NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA HỌC SINH THCS ĐỐI VỚI BẠO LỰC GIỚI TRONG TRƯỜNG HỌC

33 2.4K 11
NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ  CỦA HỌC SINH THCS ĐỐI VỚI BẠO LỰC GIỚI TRONG TRƯỜNG HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với vấn đề bạo lực giới trong trường học, chính các bạn học sinh có thể đã là nạn nhân, người chứng kiến và thậm chí là người gây ra bạo lực. Tuy vậy, có thể chính các bạn cũng chưa có được những hiểu biết sâu sắc: thế nào là bạo lực giới trong trường học? những hành vi nào được xem là bạo lực giới? và làm thể nào để bản thân mỗi học sinh chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và tham gia hạn chế, đẩy lùi bạo lực giới trong trường học nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng ?.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS LÊ QUÍ ĐÔN ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ(NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA HỌC SINH THCS ĐỐI VỚI BẠO LỰC GIỚI TRONG TRƯỜNG HỌC Lĩnh vực: LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI NGƯỜI HƯỚNG DẪN - Ths : Đoàn Thị Thanh Thủy - Đơn vị công tác THCS Lê Quí Đôn TÁC GIẢ - Đào Ngọc Tùng Chi - Lớp:8E Trường: THCS Lê Quí Đôn Hà Nội, tháng 12 năm 2014 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4. Phạm vi nghiên cứu 3. Mục tiêu nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Điểm mới của đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên 1.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên 1.2.2. Thực trạng bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Hà Nội 1.3. Nguyên nhân bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan 1.3.2. Nguyên nhân khách quan 1.4. Hậu quả bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên 1.4.1. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh 1.4.2. Ảnh hưởng đến gia đình 1.4.3. Ảnh hưởng đến nhà trường 1.4.4. Ảnh hưởng đến xã hội 1.5. Giải pháp bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên 1.5.1. Với tự bản thân học sinh 1.5.2. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cơ quan ban ngành, sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục tuổi vị thành niên 1.5.3. Cải thiện môi trường văn hóa xã hội CHƯƠNG 2. CÁC GIÁ TRỊ KĨ NĂNG SỐNG CẦN HOÀN THIỆN CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC CÁC VẤN ĐỀ 2 XÃ HÔỊ 2.1. Kĩ năng chung 2.2. Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội 2.2.1. Kĩ năng về giải quyết bạo lực học đường 2.2.2. Kĩ năng về giải quyết các tình huống tệ nạn xã hội 2.3. Các kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông (trích trong tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông _ nxb Giáo dục). 2.4. Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường, qua các hình thức tôn giáo, qua các lớp do quân đội tổ chức. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 Vấn đề bạo lực học đường hiện nay vẫn đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra với các bạn học sinh nam mà còn cả với học sinh nữ và dường như xảy ra ở các cấp học. Trên các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh đánh nhau, thậm chí có không ít các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các bạn học sinh tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường. Bạo lực học đường diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hiện nay là xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các bạn học sinh- bạo lực giới trong trường học. Với vấn đề bạo lực giới trong trường học, chính các bạn học sinh có thể đã là nạn nhân, người chứng kiến và thậm chí là người gây ra bạo lực. Tuy vậy, có thể chính các bạn cũng chưa có được những hiểu biết sâu sắc: thế nào là bạo lực giới trong trường học? những hành vi nào được xem là bạo lực giới? và làm thể nào để bản thân mỗi học sinh chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và tham gia hạn chế, đẩy lùi bạo lực giới trong trường học nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng ?. Với thuận lợi là trong năm học 2014- 2015, trường THCS Lê Quý Đôn- Cầu Giấy là một trong 20 trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia dự án “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng” do Tổ chức Plan tại Việt Nam và Sở GD-ĐT Hà Nội, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Niềm tin của Liên hợp quốc để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ cùng phối hợp thực hiện. Và trên cơ sở nhận thấy được những vấn đề liên quan tới bạo lực giới trong trường học mà chính bản thân học sinh chúng ta đang quan tâm mà chúng tôi đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học”. PHẦN II. TỔNG QUAN VẤ ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, 4 SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI. 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: - Đề tài đã đánh giá, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến bạo lực giới trong trường học. b. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8,9 trường THCS Lê Quí Đôn về sự hiểu biết, tự tin và cách bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới thông qua hệ thống câu hỏi. - Thống kê được số liệu bạo lực giới của học sinh ở trường THCS trên địa bàn Hà nội năm 2013. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; đồng thời hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề xã hôi: bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của bạo lực giới, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên; đồng thời nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh THCS - Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ: học sinh khối 8,9 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân; tình hình bạo lực giới trường THCS Lê Quí Đôn. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê. 5 - Phương pháp phân tich, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê. - Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề. 5. Điểm mới của đề tài - Khảo sát được từ học sinh khối 8,9 về sự hiểu biết, tự tin và về vấn đề bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới. - Ở đúng vị trí của tuổi vị thành niên, chúng tôi lên tiếng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; đồng thời trực tiếp kêu gọi và hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân mình trước các vấn đề xã hội. PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 6 CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, BẠO LỰC GIỚI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1. Đặt vấn đề Tại cuộc họp báo chất vấn Bộ trưởng ngày 13/6/2013: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: "Tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới", đồng thời Bộ trưởng khẳng định" sẽ đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường". Cụm từ "bạo lực học đường" được hiểu như thế nào? - Thế nào là bạo lực học đường? Theo tự điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Bất kể hành động nào dẫn đến (hoặc có khả năng dẫn đến) những tổn hại về thể xác, tinh thần đối với người khác kể cả việc đe dọa thực hiện những hành động này cũng như việc cưỡng bức, tước đoạt quyền tự do chính đáng của người khác đều được xem là bạo lực. Bạo lực học đường đều có đề cập đến các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, mội trường học đường, môi trường giáo dục… là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Trong đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập tới chủ thể và đối tượng là học sinh, những hành vi bạo lực xảy ra giữa các học sinh. Bạo lực học đường bao gồm: + Bạo lực thân thể: đấm, đá, đánh đập, xô đẩy, quăng ném thứ gì đó vào người xảy ra với học sinh + Bạo lực tinh thần: dọa dẫm, đe dọa, chọc ghẹo, lăng mạ, làm nhục, nói xấu, tẩy chay xảy ra với học sinh, giữa các học sinh + Bạo lực tình dục: sờ mó, tốc váy, dùng lời lẽ gợi dục, khiếm nhã, hãm hiếp, cưỡng dâm đối với học sinh, thanh thiếu niên - Thế nào là bạo lực giới trong trường học (BLGTTH) Theo định nghĩa do Quĩ dân số Liên hiệp quốc đưa ra, Bạo lực giới là:“ Dạng bạo lực liên quan đến nam và nữ, trong đó, phụ nữ thường là những nạn nhân phát sinh từ những mối quan hệ không bình quyền giữa nam và nữ; nhằm cụ thể vào một người 7 phụ nữ vì cô ấy là đàn bà, hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ; thường thể hiện sự tổn hại về thể chất và tâm sinh lí( hăm dọa, đau khổ, ép buộc hoặc bị tước đi sự tự do trong gia đình hoặc xã hội)… ” Bạo lực giới trong trường học là những hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đối với cá nhân về phương diện thể xác , tình dục hay tinh thần, xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lý do liên quan đến giới tính của các em học sinh. Bạo lực giới trong trường học gồm các hình thức bạo lực hoặc lạm dụng đối với học sinh xuất phát từ những định kiến giới hoặc giới tính của các em. Các hành vi có thể bao gồm; cưỡng hiếp, đụng chạm mang tính gợi dục, lời lẽ thô tục kích dục, những hình phạt về cơ thể, bắt nạt hoặc những lời lẽ quấy rối… Bạo lực giới gồm: + Bạo lực thể xác : + Bạo lực tinh thần: + Bạo lực tình dục: 1.2. Thực trạng bạo lực học giới ở tuổi vị thành niên 1.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên a/ Năm 2012 Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần). b/ Năm 2013 Bạo lực học giới gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện vấn đề này đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. - Đó là những vụ học sinh xích mích, căng thẳng với nhau đã bắt nạt, hại bạn đơn thuần với nhau. 8 - Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”. - Học sinh "Thanh toán" nhau như xã hội đen. - Đau lòng hơn khi trên mạng cũng cập nhật thông tin: có vụ học sinh bị đánh thương tích là do chính thầy giáo dạy mình hay những người thầy bị chính học sinh của mình đánh. - Ngoài những trường hợp như kể trên còn có những vụ: nữ sinh vùng dân tộc đánh nhau; thầy cô giáo đánh học sinh mầm non, đánh học sinh chưa vị thành niên; rất nhiều vụ học sinh đánh trọng thương hoặc gây ra tử vong với thầy cô giáo năm 2012; v.v… 1.2.2. Thực trạng bạo lực giới của học sinh ở các trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội - năm 2013 a/ Số liệu khảo sát: - Trong khoảng 6 tháng (10/2013 đến 3/2014) theo khảo sát của tổ chức Plan Việt Nam phối hợp cùng Sở GD & ĐT Hà Nội trên quy mô khoảng 3000 học sinh tại 30 trường ở Hà Nội, tại trường học hoặc trên đường đến trường, có khoảng:  31% học sinh bị bạo lực về thân thể  65% học sinh bị bạo lực về tinh thần  11% học sinh bị bạo lực về tình dục.  Chỉ có 18,2% số HS được hỏi cho rằng trường học của các em là tuyệt đối an toàn. Lý do chính là bởi có đến 40,6% HS đánh nhau, trêu đùa, chọc ghẹo; 38,6% mọi người lăng mạ xúc phạm nhau trong trường; 37,8% do bị các bạn trêu chọc’’. Và theo khảo sát cho thấy:  42% các em bị bạo lực thân thể, 68% bị bạo lực tinh thần và 36% hs bị bạo lực tình dục thường tự mình giải quyết mà không dám nói với bố mẹ, thầy cô b/ Kết luận : 9 - Như vậy, thực trạng bạo lực học đường nói chung và bạo lực giới trong trường học nói riêng ở các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng trở lên báo động. - Điều đáng lưu ý là một tỉ lệ không nhỏ các bạn học sinh khi bị bạo lực đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các bạn. 1.2.3. Kết luận chung về thực trạng bạo lực giới ở tuổi vị thành niên Thực trạng bạo lực giới gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Một lần nữa, nó được phản ánh rất rõ qua một câu hỏi được đưa ra trên một diễn đàn của học sinh là: “Khi bị bắt nạt bạn thường làm gì? “ thì có đến 50,3% các bạn học sinh chọn là đánh nhau, chỉ có 22,6% các bạn chọn nói chuyện giảng hòa, 5,8% chọn bỏ chạy và 21,3% chọn báo cho thầy cô cha mẹ. Điều này cho thấy đa số các bạn học sinh chọn bạo lực để giải quyết vấn đề, để bảo vệ bản thân, giống như những chú nhím chỉ biết xù gai lên khi gặp nguy hiểm. 1.3. Nguyên nhân bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan Thiếu kĩ năng mềm trong cuộc sống do đó khi bị các bạn trêu chọc không có được các biện pháp xử lí thông minh kết quả dẫn đến hậu quả là bạo lực xảy ra. Sự bất bình đẳng về quyền lực giữa người lớn và trẻ em, giữa nam với nữ trong quan hệ là những yếu tố làm tăng cường nguy cơ bạo lực giới. Một số học sinh muốn thoát khỏi sự trói buộc của những vai trò giới mang tính truyền thống là nguyên nhân bị hứng chịu cả 3 hình thức bạo lực trên. 1.3.2. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Đây là nguồn nguyên nhân chính của bạo lực học đường. Gia đình, có tư tưởng khoán mọi trách nhiệm đều giao phó cho nhà trường, hoặc bao bọc quá kĩ không để cho học sinh cơ hội va chạm do đó các kĩ năng xử lý tình huống của mỗi học sinh chúng em là không có. Một số gia đình không quan tâm đến con cái khiến cho bạn bè tụ tập với nhau và xem những bộ phim vượt quá lứa tuổi cho phép, khi xem phim xong sẽ dẫn đến “nhu cầu sinh lí” ở một số đối tượng. Đối tượng còn lại không đồng ý sẽ dẫn đến bạo lực giới. 10 [...]... nhận thức của học sinh thông qua các đợt tuyên truyền 3.4 Các giải pháp cụ thể trong trường học 3.4.1 Đối với giáo viên - Hướng dẫn học sinh kiến thức về giới, giới tính, bạo lực giới - Không để định kiến về giới xảy ra trong lớp học - Lắng nghe tâm sự của các em học sinh, phụ huynh học sinh trong các tình huống - Nâng cao khả năng nhận biết những biểu hiện lệch lạc về giới - Rèn luyện các em học sinh. .. phán 3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 14 Kĩ năng tư duy sáng tạo 4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng 15 Kĩ năng ra quyết định 5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 16 Kĩ năng giải quyết vấn đề 6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 17 Kĩ năng kiên định 7 Kĩ năng giao tiếp 18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 8 Kĩ năng lắng nghe tích cực 19 Kĩ năng đạt mục tiêu 9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 20 Kĩ năng quản lý thời gian 10 Kĩ năng. .. a )Trong lớp học c) Ở nhà b) Sân trường d) Nơi khác SỞ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC GIỚI Ngày khảo sát Với mục đích nâng cao nhận thức của phụ huynh và các em học sinh về vấn đề bạo lực giới, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn – Quận Cầu Giấy tiến hành khảo sát nhận thức của phụ huynh và các em học sinh về vấn đề bạo lực giới Nhà trường trân... những khả năng về bơi lội, võ thuật và sơ cứu để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra 2.2 Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới 2.2.1 Kĩ năng về giải quyết bạo lực giới Trong vấn đề bạo lưc giới học sinh chúng ta cần những kĩ năng sống như thương lượng, giải quyết xung đột không dùng bạo lực, khả năng giao tiếp hiệu quả, biết đương đầu với cảm xúc và căng thẳng để bảo vệ bản thân... thể đối với học sinh nam nặng hơn so với học sinh nữ và cho rắng đó là giáo dục nam tính đối với những học sinh nam Một số giáo viên khác còn có những hành vi hạ thấp, nhạo báng, châm biếm, đe dọa, nhục mạ học sinh gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường cũng như uy tín của ngành giáo dục 1.4.4 Ảnh hưởng đến xã hội Hậu quả của bạo lực giới sẽ đẩy học sinh đến nguy cơ học kém, chán học, bỏ học và đi vào... các hình thức khác nhau Mỗi nội dung đó chúng em sẽ tự mình rút ra được kinh nghiệm sống cho chính mình 2.4 Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường, qua các hình thức tôn giáo, qua các lớp do quân đội tổ chức 2.4.1 Qua các hoạt động của nhà trường - Giáo dục học sinh kĩ năng bảo vệ - Hướng dẫn học sinh tự mình hiểu kiến thức về bạo lực giới, ... thống, có chế tài quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội CHƯƠNG 2 CÁC GIÁ TRỊ KĨ NĂNG SỐNG CẦN TRANG BỊ ĐỂ TỰ BẢO VỆ VÀ THAM GIA PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIỚI TRONG TRƯỜNG HỌC 2.1 Kĩ năng chung Ở tuổi vị thành niên, các bạn học sinh còn biết bao điều cần trau dồi để hoàn thiện mình, đặc biệt là các kĩ năng sống cần thiết đẻ tự bảo vệ bản thân trước những hiểm... nhân) Họ và tên: Giới tính: Là học sinh lớp (dành cho các em học sinh) : Là Phụ huynh của em (dành cho phụ huynh học sinh) : Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: Thư điện tử: Facebook: B NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC GIỚI 1 Bạo lực giới là gì? A Là hành động bạo lực với phụ nữ dẫn đến tổn thương về mặt tinh thần B Là hành động bạo lực với phụ dẫn đến tổn thương về mặt sức khỏe C Là sự đe dọa, cưỡng bức đối với phụ nữ... Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thanh niên ngày nay đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm ” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội 1.4 Hậu quả bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.4.1 Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Bạo lực giới trong trường học gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ( thể chất và tinh thần) của học sinh, ... giới cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các hành vi bạo lực Đó được xem là bạo lực giới Chính bản thân học sinh chúng ta đang là nạn nhân và cũng là người gây bạo lực Bạo lực giới xảy ra trong trường học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, kết quả học tập của chính chúng ta Vậy, các bạn hãy cùng chúng tôi: nói không với bạo lực giới Hãy trao đi bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau để nhận lại yêu thương!

Ngày đăng: 24/12/2014, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan