tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay

86 922 5
tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1: SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6 1.1. Phạm trù lý luận và thực tiễn theo quan điểm Hồ Chí Minh 6 1.1.1. Phạm trù lý luận 6 1.1.2. Phạm trù thực tiễn 7 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 9 1.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho cách mạng nước ta 9 1.2.2. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng 11 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, chống chủ nghĩa giáo điều 17 1.3. Công các lý luận ở nước ta hiện nay 21 1.3.1. Nội dung công tác lý luận 21 1.3.2. Vai trò của công tác lý luận 28 Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 34 2.1. Tính tất yếu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận 34 2.1.1. Vận dụng tư tưởng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều 34 2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam 40 2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào công tác lý luận ở nước ta thời gian qua 48 2.2.1. Những kết quả đạt được 48 2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay 50 2.3. Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay 54 2.3.1. Tầm quan trọng của lý luận đối với thực tiễn cách mạng ở nước ta hiện nay 54 2.3.2. Những yêu cầu mới của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay 60 2.3.3. Những phương châm chỉ đạo công tác lý luận ở nước ta hiện nay 66 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta những tác phẩm lý luận thuần túy nhưng Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống những quan điểm, lý luận khoa học sáng tạo, gắn chặt với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và là một trong những yếu tố góp phần làm cho tư tưởng của Người có sức sống trường tồn và sức mạnh cải tạo vĩ đại. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhận xét: Bác Hồ là nhà lý luận kiệt xuất trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta… khai thác, hệ thống hoá, nghiên cứu nội dung và vận dụng di sản tinh thần phong phú của Bác Hồ vào công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác nghiên cứu lý luận. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước ta hiện nay, nhất là trong công tác tư tưởng, lý luận. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với nhiều thách thức, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, mà trọng tâm là công tác lý luận đã trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển mạnh của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tác động sâu rộng đến giao lưu hợp tác văn hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo nhất là sự cạnh tranh gay gắt thị trường kinh tế, cũng như cuộc đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu: chạy đua vũ trang, cuộc chiến chống đói nghèo, bệnh tật và vấn đề nóng lên của trái đất… Thực tiễn đặt ra yêu cầu và đòi hỏi lý luận phải đổi mới và phát triển để tìm được câu trả lời cho những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, cung cấp cơ sở lý 2 luận cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Đứng trước những yêu cầu bức thiết được đặt ra từ công cuộc đổi mới, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay” nhằm góp phần phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, góp phần trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân, động viên và khích lệ nhân dân đấu tranh chống kẻ thù, ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nói chung, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, luôn có sự quan tâm của nhiều nhà khoa học từ Trung ương đến cơ sở. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học, các bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí bằng những cách tiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng. Nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã có một số công trình tiêu biểu như: Luận văn hoàn chỉnh trình độ thạc sĩ Triết học “Tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chống chủ nghĩa giáo điều trong quá trình cách mạng Việt Nam”, của Đào Hữu Hải, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1995; "Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh", của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1(59), năm 2003; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều", của Trần Văn Phòng, Tạp chí Khoa học xã hội, số 05 (93), năm 2006; Tư tưởng Triết học Hồ Chí Minh, của GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Nxb Lao động, năm 2000; Tư 3 tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, của TS Nguyễn Đức Đạt, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2007 Qua các công trình nghiên cứu có được, tác giả luận án sơ bộ nhận thấy những công trình trên nêu bật những nội dung sau: Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ khăng khít. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của lý luận; lý luận định hướng và tổ chức thực tiễn; lý luận giúp khắc phục bệnh kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời cũng chỉ rõ tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới của Đảng. Về công tác tư tưởng, lý luận có một số các bài viết xuất bản thành sách và in trên tạp chí như: “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Đức Bình, Tạp chí Cộng sản, số 829, tháng 11 năm 2011; “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng trong thời kỳ đổi mới”, của tác giả Tô Huy Rứa, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2012; “Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận hiện nay”, cuả Lê Xuân Lựu, Tạp chí Cộng sản, số 23, tháng 8 năm 2003 Đảng ta cũng đưa ra các nghị quyết riêng về công tác tư tưởng, lý luận như: Nghị quyết 01 - NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 của Bộ Chính trị khóa VII "Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay"; Nghị quyết 16 - NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (Hội nghị Trung ương 5) "Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới"; Nghị quyết 16 - NQ/TW ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X (Hội nghị Trung ương 5) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Nhìn chung, các tài liệu, bài viết, văn kiện đều đã nêu rõ nội dung tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; đã chỉ ra thực trạng, nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay. 4 Song chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, gắn tư tưởng biện chứng đó nhằm định hướng phát triển công tác lý luận ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác lý luận, đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra trong quá trình đổi mới ở nước ta. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nguyên tắc trong công tác lý luận. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thông qua các quan điểm của Người và sự vận dụng nguyên tắc này trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay. 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần phải làm rõ những luận điểm cơ bản sau: + Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. + Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài: + Về mặt lý luận:  Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực tiễn và lý luận.  Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo quan điểm của Hồ Chí Minh. 5  Vai trò của nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay. + Về mặt thực tiễn: Giúp người học phát triển tư duy biện chứng, có khả năng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và thu lượm những vấn đề lý luận có liên quan đến nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam và trong công tác lý luận hiện nay. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng vào quá trình tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam và trong công tác lý luận hiện nay. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng khi tranh thủ ý kiến và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, những người am hiểu về tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và về công tác lý luận ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và công tác lý luận ở nước ta hiện nay Chương 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay 6 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Phạm trù lý luận và thực tiễn theo quan điểm Hồ Chí Minh 1.1.1. Phạm trù lý luận Phạm trù lý luận được đề cập trong rất nhiều các bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh. Khái niệm “lý luận” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là: “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [20, tr.292]; “lý luận do kinh nghiệm cách mạng các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành lý luận” [17, tr.272]; “lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [19, tr.497]. Chúng ta nhận thấy rằng, trong quan niệm của Hồ Chí Minh về “lý luận” có chứa yếu tố thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận cũng như yếu tố kế thừa của lý luận. Cách quan niệm về lý luận như thế cho phép người ta nhìn lý luận trong trạng thái mở, trạng thái vận động của nó. Lý luận chân chính tự nó không chấp nhận sự xa rời thực tiễn, xa rời hiện thực. Việc Hồ Chí Minh đặt “lý luận” trong mối quan hệ chặt chẽ với “kinh nghiệm” cũng là một cách chỉ ra tính quy định của thực tế đối với nội dung của lý luận. Điều cần lưu ý là, tuy Người không quên nhắc nhở phải chống bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng Người không hề coi thường kinh nghiệm. Với Hồ Chí Minh, kinh nghiệm là nguyên liệu để tạo nên lý luận, thậm chí là một yếu tố, một bộ phận của lý luận. 7 Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể hơn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành lý luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế” [17, tr.233]. Và theo Hồ Chí Minh: “đó là lý luận chân chính” [17, tr.233]. Như vậy, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà thành, nhưng lý luận chân chính là lý luận phải được chứng minh với thực tế, tức là phải phù hợp với thực tế, phải được vận dụng vào thực tế. Trong các bài viết, bài nói chuyện, Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau về lý luận, nhưng điều cơ bản mà chúng ta bắt gặp là Người muốn nhấn mạnh lý luận là “do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó mà thành” [17, tr.272]. Nói khác đi lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà thành. 1.1.2. Phạm trù thực tiễn Trong lý luận nhận thức của triết học duy vật biện chứng, “thực tiễn” được coi là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Nó gồm các dạng cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Thực tiễn được coi là mục đích, là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vận dụng nguyên lý này vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “thực tế” hay “thực hành”… cùng với khái niệm “thực tiễn”. Theo Hồ Chí Minh: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho chúng ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá 8 nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” [19, tr.497]. Một điểm cần lưu ý là trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí Minh đã dùng hai khái niệm thực tiễn và thực tế với cùng một nội hàm như nhau. Cũng có thể xuất phát từ chỗ để cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ nên Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm thực tế nhiều hơn khái niệm thực tiễn. Chúng ta biết rằng phần lớn cán bộ, đảng viên của ta đều xuất thân từ nông dân, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, lại không quen với những lý thuyết sách vở cao xa cùng những khái niệm chuyên môn phức tạp khó hiểu. Việc dùng khái niệm thực tế chắc chắn sẽ dễ giải thích, dễ tuyên truyền, dễ hiểu hơn khái niệm thực tiễn - với tư cách là một phạm trù triết học. Hồ Chí Minh cho rằng, thực tế bao gồm rất rộng như thực tế cách mạng của nước ta, kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân, chính sách đường lối của Đảng, kinh nghiệm của Đảng, những vấn đề trong nước và trên thế giới hiện nay… Vì vậy, thực tế không đối lập với thực tiễn, nó chỉ rộng hơn thực tiễn mà thôi. Qua các bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy, khi đề cập tới sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin thì bao giờ Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm thực tiễn, nhưng khi đề cập tới việc áp dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận với thực tiễn và khi giải thích nguyên tắc này thì Người thường dùng khái niệm thực tế thay cho thực tiễn. Cho nên, trong cùng một bài viết, bài nói chuyện, Hồ Chí Minh vẫn sử dụng cả hai khái niệm thực tế và thực tiễn. Xét về bản chất, hai khái niệm thực tế và thực tiễn tuy có nội dung khác nhau nhưng được Hồ Chí Minh sử dụng với nội hàm như nhau. Tuy vậy, hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau và không thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp. Vì vậy, Hồ Chí Minh không [...]... vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận 2.1.1 Vận dụng tư tưởng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh... tắc lý luận liên hệ với thực tiễn, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nguyên tắc cơ bản và là một yêu cầu quan trọng, cấp bách, kịp thời để có thêm sức mạnh, động lực hoàn thành những nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay 33 Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. .. lối, chủ trương cũng đã bao hàm công tác tư tưởng, lý luận, hay là kết quả tất yếu của công tác tư tưởng, lý luận Bởi vì, nếu không có công tác tư tưởng, lý luận thì không có sự thâm nhập, vận dụng hệ tư tưởng 29 chính thống mà cốt yếu là chủ nghĩa Mác-Lênin vào cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chủ trương của Đảng, cũng như không có sự nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để phục vụ cho việc hoạch... phải nắm vững sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi đó là nguyên tắc, là phương châm trong suy nghĩ và hành động của mình 1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, chống chủ nghĩa giáo điều Để giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng đặt ra Đảng ta phải nắm vững nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh thấy... của công tác tư tưởng hướng vào việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng giai cấp công nhân, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cách mạng nhằm xây dựng hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch Công tác lý luận đồng hành với. .. cách mạng là chống tư tưởng lý luận suông”, lý luận xa rời thực tiễn, xa rời nhu cầu của quần chúng, xa rời thực tế khách quan Bệnh lý luận suông” là một khuynh hướng trong những cán bộ không nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn Chúng ta học lý luận phải gắn với thực tế, học lý luận để áp dụng vào việc làm Người nhấn mạnh: “biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông” [18,... Xây dựng 26 cơ sở lý luận cho việc hình thành nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới Thứ bảy, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ta, nâng cao giác ngộ lý tư ng và niềm tin cho... phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng, lý luận sâu sắc, phong phú vô cùng quý giá và sự tổng kết thành những phương châm hành động về văn hoá ứng xử, tất cả trở thành mẫu mực để chúng ta noi theo Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì việc... cho quần chúng hiểu để thực hiện các chủ trương, chính sách đó Như thế, lý luận mới khỏi tách rời thực tế” Cán bộ, đảng viên phải nâng cao trình độ lý luận phải “gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng”; phải “đi sát thực tế”, phải “liên hệ mật thiết với quần chúng” Hồ Chí Minh không những thấy rõ lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, chống lý luận suông, giáo điều chủ... cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức Đặc biệt công tác tư tưởng - lý luận luôn được Đảng ta quan tâm bằng việc đánh giá hết sức khách quan và toàn diện, vừa khẳng định những thành tựu và ưu điểm, vừa nghiêm khắc chỉ ra những mặt yếu kém và khuyết điểm Nhờ đó mà công tác Xây dựng Đảng nói chung, công tác lý luận - tư tưởng nói riêng luôn . 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và công tác lý luận ở nước ta hiện nay Chương 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. công tác lý luận ở nước ta hiện nay 6 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Phạm trù lý luận và thực tiễn. nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay. 4 Song chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, gắn tư tưởng biện chứng

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan