giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố đông hà hiện nay

73 1.1K 3
giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố đông hà hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em đều có quyền sống, học tập, phát triển, tham gia và bảo vệ, được sống trong môi trường an toàn lành mạnh và thân thiện. Lợi ích của trẻ phải được đặt lên hàng đầu, bởi vì trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cộng đồng và của cả gia đình. Nhưng trong thực tế, không ít trẻ em nghèo bỏ học mỗi năm, không biết bao nhiêu em phải đi lao động kiếm sống, nguy hiểm nhất là rất nhiều trẻ em bị buôn bán qua biên giới. Ngay cả khi sống trong căn nhà của cha mẹ, người thân của mình, nhiều trẻ vẫn không được an toàn đó chính là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Việt Nam. Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” [13, tr203]. Ở lứa tuổi này, các em cần được chăm sóc chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần vì đây là nền tảng để các em có những thói quen, hành vi ứng xử cho cuộc sống tương lai của bản thân. Nhưng trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều vụ việc xâm hại thể chất trẻ em được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận rất phẫn nộ khi mỗi ngày, trên những mặt báo, màn ảnh lại xuất hiện hình ảnh các em nhỏ bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, bóc lột theo các quy định luật pháp của Việt Nam đều bị cấm và có hình thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện nó lại rất khó. Một người cha xâm hại tình dục con gái mình lại xem là chuyện “đóng cửa bảo nhau”, việc đánh đạp hành hạ con thì lại cho là “thương cho roi cho vọt”… Những hành vi xâm hại thể chất đối với trẻ em đang diễn ra hằng ngày không chỉ riêng ở thành phố Đông Hà mà nó xảy ra ở nhiều nơi. Sự ngược đãi về tinh thần cũng như thể xác đó đã làm cho các em mất đi tuổi thơ của mình, từ những em bé lành lặn, chỉ vì đòn roi vô tình, người lớn đã biến các em thành trẻ khuyết tật cả về thể xác lẫn tâm hồn; để lại những cú sốc tâm lý đầu đời, làm cho các em mất lòng tin vào người lớn, vào người thân và sẽ nảy sinh ra những hành vi lệch lạc như trộm cắp, tham gia vào các tệ nạn xã hội… Chính những sự ngược đãi đó làm cả xã hội phải giật mình vì sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận nhóm người đang tồn tại trong xã hội. Cùng đồng cảm, đau xót trước nỗi đau mà các em phải gánh chịu cũng như sự bất bình, căm phẫn trước những hành vi đi ngược lại với đạo đức và luật pháp, do đó tôi đã chọn đề tài “Giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà hiện nay” như góp tiếng nói cùng với xã hội để thế hệ trẻ em Việt Nam sẽ được sống và phát triển một cách hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần. SVTH: Nguyễn Thị Lành 1 Khóa luận tốt nghiệp 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm sáng tỏ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: nhận thức, quyền trẻ em. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị xâm hại thể chất. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể góp thêm tiếng nói nhằm để mọi người dân quan tâm hơn về vấn đề xâm hại thể chất trẻ em hiện nay. Từ đó, họ sẽ có những hành động tự giác để góp phần hạn chế tình trạng này. Thông qua việc nghiên cứu các giải pháp, nhằm hướng sự trợ giúp trẻ em nhằm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu với vấn để nghiên cứu, tôi đề xuất những khuyến nghị đối với các cơ quan ban ngành chức năng, với gia đình cộng đồng xã hội góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất. Đề tài còn là tài liệu cho các bạn và độc giả những ai quan tâm đến chuyên ngành công tác xã hội. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Nhiều chủ trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Trên thế giới đã có rất nhiều văn bản pháp luật công nhận quyền của trẻ em và bảo vệ lợi ích của trẻ em. Chúng ta có thể nói một số văn bản sau: Quyền được sống và quyền được phát triển là hai trong bốn nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong Công ước quyền trẻ em, được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc chính thức thông qua vào 1989, Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/2/1990. Còn ở Việt Nam, cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và luật pháp quốc gia. Luật phòng chống bạo hành gia đình, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Tố tụng hình sự… được ban hành và sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Bộ Lao động và Thương SVTH: Nguyễn Thị Lành 2 Khóa luận tốt nghiệp binh xã hội đã đưa ra tháng hành động quốc gia vì trẻ em là tháng 5 và tháng 6 của năm 2008… Sau khi phê chuẩn Công quyền trẻ em, nước ta đã xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam 1991 – 2000 ở các cấp với sự tham gia của các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam… trong tháng 12/2000 và đầu năm 2001, đã tô chức ba diễn đàn khu vực và một hội nghị trẻ em toàn quốc với sự tham gia của hàng ngàn trẻ em ở thành phố, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và trẻ em có hoàn cảnh đặc bệt. Bằng các quy định của Hiến pháp, pháp luật, bằng việc tham gia vào các Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, từ lâu Việt Nam đã thừa nhận trẻ em được hưởng mọi quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy được vấn đề bạo lực đối với trẻ em được nhiều cá nhân, tập thể quan tâm nghiên cứu điều đó được thể hiện qua những dấu mốc sau: Năm 2003, UNICEF cùng với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và Plan International đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ bạo lực và lạm dụng trẻ em ở Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành trên 2.800 trẻ em tham gia ở ba tỉnh An Giang, Lào Cai và Hà Nội cho thấy trừng phạt thân thể (đánh đập) là hình thức bạo lực phổ biến ở gia đình và trường học, các hình thức bạo lực khác như lạm dụng từ ngữ, bắt nạt và chứng kiến bạo lực gia đình cũng khá phổ biến. Một kết quả khảo sát của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh tại năm tỉnh, thành phố ngẫu nhiên, cho biết có 58,3% trẻ em khi được phỏng vấn trả lời đã bị người lớn dùng các biện pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát, đánh vào mông, phạt úp mặt vào tường… khi các em mắc lỗi. Tại Diễn đàn Trẻ em nói về “Bạo lực với Trẻ em” tổ chức ngày 03 tháng 06 năm 2005 tại Hà Nội do Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam UNICEF tổ chức cùng với Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và tổ chức Plan International. Trẻ em tham gia diễn đàn bao gồn trẻ em đường phố, trẻ em vi phạm pháp luật cùng với các em học sinh phổ thông, gồm 46 em (26 trẻ em trai và 20 trẻ em gái) từ 11 đến 18 tuổi đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Bình. Các đại biểu tham dự diễn đàn đã lắng nghe những kinh nghiệm của trẻ. Các em đã sắp xếp các hình thức lạm dụng theo thứ tự phổ biến nhất, đứng đầu là lạm dụng thân thể (đánh đập), tiếp đến là lạm dụng tình cảm, bắt nạt, lạm dụng tình dục và làm việc SVTH: Nguyễn Thị Lành 3 Khóa luận tốt nghiệp trong điều kiện nguy hiểm. Theo các em địa điểm bạo lực thường xảy ra nhất là ở nhà và ở nơi làm việc. Đồng thời các em còn cho biết, khi bị đánh đập thì đau đớn, nhưng khi bị trách mắng, nhiếc móc còn đau đớn hơn nhiều. Bên cạnh đó còn có các đề tài, luận văn Trước hết ta phải kể đến luận văn về đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử án hình sự về các tội xâm hại trẻ em” Trong đề tài tác giả đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn quan điểm, chính sách hình sụ của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo vệ quyền trẻ em, cũng như hiểu và vận dụng đúng đắn các chế định pháp luật, cùng với việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong bảo vệ quyền trẻ em và phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự xâm hại trẻ em. Báo cáo chuyên đề: “Phòng chống lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên thế giới” Vũ Ngọc Bích – Chuyên viên văn phòng UNICEF Việt Nam. Báo cáo “Hoạt động, tư vấn – xây dựng chương trình truyền thông – vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 - 2005” - Hà Nội, 2001 – Trịnh Hòa Bình và cộng sự thực hiện. Đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại” do Doãn Nguyệt Quỳnh thực hiện năm 2008. Ngoài ra còn có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề trẻ em bị xâm hại thể chất như ở một số tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Kiên Giang. Tuy nhiên, Ở thành phố Đông Hà nơi tôi đang nghiên cứu chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề trẻ em bị xâm hại thể chất. Vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trước đây. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung Làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng trẻ em bị xâm hại thể chất trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đông Hà nói riêng. Tìm hiểu các nguyên nhân, yếu tố chính tác động đến thực trạng xâm hại thể chất đối với trẻ em. Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của các chương trình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. SVTH: Nguyễn Thị Lành 4 Khóa luận tốt nghiệp Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước tìm ra các giải pháp giải quyết nhằm làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà nói riêng và toàn xã hội nói chung. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thế chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 5.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ em ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Cộng đồng, gia đình, người thân của trẻ em bị xâm hại thể chất tại địa nghiên cứu. Cán bộ, công nhân viên chức làm công tác liên quan đến vấn đề trẻ em bị xâm hại thể chất tại địa bàn nghiên cứu. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 6.2. Thời gian vấn đề nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát trong giai đoạn hiện nay ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 6.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 7.1. phương pháp luận 7.1.1. Phương pháp duy vật lịch sử Nghiên cứu vị trí, vai trò trẻ em qua từng thời kì phát triển của điều kinh tế xã hội do sự tác động của các yếu khách quan. 7.1.2. Phương pháp duy vật biện chứng Nghiên cứu vị trí, ảnh hưởng của trẻ em trong mối quan hệ tương tác với gia đình, xã hội. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 7.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu, sách báo Dùng để tìm hiểu, thu thập thông tin về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp… tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất trên các văn bản, giấy tờ, tài liệu, sách báo, báo cáo, thông tin thu thập ở mạng . SVTH: Nguyễn Thị Lành 5 Khóa luận tốt nghiệp 7.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này giúp cho người viết hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, để đảm bảo thu thập được những thông tin mang tính chiều sâu của vấn đề cần nghiên cứu, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 15 trẻ bị xâm hại thể chất, gia đình của trẻ, chính quyền địa phương. Nhờ sử dụng phương pháp tôi đã tìm hiểu các thông tin về những vụ xâm hại thể chất trẻ em từ chính nạn nhân hay những cá nhân, tổ chức có liên quan thông qua hỏi đáp trực tiếp. Đồng thời sử dụng phỏng vấn để khẳng định lại các thông tin đã tìm được trên giấy tờ. 7.2.1.3. Phương pháp sử dụng bảng hỏi Bảng hỏi được sử dụng trong quá trình đi thực tế nhằm để biết được quan đểm, suy nghĩ của các cá nhân, những bậc làm cha làm mẹ cũng như thái độ của trẻ khi bị xâm hại thể chất. 7.2.1.4. Phương pháp quan sát Được sử dụng trong quá trình đi cơ sở, trực tiếp xem xét, nhìn nhận các trường hợp có hành vi xâm hại thể chất đối với trẻ em. Đây là phương pháp rất có hiệu quả trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Trong suốt thời gian thực địa tại địa bàn nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin cần thiết. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Quan sát bí mật: Đây là phương pháp nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền riêng tư của trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý thì phương pháp này sẽ mang lạị hiệu quả cao, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát bí mật về những hành vi, thái độ của trẻ. Mối quan hệ của trẻ với gia đình và môi trường xung quanh. Quan sát nhiều lần: Trong suốt thời gian thực tế tại địa bàn tôi đã thực hiện phương pháp quan sát nhiều lần về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, môi trường học tập, vui chơi, mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh. Quan sát nhiều lần sẽ giúp cho tôi đánh giá hiệu quả trợ giúp cho trẻ em. Mỗi phương pháp đều có mặt ưu và nhược điểm của nó vì vậy để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp quan sát. Tiến hành quan sát, quan sát hoàn cảnh, môi trường sống của các thân chủ như thế nào? Quan sát cư chỉ, thái độ, hành vi của thân chủ, mối quan hệ của trẻ… Để thu thập được những thông tin chính xác, đầy đủ với vấn đề của trẻ em bị xâm hại thể chất. SVTH: Nguyễn Thị Lành 6 Khóa luận tốt nghiệp 7.2.1.5. Phương pháp sử dụng trực quan: hình vẽ, hình ảnh Sử dụng trực quan như hình vẽ, hình ảnh nhằm có được những minh chứng rõ ràng về các hình thức, trường hơp xâm hại thể chất đối với trẻ em. 7.2.1.6. Phương pháp vãng gia Vãng gia giúp tôi có thể quan sát môi trường tự nhiên và xã hội của gia đình có trẻ bị xâm hại thể chất cũng như thấy được mối quan hệ và sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình trẻ. 7.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý tài liệu Trong phương pháp này, tôi chủ yếu thực hiện phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu, các tài liệu đã thu thập được từ những phiếu điều tra, bảng hỏi, từ những thông tin đi phỏng vấn người dân, từ tài liệu, từ sách báo, từ báo cáo… Trên cơ sở những thông tin đó, tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, chọn lọc nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài để đảm bảo vừa mang tính lý luận vừa đảm bảo tính khoa học. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về địa bàn và các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Thực trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay. Chương 3. Một số giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. SVTH: Nguyễn Thị Lành 7 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Đông Hà là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2009 là 82.331 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 93 km. Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây [9,16]. Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế. 1.1.1.2. Địa hình Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông; vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp. Người ta chia hai dạng địa hình cơ bản: 1.1.1.3. Đất đai Đất đai của Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát… nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại đất sau: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triều sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp. Đất Feralít vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở vùng đồi phía tây và phía tây nam thị xã. Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500 ha, chủ yếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi. SVTH: Nguyễn Thị Lành 8 Khóa luận tốt nghiệp Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rãi rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương) có diện tích 1.000ha, chuyên trồng lúa và hoa màu. Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua phèn, độ PH dao động từ 4,5 đến 6,5 nên độ phì kém 1.1.1.4. Khí hậu Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền trung, mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía đông Trường Sơn. Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng. Về mùa đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng phía nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 9 – 10 0 C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong bốn tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 – 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 – 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7,8,9,10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hại mùa màng. Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. 1.1.1.5. Sông ngòi Đông Hà có hệ thống sông ngòi ít nhưng có hàng chục khe suối. Có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên thành phố ngoài ra còn có nguồn nước từ các sông, các hồ chứa. 1.1.2. Điều kiện kinh tế 1.1.2.1. Về khoáng sản Nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, trữ lượng lại không lớn, phân bố rãi rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và phường 2. Do đó việc khai thác không cho phép thực hiện trên diện rộng SVTH: Nguyễn Thị Lành 9 Khóa luận tốt nghiệp và có quy mô lớn. Các đợt thăm dò địa chất trước đây cho biết, trên đất Đông Hà có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7), sắt ở đường 9. 1.1.2.2. Về lâm nghiệp Trước đây diện tích rừng tự nhiên của Đông Hà khá lớn với nhiều chủng loại gỗ quý và động vật cũng tương đối phong phú. Nhưng do hậu quả chiến tranh, chất độc hóa học đã tàn phá và nạn khai thác rừng bừa bãi đã cạn kiệt tài nguyên rừng; rừng chủ yếu hiện nay là rừng trồng và rừng tái sinh. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa về kinh tế còn là góp phần tích cực vào việc điều hòa khí hậu, giữ gìn nguồn nước chống xói mòn và tạo cảnh quan du lịch sinh thái. 1.1.2.3. Về nuôi trồng thủy sản Đông Hà không tiếp giáp với bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, thành phố đang phát triển chuyển đổi cơ cấu đất đai một số vùng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đây cũng là một trong những định hướng có khẳ năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 151,7 ha với bình quân tổng sản lượng thủy sản khai thác hàng năm là 471 tấn 1.1.2.4. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ Thành phố Đông Hà thường xuyên khuyến khích các doanh nghiệp,tổ chức, tư nhân… phát triển các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến dịch vụ ngày càng nhiều và đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Chủ yếu là các nghề sản xuất bún bánh, chế biến thủy sản, rau quả; rèn, đan lát, chế biến gỗ, lâm sản; nghề trồng bông sợi, dệt vải truyền thống. Tạo điều kiện nguyên liệu, thị trường để khôi phục và phát triển các nghề thủ công mới như rang xay, chế biến cà phê, nghề mộc mỹ nghệ, trạm khảm v.v. Hiện nay có hơn 560 cơ sở tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ với hơn 2.000 lao động, cơ sở thương mại ngày càng nhiều và đa dạng góp phần tạo việc làm cho lao động trong thành phố. Giá trị thu nhập từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng/ năm 2008, các thành phần kinh tế được mở rộng, hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển chuyển biến theo hướng tích cực, đa dạng tạo sự chuyển biến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 1.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội 1.1.3.1. Về văn hóa thông tin – thể dục – thể thao SVTH: Nguyễn Thị Lành 10 [...]... hôn, xâm hại thể chất; tình trạng trẻ em làm trái pháp luật có xu hướng gia tăng; các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập ở trong trường học Đây là một thách thức lớn cho sự nghiệp Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của thành phố. [16] Hiện nay vấn đề trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố những năm vừa qua khá phức tạp Từ năm 2008 đến nay, thành phố. .. bị xâm hại thể chất, tập huấn pháp luật cho cha mẹ, người thân xung quanh trẻ để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ cho trẻ em SVTH: Nguyễn Thị Lành 26 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRẺ EM BỊ XÂM HẠI THỂ CHẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ HIỆN NAY 2.1 Tổng quan ở Việt Nam 2.1.1 Thực trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở Việt Nam Hiện nay, vấn đề trẻ em bị xâm hại thể. .. thực hiện đợt ra quân thu gom trẻ lang thang trao trả cho các địa phương nơi có trẻ em bỏ đi, nhằm giải quyết nhanh tình trạng trẻ em lang thang và người ăn xin ở tỉnh, bước đầu thành phố Đông Hà đã thu gom trao trả được hơn 51 trẻ em lang thang Tổng số trẻ em lang thang trên địa bàn là 105 em; trong đó số trẻ em ở Đông Hà bỏ đi nơi khác là 19 em; số trẻ em. .. người chăm sóc, giáo viên hoặc những người thân thiết trẻ em: họ hang, làng xóm Một số vụ nghiêm trọng, người xâm hại tình dục trẻ có cả lãnh đạo các cơ quan, công chức nhà nước 2.1.2 Thực trạng trẻ em bị xâm hại ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 2.1.2.2 Tình hình trẻ em bị xâm hại ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng trị Đông Hà là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, toàn thành... đến tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ Do nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, thể hiện khía cạnh hiểu biết về pháp luật, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng xâm hại thể chất đối với trẻ em Em thấy công tác tuyên truyền thì nhiều, nhưng cứ toàn nói chung chung mà người ta không nói đến trẻ em có những Quyền... dâm trẻ em, bỏ rơi, mua bán trẻ em Với tinh thần “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, Đảng và Nhà nước luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho trẻ em Điều này được minh chứng bằng những chính sách ưu tiên đối với trẻ em qua một số chương trình, Quyết định, Chỉ thị, liên quan đến trẻ em như: Thực hiện quyết định 19 về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm. .. 2.1.3 Tình hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay 2.1.3.1 Công tác tuyên truyền thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Công tác tuyên truyền vận động xã hội được triển khai thường xuyên, nhận thức của nhân dân đặc biệt là chính bản thân các em về “Quyền trẻ em [2]... phạm pháp luật ” thành một trong những nội dung trọng tâm của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm Đồng thời hệ thống pháp luật cũng đã quy định rõ những điều khoản để xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại thể chất trẻ em như: Xử lý các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của trẻ em; các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, mại... cùng với đoàn thể, các tổ chức Quốc tế đã tổ chức 6 diễn đàn trẻ em, 3 cuộc thi tìm hiểu và 26 lớp tập huấn cho hàng trăm lượt đối tượng trẻ em và người lớn tham gia Thông qua các hoạt động giáo dục, bảo vện Quyền trẻ em trong thời gian qua, số vụ vi phạm về Quyền trẻ em ở thành phố Đông Hà đã giảm đi đáng kể 2.1.3.2 Việc thực hiện quyết định... đe, dạy dỗ con trẻ… Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên đường phố 1.2.3.2 Xâm hại thể chất Gồm xâm hại thân thể, đối xử tồi tệ về thể chất, bạo lực hoặc lạm dụng tình dục, gây hư hại tài sản gia đình Xâm hại thân thể Là hành vi có khả năng hoặc gây tổn thương đến thân thể của trẻ do một hoạt động . tiêu chung Làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng trẻ em bị xâm hại thể chất trong. tài nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu. xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay. Chương 3. Một số giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại thể chất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan