yếu tố phân tâm học trong thơ mới giai đoạn 1932-1945

90 1.5K 16
yếu tố phân tâm học trong thơ mới giai đoạn 1932-1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau, văn học Việt Nam nói chung và mảng thơ ca nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, sản sinh ra nhiều nhân tài, cống hiến cho sự nghiệp văn chương nước nhà những thành tựu đáng ghi nhận. Qua nhiều thế kỷ, thơ ca Việt Nam đã từng ghi đậm dấu ấn của những thi nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…; Rồi đến Tản Đà, Tố Hữu, Chế Lan Viên…; kế tục những tài năng thơ ca thời hiện đại, đó là Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm… Các nhà thơ thực sự đã mang đến một món ăn tinh thần vô cùng quý giá cho đời sống văn học của dân tộc. Nói đến thơ ca Việt Nam, không thể không nhắc đế Thơ mới, một trào lưu thi ca lớn của thời kì văn học hiện đại phát triển từ năm 1932 đến năm 1945. Trong khoảng thời gian đó, Thơ Mới đã kịp chinh phục được lòng người đọc với hàng loạt tác phẩm cùng những tên tuổi tiêu biểu, ghi dấu sâu sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Trong số đó, ta có thể kể đến những tài danh như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Vũ Đình Liên, Đinh Hùng, Bích Khê… Thơ mới ra đời với nhiều đặc tính ưu tú hơn thơ cổ điển: tự do, phóng khoáng, vứt bỏ mọi thứ công thức cả về nội dung lẫn hình thức, đi thẳng vào con người thực, đời sống thực, tâm hồn và cảm xúc thực, tính nhân bản đậm đặc với cái tôi hiện đại, chân thực, đa dạng. Bên cạnh đó, Thơ mới còn thể hiện khát vọng tự do cá nhân, tình yêu quê hương nồng thắm, sự giải phóng của cái tôi, giải phóng bản ngã của mỗi tác giả. Phân tâm học là học thuyết của S. Freud du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX, là một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt là văn học nghệ thuật. Nó là khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh dẫn đến kết 1 quả là những hành vi tâm lý đặc biệt, đồng thời là vũ khí đắc dụng trong việc khám phá tâm hồn con người từ những góc khuất sâu kín nhất. Với mong muốn soi rọi thế giới vô thức mênh mông trong cấu trúc tâm thức sáng tạo của các tác giả trong phong trào Thơ mới, chúng tôi vận dụng lý thuyết Phân tâm học để nghiên cứu, nhằm thông qua lăng kính này soi rọi những góc khuất của thế giới nội tâm con người mà ở đó, con người luôn sống thật với những ham muốn, đam mê và tâm linh… của riêng mình. Từ đó, góp phần mở ra những khám phá mới mẻ về Thơ mới giai đoạn 1932-1945. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phân tâm học trong Thơ mới giai đoạn 1932-1945. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu năm tác giả thể hiện đậm yếu tố Phân tâm học, đó là: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù xuất hiện trên thế giới khoảng cuối thế kỷ XIX, nhưng phải đến giữa những năm 30, học thuyết Phân tâm học mới du nhập vào Việt Nam và có những bước đầu đi vào văn học. Đầu tiên, đáng chú ý nhất là bài phê bình Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu đăng trên báo Tiến Hoá, số 1 và Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài (Aspar, Sài Gòn) của Nguyễn Văn Hanh. Cũng cùng thời gian này, ta có thể nhận thấy yếu tố Phân tâm học của S. Freud đã được Vũ Trọng Phụng vận dụng và đưa vào các tác phẩm của mình, như: Làm đĩ, Giông tố và Số đỏ. Và sau đó là sự xuất hiện của một loạt những bài phê bình văn học mang dấu ấn của phê bình Phân tâm học. Đơn cử như: Trương Tửu với Kinh thi Việt Nam vào năm 1940, và tác phẩm Văn chương “Truyện Kiều” vào 1942 nhưng với bút danh Nguyễn Bách Khoa. Do hoàn cảnh lịch sử nên sau năm 1954, lý thuyết phê bình Phân tâm học không được chú trọng nghiên cứu ở miền Bắc, và chỉ được thể hiện trong một số công trình tiêu biểu như: Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm (1958) của Xuân Diệu; Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam (1959) của Văn Tân – phần 2 viết về Hồ Xuân Hương; Người cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) của Nguyễn Đức Bính. Trái với miền Bắc, thì đây là thời kỳ mà văn học miền Nam có những đóng góp rất lớn cho sáng tác và nghiên cứu văn học trong lĩnh vực vận dụng lý thuyết Phân tâm học. Đó là những tác phẩm, công trình dịch thuật như: Phân tâm học và tôn giáo của E. Fromm (Trí Hải dịch, Đại học Vạn Hạnh, 1968), Phân tâm học nhập môn của S. Freud (Nguyễn Xuân Hiếu dịch, 1969), Nghiên cứu phân tâm học của S. Freud (Vũ Đình Lưu dịch, Nxb An Tiêm, 1969),Tâm thức luyến ái của E. Fromm (Tuệ Sĩ dịch, Ca Dao xb, 1969), Thế giới tình dục của Henry Miller (Hoài Lãng Tử dịch, Ca Dao xb, 1969), Thiền và phân tâm học của Suzuki, Fromm, Martino (Như Hạnh dịch, Kinh Thi xb, 1973), Dục tính văn minh của Herbert Marcuse (Hoàng Thiên Nguyễn dịch, Kinh Thi xb, 1973)…; hay những công trình, những bài viết về Phân tâm học như: Hành trình vào phân tâm học của Vũ Đình Lưu (Nxb Hoàng Đông Phương, 1968), Tâm lý học ứng dụng của Phạm Xuân Độ (Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục xb, 1970)… Cho tới những năm sau 1954, một lần nữa điều kiện lịch sử đặc biệt đã làm cho Phân tâm học phần nào chìm xuống và có phần lắng lại, đó là giai đoạn đất nước thống nhất và đi vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tuy nhiên, đó dường như là bước đệm để lý thuyết Phân tâm học có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn vào những giai đoạn về sau, nhất là đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Thời kỳ này bắt đầu từ Phạm Văn Sĩ trong cuốn Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1986) đã đề cập đến vấn đề Phân tâm học trong văn học Việt Nam. Bên cạnh việc lược khảo và giới thiệu những trào lưu triết học như: Chủ nghĩa hiện sinh, Phân tâm học, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa siêu thực, Chủ nghĩa tượng trưng , ông đi sâu vào khảo sát sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh cũng như Phân tâm học trong văn học Sài Gòn trước năm 1975. Tuy vậy, Phạm Văn Sĩ chỉ đi vào nghiên cứu lĩnh vực sáng tác chứ chưa đề cập đến lý thuyết tiếp nhận Phân tâm học trên bình diện lý luận, phê bình, dịch thuật 3 Sau đó, với công trình Tâm lý học chuyên sâu, Lưu Hồng Khanh đã khái quát, đồng thời tập hợp và hệ thống ý tưởng của Carl Gustav Jung về Phân tâm học. Từ sau 1986 đến nay, lĩnh vực Phân tâm học thu hút nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Như: GS. Phương Lựu, PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, TS. Trần Thị Mai Nhi, TS. Nguyễn Tiến Dũng… Trong những tên tuổi đó, đặc biệt phải kể đến PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, người đã có những đóng góp không nhỏ cho phê bình Phân tâm học trong văn học Việt Nam. Trong giai đoạn này, TS. Đặng Thu Thuỷ trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản của mình, đã đề cập đến sự đổi mới, cách tân trong thơ Việt Nam. Trong đó, tác giả cũng đã đề cập đến sự hiện diện của Phân tâm học đã làm thay đổi nhãn quan của các nhà thơ. Tác giả đã chỉ ra sự vận động của thơ dưới sự ảnh hưởng của Phân tâm học. Sau đó, có thể kể đến Trần Thanh Hà với Học thuyết S. Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) cho ta thấy sự ảnh hưởng của học thuyết Freud đối với văn học Việt Nam không chỉ trong thơ mà còn ở trong văn xuôi nữa. Công trình đã đi vào phân tích nền tảng của Phân tâm học trong văn học Việt Nam, chủ yếu ở mảng sáng tác.Về mảng lý luận – phê bình, tác giả chỉ đề cập qua một số công trình phê bình tiêu biểu của Phân tâm học tiêu biểu của giai đoạn này. Trong công trình Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm của mình, Đỗ Lai Thuý đã vận dụng lý thuyết về vô thức của S. Freud đi sâu “lý giải mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm hoạn của nhân vật trữ tình trong tác phẩm”. Với Bút pháp của ham muốn, ông lại mượn lý thuyết của C. Jung và S. Freud để lý giải chiều sâu tâm lý và ẩn ức tính dục của con người. Cũng từ đó ông đã đề cập đến Phân tâm học trong nghệ thuật và nghiên cứu bút pháp ham muốn của những thi sĩ huyền thoại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan, và các thi sĩ hiện đại như Xuân Diệu, Hàng Cầm, Chế Lan Viên. 4 Như vậy, Phân tâm học đã dần trở thành một khuynh hướng trong việc ứng dụng nghiên cứu văn học nước ta. Và nếu xét trên một phương diện cụ thể thì Thơ mới cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của nó. Phải nói rằng, sự ra đời của Thơ mới như một bước ngoặt bất ngờ cho nền văn học dân tộc, mà bản thân nó, nói như PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, là “như một cây nấm lạ trong hệ gia phả văn học”. Trước năm 1945, Thơ mới đã đem lại nhiều hứng thú cho các nhà phê bình văn học, trong số đó phải kể đến là Hoài Thanh và Hoài Chân, mà trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) cả hai đã có những cái nhìn khen chê thấu đáo về sự cách tân trong Thơ mới. Bẵng đi một thời gian sau năm 1945, đã có lúc Thơ Mới dường như bị trôi vào quên lãng, nhưng rồi sau đó, nó lại rực rỡ trở lại để tiếp tục cuộc hành trình đến với những bạn đọc yêu thơ. Nhiều công trình nghiên cứu và phê bình Thơ mới liên tiếp ra đời, trong đó có có những công trình lớn của các nhà nghiên cứu tên tuổi như: Phan Cự Đệ với cuốn Phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Hà Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Một thời đại trong thi ca, Lê Đình Kị với Thơ Mới những bước thăng trầm, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thuý… Nhìn chung trong giai đoạn hiện giờ, những công trình trên đã giúp người dọc có một cái nhìn toàn cảnh về Thơ mới, cũng như phần nào hiểu rõ hơn về các tác gia của phong trào này. Với tinh thần đó, Lưu Khánh Thơ trong Thơ mới – Tác giả, tác phẩm đã viết: “Nếu như Thơ mới là hiện tượng đánh dấu sự phát triển đột biến trong lịch sử văn học dân tộc thì riêng thơ tình trong Thơ mới có thể xem là một sự nở rộ, một sự khoe sắc, khoe tài của gần đủ mặt các nhà thơ. Mỗi người một vẻ, mỗi người một cung bậc, các nhà Thơ mới đã đưa thơ về tình yêu lên đỉnh điểm của thơ ca lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945.” [32, tr.57]. Đỗ Lai Thuý trong Mắt thơ – Phê bình phong cách Thơ mới đã viết: “Thơ mới, nếu đựoc coi là sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi cá nhân, thì đó cũng chính là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam trên “hành trình đau khổ” của nó” [36, tr.12], “Mỗi nhà Thơ mới đều có cái 5 nhìn nghệ thuật giống nhau, chung cho cả dòng thơ. Nhưng mỗi người lại là những cá nhân, có một “chương trình sinh học” riêng, những “ám ảnh thơ ấu” và khuyết tật thân thể riêng, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng riêng, nên họ còn có một cái nhìn nghệ thuật riêng” [36, tr.22]. Cuốn sách đã cung cấp thêm một cái nhìn mới mẻ cho Thơ Mới, đồng thời làm rõ thêm phần nào về Phân tâm học của S.Freud qua sự soi chiếu trong phong trào thơ này. Lại nói đến năm tác giả mà đề tài đang nghiên cứu. Mặc dù có thể tìm thấy được khá nhiều công đình nghiên cứu cũng như những bài viết đánh giá về Thơ mới giai đoạn sau này nhưng công trình nghiên cứu riêng biệt về Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê và Vũ Hoàng Chương lại còn khá ít. Trong số những tài danh nêu trên, có lẽ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử là hai vị thi sĩ được các nhà phê bình ưu ái nhất trên diễn đàn bình phẩm thi ca của Thơ mới. Mặc dù vậy, ta vẫn có thể tìm thấy những công trình đánh giá chung khá đầy đủ về cả năm tác giả. Nếu trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu những ngôn từ đẹp đẽ: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.” [31, tr.117]. Thì cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đứng về một phía với Hàn Mặc Tử, đồng cảm và thấu hiểu những u uất trong lòng người thi sĩ tài hoa yểu mệnh. Theo ông, “vườn thơ của người rộng rinh không bến bờ, càng đi xa càng ớn lạnh”, hay “Lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị”, đó là “một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực, đầy hình ảnh khêu gợi” như “một trời tình ái vừa mới dựng lên đâu đây”, nhưng cũng “Chỉ trong thơ Hàn Mặc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế. Lời thơ dính máu” và khiến cho ta “hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cả thế giới mộng của ta” Còn trong cuốn Thơ mới – tác giả, tác phẩm, thơ Xuân Diệu cũng được nhìn nhận một cách đầy đủ và thấu đáo: “tình yêu trong Thơ mới và tình yêu 6 trong thơ Xuân Diệu là sự thể hiện ý thức mới: ý thức cá nhân và một quan niệm thẩm mĩ – nhân sinh mới: Quan niệm về cái tôi. Ý thức và quan niệm đó trong thơ Xuân Diệu được biểu hiện tập trung, cao độ nhất ở lĩnh vực tình yêu … là quyền được yêu trong ý thức chủ động, cá nhân.” [32, tr.59]. Cũng trong công trình này, tác giả đánh giá thơ Vũ Hoàng Chương “được viết ra với ngòi bút tài hoa điêu luyện”, nhưng lại “không tìm đựoc sự hoà hợp với đời” nên vần thơ trở nên “đắm đuối, đam mê và có phần bệnh hoạn”… Ngoài ra, có thể kể đến Luận văn thạc sĩ của Lê Nguyễn An Dy: Thơ Hàn Mặc Tử nhìn từ góc nhìn Phân tâm học. bằng những khái niệm trong hệ thống lý thuyết Phân tâm học của S. Freud, C. Jung, Charles Mauron… đã gợi mở những bí ẩn trong hiện tượng, quá trình tư duy thơ của một con người đã vắt kiệt “não cân” để tạo dựng một gia tài thơ vĩ đại và đồ sộ chỉ trong vỏn vẹn có hơn 10 năm trời. Nhưng đầy đủ hơn cả là phải kể đến Mắt thơ – phê bình phong cách Thơ mới của Đỗ Lai Thuý. Có thể khẳng định rằng đây là công trình đánh giá khá trọn vẹn về năm tác giả dưới góc độ Phân tâm học. Mà ở trong đó, không chỉ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương mà cả Bích Khê lẫn Đinh Hùng đều được Đỗ Lai Thuý – bằng lý thuyết của C. Jung và S. Freud – đã “giải minh” những ẩn ức sâu kín nhất trong tâm hồn. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đề tài của chúng tôi như: Khoá luận Thi pháp thơ Vũ Hoàng Chương của Nguyễn Thị Thuỳ Dung; Khoá luận Nghệ thuật ẩn dụ trong Thơ mới của Phan Thị Dung; Luận văn Thơ tình Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới của Nguyễn Văn Hai; Khoá luận Tiếp nhận lý thuyết Phân tâm học ở Việt Nam từ 1930 đến 1975 của Hồ Mỹ Anh… Mặc dù vậy, nhìn chung trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu Thơ mới 1932 – 1945 với tư cách là đối tượng độc lập từ góc nhìn Phân tâm học. Vì vậy, chúng tôi hi vọng Luận văn Yếu tố Phân tâm học trong Thơ mới 1932 – 1945 sẽ đem lại nhận định mới cho thơ 7 ca giai đoạn này. Và qua đó, chỉ ra được mối quan hệ giữa văn học và Phân tâm học, gợi mở cho người tiếp nhận hướng tiếp cận mới mẻ từ góc nhìn Phân tâm học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thơ mới được sáng tác trong khoảng thời gian 1932-1945. Trong đó, tâm trạng năm tác giả có biểu hiện Phân tâm học đậm đặc trong thơ là: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương và Bích Khê. Cụ thể là các tập thơ sau: Hàn Mặc Tử với Gái quê, Đau thương (Thơ điên), Xuân như ý; Xuân Diệu với Thơ thơ và Gửi hương cho gió; Bích Khê với Tinh huyết và Tinh hoa; hai tập thơ Thơ say và Mây của Vũ Hoàng Chương; và cuối cùng là tập Mê hồn ca của Đinh Hùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Thơ mới 1932-1945 trong hệ quy chiếu của lý thuyết Phân tâm học ở các bình diện nội dung và hình thức của thi phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp vận dụng lý thuyết phân tâm học: Từ lý thuyết phân tâm học, soi chiếu các phức cảm vào từng tác phẩm, nhằm chỉ ra đặc trưng của năm nhà thơ trong phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm để thấy rõ những dấu ấn Phân tâm học thể hiện trong từng tác phẩm cụ thể của năm nhà thơ. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này đặt các tác phẩm khảo sát tương quan với các tác phẩm khác để tìm ra sự khác biệt cũng như điểm nổi bật của từng tác phẩm, tác giả. - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Là phương pháp đặt các tác phẩm trong hệ quy chiếu Phân tâm học để đánh giá và khái quát những yêú tố nghệ thuật nổi trội, đặc sắc. 8 5. Đóng góp của luận văn Tiếp nhận và vận dụng lý thuyết Phân tâm học vào phê bình cũng như các hoạt động văn học khác ở Việt Nam đã giúp nhiều nhà nghiên cứu đi sâu khám phá bản chất bên trong mỗi con người với những vô thức, ẩn ức và khát vọng. Với tư cách là công trình đầu tiên đặt vấn đề khảo sát Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn mới mẻ cho diện mạo Thơ mới nói chung, cũng như phong cách riêng của các tác giả Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê và Vũ Hoàng Chương nói riêng từ góc nhìn Phân tâm học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Phân tâm học và Thơ mới 1932-1945 Chương 2: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện nội dung Chương 3: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện hình thức 9 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ MỚI 1932-1945 1.1. Thơ mới – sự bùng nổ cái tôi cá nhân và bùng nổ ngôn từ 1.1.1. Thơ mới – sự bùng nổ của cái tôi cá nhân 1.1.2. Thơ mới – sự bùng nổ của ngôn từ 1.2. Ảnh hưởng và tiếp biến Phân tâm học trong Thơ Mới 1932-1945 1.2.1. Sự chuyển mình mạnh mẽ từ “thơ cũ” sang “thơ mới” Thơ ca hiển nhiên không phải là một thứ mốt thời trang, nhưng nó lại phản ánh được nhịp độ sống và phong cách sống của thời đại. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, thơ ca phản ánh điều đó khác nhau. Nếu như thời kỳ phong kiến là một nhịp độ sống trì trệ và đóng khung, thì thơ thời công nghiệp hiện đại lại biểu hiện một nhịp sống vô cùng khẩn trương như chính tác phong của con người thời đó. Cũng với cách nghĩ ấy, ta thấy được ở thơ ca thời kỳ Đổi Mới một tâm lý mở cửa rất phong khoáng theo xã hội thời cơ chế thị trường. Chính vì vậy, ứng với mỗi thời đại cụ thể, sẽ có những loại thơ nhất định được ưa chuộng, thơ mới cũng dựa trên cơ sở đó. Có lẽ trong tâm thức của mỗi thi nhân, sẽ chẳng thể nào lạ lẫm trước hình tượng những bài thơ Đường luật cũ với niêm, luật, vần… đựợc đóng khung vô cùng chặt chẽ. Nhưng những tiền đề xã hội, cùng tư duy thời đại đã dần khiến người thi sĩ thơ mới không sáng tác dựa trên những lối cũ ấy nữa. Những năm cuối thế kỷ XIX, khi thực dân phương Tây (chủ yếu là thực dân Pháp) thực hiện cuộc xâm lược vào phương Đông, là lúc nhân loại đựợc chứng kiến một cuộc tiếp xúc ngoạn mục giữa hai nền văn hoá này. Việt Nam dĩ nhiên cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng nặng nề của văn hoá phương Tây do nằm sâu trong vùng tiếp xúc, điều đó khiến xã hội Việt Nam bị xáo động mạnh trong đời sống đạo đức cũng như thẩm mỹ, xã hội. Cùng với sự thay đổi cơ sở - vật chất và môi trường sống mà thực dân Pháp tạo nên, xã hội Việt Nam có một sự phân chia rất sâu sắc, từ tầng lớp 10 [...]... phẩm xuất hiện yếu tố dục tính Trong Thơ mới ta thấy Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê hay Vũ Hoàng Chương… thì trong sáng tác của họ, ít nhiều có chứa đựng yếu tố Phân tâm học Họ đều vận 14 dụng một số phạm trù và luận điểm cơ bản trong Phân tâm học như vấn đề vô thức, tính dục, dự phóng trong sáng tạo… để giải mã những ẩn ức và dồn nén trong tâm lý nhân vật trữ tình cũng như tâm lý sáng tạo... định Và thơ mới đã được khai sinh trên những nền tảng văn hoá, xã hội ấy Thơ mới (1932 – 1945) trước hết đã vượt qua quan niệm thơ giáo huấn, thơ ngôn chí, tải đạo, thơ minh tâm bản giám của thời Trung đại ngự trị hàng nghìn năm Tư duy thơ được mở rộng hơn Các nhà thơ mới đa số là những thanh niên tuổi đời còn trẻ, nên thơ của họ mang tính hồn nhiên cao trong tư 11 duy thơ và tình cảm Thơ mới là thơ của... nhà thơ mới, với tâm hồn trẻ trung, sức tiếp thu và sáng tạo mạnh mẽ đã nhanh chóng “bắt” lấy học thuyết Phân tâm học và vận dụng nó trong sáng tác của mình Bởi lẽ họ nhận ra được mối quan hệ sâu sắc giữa Phân tâm học và văn học, đó là cả hai đều cùng khám phá những bí ẩn sâu xa về con người Thơ ca viết theo quan điểm Phân tâm học nói riêng và văn chương viết theo quan điểm Phâm tâm học nói chung là... mỹ học, triết học phương Tây hiện đại xâm nhập vào Việt Nam qua các cầu văn hoá Pháp đã được các nghệ sĩ tiếp thu, vận dụng nhằm đem lại hơi thở mới cho nền văn học nước nhà, trong đó có Phân tâm học Lý thuyết Phân tâm học nói riêng và các trào lưu tư tưởng học thuật trên thế giới nói chung bao giờ cũng tương hợp với tầm đón đợi của người tiếp nhận trong từng thời đại khác nhau Lúc này, các nhà thơ mới, ... trung tâm của văn học Thơ mới 1932-1945 nói riêng đã cho chúng ta những hình ảnh về con người trong quan hệ tình yêu, trong trạng thái mộng mơ, buồn sầu, cô đơn Bên cạnh đó, bằng cách tiếp cận từ những lý thuyết mới mẻ, đặc biệt là lý thuyết Phân tâm học, các tác giả thơ mới đã chú trọng khắc hoạ hình ảnh con người trong tiềm thức và con người bản năng Cũng từ đó, quan niệm nghệ thuật về con người trong. .. Mặt khác, Phân tâm học còn giúp nhà thơ đào sâu bản ngã và chạm vào thế giới tâm linh vô thức của chính mình Và tâm linh nói theo cách dễ hiểu chính là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Nếu tìm hiểu về Thơ mới, ta không khó để bắt gặp trong thơ những hình ảnh và câu chữ nhắc nhớ tới đức tin thiêng liêng cao cả, hoặc cõi Niết Bàn mộng tưởng ở trong tâm thức mỗi nhà thơ Với Hàn... Đây chính là cánh cửa đễ dẫn đến thế giới tâm linh vô thức Dưới góc nhìn của Phân tâm học, các nhà Thơ mới đã tạo nên sự phong phú về mặt đề tài, đã làm cho thi ca một màu sắc rực rỡ Và trên hết, nó giúp cho mỗi nhà thơ có cái nhìn mới mẻ hơn trong việc khám phá bản ngã, tâm thức con người và chính bản thân mình 16 1.3 Hiệu ứng từ sự vận dụng sáng tạo trong Thơ mới 1.3.1 Quan niệm nghệ thuật về con người... Thơ mới Thơ mới là thơ ca tìm đến sự giải phóng bản ngã, giải phóng cá nhân Trong nhiều thế kỉ, thơ ca ít nói tới cái tôi cá thể Các nhà thơ bị ràng buộc trong những quy tắc chung ít dám khẳng định bản sắc của mình mà bản chất thơ ca là sự bộc lộ cảm xúc riêng tư trước cuộc đời Có thể nói phong trào Thơ mới đã góp phần giải phóng cái tôi, đây là một hiện tượng mang ý nghĩa xã hội rộng rãi Các nhà Thơ. .. người trong Thơ mới còn là con người trong tiềm thức Xã hội thời đại mới đã cấp cho con người một cái nhìn mới về thế giới xung quanh, về bản thân Con người trong Thơ mới khao khát khám phá bản thân, họ hay tự hỏi “Ta là ai?”, “Tôi là ai?” Họ nhìn sâu vào bản thể mình, tâm hồn mình và có những khám phá lí giải tinh vi Có thể nói thêm rằng Hàn Mặc Tử là một 18 trong những người đầu tiên trong lịch sử thơ. .. vần… Nhà thơ có thể thoải mái sáng tạo trong cả hình thức lẫn nội dung thơ Với hệ quả của cuộc xâm lược từ phương Tây mà ta đã nói ở trên, lúc này trong đời sống xã hội đã xuất hiện một lớp công chúng mới gồm chủ yếu là học sinh, sinh viên, viên chức họ được rèn luyện trong nề nếp của nhà trường mới nên thị hiếu và tâm lí cũng có nhiều điểm khác với thế hệ cũ kể cả trong vấn đề tiếp nhận văn học Phong . và tâm linh… của riêng mình. Từ đó, góp phần mở ra những khám phá mới mẻ về Thơ mới giai đoạn 1932-1945. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phân tâm học trong Thơ mới giai đoạn 1932-1945. . 2: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện nội dung Chương 3: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện hình thức 9 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÂM HỌC. vọng Luận văn Yếu tố Phân tâm học trong Thơ mới 1932 – 1945 sẽ đem lại nhận định mới cho thơ 7 ca giai đoạn này. Và qua đó, chỉ ra được mối quan hệ giữa văn học và Phân tâm học, gợi mở cho

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan