thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên vi trong vắc xin thương hàn vi tại viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

82 777 2
thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên vi trong vắc xin thương hàn vi tại viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể nào đó. Việc sử dụng vắc xin đã đẩy lùi nhiều bệnh: Loại trừ bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván và thương hàn v.v… Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do trực khuẩn Salmonella typhi gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, viêm cơ tim, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vắc xin thương hàn ra đời (vắc xin thương hàn uống, vắc xin thương hàn Vi Polysaccharide, vắc xin thương hàn Vi cộng hợp…) đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh thương hàn. Hiệu quả của vắc xin thương hàn Vi được đánh giá trong phòng thí nghiệm chủ yếu thông qua kiểm định hàm lượng kháng nguyên Vi. Theo WHO, tất cả các quy trình kiểm định đều phải được xây dựng dựa trên tính khả thi và tính khoa học, nghĩa là phải thẩm định quy trình trước khi áp dụng chính thức [44]. Trong quá trình áp dụng, khi có sự thay đổi của các yếu tố tham gia vào quy trình (thay đổi kỹ thuật, thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay đổi trang thiết bị, dụng cụ…), thì quy trình phải được tiến hành thẩm định lại. Việc thẩm định lại có thể là thẩm định toàn phần hay thẩm định một phần. Quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi có trong vắc xin thương hàn Vi được tiến hành dựa trên kỹ thuật điện di miễn dịch tên lửa (Rocket immunoelectrophoresis), đây là phương pháp đã có trong dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ IV (DĐVN IV) [18]. Quy trình này đã được thẩm định và thực hiện tại khoa Kiểm định vắc xin Vi khuẩn, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế từ năm 2000 [28]. Tuy vậy, việc thẩm định quy trình này trước đây chưa đầy đủ, chưa đánh giá độ mạnh và độ đặc hiệu của quy trình. Mặt khác, bộ nguồn sử dụng trong quy trình điện di được xác lập qua 1 thẩm định quy trình trước đây có hiệu điện thế đầu ra được cài đặt bằng nút điện tử, luôn ổn định ở mức 86 V, bộ nguồn này nay đã hỏng. Bộ nguồn thay thế mới có hiệu điện thế đầu ra được cài đặt bằng nấc cơ học nên chỉ số vôn kế đầu ra luôn giao động, nằm ngoài khoảng hiệu điện thế đã thẩm định trước. Hoạt động của bộ nguồn mới này có đáp ứng với quy trình, cho kết quả kiểm định có độ tin cậy cao hay không thì phải được thẩm định, nên nhóm nghiên cứu thực hiện thẩm định lại quy trình trên bộ nguồn mới, với tất cả các thông số cần thiết của quy trình. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi trong vắc xin thương hàn Vi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế. Với mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá độ tuyến tính và vùng tuyến tính (Linearity & Range); - Đánh giá độ đúng (Accuracy); - Đánh giá độ chính xác (Precision); - Đánh giá độ mạnh (Robustness); - Đánh giá độ đặc hiệu (Specificity). 2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Thẩm định quy trình 1.1.1 Khái niệm về phương pháp, quy trình 1.1.1.1 Phương pháp * Khái niệm: Phương pháp là trình tự logic của các thao tác được mô tả một cách tổng quát để thực hiện phép đo [1]. * Phân loại phương pháp: Phòng thí nghiệm thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, dựa vào nguồn gốc có thể phân loại phương pháp như sau [10]: + Phương pháp tiêu chuẩn: Được ban hành bởi các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, khu vực, bộ, ngành, hiệp hội khoa học có uy tín. Phương pháp tiêu chuẩn được thừa nhận và chấp nhận ở phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. Để xây dựng phương pháp tiêu chuẩn, tổ chức viết tiêu chuẩn cần thu thập, thống kê, phân tích các kết quả thu được từ các phòng thử nghiệm khác nhau để thiết lập các dữ liệu về độ đúng, độ chính xác, độ không đảm bảo đo Các dữ liệu này được soát xét và cập nhật dựa trên cơ sở các ý kiến phản ánh của những người thực hiện. Phương pháp tiêu chuẩn còn được sử dụng để so sánh các kết quả thử nghiệm trên mẫu thử đồng nhất từ các phòng thí nghiệm khác nhau. Do sự cẩn thận trong việc xây dựng và sửa đổi cho tiêu chuẩn của tổ chức viết tiêu chuẩn hoặc chậm chễ trong quá trình xem xét nên đôi khi phương pháp tiêu chuẩn bị lỗi thời. + Phương pháp đã được công bố: Được ban hành bởi cơ sở, nhà sản xuất thiết bị. Thường xây dựng trong các phòng thí nghiệm riêng lẻ. Phương pháp đã được công bố thường gần với công nghệ hiện đại, gần với nhu cầu của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các bước thực hiện đôi khi thiếu sự 3 thảo luận kỹ lưỡng từ nhiều phòng thí nghiệm khác nhau, nên dữ liệu về độ đúng, độ chính xác thường không có sẵn hoặc không đủ độ tin cậy. + Phương pháp nội bộ: Do phòng thí nghiệm tự xây dựng, đáp ứng nhu cầu của phòng thí nghiệm và sử dụng các nguồn lực hiện có, phù hợp nhiệm vụ hoặc loại mẫu cụ thể. Phương pháp nội bộ thường ít tốn kém, dễ xem xét và cập nhật. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được so sánh kết quả thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm, nên ít được chấp nhận trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Trong quá trình sử dụng, ưu tiên sử dụng phương pháp đã được ban hành dưới hình thức là tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc khu vực. 1.1.1.2 Quy trình * Khái niệm: Quy trình là các thao tác được mô tả chi tiết để thực hiện một phép đo cụ thể theo một phương pháp đã chọn [1]. Thực hiện theo quy trình nhằm thực hiện một việc gì đó theo một trình tự nhất quán. Để xây dựng quy trình, người ta cần liệt kê các bước thực hiện chi tiết, theo trình tự nhất định, đặc biệt là các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cần được quy định rõ ràng. Thẩm định quy trình phân tích (Validation of Analytical Procedures) là một phần không thể thiếu nếu muốn có một kết quả phân tích đáng tin cậy, được công nhận. Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau sử dụng để chỉ khái niệm trên như: định trị quy trình, đánh giá quy trình, xác nhận giá trị sử dụng của quy trình, phê duyệt quy trình. Tất cả thuật ngữ này đều là cách gọi khác nhau của “thẩm định quy trình”. 1.1.2 Khái niệm về thẩm định và các loại thẩm định 1.1.2.1 Khái niệm về thẩm định quy trình Thẩm định quy trình là đánh giá các yếu tố tham gia vào quy trình để xem có phù hợp với mục đích đặt ra và thích hợp trong điều kiện hiện có hay 4 không. Thẩm định quy trình được thực hiện trong các điều kiện thực, nghĩa là các hoạt động diễn ra tương tự các hoạt động thường xuyên trong quá trình làm việc hàng ngày. Thẩm định một quy trình phải được khẳng định bằng việc kiểm tra và cung cấp các bằng chứng khách quan xem các yêu cầu sử dụng quy trình đó đã được thực hiện và cho kết quả tin cậy hay không. Trước khi thẩm định, cần xác nhận các yếu tố tham gia vào quy trình có theo nguyên tắc của GMP (các yếu tố này là các thủ tục, con người, mẫu chuẩn, hóa chất, chất thử, máy móc…) hay không. Các yếu tố tham gia vào quá trình thẩm định quy trình đều phải đạt tính ổn định cao. Có rất nhiều loại quy trình trong các hoạt động sản xuất, kiểm định chất lượng vắc xin cần được thẩm định: thẩm định quy trình vệ sinh, thẩm định quy trình tiệt trùng, thẩm định quy trình đóng ống, thẩm định quy trình xét nghiệm,… Theo ISO/IEC 17025: Thẩm định qui trình xét nghiệm là việc khẳng định bằng kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan rằng các thông số cần xác định cho việc sử dụng một qui trình cụ thể đã đạt yêu cầu hay chưa [10], [2]. Theo WHO: Thẩm định qui trình xét nghiệm là quá trình thiết lập một hoặc nhiều hơn các đặc tính: Độ đúng (Accuracy), độ chính xác (Precision), độ tuyến tính (Linearity), vùng tuyến tính (Range), độ đặc hiệu (Specificity), giới hạn phát hiện (Limit of Detection), giới hạn định lượng (Limit of Quantitation), độ mạnh (Robustness) phù hợp với từng qui trình [42]. 1.1.2.2 Các loại thẩm định [22], [30], [38], [40]. * Tiền thẩm định Trong một số trường hợp cần phải thẩm định trước (tiền thẩm định) để xác định các điều kiện phù hợp nhất cho quá trình thẩm định. 5 * Thẩm định toàn phần (Full Validation) Thẩm định toàn phần là xem xét và đánh giá một cách khoa học tất cả các thông số phù hợp của quy trình. Loại thẩm định này được áp dụng khi: - Quy trình thực hiện theo phương pháp thử nội bộ hoặc phương pháp cũ nhưng có một số thay đổi. - Phát hiện sự không ổn định của quy trình đã phê duyệt. - Quy trình có thay đổi hoặc sử dụng ngoài phạm vi so với phương pháp tiêu chuẩn. - Quy trình thực hiện theo phương pháp do nhà sản xuất cung cấp hoặc đăng trong tạp chí khoa học. - Quy trình thực hiện theo phương pháp do các bộ, ngành, tổ chức kỹ thuật ban hành mà chưa có thông tin chi tiết về tính khoa học của phương pháp. * Thẩm định một phần (Partial Validation) Thẩm định một phần là xem xét và đánh giá một hay nhiều thông số cần xác định phù hợp với quy trình. Loại thẩm định này được áp dụng khi: - Quy trình thực hiện theo phương pháp đã có trong Dược điển. - Quy trình thực hiện theo phương pháp đã có trong tiêu chuẩn quốc gia. * Tái thẩm định (Revalidation) Loại thẩm định này được áp dụng khi quy trình đã được thẩm định có sự thay đổi: - Thay đổi phần mềm. - Thay đổi vị trí đặt máy. - Thay đổi nguyên liệu đầu vào. - Thay đổi kỹ thuật. - Thay đổi trang thiết bị, dụng cụ. 6 Quá trình tái thẩm định có thể là toàn phần hay một phần tùy theo sự đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi. Quy trình sau khi được thẩm định được viết thành SOP (quy trình chuẩn) để thực hiện thường quy. 1.1.3 Các thông số cần xác định trong thẩm định quy trình xét nghiệm Quy trình xét nghiệm mà trong đó thực hiện các phép thử phân tích gọi là quy trình phân tích (Analytical Procedures). Thẩm định quy trình phân tích là việc xác định, đánh giá một hoặc nhiều chỉ tiêu: độ đúng, độ chính xác, độ tuyến tính và vùng tuyến tính, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ đặc hiệu và độ mạnh phù hợp với từng quy trình và từng loại thẩm định [10], [22], [32], [35], [36], [38], [39], [40], [42]. 1.1.3.1 Độ đúng (Accuracy) Độ đúng của một quy trình biểu diễn mức độ gần gũi giữa giá trị tìm thấy sau thử nghiệm với giá trị thực hoặc giá trị đối chiếu được chấp nhận. Để xác định được độ đúng của phương pháp, mẫu thử phải là mẫu chuẩn đã biết trước giá trị. Độ đúng được biểu thị dưới dạng phần trăm (%) của chất chuẩn (thu được sau thử nghiệm) hoặc độ chệch (bias) giữa kết quả thu được với giá trị thực hoặc sự khác biệt giữa giá trị trung bình thu được và giá trị thực được chấp nhận cùng với khoảng tin cậy cho phép. Giá trị % càng lớn thì độ đúng của quy trình càng cao. Ngược lại, độ chệch càng bé thì độ đúng của quy trình càng cao. 1.1.3.2 Độ chính xác (Precision) Trong nhiều trường hợp, các phép thử nghiệm trên những đối tượng giống nhau với những điều kiện khác nhau thường không cho kết quả giống nhau, điều này do sai số ngẫu nhiên của mỗi quy trình gây ra, người ta không thể kiểm soát được hoàn toàn tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử 7 nghiệm, do đó cần đánh giá độ chính xác. Độ chính xác chỉ phụ thuộc vào sai số ngẫu nhiên và không liên quan đến giá trị thực. Độ chính xác là giá trị gần nhất giữa nhiều lần đo khi được thực hiện trên các mẫu thử đồng nhất với cùng phương pháp. Độ chính xác bao gồm: + Độ lặp lại (Repeatability) Thực hiện thử nghiệm trong cùng một phòng xét nghiệm, cùng người thao tác và sử dụng cùng một thiết bị, hóa chất trong khoảng thời gian ngắn. + Độ chính xác trung gian (Intermediate precision) Diễn tả mức dao động của kết quả trong cùng một phòng xét nghiệm được thực hiện ở các ngày khác nhau, kiểm nghiệm viên khác nhau hoặc các thiết bị, hóa chất khác nhau. + Độ tái lặp (Reproducibility) Thực hiện thử nghiệm trong các phòng xét nghiệm khác nhau, thường được áp dụng để tiêu chuẩn hóa phương pháp hoặc đánh giá năng lực một phòng thí nghiệm. Độ chính xác là khái niệm định tính và được biểu thị định lượng bằng độ lệch chuẩn (Standard Deviation/ SD) hay hệ số biến thiên (Coefficient of Variation/ CV). Độ chính xác càng cao thì độ lệch chuẩn hay hệ số biến thiên càng nhỏ. Như vậy, độ chính xác có thể coi là độ “chụm” các kết quả tìm được của mẫu thử, tâm hình tròn là giá trị đúng với giá trị thật của mẫu. Ta có sơ đồ minh họa độ đúng và độ chính xác như sau: 8 Không đúng, không chính xác Không đúng nhưng chính xác Tương đối đúng, không chính xác Đúng và chính xác Hình 1.1: Minh họa độ đúng và độ chính xác 1.1.3.3 Độ tuyến tính và vùng tuyến tính * Độ tuyến tính (Linearity): Là đường thẳng biểu diễn sự tương quan giữa giá trị trực tiếp đo được và nồng độ chất phân tích trong mẫu. Chúng tương quan với nhau theo dạng phương trình y = ax + b, thông thường biến độc lập (nồng độ chất phân tích trong mẫu) được ký hiệu bằng chữ “x”, biến phụ thuộc (giá trị trực tiếp đo được) được ký hiệu bằng chữ “y”. Đến một nồng độ (thấp nhất và cao nhất) nào đó, giá trị đo được này không tuân theo phương trình trên nữa, nghĩa là nồng độ chất phân tích và giá trị trực tiếp đo được không còn mối tương quan tuyến tính với nhau và nằm ngoài vùng tuyến tính. * Vùng tuyến tính (Range): Là khoảng giữa nồng độ thấp nhất và cao nhất của chất phân tích được xác định với mức độ chấp nhận về độ đúng, độ chính xác, mà vẫn còn có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ của chất phân tích với giá trị trực tiếp đo được. Việc xác định vùng tuyến tính thường bắt đầu từ giới hạn định lượng (điểm thấp nhất) và kết thúc là giới hạn tuyến tính (điểm cao nhất). Trong thực tế, không nhất thiết phải xác định toàn bộ vùng tuyến 9 tính mà có thể xây dựng các đường chuẩn ngắn, phủ được vùng nồng độ thường dùng của mẫu. Nồng độ trong mẫu không được vượt ra ngoài giới hạn cao nhất hoặc thấp nhất của đường chuẩn, tốt nhất nằm ở khoảng giữa đường chuẩn. Độ tuyến tính và vùng tuyến tính cần đưa ra các dữ liệu sau: Phương trình hồi quy đơn biến (y = ax + b) và hệ số tương quan (r). 1.1.3.4 Độ đặc hiệu (Specificity/Selectivity) Có nhiều định nghĩa khác nhau về độ đặc hiệu. Theo WHO, áp dụng trong kiểm định vắc xin, độ đặc hiệu là khả năng xác định được chất cần tìm có trong mẫu thử khi có mặt các thành phần khác: tá dược, tạp chất,… [42]. 1.1.3.5 Độ mạnh (Robustness) Là khả năng duy trì được các thông số phù hợp mà cho kết quả đạt yêu cầu, cung cấp những dấu hiệu ở mức tin cậy trong quá trình sử dụng bình thường. Độ mạnh đánh giá qua sự tái lặp kết quả thu được bằng cách phân tích các mẫu giống nhau với nhiều thay đổi nhỏ, nhưng có chủ ý so với điều kiện chuẩn của các thành phần tham gia vào thử nghiệm (phòng thí nghiệm khác nhau, kỹ thuật viên khác nhau, dụng cụ, trang thiết bị khác nhau, thuốc thử khác lô, khác nhau về nhiệt độ, thời gian thử…). Nếu điều kiện trong quá trình đo dễ bị biến đổi trong quá trình thực nghiệm ảnh hưởng đến kết quả đo, thì các điều kiện này cần được kiểm soát phù hợp và có biện pháp phòng ngừa. 1.1.3.6 Giới hạn phát hiện (LOD – Limit of Detection) Là lượng mẫu nhỏ nhất mà một quy trình kỹ thuật có thể phát hiện được nhưng không định lượng được giá trị thực của nó. Giá trị này càng nhỏ thì quy trình (phương pháp) càng “nhạy”. 1.1.3.7. Giới hạn định lượng (LOQ – Limit of Quantitation) Là lượng mẫu nhỏ nhất mà một quy trình kỹ thuật có thể định lượng được với điều kiện thỏa mãn độ đúng, độ chính xác thích hợp. Xác định LOQ bằng 10 [...]... các kháng nguyên khác ngoài KN Vi của chủng S typhi Ty2 Vi n Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Vi t Nam sản xuất kháng thể kháng Vi thông qua miễn dịch thỏ bằng chủng C freundii WR7011 Kháng thể kháng Vi thu được, được sử dụng trong kiểm định nhận dạng và xác định hàm lượng kháng nguyên Vi có trong vắc xin thương hàn Vi [27] 1.3 Kỹ thuật điện di miễn dịch hình tên lửa trong kiểm định chất lượng. .. với liều kháng nguyên Vi 25 µg ViPs Kết quả cho th y kháng thể Vi trong huyết thanh tăng gấp 4 lần hoặc cao hơn so với trước khi tiêm ở khoảng 75% người nhận Vi thế, các nhà sản xuất đã l y hàm lượng n y là tiêu chuẩn cho một liều vắc xin thương hàn Vi 1.2.2.2 Sản xuất vắc xin thương hàn Vi Hiện nay, vắc xin thương hàn Vi polysaccharide được sản xuất trên d y chuyền công nghệ sinh học... kháng nguyên Vi nên chất lượng vắc xin khó đảm bảo Kháng nguyên Vi được cho là một y u tố độc và là chất sinh miễn dịch, vì v y ng y nay người ta đã sử dụng những chủng giàu kháng nguyên Vi trong sản xuất vắc xin Vi c tạo miễn dịch thành công bằng polysaccharid vỏ Vi tinh chế tạo ra hướng sản xuất mới cho vi c sản xuất vắc xin thương hàn Vi Hiệu quả bảo vệ của vắc xin thương hàn Vi dựa trên... týp huyết thanh, được đánh dấu bằng các chữ số nguyên: 1, 2, 3, 4 Kháng nguyên H dễ bị phá h y ở 100 0C trong 150 phút, cồn 50% và phenol, bền với formol 0,5% [13] 17 • Kháng nguyên Vi Kháng nguyên Vi (Virulence) là kháng nguyên bề mặt hay còn gọi là kháng nguyên K (Kapsul – tiếng Đức), là lớp rất mỏng ngoài cùng (lớp vỏ) của vi khuẩn Salmonella, bao bọc xung quanh kháng nguyên O Kháng nguyên Vi không... Pasteur (Pháp), loạt 140301, đông khô, hàm lượng kháng nguyên Vi 20,25 µg ViPs/lọ 2.2.2 Kháng thể kháng Vi Kháng thể kháng Vi điều chế tại Vi n Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế loạt 01/11 đã được chuẩn hóa và cho phép sử dụng là chất chuẩn 2.2.3 Mẫu vắc xin - Vắc xin Typhim Vi của hãng Sanofi Pasteur, dùng đánh giá độ chính xác, độ mạnh, độ đặc hiệu của quy trình + Loạt H0472 – 1, hạn sử dụng:... kháng nguyên Vi có trong vắc xin thương hàn Vi Tiêu chuẩn: 25 µg ± 30% / liều • Hàm lượng O – acetyl [21], [43] Áp dụng kỹ thuật so màu giữa mẫu vắc xin và hàm lượng O – acetyl chuẩn Tiêu chuẩn: ≥ 0,085 µmol ± 25% / liều 1.2.2.5 Kháng thể kháng Vi dùng trong kiểm định vắc xin thương hàn Vi Trên thế giới, các vi n nghiên cứu y học đều có xu hướng nghiên cứu tự sản xuất huyết thanh kháng Vi để sử dụng cho... Vi- capsulepolysaccharide (Vi- CPS) (sản xuất từ KN thương hàn Vi) + Vắc xin cộng hợp (sản xuất từ kháng nguyên thương hàn Vi cộng hợp protein tái tổ hợp) 1.2.2 Vắc xin thương hàn Vi 1.2.2.1 Vai trò của vắc xin thương hàn Vi Bệnh thương hàn l y qua đường tiêu hóa, vì v y miễn dịch tại chỗ đóng vai trò quan trọng chống lại mầm bệnh ở ruột Lớp IgA tiết có vai trò quan 22 trọng trong miễn dịch ruột, mảng Payer là nơi... (2004), những quy trình và các chỉ số tương ứng cần thực hiện trong thẩm định quy trình như sau: Thử nghiệm Nhận dạng Xác định độ tinh khiết Định lượng Định tính + - Xác định Xác định công hiệu thành phần + + Độ đúng - Độ chính xác - + - + + Độ mạnh + + + + + Đường/vùng tuyến tính - + - + + Độ đặc hiệu + + + + + LOD + - + - - LOQ - + - - - Bảng 1.1: Các thông số cần xác định trong thẩm định quy trình (-):... S typhi Ty2 Chủng S typhi Ty2 có khả năng sản xuất kháng nguyên Vi Việc sản xuất huyết thanh kháng Vi từ chủng S typhi Ty2 - là một chủng độc nên quy trình sản xuất phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn phòng thí nghiệm và phải thực hiện bất hoạt chủng cũng như tính toán hàm lượng kháng nguyên sau bất hoạt rất phức tạp Chủng Citrobacter freundii có cấu tạo KN Vi giống với KN Vi chủng S typhi... Protein của kháng nguyên Vi thô Ly tâm để thu Vi tinh khiết Đông khô kháng nguyên Vi • Pha vắc xin bán thành phẩm cuối cùng Pha kháng nguyên Vi đông khô trong dung dịch đệm, lọc vô trùng bằng màng lọc kích thước 0,2 µm • Đóng ống, dán nhãn, đóng hộp Thành phần trong 1 liều vắc xin 24 − Polysacchride Vi tinh khiết 0,025 mg − Phenol 1,25 mg − Dung dịch đệm đẳng trương 0,5 ml Vắc xin thương hàn Vi kích . định và thực hiện tại khoa Kiểm định vắc xin Vi khuẩn, Vi ̣n Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế từ năm 2000 [28]. Tuy v y, vi c thẩm định quy trình n y trước đ y chưa. xin cần được thẩm định: thẩm định quy trình vệ sinh, thẩm định quy trình tiệt trùng, thẩm định quy trình đóng ống, thẩm định quy trình xét nghiệm,… Theo ISO/IEC 17025: Thẩm định qui trình xét. lại quy trình trên bộ nguồn mới, với tất cả các thông số cần thiết của quy trình. Vì v y, chúng tôi tiến hành đề tài: Thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi trong vắc xin thương

Ngày đăng: 21/12/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Thẩm định quy trình

      • 1.1.1 Khái niệm về phương pháp, quy trình

      • 1.1.2 Khái niệm về thẩm định và các loại thẩm định

      • 1.1.3 Các thông số cần xác định trong thẩm định quy trình xét nghiệm

      • 1.2 Bệnh thương hàn và vắc xin thương hàn Vi

        • 1.2.1 Bệnh thương hàn

          • Kháng nguyên H (Hauck – tiếng Đức), có bản chất là protein, được cấu tạo từ 14 loại axít amin khác nhau (không chứa tryptophan, histidin, cystein).

          • 1.2.2 Vắc xin thương hàn Vi

          • 1.3 Kỹ thuật điện di miễn dịch hình tên lửa trong kiểm định chất lượng vắc xin thương hàn Vi (Rocket immunoelectrophoresis)

            • 1.3.1 Nguyên lý

            • 1.3.2 Kỹ thuật

            • 1.3.3 Tính kết quả và biện luận

            • 1.3.4 Ứng dụng của kỹ thuật điện di miễn dịch tên lửa

            • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 2.1 Đối tượng nghiên cứu

              • 2.2 Vật liệu nghiên cứu

              • 2.3 Phương pháp nghiên cứu

                • 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu độ tuyến tính và vùng tuyến tính

                • 2.3.2 Thiết kế nghiên cứu độ đúng

                • 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu độ chính xác

                • 2.3.4 Thiết kế nghiên cứu độ mạnh

                • 2.3.5 Thiết kế nghiên cứu độ đặc hiệu

                • 2.4.1 Đổ bản gel

                • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                  • 3.1 Đường chuẩn

                    • 3.1.1 Độ tuyến tính

                    • 3.1.2 Vùng tuyến tính

                    • 3.2 Độ đúng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan