một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cp long phương đông

66 275 0
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cp long phương đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong luận văn được thực hiện tại Công ty CP Long Phương Đông, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Người thực hiện Trần Hoàng Chương Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty CP Long Phương Đông đã tạo điều kiện cho tôi được vào làm việc tại đây. Tiếp đến tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên công ty đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi cần phải có một lượng kiến thức nhất định cũng như sự hướng dẫn. Do vậy tôi chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và cô Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa đã tận tình truyền dạy kiến thức, hướng dẫn tôi trong những ngày học tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn. Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1 Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 4 1.1.2.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản trị doanh nghiệp 4 1.1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 6 1.2.1 Về mặt kinh tế 6 1.2.1.1 Các hệ số khả năng thanh toán 6 1.2.1.2 Các hệ số kết cấu tài chính 7 1.2.1.3 Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 7 1.2.1.4 Các tỷ số doanh lợi 8 1.2.2 Về mặt xã hội 9 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 10 1.3.1 Môi trường vĩ mô 10 1.3.2 Môi trường vi mô 14 1.3.3 Môi trường nội bộ 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG 21 2.1 Tổng quan về Công ty CP Long Phương Đông 21 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 21 2.1.2 Chức năng, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh 21 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 22 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức 22 2.1.3.3 Cách thức quản lý, hoạt động 23 2.1.3.4 Sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ 23 Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa iv 2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty 23 2.2.1 Về mặt kinh tế 23 2.2.1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 23 2.2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 23 2.2.1.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty 26 2.2.1.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 28 2.2.1.2 Phân tích chỉ tiêu thanh toán 30 2.2.1.2.1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành 30 2.2.1.2.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh 31 2.2.1.2.3 Hệ số thanh toán lãi vay 31 2.2.1.3 Phân tích tỷ số kết cấu tài chính 32 2.2.1.3.1 Tỷ lệ tự tài trợ 32 2.2.1.3.1 Tỷ lệ nợ 33 2.2.1.4 Phân tích tỷ số hoạt động 33 2.2.1.4.1 Số vòng quay các khoản phải thu (KPT) 33 2.2.1.4.2 Kỳ thu tiền bình quân 34 2.2.1.4.3 Vòng quay hàng tồn kho 34 2.2.1.4.4 Vòng quay toàn bộ tài sản 35 2.2.1.5 Các tỷ số doanh lợi 36 2.2.1.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 36 2.2.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 37 2.2.1.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 37 2.2.2 Về mặt xã hội 38 2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của mội trường đến hoạt động kinh doanh 38 2.2.3.1 Môi trường vĩ mô 38 2.2.3.2 Môi trường vi mô 39 2.2.3.1 Môi trường nội bộ 41 2.2.4 Phân tích ma trận SWOT 42 2.2.4.1 Điểm mạnh 42 2.2.4.2 Điễm yếu 42 2.2.4.3 Cơ hội 43 2.2.4.4 Thách thức 43 Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa v CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG 44 3.1 Công tác nhân sự của bộ phận sự án 44 3.2 Giải pháp về lao động 45 3.2.1 Nâng cao chất lượng lao động 45 3.2.2 Chế độ tiền lương, thưởng 45 3.3 Tăng doanh thu 46 3.3.1 Phát triển thương hiệu, uy tín sản phẩm 46 3.3.2 Phát triển, mở rộng thị trường 47 3.4 Tối thiểu hóa chi phí 48 3.5 Kiến nghị với DUHAL 48 KẾT LUẬN 50 PHỤ LỤC 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa 1 LỜI MỞ ĐẦU Trước đây trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước giao. Ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? đều do nhà nước chỉ định sẵn chứ doanh nghiệp không có quyền chủ động xây dựng. Do vậy các doanh nghiệp thường không coi trọng hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Khi có chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dưới tác động của quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, thực sự chú trọng hạch toán kinh tế, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Duy trì con đường đổi mới cơ chế kinh tế hơn 10 năm qua, diện mạo nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi. Những thành tựu và kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã ngày càng khẳng định đường lối chỉ đạo chuyển hướng của Đảng sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn và sáng suốt. Thị trường trong nước được mở mang, các ách tắc trong sản xuất và lưu thông được giải quyết, các cơ hội học hỏi bên ngoài, học tập kinh nghiệm lẫn nhau ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Đảng và Nhà nước xác định xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng về xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ mới của các nước tiên tiến, tận dụng được lợi thế kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều so với thập niên trước. Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con người, là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, là nguồn mang lại thu nhập cho người lao động đồng thời là nguồn tích luỹ cơ bản để thực hiện tái sản xuất xã hội. Có thể nói hiệu quả kinh doanh là việc tạo ra nhiều lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với toàn xã hội, doanh nghiệp và với từng cá nhân người lao động. Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa 2 Xuất phát từ những ý nghĩa đó mà cần phải tạo ra lợi nhuận và tìm mọi cách để tăng lợi nhuận. Việc phấn đấu tăng lợi nhuận không chỉ là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội cũng như cá nhân mỗi người lao động. Đó là một đòi hỏi tất yếu và bức thiết hiện nay. Do vậy, hiện nay hơn bao giờ hết các doanh nghiệp phải giải quyết bằng được vấn đề làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận. Trước hết là để tồn tại và sau đó là để phát triển quy mô kinh doanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy tín, thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với sự thành công của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông" cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3 phần chính sau : Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông. Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Qua khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ta mới chỉ thấy được đó chỉ là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phối các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chổ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả có thể được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu là theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh riêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu muốn vậy cần tận dụng khai thác và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tương ứng với việc nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa 4 Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ bị loại khỏi thị trường, còn doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và phát triển. Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.2.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản trị doanh nghiệp Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Như ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục Luận văn tốt nghiệp Lớp: 08HQT1 SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa 5 tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí. Tuy nhiên để hiểu rỏ hơn bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt được hai khái niệm về hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả là một phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như (tạ, tấn, kg, m2, ) và đơn vị giá trị (đồng, nghìn đồng, triệu đồng, tỷ đồng, ) hay cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh như uy tín của công ty, chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đạt được kết quả lớn thì chắc chắn quy mô của doanh nghiệp cũng phải lớn. Do đó việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh là tương đối khó khăn. Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẳn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. [...]... hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của... vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh SVTH: Trần Hoàng Chương GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa Luận văn tốt nghiệp 21 Lớp: 08HQT1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG 2.1 Tổng quan về Công ty CP Long Phương Đông 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tọa lạc trên... lớn như: Cao ốc văn phòng, cao ốc phức hợp, căn hộ cao cấp, chung cư, nhà xưởng, bệnh viện,…Khách hàng chủ yếu là các nhà thầu xây dựng, các công ty kỹ thuật điện, công ty thương mại, chủ đầu tư dự án 2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty 2.2.1 Về mặt kinh tế 2.2.1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.1: Bảng so sánh một số chỉ... đường kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh – là vị trí đặt showroom trưng bày sản phẩm và trung tâm kinh doanh của Công ty CP Công Nghiệp và Thiết Bị Chiếu Sáng DUHAL Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, ngày 24 tháng 07 năm 2006 trung tâm đã phát triển lên một tầm cao mới bằng việc ra đời của Công ty CP Long Phương Đông, hoạt động độc lập với Công ty CP. .. trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả. .. để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động Có như vậy thì kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới thực hiện được Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và công. .. tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp ... những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp thu công nghệ sản xuất -kinh doanh hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính Mặt khác, còn nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào Trong nền kinh tế thị trường, vốn... trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp Không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công . tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với sự thành công của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông& quot; cho khoá. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG 44 3.1 Công tác nhân sự của bộ phận sự án 44 3.2 Giải pháp về lao động 45 3.2.1 Nâng cao chất. nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh

Ngày đăng: 21/12/2014, 18:50

Mục lục

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

    1.1 Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

    1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 6

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1 Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh

    1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

     Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

    Lợi tức sau thuế

    Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan