hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội

32 412 1
hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Cơ sở lý thuyết.  Chính sự phân bố không đồng đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) và sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước có mật độ cao di chuyển đến những nước có mật độ dan cư thấp. Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tương khách quan trong quá trình làm việc của bản thân người lao động.  Nguồn nhân lực và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngoài việc sử dụng nguồn lao động trong nước để phục vụ cho các ngành sản xuất nội địa, các quốc gia còn hướng tới việc xuất khẩu lao động với nhiều nguyên nhân như: dư thừa lao động, mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài, sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài… XKLĐ nói riêng cũng như hoạt động ngoại thương nói chung góp phần tạo việc làm, nguồn vốn, tăng thu nhập quốc dân, tăng cường hợp tác quốc tế về VH – KHKT, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, tạo lợi thế so sánh khi tham gia vào phân công lao động quốc tế…  Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế. Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển XKLĐ. Người LĐ có thể di chuyển qua biên giới quốc gia để làm việc. Đó là việc xuất khẩu sức lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, một nước cũng có thể XKLĐ tại chỗ, như việc làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở đây đề tài tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực xuất khẩu sức lao động trực tiếp. - Cơ sở thực tế. 1  Xuất phát từ tình hình thực tế về dân số và việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, XKLĐ đang trở thành một xu thế tất yếu: o Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết phải phát triển XKLĐ. Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đối với xã hội. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới. Tình trạng không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ chiếm 20% lực lượng lao động. o Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế. Trong các năm qua, lao động khu vực Nhà nước dư thừa khoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người  Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Chúng ta đang trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rất cần nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần cải thiện đời sống còn nhiều khó khăn của nhân dân, nâng cao tay nghề lao động. Theo thống kê của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, năm 2011, chúng ta đã đưa được 88.298 lao động đi làm việc ở nước ngoài.  Ngoài ra, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phải đối mặt với những khó khăn, khủng hoảng nên việc XKLĐ ở nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức. Do đó việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn tới là vô cùng cần thiết. Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn tên đề tài: Thực trạng tình hình XKLĐ ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và các biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả việc xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn 2011-2015. 2. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Khách thể: là tình hình XKLĐ việt nam trong giai đoạn 2006-2010 - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tầm quan trọng của XKLĐ trong vấn đề tạo việc làm. Nghiên cứu thực trạng XKLĐ về mặt số lượng và chất lượng từ đó đánh giá đóng góp của XKLĐ đối với việc giải quyết việc làm trong nước nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Và đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh XKLĐ, một hướng tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế thị trường. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những hạn chế, nhằm thúc đẩy lao động Việt Nam đối phó với suy thoái thị trường trong bối cảnh khủng hoảng king tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở trên đề tài tự xác định cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:  Tìm hiểu về thực trạng tình hình XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011.  Tìm hiểu nguyên nhân khiến tình hình XKLĐ của nước ta trong giai đoạn 2006- 2010 gặp khó khăn.  Tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: các nhóm biện pháp để thúc đẩy XKLĐ Việt Nam - Về thời gian: số liệu từ năm 2006 đến năm 2010, các giải pháp tới năm 2015 - Về không gian: Việt Nam 6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Về lý thuyết, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp lý thuyết bao gồm: hệ thống hóa lý luận, tổng hợp so sánh các lý thuyết và ý kiến chuyên gia. - Về thực tế, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thực tế như:  Phương pháp thu thập thông tin, thống kê các số liệu về số lượng lao động Việt Nam được xuất khẩu mỗi năm, số lao động trong nước, …  Phương pháp phân tích thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam; so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới để thấy được những lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu lao động và phương pháp ý kiến chuyên gia để thấy được triển vọng của ngành trong những năm tới và đề ra những biện pháp giúp cho ngành ngày càng phát triển trong tương lai, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. 7. Kết quả dự kiến 3 - Đề tài dự kiến sẽ tìm ra nguyên nhân khiến tình tỷ lệ xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 kém hiệu quả từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy việc xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam. - Nếu những giải pháp này được thực hiện thì nhóm nghiên cứu tin tưởng tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 sẽ được cả thiện cả về chất lượng lẫn số lượng.  XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chuyển dịch theo hướng chuyển đổi thị trường: ngày càng nhiều lao động được đưa sang các quốc gia có thu nhập cao như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…  Giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa ở nước ta hiện nay, đặc biệt là lao động ở nông thôn với đặc điểm nổi bật là trình độ lao đông thấp, kém tay nghề… 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được trình bày trong 3 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lý luận về XKLĐ. - Chương 2: Thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1. Khái niệm - Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên, để phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận động của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân họ, gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy lao động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, một quốc gia nào. Mỗi con người đến độ tuổi lao động, có khả năng lao động đều mong muốn và có quyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và làm giàu cho xã hội. - Nguồn lao động: Là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong độ tuổi lao động, không kể số người mất khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên hoặc dưới tuổi lao động) nhưng thực tế có tham gia lao động. (Nước ta độ tuổi lao động quy định từ 15-55 đối với nữ và 15-60 đối với nam). - Sức lao động: là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. - Xuất khẩu sức lao động: là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con 5 người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác, xuất khẩu sức lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng cung ứng lao động cho nước ngoài mà đối tượng của nó là con người. - Thị trường lao động: Thị trường là một phạm trù riêng của kinh tế hàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá dịch vụ. Nội dung của thị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: cung và cầu hàng hoá. Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động. Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động. Đối tượng tham gia thị trường lao động gồm những người lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao động chinh là tiền công mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Khi cung và cầu lao động gặp nhau và hoạt động mua bán, trao đổi hay thuê mướn sức lao động diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì ta có thị trường lao động nội địa, khi diễn ra ngoài biên giới quốc gia một nước thì ta có thị trường lao động quốc tế. 2. Các hình thức xuất khẩu lao động Có 2 hình thức đưa lao động đi xuất khẩu đó là: - Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (LHQ dùng khái niệm di dân quốc tế) : là hình thức đầu tư lao động sống ra nước ngoài nhằm thu hút thu nhập quốc dân từ nước ngoài về cho đất nước. Ngày 17/ 7/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tại điều 3 khoản 2 Nghị định này quy định rõ các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó bao gồm các hình thức cơ bản sau:  Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài; 6  Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài;  Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là hợp đồng cá nhân) - XKLĐ tại chỗ: Theo luật Đầu tư nước ngoài của nước ta, là hình thức đầu tư lao động sống ở trong nước để thực hiện giá trị sức lao động cho mình đối với nước ngoài. Trong nội dung khoá luận này, em chỉ xin đề cập đến hình thức xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động 3.1. XKLĐ là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra ngày càng phổ biến Ở nhiều nước trên thế giới XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này đã buộc các nước XKLĐ phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường XKLĐ ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại cần dựa trên cung-cầu về sức lao động. Nó là một hoạt động kinh tế khách quan, chịu sự điều tiết, chi phối của các quy luật kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình để làm sao bù đắp được chi phí và có lãi, vì vậy cần có cơ chế thích hợp để tăng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kĩ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động. Như vậy, việc quản lí của Nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật phải luôn bám sát đặc điểm này. Làm sao để mục tiêu kinh tế là mục tiêu trước tiên của mọi chính sách về XKLĐ. 3.2. XKLĐ là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội 7 Thực chất XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy mọi chính sách trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với chính sách xã hội: phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như trong cam kết của hợp đồng, được đảm bảo các hoạt động công đoàn, cũng như có chế độ tiếp nhận và sử dụng sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước. 3.3. XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa quản lí vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của các các tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Nếu như trước đây (1980-1990), chúng ta tham gia các hiệp định song phương về XKLĐ có quy định rõ ràng những thỏa thuận chi tiết về điều kiện XKLĐ. Thì trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự quản lý của Nhà nước chỉ ở tầm vĩ mô và các tổ chức XKLĐ phải tự chịu trách nhiệm phần lớn về các hoạt động của mình. 3.4. Phải đảm bảo lợi ích của cả ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động Trong lĩnh vực XKLĐ lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là các khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước và các khoản thu từ thuế. Lợi ích của các tổ chức XKLĐ chủ yếu là các khoản thu được từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động chính là các khoản thu nhập. Do vậy các chế độ, chính sách phải làm sao để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động. 3.5. Xuất khẩu lao động là hoạt động thường xuyên biến đổi. Hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động, do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình giáo dục đào tạo phù hợp, linh hoạt, đón đầu trong hoạt động XKLĐ. 4. Sự cần thiết khách quan và vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động 4.1. Sự cần thiết khách quan 8 4.1.1. Cơ sở lý thuyết Sự phân bố không đồng đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên dẫn đến luồng di cư lao động giữa các quốc gia. Dư thừa lao động, mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài, sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế. 4.1.2. Cơ sở thực tiễn ở nước ta: + Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết phải phát triển XKLĐ. Với tốc độ tăng dân số trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đối với đời sống và việc làm. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới. Tình trạng không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ chiếm 20% lực lượng lao động. + Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế. Trong các năm qua, lao động khu vực Nhà nước dư thừa khoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người. + Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: chúng ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước và rất cần nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần cải thiện đời sống còn nhiều khó khăn của nhân dân, nâng cao tay nghề lao động. Theo thống kê của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, năm 2011, chúng ta đã đưa được 88.298 lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Ngoài ra, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phải đối mặt với những khó khăn, khủng hoảng nên việc XKLĐ ở nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức. Do đó 9 việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn tới là vô cùng cần thiết. 4.2. Vai trò của hoạt động XKLĐ 4.2.1. Về mục tiêu kinh tế XKLĐ có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thẻ nói, XKLĐ giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, XKLĐ là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp XKLĐ. Không chỉ thể, XKLĐ còn góp phần thúc đẩy ngoại thương, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. 4.2.2. Về mục tiêu xã hội Mặc dù còn những hạn chế nhất định so với tiềm năng, song XKLĐ ở Việt Nam trong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. XKLĐ góp phần làm giảm sức ép về việc làm trong nước, ổn định xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. Không chỉ thế, nó còn giúp nâng cao tay nghề và chất lượng nguồn nhân lực trong nước, làm cho người lao động trong nước có cơ hội tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế thế giới. 10 [...]...CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010 1 Thực trạng 1.1 Hình thức xuất khẩu lao động Hình thức XKLĐ là các hình thức thực hiện việc đưa ngườI lao động đi làm việc ở nước ngoài do nhà nước quy định Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2010 tồn tại một số hình thức sau: Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài Nội dung: Các... vào hoạt động Trung tâm đào tạo và giáo dục định hướng xuất khẩu lao động (huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây) Công ty Cổ phần thương mại Châu Hưng cũng vừa chấm dứt giai đoạn thuê mặt bằng đào tạo lao động xuất khẩu, chuyển sang cơ ngơi mới rộng 2,8 ha tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Để đạt được các mục tiêu trên doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau: - Doanh nghiệp XKLĐ cần bám sát,... hội địa phương, các công ty có chức năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi Riêng với người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cần 27 lưu ý rằng hiện trung tâm lao động ngoài nước (OWC) là cơ quan duy nhất được Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ lao động Hàn Quốc uỷ quy n việc thực hiện tuyển chọn và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này Kịp thời giải quy t các mâu thuẫn... ngoại ngữ và giáo dục định hướng xuất khẩu lao động OSC - Việt Hàn khép kín với 1 nhà xưởng, 2 giảng đường, 3 dãy nhà nội trú, 1 căng tin và 1 bếp ăn Với công suất đào tạo 1.000 người, OSC phấn đấu năm nay xuất khẩu 3.000 lao động có tay nghề sang các nước Malaysia, Trung Đông, Hàn Quốc và Australia Không riêng gì OSC, từ tháng 5/2005, Công ty Cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Sông Đà (Simco)... lao động xuất khẩu cũng chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn Bài toán nhằm giải quy t trình độ của người lao động đang là một vấn đề được đưa ra bàn luận tại các cuộc... lợi Cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế vay vốn cho số học sinh đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, nhà trường có cơ chế bảo lưu kết quả cho số học sinh chưa hoàn thành khóa học mà trúng tuyển Đồng thời với các giải pháp nâng cao trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ, để khắc phục những điểm yếu của một bộ phận người lao động Việt Nam, cần phải thực hiện đồng bộ, kiên trì,... cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quy t các thủ tục hành chính, không để kéo dài Cho phép các doanh nghiệp được chủ động phối hợp với các cấp chính quy n, đoàn thể tại địa phương tuyển chọn lao động trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất Để mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ, Việt Nam cần có những chính sách hợp lý và định hướng đúng đắn Trong thời gian tới cần thực hiện các định hướng... 4705 2467 Cộng 37941 26704 7810 Xây dựng 327 470 150 Công nghiệp (SXCT) 0 3 0 Cata Dịch vụ (Nhà hàng, KS….) 27 20 0 Lao động lành nghề (TDC) 2885 3019 1135 Cộng 3219 4685 2757 Xây dựng 1420 1488 2341 Công nghiệp (SXCT) 302 667 477 UAE Dịch vụ (Nhà hàng, KS….) 38 15 27 Lao động lành nghề (TDC) 1585 1554 2389 Cộng 1760 2130 2845 Xây dựng 59 711 1232 Công nghiệp (SXCT) 22 457 708 Vận tải 17 41 61 Ả rập... năng lực tốt nhất trong đào tạo nghề tương ứng thực hiện - Trường dạy nghề được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp XKLĐ với đối tác nước ngoài cụ thể hóa chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù 26 hợp yêu cầu thị trường để tổ chức thực hiện Để làm tốt việc này, cần tranh thủ hợp tác, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ của các tập đoàn nước ngoài sử dụng... bổ sung đề án XKLĐ với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình XKLĐ với các hình thức phù hợp đến tận thôn, bản, tới người dân với tinh thần thật dễ hiểu Đồng thời, xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp XKLĐ theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát . trong cam kết của hợp đồng, được đảm bảo các hoạt động công đoàn, cũng như có chế độ tiếp nhận và sử dụng sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước. 3.3. XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa quản. riêng của kinh tế hàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá dịch vụ. Nội dung của thị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: cung và cầu hàng hoá. Thị trường lao. giới. 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010 1. Thực trạng 1.1. Hình thức xuất khẩu lao động Hình thức XKLĐ là các hình thức thực hiện việc đưa ngườI

Ngày đăng: 21/12/2014, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

  • 5. Thực trạng lao động xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009, VMP (9/4/2010)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan