tiểu luận thuế ứng dụng hoàn thiện chính sách, phương pháp tính và kê khai thuế xuất nhập khẩu

49 667 6
tiểu luận thuế ứng dụng hoàn thiện chính sách, phương pháp tính và kê khai thuế xuất nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thuế ứng dụng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 3 Chương 1. Những vấn đề chung về chính sách và, phương pháp tính, kê khai thuế xuất nhập khẩu 3 1.1. Khái niệm chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu 3 1.2 Chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu nước ta hiện nay 3 1.2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế Xuất nhập khẩu 3 1.2.2. Những trường hợp không thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu 3 1.2.3 Phương pháp xác định thuế Xuất Nhập khẩu phải nộp 4 1. 2.4 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu 6 1.2.5 . Kê khai tính thuế và nộp thuế xuất, nhập khẩu 9 1.3 So sánh chính sách Thuế Xuất Nhập Khẩu ở nước ta theo Luật năm 1991 và năm 2005 9 1.3.1 Giống nhau 9 1.3.2 Sự khác biệt giữa chính sách Thuế Xuất Nhập Khẩu của nước ta từ luật thuế năm 1991 với luật thuế hiện nay ban hành năm 2005/2010 14 1.3 Ví dụ các thành viên trong nhóm 21 Chương 2: Thực tiễn quy trình kê khai thuế Xuất Nhạp Khẩu Việt Nam hiện nay 28 2.1 Tóm tắt quy trình kê khai 28 2.2 Quy trình kê khai hàng Xuất Khẩu 29 2.2.1. Hồ sơ Xuất Khẩu 29 2.2.2 Quy trình đăng ký tờ khai hải quan 30 2.2.3 Ví dụ minh họa 30 2.3 Quy trình kê khai hàng Nhập Khẩu 34 2.3.1 Hồ sơ Nhập Khẩu 34 2.3.2 Qui trình đăng ký tờ khai hải quan: 38 2.3.3 Ví dụ minh họa kê khai thuế Nhập Khẩu: 38 3.1 Những tồn tại của chính sách thuế Xuất nhập khẩu 44 3.2 Giải pháp hoàn thiện Thuế xuất nhập khẩu (XNK): 44 C. KẾT LUẬN 48 49 Trang 1 Thuế ứng dụng MỞ ĐẦU Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty). Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động ngoại thương, thúc đẩy đầu tư phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian đã mạng lại nhiều thành quả. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sắc thuế này cũng đã bộc lộ một số tồn tại. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện bài viết này với tiêu đề: “Hoàn thiện chính sách, phương pháp tính và kê khai thuế Xuất Nhập Khẩu”. Mục đích của bài viết là nhằm làm sáng tỏ một phần về chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành, phương pháp tính, kê khai và những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế chính vì vậy bài viết không tránh khỏi có những thiêú sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trang 2 Thuế ứng dụng B. NỘI DUNG Chương 1. Những vấn đề chung về chính sách và, phương pháp tính, kê khai thuế xuất nhập khẩu. 1.1. Khái niệm chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu Chính sách thuế xuất - nhập khẩu là tổng hợp các phương hướng của Nhà nước vào từng giai đoạn trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định. Chính sách thuế xuất - nhập khẩu thể hiện đường lối và phương hướng động viên thu nhập trong nền kinh tế quốc dân dưới hình thức thuế xuất - nhập khẩu. Chính sách thuế xuất - nhập khẩu được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu; xây dựng biểu thuế xuất - nhập khẩu và ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Chính sách Xuất nhập khẩu của nước ta cũng là khuynh hướng chung của mọi quốc gia là: - Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu - Khuyến khích xuất khẩu những hàng mà trong nước có tiềm năng dồi dào sản xuất ra nó - Hạn chế xuất khẩu những mắt hàng quý hiếm - Khuyến khích nhập các mặ hàng là tư liệu sản xuất, các mắt hàng cần cho tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ đáp ứng yêu cầu - Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của đất nước. 1.2 Chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu nước ta hiện nay 1.2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế Xuất nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế 1.2.2. Những trường hợp không thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu Đối tượng không chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, Trang 3 Thuế ứng dụng thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ; 2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại; 3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; 4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. 1.2.3 Phương pháp xác định thuế Xuất Nhập khẩu phải nộp. a, Công thức tính Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu phải nộp Thuế XNK phải nộp = x Giá tính thuế x Thuế suất Trong đó: a. Số lượng từng mặt hàng xuất nhập khẩu. Là số lượng chủng loại từng mặt hàng, nhóm hàng ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu có sự kiểm hoá của cơ quan hải quan. Số lượng ghi trên tờ khai của chủ hàng thường căn cứ vào hợp đồng ngoại thương giữa hai bên. Trong thực tế khi thực hiện, số lượng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với hợp đồng ngoại thương giữa hai bên. Vì vậy số lượng phải căn cứ vào kết quả kiểm hoá hàng xuất, nhập khẩu để so sánh với hợp đồng ngoại thương. b. Giá tính thuế. Trường hợp có hợp đồng mua bán ngoại thương và các chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng cụ thể như sau. - Đối với hàng hoá nhập khẩu: Giá tính thuế là giá CIF - Là giá mua thực tế của khách hàng tại cửa nhập khẩu theo hợp đồng bao gồm cả chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến. Trong đó: C: Là giá FOB của hàng hoá I : Là phí bảo hiểm F: Là cước phí vận tải CIF = C + I + F Trang 4 Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu - Đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng: Giá tính thuế là giá FOB - Là giá bán tại cửa khẩu xuất không bao gồm chi vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến. FOB = CIF - I - F Trong trường hợp chi phí I, F không đầy đủ chứng từ, không được chấp nhận thì trên cơ sở giá CIF hay FOB của hợp đồng thương mại, có thể xác định giá tính thuế theo công thức sau. Trong đó: R: Là suất phí bảo hiểm F: Là chi phí vận tải Hoặc giá CIF được xác định như sau. Giá CIF đối với hàng hoá nhập khẩu theo đường hàng không được tính như sau. CIF = 120% FOB Giá CIF đối với hàng hoá nhập khẩu được tính theo đường biển được tính như sau. CIF = 115% FOB - Đối với hợp đồng mua, bán theo phương thức trả chậm và trong giá mua hàng, giá bán hàng ghi trên hợp đồng, gồm cả lãi suất phải trả thì giá tính thuế là giá mua, giá bán đã trừ lãi suất theo hợp đồng mua, bán. - Đối với khu chế xuất tại Việt Nam, giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là giá thực tế đã mua, đã bán theo hợp đồng. - Đối với một số mặt hàng Nhà nước cần quản lý, nếu giá trên hợp đồng thấp hơn giá bán tối thiểu (đối với hàng nhập khẩu) hoặc giá mua tối thiểu (đối với hàng xuất khẩu) thì giá tính thuế là giá mua hoặc giá bán tối thiểu tại cửa khẩu theo Bảng giá của Bộ Tài chính quy định. - Tỷ giá dùng để xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu bằng tiền Việt Nam là tỷ giá giữa tiền Việt Nam với tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan. Trong mọi trường hợp có thay đổi tỷ giá mà hồ sơ tính thuế xuất nhập khẩu chưa tính kịp thời theo tỷ giá mới và còn trong thời hạn nộp thuế thì hải quan phải điều chỉnh lại theo tỷ giá mới. b. Thuế suất Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm thuế suất thông thường thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. - Thuế suất thông thường: Là thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong C + F CIF = 1 - R quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định trong Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu. - Thuế suất ưu đãi: Là thuế suất chỉ áp dụng đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam, trong đó phải hội tụ đủ một số điều kiện cụ thể như sau + Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các hiệp định thương mại đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, trong đó có điều khoản ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể và theo đúng mặt hàng cùng số lượng đã ghi trong hiệp định. + Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam (Nếu là hàng xuất khẩu) hoặc sản xuất tại quốc gia có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ thương mại đối với Việt Nam (Nếu đó là hàng nhập khẩu). - Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Là thuế suất được áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, lên minh quan thuế hoặc tạo cho giao lưu thương mại biên giới và trong các trường hợp đặc biệt khác. Bộ Thương mại Việt Nam khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu, có ghi rõ số lượng mặt hàng nào được áp dụng thuế suất ưu đãi và giấy phép chuyển hàng. Hải quan căn cứ vào giấy phép đã có xác nhận của Bộ Thương mại để thu thuế xuất nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi. 1. 2.4 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; 2. Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ; 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công; 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định; 6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm: a) Thiết bị, máy móc; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân; c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; d) Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; e) Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu theo danh mục do Chính phủ quy định của dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ; 7. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được; 8. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học; 9. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất; 10. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó; - Xét miễn thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo; hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ nghiên cứu khoa học, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 của Luật này; 2. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại trong định mức do Chính phủ quy định. - Các trường hợp giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. - Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đối tượng nộp thuế được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất; b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu; c) Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn; d) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đ) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, trừ trường hợp được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này; e) Hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập; g) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất; h) Hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất hoặc mục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu. 2. Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế, tính thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn. 1.2.5 . Kê khai tính thuế và nộp thuế xuất, nhập khẩu. Kê khai tính thuế. * Đối với hàng nhập khẩu: Các tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hoá nhập khẩu, phải kê khai nộp thuế tại cơ sở có cửa khẩu nhập khẩu hàng hoá. * Đối với hàng xuất khẩu: Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu, địa điểm kê khai kiểm hoá nộp thuế tại cơ quan Hải quan địa phương nơi đặt trụ sở của các cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức Hải quan nơi xuất hàng. * Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch và hàng nhập khẩu phi mậu dịch: Chủ hàng phải kê khai nộp thuế với Hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất, nhập khẩu. Thời hạn nộp thuế. Luật thuế quy định thời điểm tính thuế xuất nhập, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong vòng 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai xuất, nhập khẩu, cơ quan thu thuế thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế số thuế phải nộp. Thời hạn nộp thuế được quy định như sau: a. Đối với hàng hoá nhập khẩu chính ngạch. - Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nộp thuế trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo. - Đối với hàng tạm xuất, tái nhập, hàng tạm nhập tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập tái xuất. - Hàng là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế. - Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày. b. Đối với hàng hàng xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch biên giới: Nộp thuế ngay khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt Nam. 1.3 So sánh chính sách Thuế Xuất Nhập Khẩu ở nước ta theo Luật năm 1991 và năm 2005 1.3.1 Giống nhau - Về cơ bản luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 và NĐ 87/2010/NĐ-CP và thông tư 205/2010/TT-BTC có nhiều điểm giống với luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 1991 và bổ sung qua các năm cùng với đó là thông tư 87/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu và nghị định 60/2002/NĐ-CP về xác định trị giá tính thuế. 1.Đối tượng chịu thuế Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: -Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; -Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. -Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Đối tượng không chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ; . -Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại; - Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; 3 Đối tượng nộp thuế Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế quy định Luật này là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 4.Căn cứ tính thuế - Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; - Giá tính thuế từng mặt hàng; - Thuế suất từng mặt hàng. Công thức: = x x Số thuế xuất khẩu nhập khẩu phải nộp Số lượng đv từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khau hải quan Trị giá tính thuế trên 1 đv hàng hóa thuế suất từng mặt hàng ghi trong biểu thuế [...]... giảm thuế Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá 11 Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu : - Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu - Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, ... thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn - Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu - Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu. .. đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước 13.Thời điểm tính thuế Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá... để tái nhập khẩu - Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu - Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. ..5.Giá tính thuế và tỷ giá tính thuế - Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất ( giá FOB) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế I và phí vận tải F -Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đẩu tiên và ược áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định dưới đây và dừng ngay ở phương pháp xác... tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam Trường hợp hàng hóa đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế, giảm thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền 12.Trách nhiệm của đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế. .. 2%, thuế nhập khẩu hàng B, E là 10%, thuế nhập khẩu hàng C là 20%, thuế xuất khẩu hàng D là 1% - Giá tính thuế nhập khẩu được xác định là giá CIF Bài giải: 1- Trực tiếp xuất khẩu lô hàng hóa A: Thuế xuất khẩu phải nộp: 5.000 x 3 x 16.500 x 2% = 4.845.000( đồng) 2- Nhận nhập khẩu ủy thác lô hàng hóa B : Thuế nhập khẩu phải nộp: 30.000 x 16.200 x 10% = 48.600.000(đồng) 3- Nhập khẩu 2.000 sản phẩm C: Thuế. .. định của Thủ tướng Chính phủ - Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng trường Hoàn hợp - hàng hóa nhập khẩu ủy thác cho phía - Trường hợp hàng hóa thuế nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế xuất nhập khẩu gửi từ tổ nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả... Số lượng mặt - Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỉ hàng ghi trong tờ lệ % : gồm( Số lượng từng nặt hàng khai hải quan thực tế xuất, nhập khẩu ghi trong tờ - Giá tính thuế khai hải quan, giá tính thuế và thuế - Thuế suất xuất) - Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối gồm (Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối tính trên 1 Phương đơn vị hàng hóa) Trường... hành chính Tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (kể cả có thuế và không có thuế) đều phải khai báo làm thủ tục hải quan.Việc kê khai phải đảm bảo đầy đủ, chi tiết về đặc điểm, số lượng, trọng lượng, trị giá, quy cách, phẩm chất và mã số của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Người xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành TT 1 2 3 Loại hình xuất nhập khẩu Tờ khai . Phương pháp xác định thuế Xuất Nhập khẩu phải nộp 4 1. 2.4 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu 6 1.2.5 . Kê khai tính thuế và nộp thuế xuất, nhập khẩu 9 1.3 So sánh chính sách Thuế. Hoàn thiện chính sách, phương pháp tính và kê khai thuế Xuất Nhập Khẩu . Mục đích của bài viết là nhằm làm sáng tỏ một phần về chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành, phương pháp tính, kê. nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn. - Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

    • Chương 1. Những vấn đề chung về chính sách và, phương pháp tính, kê khai thuế xuất nhập khẩu.

      • 1.1. Khái niệm chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu

      • 1.2 Chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu nước ta hiện nay

        • 1.2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế Xuất nhập khẩu.

        • 1.2.2. Những trường hợp không thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu

        • 1.2.3 Phương pháp xác định thuế Xuất Nhập khẩu phải nộp.

        • 1. 2.4 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

        • 1.2.5 . Kê khai tính thuế và nộp thuế xuất, nhập khẩu.

        • 1.3 So sánh chính sách Thuế Xuất Nhập Khẩu ở nước ta theo Luật năm 1991 và năm 2005

          • 1.3.1 Giống nhau

          • 1.3.2 Sự khác biệt giữa chính sách Thuế Xuất Nhập Khẩu của nước ta từ luật thuế năm 1991 với luật thuế hiện nay ban hành năm 2005/2010

          • 1.3 Ví dụ các thành viên trong nhóm

          • Chương 2: Thực tiễn quy trình kê khai thuế Xuất Nhạp Khẩu Việt Nam hiện nay

            • 2.1 Tóm tắt quy trình kê khai

            • 2.2 Quy trình kê khai hàng Xuất Khẩu

              • 2.2.1. Hồ sơ Xuất Khẩu

              • 2.2.2 Quy trình đăng ký tờ khai hải quan

              • 2.2.3 Ví dụ minh họa

              • 2.3 Quy trình kê khai hàng Nhập Khẩu

                • 2.3.1 Hồ sơ Nhập Khẩu      

                • 2.3.2  Qui trình đăng ký tờ khai hải quan:

                • 2.3.3 Ví dụ minh họa kê khai thuế Nhập Khẩu:

                • 3.1 Những tồn tại của chính sách thuế Xuất nhập khẩu                

                • 3.2 Giải pháp hoàn thiện Thuế xuất nhập khẩu (XNK):

                • C. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan