mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng

98 283 0
mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế LỜI NÓI ĐẦU Trong suốt 4 thập kỷ qua, khu vực Đông Á đã đạt được những bước phát triển to lớn và được gọi bằng cái tên “Đông Á thần kỳ”. Trong sự phát triển thần kỳ đó, người ta không thể không nhắc đến vai trò của một kiểu liên kết không chính thức - đó chính là mạng lưới sản xuất khu vực. Trong khi Tây Âu và Bắc Mỹ, về kinh tế, được hình thành bởi Liên minh châu Âu (European Union-EU) và Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement-NAFTA), thì ở Đông Á, vẫn chưa có một Hiệp định khu vực tương ứng. Những đặc trưng khác nhau về kinh tế và văn hoá đã cản trở sự liên kết chính thức ở Đông Á, song liên kết khu vực đã đạt được nhờ kiểu liên kết không chính thức nói trên – liên kết thông qua mạng lưới sản xuất. Mạng lưới sản xuất tại khu khu vực Đông Á đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về sự phát triển thần kỳ của khu vực kinh tế năng động này. Ngày nay, khi các vấn đề như hội nhập và cạnh tranh toàn cầu được nhắc đến ở mọi lúc moi nơi thì người ta cũng nhắc tới hai quá trình thay đổi vừa có tính độc lập, vừa có tính bổ sung cho nhau: thứ nhất là việc thay đổi cách thức tổ chức (reorganization) và thứ hai là việc thay đổi cứ điểm sản xuất hàng hóa, dịch vụ (relocation). Đây có thể coi là hai động lực của thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế toàn cầu và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng khả năng cạnh tranh cho các công ty trên thị trường thế giới cũng như đem đến sự thịnh vượng cho một quốc gia. Hai quá trình thay đổi này được tạo ra do sự bùng nổ của mạng lưới sản xuất quốc tế. Mạng lưới sản xuất quốc tế bao gồm mảng sản xuất nằm ở các vị trí khác nhau dọc theo các quốc gia trong khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu và được nối kết bởi các liên kết dịch vụ. Những người chơi chính là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp máy móc bao gồm máy móc phổ thông, thiết bị vận tải, các thiết bị sản phẩm điện tử, máy móc đòi hỏi độ chính xác cao ở một số nhà máy trong các ngành khác như dệt và may mặc. Mạng lưới sản xuât quốc tế nói chung và khu vực Đông Á nói riêng vì thế thường phát triển nhất ở ngành sản xuất ô tô và điện tử nhưng do những đặc điểm riêng mà việc Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế phát triển một mạng lưới sản xuất điện tử dường như dễ dàng và thuận lợi hơn so với mạng lưới sản xuất ô tô. Hơn thế nữa, công nghiệp điện tử có liên quan đến một phạm vi rộng lớn các sản phẩm của rất nhiều ngành công nghiệp khác, từ những sản phẩm công nghệ cao đến những sản phẩm tiêu dùng thông thường. Vì thế, việc nghiên cứu mạng lưới sản xuất điện tử có thể được sử dụng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đặc điểm của mạng lưới sản xuất quốc tế nói chung. Trong phạm vi luận văn nghiên cứu về “Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – thực trạng và triển vọng”, em xin đưa ra những lý luận cũng như những phân tích thực tiễn về mạng lưới sản xuất điện tử tại khu vực Đông Á trong mối liên quan với mạng lưới sản xuất toàn cầu, qua đó đề xuất một số giải pháp để Việt Nam tham gia thành công trong mạng lưới sản xuất rất nhiều triển vọng này. Nghiên cứu được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á Chương 2: Thực trạng và triển vọng của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á. Chương 3: Một số giải pháp để Việt Nam tham gia thành công trong mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót về nội dụng cũng như phương pháp trình bày. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS. Vũ Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TẠI ĐÔNG Á I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT 1. 1. Các khái niệm về mạng lưới sản xuất - Mạng lưới sản xuất (production network): Mạng lưới sản xuất là tập hợp những mắt xích, những công đoạn trong việc sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định như một loại máy tính, điện thoại di động hay xe hơi. Những công đoạn này có thể diễn ra ở những cứ điểm khác nhau như các quốc gia khác nhau hay các vùng khác nhau nhưng tất cả vẫn nằm trong sự kiểm soát và điều phối của một hãng mẹ hay hãng chỉ đạo (lead firm). Điểm để phân biệt một hãng mẹ với các hãng khác trong một mạng lưới sản xuât đó la hãng mẹ sẽ nắm vai trò kiểm soát các nguồn lực và các hoạt động chủ chốt như thiết kế sản phẩm, thương hiệu quốc tế hay việc tiếp cận đến khách hàng cuối cùng. Điều này thường đem đến cho hãng chỉ đạo lợi thế so với các công ty khác, ví dụ các nhà cung cấp, trong mạng lưới sản xuất và những hoạt động này thường sẽ tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Ví dụ: Cisco System Inc. và Nike đều đóng vai trò là hãng mẹ trong lĩnh vực viễn thông/công nghệ thông tin và sản xuất giầy/may mặc. Mặc dù ở hai ngành công nghiệp rất khác nhau nhưng cả Cisco và Nike đều đóng vai trò là hãng chỉ đạo hay hãng mẹ trong việc đặt ra các tiêu chuẩn cho quá trình sản xuất, gia công cũng như sản phẩm cuối cùng, quyết định xem những nhà sản xuất nào sẽ tham gia vào mạng lưới, quyết định một nhà sản xuất sẽ phục vụ thị trường nào, với chủng loại sản phẩm nào và nhà sản xuất trong mạng lưới sẽ đảm nhận chức năng gì (ví dụ sản xuất, thiết kế, marketing…) và lĩnh vực nào mà nhà sản xuất sẽ được phép nâng cấp (ví dụ, chuyển từ sản xuất sang thiết kế sản phẩm). Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế - Mạng lưới sản xuất quốc tế (international production network): Mạng lưới sản xuất trở thành mạng lưới sản xuất “quốc tế” khi mà việc phân phối và điều phối các hoạt động ở các khu vực địa lý khác nhau trong phạm vi các hãng trong một mạng lưới sản xuất diễn ra ở phạm vi nhiều quốc gia khác nhau. - Mạng lưới sản xuất quốc tế nội hãng (intra-firm production network): Một mạng lưới sản xuất ban đầu có thể nằm trong phạm vi một hãng và mối liên kết chính là mối liên hệ về sở hữu giữa các chi nhánh và các công ty con ở các khu vực địa lý khác nhau. Đây chính là mô hình công ty đa quốc gia cổ điển và được tổng hợp theo chiều dọc, nghĩa là hoạt động sản xuất nằm ở “bên ngoài” (offshore) nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của hãng chỉ đạo thông qua quan hệ sở hữu. Trong trường hợp này, việc điều phối và kiểm soát hoạt động liên quan sẽ được thực hiện bởi hãng chỉ đạo, mặc dù các hoạt động này có thể trải rộng ra ngoài phạm vi của hãng. - Mạng lưới sản xuất liên hãng (inter-firm production network): Đây là một loại hình mạng lưới sản xuất rất phổ biến hiện nay – mạng lưới sản xuất không liên quan đến quan hệ sở hữu. Trong mạng lưới sản xuất kiểu này, các hãng mà theo truyền thống có quan hệ độc lập – các nhà cung cấp, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ - sẽ được liên kết thông qua rất nhiều các quan hệ như hoạt động thầu phụ, cấp license, các tiêu chuẩn kỹ thuật chung, các hợp đồng marketing…Điều này vừa liên quan đến việc thay đổi cứ điểm , vừa liên quan đến việc tái tổ chức các hoạt động ra nước ngoài và bên ngoài phạm vi của một hãng. Do số lượng các ngành công nghiệp ngày một gia tăng, các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường cuối cùng thông qua các mạng lưới sản xuất không dựa vào quan hệ sở hữu và mạng lưới sản xuất này thường được điều phối bởi hãng mẹ – người nắm vai trò đặt ra các tiêu chuẩn cho các nhà cung cấp tham gia. Một hãng nhất định có thể nằm trong một hoặc nhiều hơn một mạng lưới sản xuất như vậy. Ví dụ như trường hợp hãng LEAR - nhà cung cấp các bộ phận chính cho công nghiệp sản xuất ô tô – là thành viên của các rất nhiều mạng lưới của các nhà lắp ráp ô tô hàng đầu thế giới (các nhà lắp ráp này đóng vai trò là Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế hãng chỉ đạo) như General Motors Corporation, Ford, Toyota, Volkwagen A.G. Mạng lưới sản xuất liên hãng là một đặc điểm quan trọng của việc chuyển dịch sang toàn cầu hóa một cách có hệ thống. 1. 2. Các lý thuyết hình thành mạng lưới sản xuất 1.2.1. Lý thuyết phân mảng sản xuất 1.2.1.1. Định nghĩa phân mảng sản xuất Phân mảng sản xuất (fragmentation) là việc phân chia quá trình sản xuất thống nhất trước đây thành nhiều phần, mỗi phần đó gọi là một “mảng” và sẽ được đảm nhận bởi một “chủ thể”, sau đó sẽ thống nhất các mảng đó lại với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 1.2.1.2. Cơ sở lý thuyết cho phân mảng sản xuất Theo định nghĩa nêu trên thì chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi là tại sao lại diễn ra sự phân mảng sản xuất, hay cơ sở nào cho sự phân mảng sản xuất? Hai lý thuyết kinh tế thường được sử dụng để lý giải cho hiện tượng phân mảng sản xuất này chính là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo và lý thuyết Hechscher-Ohlin (H-O). a. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Lý thuyết lợi thế so sánh phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Theo lý thuyết này, một quốc gia có thể thu được lợi từ trao đổi trong thương mại quốc tế dù cho quốc gia đó có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các quốc gia khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Khi đó, các quốc gia sẽ tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế hiệu quả nhất. Không giống như các lý thuyết khác, mô hình của Ricardo dự đoán rằng các quốc gia sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước. Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học, đặc biệt là trong các lý thuyết về thương mại quốc tế. Vì thế, lý thuyết này cũng lí giải cho lý do tại sao diễn ra phân mảng sản xuất, kể cả trong phạm vi một công ty hay trên phạm vi toàn thế giới: Tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế và trao đổi thì đều cần huyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình có thể làm tốt nhất để tất cả các bên tham gia đều thu được lợi nhuận cao nhất. Việc phân mảng sản xuất sẽ tạo điều kiện cho từng mảng sản xuất sẽ được đảm đương bởi công ty, quốc gia…có khả năng làm mảng đó tốt nhất. b. Lý thuyết Hechscher-Ohlin (H-O). Lý thuyết H-O lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. H - O dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Như vậy, thay vì một quốc gia sẽ tập trung vào toàn bộ hệ thống sản xuất thống nhất, mỗi quốc gia sẽ tập trung vào một phân khúc mà mình có lợi thế và có khả năng và chắc chắn mỗi quốc gia sẽ có lợi hơn so với trước khi trao đổi. Như vậy mô hình của H-O được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết so sánh của David Ricardo, tuy nhiên nó phức tạp hơn khi đã quan tâm cụ thể hơn đến các yếu tố nguồn lực. Tuy mô hình này đã bỏ qua lý thuyết giá trị lao động nhưng về cơ bản nó cũng là một mô hình có khả năng dự đoán cao và chính xác hơn so với mô hình về lợi thế so sảnh của David Ricardo. Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế 1.2.1.3. Cơ sở thực tế cho phân mảng sản xuất quốc tế Cơ sở lý thuyết nêu trên giải thích nguyên nhân cho một hiện tượng tất yếu trong thương mại quốc tế - quá trình phân mảng sản xuất quốc tế. Nhưng liệu có phải rằng bất cứ quốc gia nào cũng có thể tham gia vào phân mảng sản xuất quốc tế hay không? Câu trả lời là không phải tất cả đều có thể tham gia vào quá trình này mà chỉ khi quốc gia đó đáp ứng được những điều kiện thực tế nhất định. Cơ sở hay điều kiện thực tế tiên quyết cho quá trình phân mảng này chính là sự phát triển dịch vụ. Dịch vụ (bao gồm dịch vụ vận tải, logistic, thông tin, liên lạc, tài chính…) đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của phân mảng sản xuất. Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ trong một khu sản xuất đơn giản trước đây vì đầu vào phải được sắp xếp, giám sát, quản lý trước khi diễn ra quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vai trò của dịch vụ, cụ thể hơn là các liên kết dịch vụ được nhấn mạnh hơn khi có nhiều hơn một khu sản xuất, vì những khu sản xuất này phải được liên kết để tạo ra đầu ra một cách hiệu quả. Trở ngại đối với các hoạt động thương mại và trao đổi quốc tế chính là làm sao để có được một liên kết dịch vụ vận tải cũng như thông tin liên lạc thống nhất trên phạm vi đa quốc gia. Rõ ràng việc một công ty hay một tập đoàn xây dựng cả một hệ thống sản xuất thống nhất trên phạm vi đa quốc gia là điều không tưởng nếu không có phân mảng sản xuất và sau đó là việc nối kết các phân khúc sản xuất này bằng các liên kết dịch vụ. Trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng minh được rằng những tiến bô khoa học kỹ thuật đã làm giảm đáng kể chi phí của việc cung cấp các liên kết dịch vụ. Đối với dịch vụ vận tải, những cải tiến kỹ thuật đã cho ra đời nhiều phương thức vận tải có tính kinh tế và ngày càng phù hợp với hoạt động trao đổi trên phạm vi quốc tế, ví như phương thức vận tải container. Đối với dịch vụ viễn thông, trước nhất là sự cắt giảm chi phí liên lạc, trao đổi thông tin đến một điểm lý tưởng. Chi phí điện thoại cố định đương nhiên được giảm xuống một cách Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế đáng kể, và điều đặc biệt là mức độ giảm xuống chi phí thông tin liên lạc trên phạm vi quốc tế thậm chí còn nhiều hơn trong phạm vi một quốc gia. Sự ra đời và phát triển của công nghệ fax, sau đó sự phổ biến của thư điện tử và đặc biệt là việc dễ dàng trao đổi thông tin qua Internet đã thúc đẩy mạnh mẽ phân mảng quốc tế cũng như việc hình thành mạng lưới sản xuất. Đối với dịch vụ tài chính thì việc dễ dàng hơn trong các giao dịch ngân hàng hay sự ra đời của nhiều phương thức thanh toán quốc tế trên nền tảng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng giúp cho việc trao đổi ở phạm vi ngoài biên giới quốc gia cũng không còn trở ngạ. Rất nhiều nghiên cứu còn khẳng định rằng việc cắt giảm chi phí dịch vụ bao giờ cũng sẽ thúc đẩy việc phân mảng sản xuất quốc tế đến một mức độ cao hơn dù với bất cứ một mức độ đầu vào cao hay thấp nào. Như vậy rõ ràng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giảm và thậm chí là xóa bỏ khoảng cách phân chia giữa các khu vực địa lý. Việc xoá dần khoảng cách, phạm vi địa lý sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức các quy trình sản xuất ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng này có thể bắt đầu từ một quốc gia, nhưng khi nó chuyển ra ngoài biên giới quốc gia thì một loại hình thương mại quốc tế mới hình thành. Không giống như sự nhấn mạnh trong các tài liệu nghiên cứu hiện tại về địa lý và trao đổi thương mại, ở đây chúng ta dự báo rằng sự thu hẹp khoảng cách sẽ không chỉ tạo ra việc trao đổi hàng hoá cuối cùng mà còn cả việc trao đổi trong cả các bộ phận, phụ tùng và hàng hoá là đầu vào cho sản xuất. 1.2.2. Lý thuyết địa lý kinh tế mới Qua phân tích về cơ sở của lý thuyết phân mảng sản xuất ở trên, chúng ta có thể thấy vai trò của vấn đề địa lý trong việc giải thích các mô hình thương mại. Thực tế, lý thuyết phân mảng sản xuất quốc tế có liên quan chặt chẽ đến vấn đề địa lý mà trong các lý thuyết địa lý kinh tế đã nêu ra. Ở đây chúng ta không đi sâu vào phân tích các mô hình của lý thuyết này mà chỉ đề cập đến các vấn đề có tính cốt lõi trong lý thuyết địa lý kinh tế mới có liên quan đến phân mảng quốc tế để hình thành mạng lưới sản xuất. Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế Thuật ngữ “địa lý kinh tế” ở đây để ám chỉ về vị trí trong không gian của hoạt động sản xuất và nhánh kinh tế này đặc biệt quan tâm tới vấn đề một phân khúc sản xuất sẽ xảy ra tại đâu trong mối liên hệ với các phân khúc sản xuất khác. Phần lớn các vấn đề kinh tế khu vực và một số, đương nhiên không phải tất cả, các vấn đề kinh tế đô thị đều có liên quan đến địa lý kinh tế. Nếu chúng ta xem xét lý thuyết về thương mại quốc tế chắc hẳn chúng ta sẽ nhận thấy rằng kinh tế quốc tế sẽ là một mảng đặc biệt được xem xét trong địa lý kinh tế. Như ở 1.2.1.3 phân tích thì rõ ràng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giảm và thậm chí là xóa bỏ khoảng cách phân chia giữa các khu vực địa lý. Việc xoá dần khoảng cách, phạm vi địa lý sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức các quy trình sản xuất ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng này có thể bắt đầu từ một quốc gia, nhưng khi nó chuyển ra ngoài biên giới quốc gia thì một loại hình thương mại quốc tế mới hình thành. Đó chính là nguyên nhân trước hết hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế theo lý thuyết địa lý kinh tế mới. Một nguyên nhân khác lý giải cho việc hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế dựa trên theo lý thuyết địa lý kinh tế mới là vai trò của Chính phủ cũng như các chính sách pháp lý. Một khi có các hàng rào thương mại, thuế quan được chính phủ đưa ra để nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước thì việc một công ty nước ngoài có thể thâm nhập thị trường địa phương sẽ là rất khó khăn hoặc nếu có thể thâm nhập thị trường thì sẽ phải chịu một chi phí rất cao. Một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này chính là việc phân mảng sản xuất, để tận dụng các ưu đãi về thuế quan cũng như vượt qua các hàng rào bảo hộ mà nếu không phân mảng thì sẽ không thể có được. Song với xu thế tự do hóa thương mại cũng như việc giảm dần tiến đến xóa bỏ các rảo cản thương mại như hiện nay thì sự phân mảng quốc tế vẫn sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ bởi một vài lý do sau: Thứ nhất, khi các công ty được tham gia vào các họat động dịch vụ mà không có nhiều cản trở từ phía chính phủ thì rõ ràng chi phí dịch vụ sẽ giảm đi. Thứ hai, tự do hóa khuyến khích Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế cả sự tăng quy mô hoạt động lẫn mức độ cạnh tranh trong ngành dịch vụ, qua đó làm cho dịch vụ phát triển và giảm chi phí dịch vụ. Đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phân mảng quốc tế để hình thành nên mạng lưới sản xuất diễn ra trên phạm vi ngày một rộng lớn hơn. 1.3. Đặc điểm của mạng lưới sản xuất quốc tế Như trên đã đưa ra một số định nghĩa về mạng lưới sản xuất và các lý luận cho cơ sở hình thành mạng lưới sản xuất thì hiện nay, bất cứ một quốc gia nào hay một công ty nào cũng đều muốn trở thành một phần trong mạng lưới sản xuất trên phạm vi thế giới. Và khi một hãng tham gia vào một mạng lưới sản xuất vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia thì có nghĩa là hãng đó đang hướng tới một mạng lưới sản xuất toàn cầu để tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Mạng lưới sản xuất quốc tế hay mạng lưới sản xuất toàna cầu bao gồm các hình thức hợp tác, liên minh giữa các hãng trong và ngoài nước, liên kết các chi nhánh, các đại lý và các nhà cung cấp trong hoạt động sản xuất và xây dựng chiến lược phát triển. Tại các cơ sở sản xuất cấp thấp phải nâng cao hiệu quả hoạt động, luôn đổi mới để tiếp thu các nguồn lực bên ngoài, để đạt được cả hai mục tiêu quan trọng là tăng năng suất và mở rộng thị trường. Chiến lược phát triển cơ bản của mạng lưới sản xuất toàn cầu là cung cấp những phương tiện hiện đại, tiếp nhận các nguồn lực với chi phí thấp, năng lực công nghệ và tri thức ở trình độ cao để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Mạng lưới sản xuất toàn cầu là mô hình tổ hợp các tổ chức sản xuất phân tán theo địa lý, phục vụ mục tiêu tăng trưởng dựa vào các trung tâm sản xuất được chuyên môn hóa. Có hai loại trung tâm đang được nghiên cứu. Thứ nhất, trung tâm khá hoàn hảo của tổ hợp các nguồn lực, phục vụ cho hoạt động R&D. Thứ hai, các trung tâm về công nghệ chế tạo, nhằm đưa ra các giải pháp giúp các cơ sở trong mạng lưới sản xuất giảm giá thành và thời gian hoạt động. Sự khác biệt giữa hai loại trung tâm này là ở chỗ phụ thuộc vào mức vốn đầu tư nâng cấp và mức độ chuyên môn hóa sản xuất. Việc tổ chức một cách phân tán các trung tâm đầu tàu đã làm cho chuỗi giá trị tăng cao, hoạt Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng [...]... thuật và tri thức cao (như sản xuất điện tử, ô tô), vì vậy khi nghiên cứu về mạng lưới sản xuất tại Đông Á, chúng ta sẽ luôn xem xét mạng lưới sản xuất khu vực trong mối liên quan với mạng lưới sản xuất toàn cầu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh... cấp Sản xuất điện tử chính là một đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mạng lưới sản xuất, đặc biệt là mạng lưới sản xuất ở khu vực Đông Á II THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á 2.2.1 Giai đoạn từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970 2.2.1.1 Bối cảnh kinh tế Từ cuối thập niên 1950, các nước Đông Á nối tiếp nhau phát triển. .. trung cấp trở lên Điện tử chính là ngành công nghiệp thích hợp nhất đối với việc hình thành mạng lưới sản xuất, đặc biệt là ở Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế khu vực Đông Á Dưới đây sẽ lý giải tại sao mạng lưới sản xuất điện tử lại là mạng lưới nổi bật và quan trọng nhất ở khu vực Đông Á: Trước hết phải... đồng Đông Á trong tương lai Việc thực hiện Cộng đồng Đông Á trong dài hạn, sự phát triển có tính khả thi là phảu từng bước một băt s dầu tư 2 mũi: mũi xuất phát từ ASEAN và mũi xuất phát từ một trong Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế ba nước ở Đông Á (Nhật Bản – Hàn Quốc, Trung Quốc - Hàn Quốc, Nhật Bản – Trung... có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế bằng cách đảm nhận việc sản xuất một bộ phận của sản phẩm mà mình có khả năng làm tốt nhất Hình dưới đây cho thấy mô hình phân cấp nhiều tầng của mạng lưới sản xuất quốc tế, trong đó ngay cả các công ty vừa và nhỏ cũng có thể tham gia: Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh... FDI ở nước đó Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế 1.4 Vai trò của mạng lưới sản xuất quốc tế 1.4.1 Vai trò đối với thương mại quốc tế Khi việc trao đổi trên phạm vi quốc tế cũng như toàn cầu hóa ngày càng phát triển thì việc hình thành các mạng lưới sản xuất là điều tất yếu Vai trò của mạng lưới sản xuất đa quốc... Malaysia) Sản phẩm của mạng lưới sản xuất khu vực giai đoạn này chủ yếu vẫn chỉ là các sản phẩm điện tử gia dụng, chưa có các sản phẩm điện tử cao cấp Điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển của công nghiệp điện tử trên toàn cầu lúc đó Việc một số hãng điện tử của Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào khu vực Đông Á chính là một dấu hiệu cho giai đoạn phát triển nhanh chóng của mạng lưới sản xuất điện tử tại. .. tập trung vào các khu kinh tế chuyên gia công để xuất khẩu với rất ít mối liên kết với nền kinh tế của nước đó - Đối lập với hướng đầu tư trên là hướng đầu tư của Nhật Bản vào việc sản xuất thay thế nhập khẩu tại một số quốc gia Đông Á, đặc biệt là các sản phẩm Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế điện tử gia dụng... nghiệp điện tử và ô tô Với quy mô lớn, các tập đoàn của Nhật Bản đã gây ảnh hưởng đáng kể cho công nghiệp địa phương tại ASEAN Các nền kinh tế Đông Á đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh, quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế nhờ sự giúp đỡ của mối quan hệ sản xuất chặt chẽ mạng. .. sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế Tuy nhên, có hai sự thay đổi quan trọng đã xảy ra mà ít được chú ý: Thứ nhất đó là dây chuyền sản xuất và các liên kết thu mua của Nhật Bản đã được nâng cấp đáng kể và thứ hai là các chi nhánh tại Đông Á của các nhà sản xuất bộ phận điện tử của Nhật, đặc biệt là ở Đài Loan và Hàn Quốc . Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – Thực trạng và triển vọng Ngô Thị Ngọc Nhung – Anh 2, K44, Kinh tế và kinh doanh quốc tế phát triển một mạng lưới sản xuất điện tử dường như dễ dàng và. về mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á Chương 2: Thực trạng và triển vọng của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á. Chương 3: Một số giải pháp để Việt Nam tham gia thành công trong mạng lưới. cứu về Mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á – thực trạng và triển vọng , em xin đưa ra những lý luận cũng như những phân tích thực tiễn về mạng lưới sản xuất điện tử tại khu vực Đông Á trong

Ngày đăng: 21/12/2014, 18:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan