xây dựng đời sống văn hóa ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp

35 983 5
xây dựng đời sống văn hóa ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cộng nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa cùng không khí đó, huyện Gio linh cũng tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế ở huyện Gio linh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong huyện được giải phóng và vai trò cá thể được đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng xu thế đó xây dựng đời sống văn hóa ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn. Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn” được triển khai trong cả nước đến nay đã hơn 15 năm. Đây là cuộc vận động rộng lớn mang tính chất toàn dân, toàn diện, toàn quốc đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức phát triển thực hiện. Ngược dòng thời gian để tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thức được rằng, góc xuất phát của cuộc vận động này bắt ngồn từ cuộc vận động xây dựng “Đời sống mới” do Bác Hồ khởi xướng. Sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới để xóa bỏ dần những tàn dư lạc hậu đồng thời giáo dục nhân dân về tính ưu Việt của chế độ xã hội mới và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng và đối với xã hội. Bên cạnh đó, cuộc vận động được phát động trên quy mô toàn quốc kéo dài trong nhiều năm với quan điểm “Cuộc vận động lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung, lấy khu 1 dân cư làm địa bàn thực hiện, lấy tự quản làm hình thức hoạt động, với phương châm: vì lợi ích của dân – thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản”. Không những thế, đời sống xã hội của con người ngoài việc thu về vật chất để thỏa mãn cuộc sống của mình thì bên cạnh đó nhu cầu để thụ hưởng và sinh hoạt văn hóa để thư giản trong lúc nhàn rỗi sau những giờ lao động mệt nhọc. Đó là nhu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân hiện nay. Và khi đất nước thực hiện cơ chế đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với việc giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức nguy cơ tiềm ẩn trong việc hưởng thụ nghệ thuật văn hóa của nhân dân, cụ thể là dòng văn hóa lai căng sẽ làm băng hoại các giá trị văn hóa, gia đình truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, môi trường văn hóa bị xuống cấp. Cho nên việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa là vấn đề cấp bách và lâu dài của Đảng và nhà nước, của mặt trận và cả hệ thống chính trị nhằm định hướng cho nhân dân giữ được và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc. Về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã có từ lâu nhưng bên cạnh mặt tích cực được nhiều, song còn nhiều hạn chế. Nên với việc hiểu biết và học tập ở trường bản thân chúng tôi tâm đắc và chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh hiện nay, góp phần công sức nhỏ bé của mình để hạn chế những tồn tại trong sinh hoạt, đời sống văn hóa ở địa phương một cách nhiệt tình. Đồng thời góp phần làm phát triển hoạt động văn hóa, hướng đời sống nhân dân giữ được bản sắc và phát huy nền văn hóa dân tộc, xóa đói giảm nghèo, giảm dần tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, ổn định trật tự xã hội, thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của chính quyền địa phương. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp” để triển khai nghiên cứu. 2 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa - gia đình văn hoá. Từ đó đến nay, cùng với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển đất nước, xây dựng đời sống văn hoá được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đời sống văn hoá trở thành nhiệm vụ quan trọng trong phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Trong quá trình đổi mới đất nước, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Thứ nhất: Những kết quả nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa của các bài công trình như: Ở bình diện lý thuyết chung, lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu ý là công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của Ronald Inghart và Waye E. Baker [83], đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội đang trong tiến trình HĐH. Năm 2011, Nguyễn Văn Dân đã công bố công trình Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập [20] đã nghiên cứu về con người và văn hóa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, phân tích các nhân tố tác động, dự báo những xu hướng phát triển. Công trình này đã cung cấp cho luận án một cái nhìn tổng quát về văn hóa thời kỳ đổi mới. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay ( năm 2012) của tác giả Dương Thanh Tuân thuộc trường chính trị tỉnh Hậu Giang, trong công trình này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng, mục tiêu và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn mới tại cơ sở. Ngoài ra, còn có hàng trăm bài viết mỗi năm, đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí nghiên cứu về đời sống văn hoá trong cơ chế thị trường. 3 Nhìn chung, các công trình khoa học trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đáng lưu ý, tất yếu các giá trị văn hoá và những yêu cầu về xây dựng đời sống văn hoá ở nước ta, có sự biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, mỗi địa bàn khác nhau, tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh và văn hoá truyền thống khác nhau, mà đời sống văn hóa có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về phương diện này đang có nhiều khoảng trống. Những công trình trên đây mới chủ yếu đề cập đến văn hóa, xây dựng đời sống văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở vùng văn hóa của cơ sở. Có thể khẳng định, cho đến nay ở huyện Gio Linh cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa của người người dân huyện Gio Linh. Vì vậy, thông qua nghiên cứu, đề tài sẽ giúp tôi có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Gio Linh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - Nâng cao chất lượng đời sống vắn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và xây dựng một nền văn hóa thống nhất, đa dạng. • Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên nhiệm vụ của đề tài là: Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, từ đó rút ra những giải pháp nhằm thực hiện phong trào có hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của gia đình văn hóa, góp phần phát triển kinh tế của huyện. • Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa - Địa điểm: Tại huyện Gio Linh – tỉnh Quảng Trị 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng những phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, tổng hợp, điều tra, khảo sát…. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đề tài khảo sát phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng văn hóa cơ sở huyện Gio Linh hiện nay, đề ra những giải pháp góp phần nâng ao ở hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có 3 chương sau: Chương 1: Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 5 B. NỘI DUNG Chương 1: Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Văn hóa Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn hóa, chỉ có con người mới có văn hóa. Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên. Chính con người mới có văn hóa mới nâng cao chất lượng sống của con người và tự mình bảo vệ quyền lợi của mình. 1.1.2. Đời sống văn hóa cơ sở Đời sống văn hóa cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố tỉnh tại (sản phẩm văn hóa vật chất, các thế chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa hoạt động thái (Con người các hoạt động văn hóa của nó) xét về mọi phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa hiện thực và cả hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh. Bao gồm các tiêu chí sau: sản phẩm văn hóa; các hoạt động văn hóa; những con người văn hóa. 1.1.3. Mục tiêu và tầm quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1.1.3.1. Mục tiêu - Mục đích hàng đầu số một của văn hóa là nhằm xây dựng phát triển con người một cách toàn diện, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chi vươn lên đưa đất nước thoát khỏi 6 nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước, của cộng đồng ; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập và năng cao hiểu biết trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực. - Thực chất xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng con người văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa; xây nếp sống văn hóa ; xây dựng thiết chế văn hóa thể thao; động viên mọi lao động sáng tạo , hoàn thành tốt trách nhiệm nghĩa vụ công nhân, xây vàbão vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 1.1.3.2. Tầm quan trọng - Xây dựng đời sống văn hóa là nghiệp vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong nhiều giai đoạn và sự tập trung thực hiện ngày càng rõ nét qua các phong rào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, gắn kết chặt chẽ phong trào với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ đó làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thắm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm để cho dân hưởng thụ, tiếp thu các thành tựu văn hóa, văn minh của của nhân loại, tiếp thu các công nghệ mới trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Xây dựng văn hóa là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 7 - Xây dựng văn hóa là góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết của người dân. Mục đích là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt tới những nhận thức đó phải thông qua con đường văn hóa, trước hết là văn hóa giáo dục. - Đảng và nhà nước không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất là xóa đói giảm nghèo mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần cho nên xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là đảm bảo cho nhân dân thỏa mãn cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần. 1.2. Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1.2.1. Nghị quyết Trung ương (khóa VIII) về văn hóa 1.2.1.1. Phương hướng và xây dựng đời sống văn hóa Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng khóa VIII đã đề ra nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Nghị quyết còn khẳn định văn hóa là rất càn thiết đáp ứng nhu cầu thực hiện công cuộc và phát triển đất nước phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ tự cường xây dựng và bảo vệ tố quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa nhân loại,làm cho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào tưng người, từng gia đình, từng tập và cộng đồng dân cư.Tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng văn minh; tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. 1.2.1.2. Quan điểm của Đảng về văn hóa Kết luận TW X, khóa IX tiếp tục đặc lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong tổ chức Đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân và từng cá nhân 8 gia đình, thôn, xóm, đơn vị tổ chức cơ sở. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài. Thứ nhất: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thứ ba: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thứ tư: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó do đội ngủ trí thức giữ vai trò quan trọng. Thứ năm: Văn hóa là Mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và kiên trì thận trọng. 1.3.2. Nghị quyết dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đưa ra những định hướng về văn hóa. 1.3.2.1. Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng. - Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả … Xây dựng và chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa, của con người Việt Nam, nuôi dưỡng thế hệ trẻ. - Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng hời có kế hoạch cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước. Xã hội hóa các hoạt động chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn. 1.3.2.2. Phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật; phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống cách mạng. 9 - Tiếp tục phát triển nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thực đời sống, lịch sử dân tộc. - Hoàn thiện thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sỡ hữu trí tuệ, về bão tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dân tộc. - Xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc tiểu số. - Xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng và nghệ thuật. 1.3.2.3. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng - Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức,và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin thông tin đại chúng vì lợi của nhân dân và đất nước. - Tập trung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, năng lực. - Rà soát, sắp xếp hợp lí mạng lưới báo chí, xuất bản báo chí trong cả nước. - Phát triển và mở rộng việc thực sử dụng internet, đồng thời có biện có biện pháp quản lí, hạn chế, tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động lối sống lành mạnh. 1.3.2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa - Đổi mới tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học nghệ thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. 10 [...]... Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 3.1 Một số quan điểm về xây dựng đời sống văn hóa Quan niệm về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở xác định phải chú trọng cả 3 lĩnh vực là xây dựng phong trào, xây dựng bộ máy và xây dựng thiết chế văn hoá Càng về sau khi cơ chế quản lý theo lối hành chính, bao cấp cũ dần bị phá vỡ, từ thực tiễn nảy... Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở .6 1.1 Một số khái niệm liên quan 6 1.1.1 Văn hóa 6 1.1.2 Đời sống văn hóa cơ sở 6 1.1.3 Mục tiêu và tầm quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 6 1.1.3.1 Mục tiêu 6 1.1.3.2 Tầm quan trọng .7 1.2 Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở .8 1.2.1... 14 1.4.1.2 Tiêu chuẩn ấp văn hóa 14 Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 15 2.1 Đặc điểm tình hình chung của huyện Gio Linh 15 2.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện 16 2.3 Thực trạng phát triển của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 16 2.3.1 Những thành... điều kiện về du lịch thăm lại chiến trường xưa và là Sơn 2.3 Thực trạng phát triển của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.3.1 Những thành tựu đạt được Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh Là một huyện có xuất phát điểm thấp về kinh tế, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo... trình trung học chính trị - hành chính môn văn hóa xã hội (sách cũ) [7] Tài liệu nghiệp vụ văn hóa thông tin cơ sở [8] Báo cáo tổng kết năm của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2009 – 2013 [9] Chương trình hành động thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị [10] Biểu dương Trưởng ban công tác Mặt... phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh An Giang ngày 24/06/2003 về tên gọi - Căn cứ hướng dẫn số 02/HD – BCĐ ngày 29/07/2002 của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, về việc bình xét công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa - Chương trình hành động thực hiện phòng trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2006 – 2011 của... các di sản văn hóa truyền thống cách mạng 9 1.3.2.3 Phát triển hệ thống thông tin đại chúng 10 1.3.2.4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa 10 1.4 Chủ trương của nhà nƣớc về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở pháp lý .11 1.4.1 Những tiêu chí về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 14 1.4.1.1 Tiêu chuẩn về văn hóa ... toàn dân 11 đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và tên gọi phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - Căn cứ quyết định số 01/2002/QĐ – BVHTT ngày 02/01/2002 của bộ văn hóa thông tin và ban hành quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa - Mô hình “5 không 3 sạch” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động tháng 09/2009 .Thực hiện theo tinh thần... triển - Tiêu chuẩn 2: Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - Tiêu chuẩn 3: Mội trường cảnh quang sạch đẹp - Tiêu chuẩn 4: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước - Tiêu chuẩn 5: Có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng - Tiêu chuẩn 6: Đoàn kết xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh 14 Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh,. .. 16 2.3.1 Những thành tựu đạt được 16 2.3.2 Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 25 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 27 3.1 Một số quan điểm về xây dựng đời sống văn hóa .27 3.2 Một số giải pháp 28 C KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 . tích và đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 4 4 về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời. xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 14 Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Gio Linh Huyện Gio

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan