XIII: Điều 21: Điều khoản cuối cùng Phụ lục Phụ lục 1: Diện sản phẩm Phụ lục 2: Hỗ trợ trong nước: cơ sở để miễn trừ cam kết cắt giảm Phụ lục 3: Hỗ trợ trong nước: cách tình lượng hỗ trợ tính gộp Phụ lục 4: Hỗ trợ trong nước: tính toán lượng hỗ trợ tương đương Phụ lục 5: Đối xử đặc biệt theo khoản 2, điều 4 2.2. Nội dung chính Các quy định và cam kết trong Hiệp định Nông nghiệp được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính được gọi là ba trụ cột (pillars). Đó là: - Tiếp cận thị trường : giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàn nông sản nhập khẩu - Trợ cấp nội địa : đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác, bao gồm cả các chương trình kích thích tăng giá nông sản do các trang trại bán ra hoặc các chương trình đảm bảo thu nhập cho người nông dân. - Trợ cấp xuất khẩu : đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến 4 cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế. II. Hiệp định Nông nghiệp về trợ cấp nông sản 1. Đối tượng trợ cấp của Hiệp định Nông nghiệp Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; - Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp). Khác biệt trong khái niệm về hàng nông sản giữa WTO và Việt Nam Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực 5 thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. 2. Tại sao WTO lại phải có một hiệp định riêng về hàng hóa nông sản? Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này. Vậy tại sao nông sản lại được coi là loại hàng hoá “nhạy cảm” trong thương mại quốc tế? Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đối với thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loại hàng hoá công nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là: Thứ nhất: Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân cư vốn có thu nhập không cao ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển; Thứ hai: Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập. Thứ ba: Là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển, và là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị, xã hội của từng quốc gia. Thứ tư: Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ những giá trị không đếm được, ví dụ như: bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng và cảnh quan nông thôn. Do vậy, hầu hết các nước dều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của nước mình bằng cách dựng các hàng rào thuế quan thật cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân trong nước. Vì lẽ đó mà nông sản trở thành loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại trong nhất trong thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt tại các 6 diễn đàn thương mại. Hiệp định AoA ra đời để cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệpđịnh hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu. 3. Các điều khoản về trợ cấp nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp a. Hỗ trợ trong nước Hỗ trợ trong nước bao gồm các khoản hỗ trợ và trợ cấp chính phủ cho nông dân. Biện pháp hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại do các nước giàu áp dụng tác động tiêu cực đến lợi ích xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển do chúng khuyến khích sản xuất quá mức và làm mất giá nông sản trên thị trường thế giới. Nhóm trợ cấp trong nước bao gồm: • Trợ cấp hộp màu xanh lá cây: (trợ cấp được phép) gồm các biện pháp hỗ trợ không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại nên các nước được phép duy trì không giới hạn. Đặc điểm của các biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp Xanh lá cây là do ngân sách chính phủ chi trả và không mang tính chất hỗ trợ giá. Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể như dưới đây: Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…) Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để 7 dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường. Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng. Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng… Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất. Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất):  Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá);  Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra;  Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;  Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại;  Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu);  Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường);  Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi). Các điều kiện sau: • Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại; • Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại); • Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất. • Trợ cấp hộp màu xanh da trời: gồm các khoản chi trả trực tiếp từ 8 [...]... giảm ít nhất 24% III Tác động của Hiệp định nông nghiệp đối với các quốc gia 1 Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản đối với EU và các nước phát triển khác Mặc dù hiệp định nông nghiệp của WTO có hiệu lực từ năm 1995 nhưng cho đến giai đoạn 2000-2002 EU và các nước phát triển khác vẫn duy trì mức trợ cấp nông nghiệp cao Người sản xuất nông nghiệp ở các nước thành viên khối... - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, Hiệp định Nông nghiệp: các hiệp định và nguyên tắc WTO - Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2005 Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội - Antonio Cordella, 4/2007 Hội thảo Rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định Nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO, Hà Nội 2 Website 33 -... xuất khẩu 2 Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản tới nhóm Cairns (19 nước xuất khẩu nông sản) Nhìn chung, Hiệp định nông nghiệp của WTO về xuất khẩu nông sản đã đem lại nhiều lợi ích cho nhóm Cairns thông qua việc mở rộng thị trường và tháo bỏ các rào cản thương mại Quy định thuế hóa các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quan trong hiệp định giúp tăng cường khả... lá cây Dựa trên quy định của Hiệp định nông nghiệp của WTO chúng ta thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm: Thứ nhất, dịch vụ chung, phù hợp với quy định của WTO chính phủ VN cung cấp dịch vụ và phúc lợi cho nông nghiệp dưới các hình thức: (1) Nghiên cứu khoa học: chính phủ VN cấp kinh phí cho các Viện nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học có liên quan đền nông nghiệp như: giống cây... tới việc thực hiện đúng những điều khoản trong Hiệp định đang mở ra những hướng đi lạc quan hơn cho một thị trường nông sản công bằng, minh bạch Qua quá trình thực hiện bài tiểu luận về “Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT /WTO về trợ cấp nông sản”, chúng em đã có thêm nhiều những kiến thức, những hiểu biết hữu ích về Hiệp định Nông nghiệp của GATT /WTO Tuy nhiên, bài tiểu luận này cũng không... rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong nước - nơi là nguồn sống của trên 75% dân số và cũng là nơi tạo việc làm cho khoảng 70% lao động KẾT LUẬN Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp của WTO - một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản - đã đưa tới sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các quốc gia về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Các nước đã có những... triển, như các nước EU, Nhật bản, Hàn quốc, không muốn cải cách mạnh mẽ hơn nữa chính sách nông nghiệp của mình Vấn đề nóng bỏng nhất là đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước Nhiều nước, nhất là EU, Nhật bản, Hàn quốc, đã ủng hộ các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp đa chức năng không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn góp phần vào việc gìn giữ... được áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm nói chung, chứ không phải đối với những sản phẩm riêng rẽ, đã tiếp tục làm giảm tác động của Hiệp định về nông nghiệp oxfam đã chỉ trích mạnh mẽ cách mà hiệp định về nông nghiệp được xây dựng và 20 nhận xét rằng hiệp định này hoàn toàn chỉ được chấp nhận đối với các nước phát triển, do vậy, các nước phát triển không gặp bất cứ vấn đề gì trong thực hiện những... nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 9 điều kiện dưới đây:  Trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và... Hà Nội 2 Website 33 - Bộ Công thương, Vấn đề trợ cấp nông nghiệp trong vòng Doha và tác động tới Việt Nam, [Online] tại http:/ /wto. nciec.gov.vn/Lists/Vng%20DOHA/Backup/DispForm.aspx? ID=35 [truy cập ngày 23/10/2011] - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp [Online] tại http://trungtamwto.vn /wto/ cam-ket-gia-nhap -wto- cua-viet-nam-trong-linh-vucthuong-mai-hang-hoa/cam-ket-ve-tro-cap-nong-ngh . cấp thiết cần có một quy định chung cho thị trường nông sản, hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời. Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) là một văn bản quan. động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản tới nhóm Cairns (19 nước xuất khẩu nông sản) Nhìn chung, Hiệp định nông nghiệp của WTO về

Ngày đăng: 29/03/2013, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan