hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn

24 4.3K 4
hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8 KHAI THÁC NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN • Giáo viên thực hiện: Võ Thị Thu – Nguyễn Thị Kim Phương • Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng – Dương Minh Châu. 1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường phổ thông trong giai đoạn mới là phải phát huy tính chủ động sáng tạo, nhằm mở rộng kiến thức và rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương… 2.Đối tượng – phương pháp nghiêm cứu: ∗ Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn. ∗ Phương pháp nghiên cứu: - Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu. - Điều tra đàm thoại. - Dự giờ- kiểm tra, đối chiếu so sánh. - Phân tích tổng hợp. 3.Đề tài đưa ra kinh nghiệm mới: Giáo viên đã sử dụng phương pháp tích cực là làm cho học sinh có cách suy nghĩ như thế nào trong quá trình hoạt động. Để từ đó học sinh tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức 4.Hiệu quả áp dụng: ∗ Giáo viên: - Thực hiện đúng tinh thần đổi mới phương pháp - Sử dụng tốt phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả. - Đáp ứng được một trong những mục tiêu giáo dục. ∗ Học sinh: - Học sinh tự rút ra kiến thức một cách chủ động. - Phát triển được tư duy học sinh 5.Phạm vi áp dụng: Áp dụng kinh nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Bàu Năng. Bàu Năng ngày 19 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Võ Thị Thu Nguyễn Thị Kim Phương I . ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Đã từ lâu, một tác phẩm văn học trường tồn được trước quy luật thời gian không chỉ nhờ vào giá trị nội dung mà còn phải nói đến nghệ thuật. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học muốn hiểu hết giá trị của nó một cách sâu sắc cần phải có một cái nhìn toàn diện. Có thể nói rằng nghệ thuật trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Các hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm văn học đã đóng góp không nhỏ trong việc thành công của tác phẩm đó. Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 8 hiện nay có rất nhiều tác phẩm văn học với những tác giả tiêu biểu. Là giáo viên dạy môn ngữ văn cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trở nên cấp bách hơn. Ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn, cần phải hướng dẫn học sinh biết cách khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở sách giáo khoa, đây là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên trong giờ lên lớp nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, suy nghĩ của học sinh. Chất lượng tư duy của học sinh phụ thuộc vào chất lượng hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử dụng khi hướng dẫn học sinh tiếp cận phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Vì thế chúng tôi thiết nghĩ trong quá trình dạy học phân tích tác phẩm văn học làm thế nào để học sinh động não, tích cực tham gia vào quá trình học tập, từ đó nâng cao chất lượng ở môn ngữ văn 8. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Khai thác được nghệ thuật trong tác phẩm văn học. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp để khai thác nghệ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Bàu Năng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện để tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: • Nghiên cứu tài liệu: Khi làm đề tài này chúng tôi đã đọc qua các tài liệu có liên quan, giúp chúng tôi có cơ sở lí luận để phân tích các tài liệu, các dữ kiện có liên quan đến việc giúp học sinh khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học. • Điều tra: - Dự giờ: Thông qua các tiết dự giờ để tìm hiểu các giáo viên cách hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong tác phẩm như thế nào? Cách hướng dẫn đó có hiệu quả chưa ? Để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình. - Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các thời điểm trong năm học, đã giúp chúng tôi có nhận xét phù hợp khi thực hiện đề tài. - Kiểm tra đối chiếu so sánh: • Kiểm tra điều chỉnh bổ sung. • Kiểm tra đánh giá việc thực hiện, so sánh khi chưa áp dụng giải pháp và khi áp dụng giải pháp. 5. Giải thuyết khoa học: Môn ngữ văn là môn khoa học xã hội, trong giảng dạy văn đòi hỏi giáo viên cần phải đặt ra các câu hỏi phù hợp nhằm kích thích sự suy nghĩ của học sinh. Nhưng hiện nay học sinh lớp 8 của trường trung học cơ sở Bàu Năng học môn ngữ văn chưa đồng điều. Giáo viên đã cố gắng cải tiến nhiều phương pháp dạy học, tăng cường hệ thống câu hỏi hơn trong sách gíáo khoa để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhưng hiệu quả chưa cao, điều này có thể là do: - Giáo viên chưa phân loại câu hỏi phát triển tư duy của học sinh. - Sử dụng chưa hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa mới để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong giờ học văn để dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức. - Học sinh chưa tích cực tìm tòi, đọc thông tin trong sách giáo khoa. Nếu giáo viên sử dụng tốt hệ thống câu hỏi để khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học sẽ giúp học sinh nắm được toàn diện giá trị tác phẩm, hiểu được cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi gắm trong đó. Từ đó các em bắt đầu cảm thụ tốt tác phẩm và yêu thích môn học nhiều hơn, biết vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và cuộc sống dễ dàng hơn. II. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: 1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên: - Nghị quyết TW 4 - khoá VII (1- 1993) đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học”. - Nghị quyết TW 2 – khoá VIII nhận định: “Phương pháp giáo dục và đào tạo chưa đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học”. - Nghị quyết TW 2 – khoá VIII ( 12- 1996) khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh”. 2. Các quan niệm khác về giáo dục: a. Đặc trưng của môn ngữ văn: Nội dung học tập môn Ngữ văn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức phong phú, hấp dẫn dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn. Ngữ văn là môn khoa học xã hội giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong đời sống xã hội, hiểu biết về đời sống cũng như giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp. b. Mục tiêu dạy học môn ngữ văn: Mục tiêu của môn Ngữ văn nói chung và của tiết dạy nói riêng không chỉ hướng tới hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và hình thành phát triển năng lực tự học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tập dượt tham gia giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan đến kiến thức đời sống xã hội. Hiện nay sách giáo khoa Ngữ văn 8 THCS được viết theo cách hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn là một trong những phương án gợi ý của tác giả. Câu hỏi ở mức độ nhận thức càng cao thì mức độ tư duy của học sinh càng cao. Như vậy giáo viên sẽ xem xét cách đặt câu hỏi gợi mở nhằm tạo điều kiện cho học sinh động não, tích cực tham gia vào quá trình luyện tập. II. Cơ sở thực tiển: 1. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong các tác phẩm văn học ở sách giáo khoa môn Ngữ văn: Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, bản thân của chúng tôi đã nhận thấy những vấn đề sau: • Học sinh: + Tình trạng chung hiện nay là học sinh thụ động. + Học sinh trung bình yếu chưa mạnh dạn phát biểu. + Không biết cách khai thác nghệ thuật trong các văn bản ở sách giáo khoa. + Lười nghiên cứu các thông tin của bài nên chưa thật sự mang lại hiệu qủa cao về chất lượng giáo dục và đào tạo. • Giáo viên: + Chưa phân loại câu hỏi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong các văn bản của sách giáo khoa. + Cách đặt và sử dụng câu hỏi kích thích tư duy học sinh chưa phù hợp. 2. Sự cần thiết của giải pháp: Cứ tiếp tục tình trạng trên thì học sinh sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội trước sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi một nguồn lực con người mới năng động, sáng tạo có nguồn lực tự học, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà biện pháp thiết thực nhất là đổi mới giáo dục, trong đó giáo viên là người có vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt môn Ngữ văn trong mỗi tiết học văn giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mà còn giúp các em khai thác nghệ thuật trong văn bản đó để học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm sau cho đạt hiệu quả tối ưu về chất lượng. Đây đang là vấn đề quan tâm trong mỗi tiết dạy văn lớp 8 THCS Bàu Năng. III. Nội dung vấn đề: 1. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8? Để khai thác tốt nghệ thuật trong tác phẩm văn học thì giáo viên cần chú ý các phương pháp sau: - Giáo viên phải nắm được các câu hỏi phát triển tư duy của học sinh. - Sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật chiếm lĩnh kiến thức. - Biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động phân tích, cắt nghiã và khái quát hoá ý nghiã nghệ thuật một cách tích cực sáng tạo. 2. Giải quyết vấn đề đặt ra: a. Các câu hỏi phát triển tư duy của học sinh: Hiện nay, nhiều nước trên thế giới coi việc xác định mục tiêu nhận thức của học sinh là phù hợp với việc đánh giá kết qủa của nhiểu môn học trong nhà trường phổ thông. Nhận thức của học sinh chia làm sáu mức độ từ thấp đến cao. Đó là: Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghiã là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghiã của các khái niệm, hiện tượng, sự vật, giải thích được, chứng minh được, có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu. Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng giải quyết một vấn đề nào đó. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sau cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Tổng hợp: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của các mức độ nêu trên. Khả năng đánh giá thể hiện khi học sinh phải quyết định vấn đề nào cần được áp dụng như thế nào trong tình huống mới. • Yêu cầu của từng câu hỏi nhận thức: - Câu hỏi ở mức độ “nhận biết” + Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của học sinh qua các dữ liệu, số liệu, các định nghiã và tên tuổi điạ điểm… + Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng nhận biết hoặc nhớ lại những gì đã học và đã đọc hoặc đã trải nghiệm. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. - Hỏi: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của thể thơ trong bài thơ. - Câu hỏi ở mức độ “thông hiểu”: + Mục tiêu: Kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, tên tuổi, điạ điểm và các định nghiã… +Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Lão Hạc” của Nam Cao. - Hỏi: Vì sao tác giả lại dùng một loạt những từ láy để miêu tả cái chết của lão Hạc? - Câu hỏi ở mức độ “vận dụng”: + Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các qui luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới. + Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các qui luật, các khái niệm…, có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận dụng các phương án này vào thực tiễn. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. - Hỏi: Em hãy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện chị Dậu giằng co, lẵng ngã tên lính theo ngôi thứ nhất ? - Câu hỏi ở mức độ “ phân tích”: + Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm mối quan hệ mới, từ diễn giải hoặc đưa ra kết luận. + Tác dụng: Cho học sinh thấy có khả năng tìm ra được các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. - Hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào có giá trị biểu cảm trong đoạn văn này? - Hỏi: Sử dụng những từ ngữ hình ảnh đó có tác dụng gì? - Câu hỏi ở mức độ “tổng hợp”: + Mục tiêu: Kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo + Tác dụng: Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, học sinh phải tìm những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung, khiến học sinh phải đoán, giải quyết vấn đề. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. - Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả? - Câu hỏi ở mức độ “đánh giá”: + Mục tiêu: Kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng và giải pháp,… đưa vào những tiêu chuẩn đã đề ra + Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng đánh giá được ưu điểm, nhược điểm và mặt hạn chế hay giới hạn sử dụng của những ý tưởng giải pháp đã đề ra. + Cách đặt câu hỏi: Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. - Hỏi: Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét như thế nào về bản chất tính cách của chi Dậu. b. Sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật chiếm lĩnh kiến thức. Việc đặt và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để khai thác nghệ thuật theo sáu mức độ nhằm tạo điều kiện để học sinh động não trong quá trình chiếm lĩnh tri thức trong khuôn khổ sách giáo khoa mới môn Ngữ văn lớp 8 THCS. Muốn thực hiện tốt hoạt động này thì giáo viên phải biết cách chọn những câu hỏi như thế nào là hợp lí, sử dụng các câu hỏi trong một bài học như thế nào thì có hiệu quả để giúp học sinh khai thác được nghệ thuật trong tác phẩm văn học mà tiết học vẫn đảm bảo được kiến thức kĩ [...]... khi hướng dẫn học sinh tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức Từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh Sách giáo khoa Ngữ văn mới là công cụ để tổ chức hoạt động tự lực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức trong quá trình dạy học Hướng dẫn học sinh khai thác tốt nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở sách giáo khoa bằng ngôn ngữ riêng của mình Đặt câu hỏi nhằm phát triển tư duy học. .. lớp 8 như sau: KHỐI 8 THỜI ĐIỂM HKI 2009-2010 HKI 2010-2011 ĐIỂM TRÊN 5 50% 80 % ĐIỂM DƯỚI 5 50% 20% Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng: Sau khi áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong các tác phẩm văn học ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 - Về chất lượng : Chất lượng bộ môn Ngữ văn 8 từng bước có tiến bộ, qua mỗi thời điểm kiểm tra số học sinh yếu giãm dần - Về học sinh. .. học sinh trong giờ học chỉ có thể có hiệu qủa khi hệ thống câu hỏi phù hợp với điều kiện dạy học, phù hợp với trình độ học sinh và giúp các em đạt được mục tiêu bài học 2 Hướng phổ biến của đề tài: Với kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học chúng tôi nhận thấy đã phát huy được tính tích cực tự giác học tập của học sinh, từ đó chất lượng học tập của học sinh. .. Kết quả cụ thể: Đề tài đã được định hướng ngay từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 và qua thời gian hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở sách giáo khoa, đã giúp học sinh phát triển tư duy trong giờ học, đồng thời giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật trong giờ học văn một cách dễ dàng hơn Vì thế chất lượng học tập của học sinh cũng được tăng lên qua mỗi thời... Giúp học sinh khai thác được nghệ thuật trong các văn bản đạt tới mục tiêu của bài học, sát với nội dung và tiến trình bài học - Về giáo viên: Sử dụng các câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức không quá khó để đa số học sinh có thể trả lời được và có câu hỏi phân hoá ở các mức độ kiến thức cho các đối tượng học sinh tham gia xây dựng bài III KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm: Một trong. .. phải để thách đố học sinh Ví dụ : Dạy tiết : 101 Bài : 25 Văn bản : BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC ( Nguyễn Thiếp ) Hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghiã và khái quát hoá ý nghiã nghệ thuật một cách tích cực sáng tạo trong bài “ Bàn luận về phép học bằng đàm thoại gợi mở ở mục II Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1 Mục đích chân chính của việc học: - Học sinh phân tích: ∗ Hỏi: Mục đích chân chính của việc học được tác. .. phù hợp Các mức độ cao hơn chỉ thích hợp với học sinh giỏi và học sinh ở các lớp trên + Các câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức hợp lí ít nhất phải đạt được các yêu cầu sau: *Giúp học sinh đạt tới mục tiêu chung của bài học sát với nội dung và tiến trình bài học * Không quá khó để buộc học sinh phải suy nghĩ như không thể trả lời được và không dễ quá để đa số học sinh có thể trả...năng của yêu cầu bài học không bị qúa tải, làm cho việc khai thác nghệ thuật trong giờ học văn nhẹ nhàng hơn, học sinh thích thú hơn, khiến cho giờ học trở nên hấp dẫn và bổ ích Ví dụ : Dạy tiết : 77 Bài : 19 Văn bản : QUÊ HƯƠNG ( Tế Hanh ) - Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động trong bài “Quê hương” nhằm đạt mục tiêu sau: + Nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài... hương đằm thắm + Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết - Một số câu hỏi trong bài “Quê hương” để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong văn bản như sau: Khi dạy ở mục II Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1 Giới thiệu làng quê của tác giả: - Hỏi: Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về làng quê của mình như thế nào? + Trả lời:... được nâng cao Nên giáo viên có thể áp dụng vào các tiết dạy giảng văn lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Bàu Năng 3 Hướng nghiên cứu tiếp đề tài : Bằng những lí luận và giải pháp cụ thể của đề tài, bản thân chúng tôi đã vận dụng có hiệu quả vào thực tiển dạy học chương trình Ngữ văn 8 Ở các tiết dạy văn bản và sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực khác nhằm nâng cao chất . Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8? Để khai thác tốt nghệ thuật trong tác phẩm văn học thì giáo viên cần chú ý. Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học . 2. Mục đích nghiên cứu: - Khai thác được nghệ thuật trong tác phẩm văn học. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp để khai. ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8 KHAI THÁC NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN • Giáo viên thực hiện: Võ Thị Thu – Nguyễn Thị Kim Phương • Đơn vị công tác: Trường

Ngày đăng: 25/12/2014, 06:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan