thực trạng của các ctck việt nam và sự cần thiết phải tái cấu trúc

10 488 0
thực trạng của các ctck việt nam và sự cần thiết phải tái cấu trúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

o0o – HỌC VIỆN NGÂN HÀNG – o0o THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÀI THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ “THỰC TRẠNG CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÁI CẤU TRÚC” Lớp: H508 – Ca 3 – Thứ 5 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Xuân Anh Sinh viên thực hiện: Hồ Mậu Lượng - Lớp: NHTMA-K13 Phạm Minh Thắng 1. Khái niệm Công ty chứng khoán 1.1. Khái niệm -Công ty chứng khoán là một tổ chức cung cấp các dịch vụ chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của 1 Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước cấp. -Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán. - Lĩnh vực hoạt động: tự doanh, môi giới, quản lí danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp -Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công ty cần đáp ứng đủ những điều kiện sau: · Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán. · Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán. · Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau: + Môi giới chứng khoán: 3 tỷ đồng. Công ty môi giới đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Công ty là người trung gian mua bán chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng quyền, bảo chứng phiếu và hợp đồng quyền lựa chọn. Công ty chứng khoán thực hiện các lệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch. Tài sản (Chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản. Để có đủ điều kiện tài chính thực hiện chức năng môi giới, luật chứng khoán và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán thường quy định số vốn pháp định tối thiểu để thực hiện chức năng này. + Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng. Công ty kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng trước, rồi đến mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của Công ty chứng khoán mà thanh toán bằng tiền của khách hàng. + Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 22 tỷ đồng Bảo lãnh chứng khoán phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, phân phối chứng khoán theo hình thức cam kết chắc chắn tức là tổ chức bảo lãnh sẽ nhận mua toàn bộ số chứng khoán phát hành sau đó bán lại cho người đầu tư hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Hoạt động bảo lãnh phát hành chỉ có nghĩa là tổ chức bảo lãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tư thay cho tổ chức phát hành. + Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng. Hoạt động tư vấn đòi hỏi có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà không cần yêu cầu vốn lớn. + Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, bảo quản chứng khoán, cho vay chứng khoán: 3 2 tỷ đồng. · Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khóa do UBCKNN cấp. · Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có giấy phép tự doanh. 1.2. Cơ cấu tổ chức -Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tư doanh với hoạt động môi giới và quản lý danh mục đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán như sau: -Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán là hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm 2 khối tương ứng với 2 khối công việc: - Khối 1 (Front office): Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán như: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đây là khối mang thu nhập chính cho công ty chứng khoán. Nhìn chung, khối này có quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tự doanh, khối này mang lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó. - Khối 2 (Back office) Thường cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối 1 như hành chính, tổ chức, kế toán… 1.3. Đặc điểm: - Đặc điểm về vốn : công ty chứng khoán muốn thành lập phải đáp ứng yêu cầu về mức vốn pháp định mà pháp luật quy định. Quy định về mức pháp định để thành lập công ty chứng khoán là khác nhau và tùy thuộc vào quy định của từng nước trong từng thời kì. - Đặc điểm về nhân sự và đội ngũ lãnh đạo: đây là lĩnh vực hoạt động có nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro cao, mức độ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội lớn, nên đồi hỏi nhân viên và lãnh đạo công ty phải là người có trình độ nhất định, có tư cách đạo đức nghề nghiệp và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp, phải có trình độ quản lý, không vi phạm pháp luật - Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật: phải đáp ứng yêu cầu về trụ sở phù hợp cho việc kinh doanh chứng khoán, phải có hệ thống trang thiết bị hiện đại 3 - Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa quyền lợi của khách hàng và công ty chứng khoán: đối với hoạt động của công ty chứng khoán, bên cạnh việc cung ứng những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì giữa công ty chứng khoán và khách hàng đôi khi xảy ra mau thuẫn về lợi ích, chẳng hạn như trong hoạt động môi giới, tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán. 2. Thực trạng Công ty chứng khoán tại Việt Nam 2.1 Lịch sử phát triển các công ty chứng khoán gắn liền với sự ra đời của TTCK. Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).  Đã bắt đầu nhen nhóm y’ tưởng, sự cần thiết phải có công ty chứng khoán. 2.1.1. Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Gắn liền với đó là sự khiêm tốn của số lượng các CTCK: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số CT niêm yết/ ĐK giao dịch 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP (% GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316 2.1.2. Giai đoạn 2006 -2007 : Sự phát triển đột phá – bùng nổ của TTCK Việt Nam Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng 4 khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim- ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Ngày càng thu hút NĐT cũng như thúc đẩy sự hình thành các CTCK 2.1.3. Giai đoạn 2008 đến nay : thoái trào và bước đầu trở lại Tiếp theo cuộc khủng hoảng chung trên thế giới và sự thoái trào của nền chứng khoán tăng trưởng nóng (chứng khoán bong bóng), nơi mà NDDT chạy theo tâm lí đám đông, TTCKVN giảm mạnh, sắc đỏ ngập tràn các sàn giao dịch. Các CTCK vì thế cũng bị ảnh hưởng và thi nhau báo lỗ, nhiều công ty còn “bỏ của chạy lấy người”. Một số dữ liệu về số lượng công ty chứng khoán Thời gian Tài khoản nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ Công ty chứng khoán Công ty niêm yết 2000 2.908 7 5 2001 8.780 8 10 2002 13.607 9 20 2003 16.486 1 12 22 2004 21.600 2 13 26 2005 29.065 6 14 41 2006 110.652 18 55 195 2007 312.139 25 78 253 2008 531.428 43 102 342 2009 822.914 46 105 457 2010 * 925.955 46 105 557 * Tính đến 30/6/2010 2.2 Thực trang thị trường chứng khoán hiện nay Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay có hơn 1.000 công ty đại chúng, gần 700 công ty niêm yết (CtyNY), 105 công ty chứng khoán (CtyCK), 47 công ty quản lý quỹ và đặc biệt là hơn 1 triệu tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia TTCK. Theo đó, đối tượng và phạm vi hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày càng mở rộng. Mười Công ty Chứng khoán Môi giới TP lớn nhất trên HNX trong Quý I/2010: STT Tên Công ty Chứng khoán Thị phần MGTP (%) 1 NH Ngoại Thương 55,08% 2 Bảo Việt 15,32% 5 3 Sài Gòn 7,94% 4 NH Đầu tư 6,19% 5 NH Công Thương 4,68% 6 NH Á Châu 3,81% 7 VPBank 1,39% 8 Habubank 1,39% 9 Thành phố Hồ Chí Minh 1,23% 10 Sacombank Mười Công ty Chứng khoán Môi giới CP lớn nhất trên HNX trong Quý I/2010: STT Tên Công ty Chứng khoán Thị phần MGCP (%) 1 Thăng Long 11,94% 2 FPT 4,73% 3 VNDirect 4,53% 4 Sài Gòn 4,51% 5 HSC 4,32% 6 Á Châu 3,31% 7 Sacombank 3,25% 8 Châu Á – Thái Bình Dương 2,65% 9 An Bình 2,63% 10 Ngoại Thương 2,46% Kết quả kinh doanh quí 2 và 6 tháng đầu năm 2010 của các công ty chứng khoán niêm yết trên HOSE và HNX: (Đơn vị : tỷ đồng) – Nguồn : vneconomy.vn Công ty cổ phần chứng khoán Vốn điều lệ Doanh thu quí 2 DT lũy kế 6T đầu năm Lợi nhuận quí 2 LN lũy kế 6T đầu năm Sài Gòn (SSI-HOSE) 3.511 381,3 831,37 152,95 423,64 Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS-HOSE) 1.100 361,75 614,937 109,887 148,48 Tp.HCM - HSC (mã HCM-HOSE) 599,997 141,2 247,51 67,12 122,36 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (mã AGR-HOSE) 1.200 404,1 799,44 21,7 98,817 Sài Gòn - Hà Nội (mã SHS-HNX) 1.000 95,3 128,08 49,98 65,21 VNDirect (mã VND-HNX) 450 169,16 312,75 90,122 172 Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 300 31 51,9 10,6 21,2 6 - VICS (mã VIG-HNX) Phố Wall (mã WSS-HNX) 366 81,655 50,006 Rồng Việt (mã VDS-HNX) 330 70,32 105,07 27,7 35,84 Âu Việt (mã AVS-HNX) 360 38,29 59,83 12,45 18,588 SME (mã SME-HNX) 150 22,83 46,86 5,236 13,14 châu Á - Thái Bình Dương (mã APS- HNX) 390 59,22 36,2 Bảo Việt - BVSC (mã BVS-HNX) 722,339 73,31 146,62 1,963 11,58 Ngân hàng Công Thương Việt Nam (mã CTS-HNX) 789,934 51,55 91,348 (6,016) 9,072 Kim Long (mã KLS-HNX) 2.025 73,29 140,57 (22,3) (9,163) Hải Phòng (mã HPC-HNX) 309,789 21,015 34,47 (2,654) 382,089 trđ Nếu như trước kia nói tới CTCK là nói tới một thực thể tài chính rất hấp dẫn với khả năng sinh lời cao và có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính. Thì nay, nói đến CTCK phần nhiều người sẽ nghĩ tới thua lỗ, tới hiện tượng thiếu tiền mặt, tới sự tháo chạy, tới khả năng phá sản, và đáng nói hơn là rất nhiều tên tuổi lừng lẫy một thời bây giờ cũng đang ăn vào vốn và đi kèm với những nghi án thiếu minh bạch trong đầu tư kinh doanh. Nếu như trong năm 2010 chỉ có 20 công ty chứng khoán thua lỗ thì đến quý I/2011, con số này đã tăng tới 62 công ty. Số doanh nghiệp môi giới có lỗ lũy kế tính đến cuối quý II lŕ 61, trong tổng số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động. Cụ thể: Đầu tháng 4/2011, có thêm 26 công ty chứng khoán chuyển nhượng (thoái vốn) thông qua niêm yết. "Việc thua lỗ này không chỉ phản ánh ở kết quả kinh doanh đầu quý I, mà còn diễn ra thông qua việc các công ty âm thầm niêm yết trên thị trường", một nhà phân tích nhận định. Điều đáng nói, trong số các công ty phá sản có tới 9 công ty chứng khoán suốt ba năm chưa biết đến hương vị của lợi nhuận, do liên tiếp từ năm 2008 - 2010 lỗ. Thậm chí Công ty chứng khoán Nam Việt và Công ty chứng khoán Tầm Nhìn tới bốn năm liên tục thua lỗ. Cả gương mặt "nhà giàu" như Công ty chứng khoán Kim Long, Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng nằm trong danh sách lỗ. Tổn thất nhất có lẽ là Công ty chứng khoán Kim Long; bởi năm 2010, công ty tăng vốn điều lệ lên 2.025 tỷ đồng từ mức 1.000 tỷ của năm 2009, nhưng bị lỗ 173 tỷ đồng. Một trong những công ty chứng khoán có mặt đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng tuổi nghề gạo cội không giúp Công ty chứng khoán Bảo Việt, khi năm 2010 lỗ 92,7 tỷ đồng. Công ty chứng khoán Vina tiếp tục nếm "trái đắng" trong năm 2010, với mức lỗ 35,4 tỷ đồng, trong khi 2 năm 2008, 2009 đã lỗ tổng cộng gần 100 tỷ. Kết quả bi đát này đang khiến Công ty chứng khoán Vina cụt vốn. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn điều lệ chỉ còn hơn 30%. 7 Một chuyên gia cho biết cách đây 2,3 năm đã nhận thấy việc "thừa thãi" các công ty chứng khoán. Năm 2007 - 2008, nhà nhà, người người đua nhau mở công ty chứng khoán. Đến cuối năm 2008, cả nước đã có đến 103 công ty chứng khoán và từ đó đến nay chỉ tăng lên hai công ty. Một con số do chính các DN công bố gần đây cho thấy, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2011 của các CTCK niêm yết trên HOSE có tới 2 phần 3 trong số này thua lỗ, trong đó 18 công ty có số lỗ trên 1.350 tỷ đồng. Một khảo sát mang tính thử nghiệm để áp dụng chuẩn an toàn tài chính mới cho thấy, tính đến đầu tháng 10/2011, 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Trong số đó có năm CTCK có tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% - mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Bên cạnh đó còn có một số hiện tượng đặc biệt như dấu hiệu mất thanh khoản tạm thời tại CTCK SME và sau đó công ty này đã bị UBCK đình chỉ một số nghiệp vụ. Dấu hiệu mất thanh khoản không chỉ nằm ở một hai công ty mà có thể tiềm ẩn ở khá nhiều đơn vị, khi mà tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này khá cao. Tiếp đà thua lỗ trong 3 quí đầu năm, kết quả kiểm toán cuối năm 2011 chỉ ra một con số đáng báo động cho thị trường chứng khoán Việt Nam: Thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ bằng khoảng 40% mức bình quân của thị trường năm 2010. Giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt từ 500 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng, trong khi ở thời kỳ đỉnh điểm, giá trị giao dịch mỗi phiên có thể lên đến trên 5.000 tỷ đồng. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của khối công ty chứng khoán. Năm 2011, số lượng công ty chứng khoán thua lỗ chiếm gần 80% tổng số công ty chứng khoán trên toàn thị trường. Điển hình: nhiều công ty chứng khoán rơi vào tình trạng lỗ ăn vào cả vốn chủ sở hữu. Để tồn tại trên thị trường, nhiều công ty đã quyết định cắt giảm cả nghiệp vụ môi giới, một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất. Chứng khoán Đông Dương (DDS) là công ty đầu tiên xin rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, sau đó là Chứng khoán Hà Nội và Chứng khoán Gia Anh, đến những ngày cuối năm 2011, SME cũng xin cổ đông rút hoạt động môi giới. Năm qua, công ty chứng khoán SME đã nhiều lần bị khiếu nại vì tài khoản gửi của họ tại SME không thể rút được tiền bình thường. Chỉ trong vòng 2 tháng, SME 2 lần mất khả năng thanh toán. Tiếp đến là công ty chứng khoán Tràng An (TAS) cũng bị Trung tâm Lưu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán cho các giao dịch chứng khoán và TAS đã phải nhờ đến Quỹ Hỗ trợ thanh toán của VSD để không phải hủy các giao dịch của nhà đầu tư. Theo giải thích từ phía TAS thì công ty này mất khả năng thanh toán vì không quản lý chặt khâu chuyển tiền của nhà đầu tư. Mặc dù thị trường có nhiều diễn biến bất lợi cùng xu thế lỗ của đa số các công ty chứng khoán, vẫn có một số điểm sáng như: Trong 6 tháng đầu năm 2011, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc/ CTS) vẫn gặt hái được kết quả kinh doanh tương đối khả quan so với các Công ty chứng khoán (CTCK) khác. Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2011 của VietinBankSc đạt 23.11 tỷ đồng, tăng 154% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7% so với kết quả kinh doanh cả năm 2010 (mức tăng trưởng này cao thứ 8 2 trong 17 CTCK đã công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011). Với kết quả trên, VietinBankSc được lọt vào danh sách 5 CTCK có kết quả kinh doanh lãi cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2011, gồm: HCM, KLS, AGR, CTS và VIX. 3. Nguyên nhân và giải pháp tái cấu trúc 3.1. Nguyên nhân thua lỗ 3.1.1. Bên ngoài, từ thị trường vĩ mô Sự suy thoái kinh tế toàn cầu : thị trường bất động sản, ngân hàng Mỹ sụp đổ; cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu (điển hình là Hy Lạp và Ý) đã tác động tới tình hình kinh tế trong nước  tâm lí nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán về cơ bản là do bong bong tài chính của Việt Nam đã quá “to và căng”: Theo thống kê của CTCK Nam Việt, chỉ năm 2009 các doanh nghiệp đã phát hành gần 100 nghìn tỉ, như vậy gần như đã rút gần hết trong thị trường, đồng tiền không lưu động được. Khi sản xuất không có sản phẩm mà vốn đầu tư tài chính quá nhiều thì có nghĩa là đầu tư tài chính không sinh lãi. Vì vậy, quả bong bóng đó sẽ vỡ,và người đầu tiên “vỡ” chính là các nhà đầu tư trong đó có các công ty chứng khoán. Hơn nữa, khi TTCK đi xuống, đầu tư không sinh lãi mà lãi suất ngân hàng tăng, thì chứng khoán không còn hấp dẫn nữa. Số tiền này lại rút ra khỏi thị trường khiến giá cổ phiếu thấp xuống, lại càng khiến cho TTCK khủng hoảng sâu sắc hơn 3.1.2. Bên trong, từ nội bộ các công ty chứng khoán Lí do cơ bản dẫn đến thua lỗ là từ hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán: rất nhiều công ty chứng khoán đã “ngậm” một khối lượng cổ phiếu không nhỏ, trong lúc giá cổ phiếu cứ kéo đuôi nhau đi xuống, phải trích lập dự phòng lớn, bên cạnh đó là các phao cứu sinh khác từ hoạt động môi giới, tư vấn liêm yết vàbảo lãnh phát hành, đây có lẽ là điềm sang duy nhất trong hoạt đông của các CTCK. Tuy đã đem lại nguồn thu nhưng như vậy lầ chưa đủ đề bù đắp cho thua lỗ  các CTCK lần lượt tuyên bố phá sản, không thì cũng “nằm dài cầm cự qua ngày” chờ cơ hội đến. 3.2. Giải pháp khắc phục 3.2.2. Từ phía các công ty chứng khoán Để giải quyết tình trạng thua lỗ hiện nay thì người đầu tiên phải đứng dậy là các công ty chứng khoán. Đầu tiên là phải kiểm soát tình hình, hạn chế thua lô đến mức tối đa, tránh tình trạng phá sản: - Thứ nhất: cần mạnh tay cơ cấu lại công ty về nhân sự, tổ chức hoạt động, cơ cấu vốn theo hướng tinh gọn, phát huy nội lực của chính mình. -Thứ hai: cần nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế tự doanh trong khi thị trường có nhiều bất ồn, đẩy mạnh tới lĩnh vực chăm sóc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong mảng tư vấn, đẩy mạnh các hoạt động đem lại nguồn thu như: lưu kí, quản lí tài sản … - Thứ ba: cắt giảm chi phí, cần phân bổ nguồn lực hợp lí, tận dụng tối đa các cơ hội nhằm hạn chế các chi phí không cần thiết và tạo ra lợi nhuận tối đa. - Thứ tư: tăng cường quản trị rủi ro với những khách hàng sử dụng margin, tránh tình trạng nợ xấu; đánh giá kĩ lưỡng những rủi ro khi đưa các MCK vào danh mục - Thứ năm: lập ra các kế hoạch phát triển rõ ràng, chi tiết trong ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đảm bảo lợi nhuận ổn định, cân đối nguồn tiền hợp lí, đảm bảo khả năng thanh toán; từ đó lấy lại niềm tin nơi khách hàng. 9 Ngoài ra, các công ty chứng khoán có thể cân nhắc biện pháp M&A nhằm duy trì công ty và tận dụng thế mạnh của nhau để phát triển. 3.2.2. Từ phía nhà nước và các cơ quan quản lí Để vực dậy một con tàu thì cần có thuyền trưởng và những chính sách mới của Chính phủ sẽ là định hướng cho thị trường và mang tính quyết định. - Thứ nhất : cần giảm mạnh số lượng các công ty chứng khoán, theo một đề nghị gần đây của VAFI cần giảm từ 100 CTCK xuống còn 25 công ty nhằm nâng cao chất lượng và loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh. - Thứ hai: cần tăng cường kiểm soát hoạt động với các công ty chứng khoán nhằm giảm thiểu rủi ro, đưa ra quy định về chuẩn mực của CTCK như đối với các ngân hàng, đảm bảo sự tuân thủ và trung thực của CTCK về các báo cáo tài chính. - Thứ ba: cần có một cú hích tới thị trường chứng khoán, tới niềm tin của các NĐT. Trong thời gian gần đây ta có thể thấy một vài động thái của nhà nước như: + 10/01/2012 : Bộ Tài chính với văn bản: 62 /QĐ-BTC - “Quyết định về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán” + 06/02/2012: ngày đầu tiên áp dụng chỉ số VN30 + 20/2/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Công văn số 463/UBCK- PTTT về việc triển khai kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều tại các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) – áp dụng từ 05/03/2012  Lời kết: năm 2011 đã qua đi với đà giảm điểm của thị trường chứng khoán, theo đó là sự mất lòng tin của nhà đầu tư với thị trường và công ty chứng khoán. Đứng trước ngưỡng cửa “tồn tại” hay “biến mất”, các công ty chứng khoán đang đứng trước một thách thức lớn khi tái cấu trúc chính mình. Sẽ là quá sớm để khẳng định sóng gió đã qua đi nhưng cũng không phải là quá lạc quan khi cho rằng với những cố gắng hết mình của các CTCK cũng như những động thái tích cực từ Ngân hàng nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng 25%, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. 10 . THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ “THỰC TRẠNG CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÁI CẤU TRÚC” Lớp: H508 – Ca 3 – Thứ 5 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Xuân Anh Sinh viên thực hiện: Hồ Mậu Lượng. chuẩn mực của CTCK như đối với các ngân hàng, đảm bảo sự tuân thủ và trung thực của CTCK về các báo cáo tài chính. - Thứ ba: cần có một cú hích tới thị trường chứng khoán, tới niềm tin của các NĐT đầu tư. Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán về cơ bản là do bong bong tài chính của Việt Nam đã quá “to và căng”: Theo thống kê của CTCK Nam Việt, chỉ năm 2009 các doanh nghiệp đã

Ngày đăng: 22/12/2014, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan